Sự vĩ đại và suy tàn của nước Mỹ

Project – Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, biên dịch

1-2-2024

Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh.

Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.

Người Mỹ có một lịch sử lâu dài lo lắng về sự suy tàn. Ngay sau khi thành lập thuộc địa tại vịnh Massachusetts vào thế kỷ 17, một số người theo Thanh giáo than van về việc mất đi đức tính ban sơ. Vào thế kỷ 18, các bậc quốc phụ đã nghiên cứu về lịch sử La Mã khi xem làm thế nào để duy trì một nước cộng hòa mới của Mỹ.

Hồi thế kỷ 19, Charles Dickens nhận thấy rằng, nếu người Mỹ đáng tin cậy thì đất nước của họ “luôn bị suy thoái, luôn bị trì trệ và luôn ở trong tình trạng khủng hoảng đáng báo động, và chưa bao giờ ở trong trường hợp ngược lại”. Trên bìa tạp chí năm 1979 nói về sự suy tàn của quốc gia, Tượng Nữ thần Tự do có một giọt nước mắt lăn dài trên má.

Nhưng trong khi người Mỹ từ lâu đã bị thu hút bởi điều mà tôi gọi là “ánh sáng vàng son của quá khứ”, Hoa Kỳ chưa bao giờ có được sức mạnh như nhiều người tưởng. Ngay cả với các nguồn lực vượt trội, Mỹ thường không đạt được những gì họ muốn. Những người nghĩ rằng thế giới ngày nay phức tạp và hỗn loạn hơn so với trước đây, nên nhớ một năm như 1956, khi Hoa Kỳ không thể ngăn chặn sự đàn áp của Liên Xô đối với một cuộc nổi dậy ở Hungary; và khi các đồng minh của chúng ta là Anh, Pháp và Israel xâm chiếm kênh đào Suez. Diễn giải lời của danh hài Will Rogers, “quyền bá chủ không giống như trước đây và chưa bao giờ có”. Thời kỳ của “trào lưu suy thoái” cho chúng ta biết nhiều hơn về tâm lý phổ biến hơn là về địa chính trị.

Tuy nhiên, ý tưởng về tình trạng suy tàn rõ ràng chạm đến một dây thần kinh thô trong nền chính trị Mỹ, khiến nó trở thành thức ăn đáng tin cậy cho nền chính trị theo đảng phái. Đôi khi nỗi lo về sự suy tàn dẫn đến các chính sách bảo hộ gây hại nhiều hơn lợi. Và đôi khi, những giai đoạn kiêu ngạo dẫn đến các chính sách vượt quá giới hạn, thí dụ như chiến tranh Iraq. Không có đức tính nào trong việc đánh giá thấp hoặc cao về sức mạnh của Mỹ.

Khi nói đến địa chính trị, điều quan trọng là phân biệt giữa tình trạng suy tàn tuyệt đối và tương đối. Theo nghĩa tương đối, nước Mỹ đã suy tàn kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Không bao giờ Mỹ chiếm được một nửa nền kinh tế thế giới và giữ độc quyền về vũ khí hạt nhân (mà Liên Xô tạo được vào năm 1949). Cuộc chiến đã củng cố nền kinh tế Mỹ và làm suy yếu nền kinh tế của tất cả các nước khác. Nhưng khi các nơi khác trên thế giới phục hồi, GDP của Mỹ so với toàn cầu đã giảm xuống còn 1/3 vào năm 1970 (gần bằng tỷ lệ của Mỹ trước Thế chiến II).

Tổng thống Richard Nixon coi đó là dấu hiệu của sự suy tàn và đưa đồng đô la ra khỏi chế độ kim bản vị. Nhưng đồng đô la xanh vẫn vượt trội trong nửa thế kỷ sau và GDP của Mỹ so với toàn cầu còn khoảng 1/4. Sự “suy tàn” của Mỹ cũng không ngăn cản nước này chiếm ưu thế trong Chiến tranh Lạnh.

Ngày nay, sự trỗi dậy của Trung Quốc thường được trích dẫn như là bằng chứng về sự suy tàn của Mỹ. Nhìn một cách nghiêm túc về mối quan hệ quyền lực Mỹ. – Trung, thực sự đã có một sự thay đổi có lợi cho Trung Quốc, có thể được miêu tả là sự suy tàn của Mỹ, theo nghĩa tương đối. Nhưng về mặt tuyệt đối, Mỹ vẫn mạnh hơn và có khả năng duy trì như vậy. Trung Quốc là một đối thủ ngang hàng đầy ấn tượng, nhưng có những điểm yếu đáng kể. Khi nói đến cán cân quyền lực trong tổng thể, Mỹ có ít nhất sáu lợi thế trong dài hạn.

Thứ nhất là về mặt địa lý. Hoa Kỳ được bao quanh bởi hai đại dương và hai nước láng giềng thân thiện, trong khi Trung Quốc có chung biên giới với 14 quốc gia và đang có tranh chấp về lãnh thổ với một số quốc gia, gồm có Ấn Độ.

Thứ hai là tình trạng độc lập tương đối về năng lượng, trong khi Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu.

Thứ ba, Mỹ có được sức mạnh từ các định chế tài chính xuyên quốc gia quan trọng và vai trò quốc tế của đồng đô la. Một loại tiền tệ dự trữ đáng tin cậy phải được tự do chuyển đổi và tạo gốc rễ trong các thị trường vốn vững chắc và tinh thần trọng pháp – tất cả những gì mà Trung Quốc còn thiếu.

Thứ tư, Hoa Kỳ có lợi thế tương đối về dân số là quốc gia phát triển chủ yếu duy nhất mà hiện nay nó được dự đoán là sẽ giữ vị trí (thứ ba) trong bảng xếp hạng về dân số trên toàn cầu. Bảy trong số 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có lực lượng lao động đang thu hẹp trong thập niên tới; nhưng lực lượng lao động Mỹ dự kiến sẽ gia tăng, trong khi lực lượng lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2014.

Thứ năm, Mỹ từ lâu đã đi đầu trong các nền công nghệ then chốt (sinh học, nano, thông tin). Trung Quốc đang đầu tư dồi dào vào trong các công trình nghiên cứu và phát triển, hiện nay đạt đến cao điểm về bằng sáng chế, nhưng theo số liệu riêng của họ, các trường đại học nghiên cứu vẫn xếp đứng sau Mỹ. Cuối cùng, các cuộc thăm dò quốc tế cho thấy, Mỹ vượt qua Trung Quốc về sức thu hút quyền lực mềm.

Tất cả các điều trên cho thấy, Hoa Kỳ đang nắm thế thượng phong trong cuộc cạnh tranh giữa các đại cường của thế kỷ 21. Nhưng nếu người Mỹ không chống cự nổi sự cuồng loạn về sự trỗi dậy của Trung Quốc hoặc sự tự mãn về “đỉnh cao” của nó, Mỹ có thể chơi lá bài kém thế. Loại bỏ các cây bài cao giá – bao gồm các liên minh mạnh mẽ và ảnh hưởng trong các định chế quốc tế – sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Khác xa với việc làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, nó có thể làm suy yếu nước Mỹ rất nhiều.

Người Mỹ có nhiều điều để lo sợ từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc dân túy ở trong nước hơn là từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các chính sách nhuốn màu dân túy, chẳng hạn như từ chối hỗ trợ cho Ukraine hoặc rút ra khỏi khối NATO, sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho quyền lực mềm của Mỹ. Nếu ông Trump đắc cử tổng thống vào tháng 11 tới, năm nay có thể là một bước ngoặt đối với sức mạnh Mỹ. Cuối cùng, cảm giác về việc suy tàn có thể được biện minh.

Ngay cả khi quyền lực ngoại tại của nó vẫn còn chiếm ưu thế, một quốc gia có thể mất đi đức tính nội tại và sự hấp dẫn đối với các quốc gia khác. Đế chế La Mã tồn tại rất lâu sau khi mất hình thức chính phủ cộng hòa. Như Benjamin Franklin đã nhận xét về hình thức chính phủ Mỹ được tạo ra bởi các bậc quốc phụ: “Một nền cộng hòa nếu bạn có thể giữ gìn nó”. Trong chừng mực mà nền dân chủ Mỹ đang trở nên phân hoá và mong manh hơn, chính sự phát triển đó có thể gây ra sự suy tàn của nước Mỹ.

______

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. là giáo sư hồi hưu trường Harvard Kennedy và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Ông là tác giả của sách “Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump” (NXB Oxford University Press ấn hành năm 2020) và Hồi ký vừa ra mắt “A Life in the American Century” (NXB Polity Press, tháng 1-2024).

Bài liên quan: Trump vẫn còn có thể thắng trong nhiệm kỳ thứ hai cho dù mọi chuyện xảy raLiệu Trump có trở lại Nhà Trắng?

Bình Luận từ Facebook

9 BÌNH LUẬN

  1. Nước Mỹ đang phải đặt LUẬT PHÁP trên cả NHÂN QUYỀN trước nạn sóng thần di dân ồ ạt tràn vào Mỹ – ngay cả các đồng chấy SIÊU VI TRUN..G C..UỐC như bọ nguyễn công khế + xuân fuc*k xúc f..ân sau khi phá TOANG HOANG Tổ Quốc Việt Nam chúng chạy của bòn vét được sang nước tư bổn giãy chết như mụ nguyễn thị thanh nhàn cũng qua ĐỨC như trịnh xuân thanh HAY mụ thứ trưởng trước là giám đốc nhà máy bóng đèn cũng sang TỊ NẠN bên PHÁP cả ÂM THU HƯƠNG cũng xài qui chế tị nạn để viết ĐỈNH CAO tr..ÓI LỌI … và hàng vạn thứ trời ơi HỘI CON CHÁU Bo..ác Hù ở Mỹ và cả hơn 10.000.000 di dân thường trực tại chân tường Biên giới để vào Mỹ … chúng đang chất đầy máy bay trở về HÀNH D(h)ƯƠNG TẾT TÀU tại Hà L..ội Sài Gòn

    Chưa kể TÀU cộng gởi qua bọn gián điệp mọi ngành từ kinh tế, văn hóa …đến tội phạm qua ngã MỄ TÂY CƠ đi vào Mỹ bán các loại thuốc phiện bạch phiến hợp chất fetanyl đầu độc Giới trẻ Mỹ như trên ARTE đài truyền hình PHÁP & ĐỨC vừa làm phóng sự 3 tập

    https://www.youtube.com/watch?v=Z5VZps977K0

    Điều tra hội tam hoàng Trung Quốc, “mafia quyền lực nhất thế giới” với Antoine Vitkine

    https://www.youtube.com/watch?v=p-aCGaTwXiY

    Sự ra đời của bạch tuộc | Hội Tam Hoàng – Mafia Trung Quốc chinh phục thế giới (1/3) | ARTE

    https://www.youtube.com/watch?v=6k27j-ce0c0&t=23s

    Eldorado Trung Quốc | Hội Tam Hoàng – Mafia Trung Quốc chinh phục thế giới (2/3) | ARTE

    https://www.youtube.com/watch?v=cpoMSQbv8NI

    Phục vụ đế quốc đỏ | Hội Tam Hoàng – Mafia Trung Quốc chinh phục thế giới (3/3) | ARTE

    Hơn 25 tiểu bang gởi quân bảo vệ tiểu bang đến giúp TEXAS và nhất là TEXAS muốn độc lập có thể xảy ra Nội chiến lần 2 NẾU lần tới TRUMP không được bầu làm TT lần 2 !!
    Điều này lại càng kỳ vọng TRUMP vào lại Bạch Cung lần tới giải quyết nhiều vấn nạn đưa Nước Mỹ vào khủng hoảng lớn nhất từ Thời Lập quốc …… và nhất là giải quyết chiến tranh Nga – Ukraina

    Nước Mỹ đang phải đặt LUẬT PHÁP trên cả NHÂN QUYỀN trước nạn sóng thần di dân ồ ạt NHẤT LÀ TỪ Phi châu bỏ ngỏ cho 20.000.000 di dân Tàu cộng đến tay không về TỈ PHÚ ĐÔ LA nhờ khai thác còn hơn BỌN THỰC DÂN DA TRẮNG vì chúng còn Luật pháp chế tài tại QUÊ GỐC không như TÀU cộng BỌN THỰC DÂN DA 16 CHỮ VÀNG

    như vụ 3 người tị nạn MIẾN ĐIỆN nộp đơn tố cáo hãng dầu hỏa TOTAL của PHÁP làm ăn tại MIẾN ĐIỆN và hãng này bị phạt tại Tòa án đại hình NANTERRE nơi tôi sống

    Nước Mỹ đang phải đặt LUẬT PHÁP trên cả NHÂN QUYỀN trước nạn sóng thần di dân ồ ạt NHẤT LÀ TỪ Phi châu như tại Châu Âu KHÔNG THÔI nạn tội phạm vô trật tự luật pháp SẼ LÀM SỤP ĐỔ xã hội nơi đây !!

    Về tác giả Joseph S. Nye, Jr. khai sinh ra khái niệm SỨC MẠNH MỀM khuynh tả ..chính bọn trí thức lưu manh này ĐÃ A TÒNG với những thế lực mù quáng làm sụp đổ SỰ VĨ ĐẠI CỦA NƯỚC MỸ !!!

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TỶ LƯƠNG DÂN

  2. Kỳ này tớ sẽ bỏ phiếu cho Ba Tê, vì níu 3T lên, nước Mỹ sẽ dần trở thành 1 thứ mà dân Việt, nhứt là Đảng các bác, kinh hãi . Loạn lạc suốt ngày, biểu tình biểu tội liên miên, xung đột chủng tộc làm spring up những nhóm cực đoan từ cả 2 phía, đúng sai cứ coi như tá lả cả lên, cái chết của bất kỳ ai đều có thể cùng 1 lúc biện hộ & lên án

    Oh, và tớ hổng mún mình có mặc cảm kém yêu nước cũng là yêu Đảng

  3. 1. Người phương Tây theo văn hóa truyền thống, phát huy tiến bộ từ những từ những thành quả đã đạt được trước đó với tư duy ĐỨNG TRÊN VAI NGƯỜI KHỔNG LỒ. Còn, người phương Đông lại theo văn hóa thời vận SÔNG CÓ KHÚC NGƯỜI CÓ LÚC, cho nên, dù đang ở thời vận tốt thì họ vẫn luôn nghĩ đến vận xấu có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị đón nhận và tìm cách hạn chế tối đa các thiệt hại, vì thế, CƯ AN TƯ NGUY chính là lối tư duy của người phương Đông.
    2. Người Mỹ “có một lịch sử lâu dài lo lắng về sự suy tàn”, nên, họ đã tích hợp được cả hai nền văn hóa Đông và Tây trong lối tư duy và lối hành xử và đã tạo ra một nước Mỹ vĩ đại trong quá khứ. Nhưng hiện nay mâu thuẫn nội tại của nước Mỹ là rất lớn, tất cả là do họ đang mất dần lối tư duy và lối hành xử khi trước với hậu quả là sự cạnh tranh giữa các Đảng phái chính trị đã bị xuống cấp trở thành cuộc đấu giữa các băng nhóm chính trị (POLITICA GANGSTERS). Vì thế, đưa nước Mỹ thật sự vĩ đại trở lại là mong muốn của rất nhiều người Mỹ tử tế chứ không phải chỉ là câu khẩu hiệu mị dân thôi đâu.

  4. Không ngạc nhiên gì lắm khi đọc bài này vì tác giả nhận định với lập trường thiên tả
    vốn có của mình mà bỏ qua thực tại phân hoá cực đoan của chính trị Mỹ.
    Để chống lại độc tài của nhà nước, các cha già lập qú6c Mỹ đã không cho phép chính
    phủ có tờ báo riêng mà thay vào đó, cho báo chí tư nhân được quyền ĐỐI LẬP để phê
    phán, chỉ trích chính phủ để chính phủ phải làm tốt hơn công việc của mình. Trái lại,
    ngày nay chính phủ DC. Mỹ có đến 3 tờ báo thiên tả “nổi tiếng” thay vì đứng vào vị trí
    đối lấp thì họ trở thành công cụ, thậm chí tay sai của đảng DC. !!!
    Chúng ta cũng không lạ gì “không khí” thiên tả của nhiều đại học Mỹ nổi tiếng đã từng
    ca tụng Khmer Đỏ và biện hộ cho CsVN. rằng không có “tắm máu” (bloodbath) trong
    Cải cách Ruộng đất và trong biến cố Tết Mậu Thân. Điển hình là thầy trò George Kahin
    và Gareth Porter của đại học Cornell. Thời chiến tranh VN.,hầu như không có đại học Mỹ
    nào mà không nổi lên chống chiến tranh VN. và VNCH. thất bại là tất yếu ! Không phải
    ngẫu nhiên mà giới sinh viên, kể cả trí thức Mỹ tham gia chống chiến tranh là bỏi vì họ
    bị “nhồi nhét” tư tưởng chống đế quốc Mỹ, theo quan điểm thiên tả cực đoan, rủi thay
    vẫn “thống trị” cho đến tận bây giờ ! Đế quốc Mỹ là nguồn gốc của mọi nguồn gốc chủ
    yếu gây bất ổn trên toàn thế giới ?
    Vấn đề bầu cử Mỹ hiện nay cũng bị tác giả cố tình bỏ qua mà không xem xét phải làm
    gì để bầu cử được công bằng vì qúa dễ dãi khi cử tri đi bầu mà không kiểm tra giấy tờ
    với những điểu kiện hợp pháp kèm theo như tại bất cứ quốc gia nào.Ngoài ra, cần phải
    để ý vài điều khác nữa như nhà độc tài Stalin từng nói vấn đề không phải là người đi
    bầu mà là người kiểm phiếu ! Kiểm phiếu là chổ dễ gian lận nhất, nêu bị lơ là !
    Một vấn đề nữa là mấy đếm phiếu bị “hacked” mà một giáo sư Mỹ khoa computer mới
    đây đã “biểu diễn” trong một toà án cách thức ông ta hack máy đếm phiếu cho ra bất
    cứ một con số nào nếu muốn. Hiện đại qúa “hại điện” là vầy ?
    Hình như tác giả này cũng không thèm quan tâm chủ trươg của đảng DC. rằng thì là mà
    đến năm 2017, người da trắng Mỹ trở thành THIỂU SÔ khi làn sóng nhập cư tăng lên ?
    Chính Biden nằm 2015 đã hớ hệnh tuyên bố trong hội nghị “chống bạo lực và cựd đoan”
    Ai chho phép chuyện này xảy ra, nếu không phải đảng DC. ?
    Hình như tác giả cho nước Mỹ vẫn đang là tấm gương soi cho phần còn lại của thế giới
    mà không nhận ra rằng nước Mỹ đang bị phân hoá một cách qúa khích và đó là dấu hiệu
    “đế quốc” Mỹ đang trên đường suy vong ?
    Xin lõi, phải thẳng thằn nêu ra vài thiển ý như trên.

  5. Làm cho nước Mỹ vĩ đại , mà bằng đường lối dân túy , là sự nghịch lý từ bản thể .
    Trump lấy khẩu hiệu vĩ đại làm bánh vẽ , che đậy sự thật chỉ được nhìn , không được ăn bằng sự mãn nguyện của chủ nghĩa dân túy .

  6. 6 lý do mà tác giả nêu ra chỉ là một cách “xổ lô an ủi”.
    Thông thường khi thấy địch thủ rút ngắn khoảng cách thì nên lo lắng tìm cách tăng tốc để bỏ rơi địch thủ (hay là hạ ngay địch thủ khi mình còn mạnh hơn) thay vì ngồi yên và tự an ủi là mình vẫn còn một vài ưu thế. Làm như vậy chẳng khác gì uống thuốc an thần, rất nguy hiểm.

    • Nói không được nhưng sao anh nói nhiều quá vậy, mà toàn sai không à. Người ta từng là giáo sư một trường đại học danh tiếng và từng là trợ lý bộ trưởng quốc phòng. Còn anh, anh là ai ? mong anh không học theo con muỗi kia chuyện gì cũng chọt mũi vào chê bai đủ thứ.

      • – Sai chỗ nào thì phải giải thích chơ, không giải thích được thì hóa ra hàm hồ ?
        – GS một trường ĐH thì bao giờ cũng đúng ? Hay thấy tác giả nổi tiếng nên khớp không dám phản biện và chỉ hùa theo ?
        – Tôi là ai thì kệ tôi chơ. Tôi phải treo cái bằng cấp lên thì ý kiến tôi mới được tôn trọng hay sao ? Tại sao lại có ý nghĩ ấu trĩ như vậy hè ???

        • Đồng ý với bác. Tác giả này vốn là quan chức của đảng DC,
          nên nhận định vấn đề thiên về cảm tính hơn là lý trị để bảo
          vệ đảng mình khi chỉ chăm chăm chú chú vào khuyêt điểm
          của đảng khác mà không chịu nhìn lại mình có đi qúa đà hay
          không để nước Mỹ đoàn kết trở lại mà tạo nên sức mạnh,
          chứ không phải phân hoá cực đoan (phân cực) như hiện nay.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây