Chính quyền Trump và phương tiện truyền thông (Phần 1)

LTS: Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 16 tháng 4 năm 2020, đưa ra những chi tiết về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã và đang liên tục tấn công các nhà báo, các phóng viên và các phương tiện truyền thông Mỹ hơn ba năm qua, gây tổn hại cho nền báo chí Mỹ, cơ quan quyền lực thứ tư của đất nước này.

CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các nhà báo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2013, CPJ phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư, kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải. Ngoài ra, CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ những tiếng nói can đảm ở Việt Nam, đã cất lên tiếng nói phản đối bạo quyền.

Báo cáo của CPJ lần này bảo vệ các nhà báo Mỹ, những người đang thực hiện chức nghiệp của mình để thông tin cho người dân, đồng thời kiểm soát chính quyền Mỹ, giúp chính quyền làm việc minh bạch hơn trong việc phục vụ dân chúng. Thế nhưng các nhà báo và các cơ quan truyền thông Mỹ đã bị Trump và chính quyền của ông tấn công liên tục hơn ba năm qua. Báo cáo này khá dài, chúng tôi xin được đăng thành nhiều kỳ.

______

Ủy ban Bảo vệ Ký giả

Dịch giả: Song Phan

16-4-2020

Tấn công vào uy tín báo chí gây nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa Kỳ và tự do báo chí toàn cầu

Chính quyền Trump đã tăng cường truy tố các nguồn cung cấp tin, can thiệp vào công việc của các chủ phương tiện truyền thông, sách nhiễu các nhà báo vào biên giới Hoa Kỳ và tạo thêm quyền lực cho các nhà lãnh đạo nước ngoài để hạn chế các phương tiện truyền thông của họ.

Nhưng âm mưu hiệu quả nhất của Trump là phá hoại uy tín báo chí, dìm sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ngay cả khi đại dịch COVID-19 đe dọa giết chết hàng chục ngàn người Mỹ. Một báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả.

Nội dung

Về báo cáo này

Tổng thống và báo chí

Các cuộc tấn công của Trump vào uy tín báo chí

Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump

Trump và sự thật

Trump, luật pháp và báo chí

Nhắm vào những người chủ phương tiện truyền thông

Chiến tranh về các rò rỉ

Sách nhiễu các nhà báo ở biên giới Hoa Kỳ

Tác động bên ngoài Hoa Kỳ

Phản ứng của báo chí

Khuyến nghị

***

WASHINGTON, D.C. Ban đầu khi Tổng thống Donald J. Trump hạ thấp tối thiểu nguy cơ của virus COVID-19 trong hai tháng đầu năm 2020, ông đã tấn công các phương tiện truyền thông đưa tin về mối đe dọa ngày càng tăng và phản ứng chậm chạp của chính quyền.

Các hãng tin giả hạ cấp MSDNC (Comcast) & @CNN đang làm mọi cách có thể để làm cho virus corona trông tệ hại tới mức có thể, trong đó có cả việc làm thị trường hoảng loạn, nếu được”, tổng thống đã tweet vào ngày 26 tháng 2, ngụ ý rằng MSNBC liên minh với Đảng Dân chủ.

Ngày 8 tháng 3, sau khi có nhiều bài báo nói về những thiếu sót trong phản ứng của chính quyền, Trump đã tweet, “Truyền thông Tin Giả đang làm mọi thứ có thể để khiến chúng ta trông tồi tệ. Buồn thay!” Ngày hôm sau, sau khi chỉ số Dow Jones mất 2.014 điểm, tương đương 7,79% giá trị, tổng thống cũng đổ lỗi cho “tin giả”.

Trong dòng tweet ngày 18 tháng 3, Trump nhấn mạnh rằng, “Tôi luôn coi virus Trung Quốc rất nghiêm trọng” và “tường thuật của Báo chí Tin Giả mới ô uế và sai trái”. Tại cuộc họp báo đầy tranh cãi ở tòa Bạch Ốc về COVID-19 ngày 19 và 20 tháng 3, ông ta lại giận dữ, tấn công giới truyền thông, nói rằng “báo chí rất không trung thực” khi đưa tin về cách ông xử lý khủng hoảng và các nhà báo “thật sự làm tổn thương đất nước chúng ta”.

Đó là điển hình về sự thù địch chưa từng có của tổng thống Trump đối với báo chí. Trump đã thường xuyên tấn công giới truyền thông trong các cuộc họp, trong trả lời các câu hỏi của phóng viên và trong hàng trăm tweet. Ông ta đã nhiều lần gọi báo chí là “tin giả”, là “kẻ thù của nhân dân”, “không thành thật”, “suy thoái”, “phóng viên kém lương thiện”, “bọn người xấu xa”, “bọn cặn bả”, và “một số trong bọn người xấu nhất mà bạn sẽ gặp”.

Như Trump đã nói với Leslie Stahl của CBS News ngay sau khi ông được bầu làm tổng thống năm 2016, ông đã và đang cố gắng phá hủy uy tín của giới truyền thông đưa tin về ông.

Chris Wallace, người dẫn chương trình của Fox News nói tại buổi tổ chức sự kiện về tự do báo chí của Hội Phóng viên Chuyên nghiệp (SPJ) tại Washington vào ngày 11 tháng 12 năm 2019: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đang dấn vào cuộc tấn công trực tiếp dai dẳng nhất vào tự do báo chí trong lịch sử của chúng ta. Ông ta đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để cắt xén truyền thông, để cố gắng làm cho họ thành bất hợp pháp, và tôi nghĩ mục đích của ông ta rất rõ ràng: Gây ra những nghi ngờ, khi chúng ta đưa tin phê phán về ông ta và chính quyền của ông ta, rằng chúng ta không thể tin tưởng được”.

Hưởng ứng các cuộc tấn công bằng lời nói đều đặn của Trump, cánh báo chí thường xuyên bị la ó, chế giễu tại các buổi tập họp (rallies) của Trump và các phóng viên bị nêu tên trong các tweet của ông ta đã liên tục bị quấy rối trên mạng. Cũng có những đe dọa đáng tin cậy gửi tới các tổ chức tin tức, trong đó CNN thường xuyên là mục tiêu bị nhắm tới.

Các thư ký báo chí của tổng thống, các trợ lý tòa Bạch Ốc và các quan chức chính phủ khác, cùng các đồng minh của Trump trong Quốc hội cũng liên tục tấn công báo chí, thường lặp lại như vẹt ngôn ngữ của tổng thống. Cùng với hàng ngàn tuyên bố sai lệch được ghi chép lại của Trump và việc ông đề cao các thuyết âm mưu đã bị bác bỏ, các cuộc tấn công của chính quyền vào uy tín của giới truyền thông đã dìm đi sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ở một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc.

Hiện tại chúng ta có một số hãng tin tốt nhất mà thế giới đã biết. Tuy nhiên, Trump đã tạo ra một bầu không khí trong đó những tin tốt nhất, những tin đã qua kiểm tra từ thực tế thật nhất, lại không được nhiều người tin tưởng”. Ông Paul Steiger, cựu biên tập viên của Tạp chí Wall Street, là người sáng lập hãng tin phi lợi nhuận ProPublica, và cựu chủ tịch ban giám đốc của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, nói.

Chính quyền Trump đã đe dọa công việc của báo chí Mỹ theo những cách khác. Bộ Tư pháp đã tăng cường điều tra và truy tố các nguồn cung cấp tin loại mật của chính phủ cho các nhà báo, trong khi Trump và các tổng chưởng lý của ông đã không chấp nhận loại trừ việc truy tố chính các phóng viên. Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP) đã thẩm vấn các nhà báo tại các đồn biên phòng, lục soát các thiết bị điện tử của họ và theo dõi việc di chuyển của họ trong một cơ sở dữ liệu bí mật.

Chính ông Trump đã kêu gọi tẩy chay các hãng tin và thay đổi luật mạ lỵ để trừng phạt báo chí. Ban vận động tái tranh cử của ông đã kiện báo New York Times, Washington Post và CNN về tội mạ lỵ vì những ý kiến được các nhà báo chuyên mục và những người đóng góp của họ bày tỏ. Ông đã thất bại khi tìm cách tước thẻ báo chí Nhà Trắng của các nhà báo và hãng tin có những câu hỏi và câu chuyện mà ông không thích. Ông khuyến khích chính phủ liên bang can thiệp vào công việc của các chủ sở hữu báo CNN, các hệ thống phát thanh truyền thống và báo Washington Post.

Trump phát biểu trong buổi họp báo hàng ngày về virus corona chủng mới, COVID-19, trong Phòng Briefing Brady tại tòa Bạch Ốc ngày 25 tháng 3 năm 2020, tại Washington. Trump gọi các nhà báo “rất không trung thực” vì họ đưa tin về cuộc khủng hoảng sức khỏe. (AFP / Mandel Ngan)

Cũng nguy hiểm như tất cả điều đó dành cho giới truyền thông, các cuộc tấn công của Trump đã thành công nhất trong việc làm xói mòn uy tín của báo chí Mỹ trong số hàng triệu kẻ ủng hộ ông. Một nghiên cứu lớn của Trung tâm nghiên cứu Pew vào cuối năm 2019, cho thấy, đa số đảng viên Cộng hòa thường xuyên mất tin tưởng vào hầu hết các phương tiện truyền thông (trừ các phương tiện truyền thông ủng hộ Trump như Fox News), trong khi đa số đảng viên Dân chủ có xu hướng tin tưởng họ. Trong một cuộc khảo sát của Pew được thực hiện vào giữa tháng 3, có 62% số người được hỏi, nói rằng, giới báo chí đã phóng đại những nguy cơ của virus COVID-19.

Trong buổi họp báo ngày 20/3, Trump tấn công phóng viên Peter Alexander của đài NBC, gọi anh là “nhà báo khủng khiếp”. Ảnh: NBC

Một số nhà quan sát chuyên sâu lo ngại một mối đe dọa hiện hữu đối với tự do báo chí của Mỹ. Giáo sư luật về truyền thông của Đại học Utah, RonNell Anderson Jones nói với tôi rằng, “Trump không tôn trọng báo chí với vai trò là một định chế dân chủ cốt lõi”. Bà nói rằng, truyền thông Mỹ phụ thuộc vào sự chấp nhận của công dân về vai trò Tu chính án số 1 [của Hiến Pháp]. Nếu điều đó bị xói mòn, bà cảnh báo, “quyền tự do báo chí đang ở trong tình trạng nguy hiểm”.

Ông Frank Frank Sesno, từng là người dẫn chương trình tin tức trụ cột đài truyền hình cáp CNN và là người điều hành Trường Truyền thông và Công vụ của Đại học George Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn cho báo cáo này. “Cuộc tấn công của Tổng thống Trump vào báo chí là một cuộc tấn công vào tính chính danh của chính nó. Đây là một rào cản Orwell về ngôn ngữ phi nhân cách về mục đích của công việc, những người làm công việc và các tổ chức sử dụng họ. Đó là một cuộc tấn công liên tục vào một nền báo chí tự do – và vào quyền được biết của công chúng cũng như sự hiểu biết của công chúng về vai trò của báo chí trong một nền dân chủ”.

Các cuộc tấn công của Trump dường như cũng đã làm tăng quyền lực cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền nước ngoài trong việc làm mất uy tín và hạn chế báo chí ở nước họ. Ông Sesno là người làm việc với các phương tiện truyền thông ở các nước Đông Âu nói: “Khi tổng thống gọi báo chí là kẻ thù của nhân dân, ông khuyến khích mọi kẻ chuyên quyền, mọi nhà độc tài muốn đóng cửa tự do báo chí. Họ đã được làm cho thành hợp lệ. Nó dội ra khắp thế giới”.

Tổng thống đã đích thân dàn dựng và khống chế thông tin truyền thông về chính quyền của mình, thông qua hàng chục ngàn tweet và hàng chục cuộc gặp gỡ với báo chí, trong đó ông chọn phóng viên và câu hỏi mà ông sẽ trả lời. Theo đo đếm của nhóm Kiểm tra Sự kiện (Fact Checker) của báo Washington Post, Trump đã đưa ra 16.241 phát biểu sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong tất cả các giao tiếp đó trong ba năm đầu cầm quyền.

Cùng lúc đó, cho đến cuộc khủng hoảng COVID-19, chính quyền Trump đã hạn chế hầu hết quyền truy cập hồ sơ của tòa Bạch Ốc và các quan chức chính quyền khác ngoài tổng thống. Các buổi họp báo thường ngày đã biến mất trong nhiều tháng tại tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng, và các quan chức thường từ chối phát biểu có thu âm/ ghi hình trong các cuộc phỏng vấn. Chỉ trong đại dịch COVID-19, trong các buổi họp báo hàng ngày được tổ chức cho giới truyền thông, do Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu mới có ghi âm/ ghi hình.

Để đáp lại, các phóng viên đã phát triển các nguồn cung cấp tin mật bên trong tòa Bạch Ốc và các cơ quan chính phủ cho các câu chuyện để lộ. Sau đó, Trump gọi những câu chuyện đó là “tin giả” và tuyên bố rằng các “nguồn giấu tên” của họ không hề tồn tại. Khi Trump tấn công những câu chuyện đó và các phóng viên đã viết chúng, những người ủng hộ ông thường lên mạng tuôn ra những lời lăng mạ và châm chọc, nhắm vào các nhà báo.

Anita Kumar, phóng viên báo Politico tại tòa Bạch Ốc, nói: “Hiện tại, có ít người trong chính quyền Trump phát biểu chính thức. Chúng tôi không hề dựng chuyện, nhưng mọi người không tin chúng tôi”.

Trong báo cáo này, tôi sẽ xem xét tác động của các cuộc tấn công của Trump đến uy tín của báo chí Mỹ; việc chính quyền của ông hạn chế truy cập thông tin chính phủ; tính chân thật của tổng thống; những thách thức pháp lý của ông đối với công việc của truyền thông; việc Tổng thống đã cố can thiệp vào sự độc lập tài chính của một số chủ hãng truyền thông; và tác động đến báo chí ở các nước khác. Tôi cũng sẽ khai thác các nhà báo và chuyên gia luật truyền thông nói gì về việc báo chí nên đáp ứng như thế nào.

Tôi đã phỏng vấn gần 40 nhà báo, những người ủng hộ tự do báo chí, các trưởng khoa báo chí ở các trường, luật sư và giáo sư truyền thông, và các quan chức chính phủ. Tôi đã dựa vào nghiên cứu sâu rộng của Stephanie Sugars của US Press Freedom Tracker (Theo dõi Tự do Báo chí Mỹ), một dự án của CPJ và Freedom of the Press Foundation (Tổ chức Tự do Báo chí).

Tôi đã nói chuyện với Michael Dubke, cựu giám đốc truyền thông tòa Bạch Ốc của Trump. Tuy nhiên, yêu cầu trả lời đã được gửi tới Stephanie Grisham, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, là người đã rời khỏi chức vụ này, được công bố ngày 7 tháng 4, và phó của cô, Hogan Gidley, đã không trả lời.

Những người ủng hộ Trump la mắng giới truyền thông tại một cuộc tập hợp ở Des Moines, Iowa, vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Trump thường xuyên chế giễu báo chí tại các cuộc tập hợp của ông và khuyến khích đám đông tham gia. (Reuters / Jonathan Ernst).

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Trump họp báo nói bậy quá, nên trốn mất biệt rồi. Nào là chiếu tia cực tím vào người để diệt virus, nào là tiêm chất khử trùng vào diệt virus… Trump nói như người thiếu não.

    Trong lúc các thống đốc bận chống dịch, Trump chẳng những không giúp được gì, lại còn làm rối thêm, đến độ CDC phải cảnh báo dân đừng uống thuốc tẩy:
    https://mashable.com/article/lysol-cdc-dont-drink-bleach/

    Số người New York uống chất khử trùng tăng
    https://vnexpress.net/so-nguoi-new-york-uong-chat-khu-trung-tang-4090595.html

  2. Từ lúc nhậm chức tới nay, Trump và hệ thống báo chí nước Mỹ cạnh tranh nhau một cách gay gắt xem phe nào tung ra nhiều tin giả. Nếu tổng kết thì phải nói là Trump thắng một cách áp đảo. Tuy nhiên không biết vì lý do gì mấy ngày hôm nay Trump kéo cờ trắng lên và trốn đâu mất tiệt. Lạ quá!

  3. Trích: “Trong báo cáo này, tôi sẽ xem xét tác động của các cuộc tấn công của Trump đến uy tín của báo chí Mỹ; việc chính quyền của ông hạn chế truy cập thông tin chính phủ; tính chân thật của tổng thống; những thách thức pháp lý của ông đối với công việc của truyền thông; việc Tổng thống đã cố can thiệp vào sự độc lập tài chính của một số chủ hãng truyền thông; và tác động đến báo chí ở các nước khác.”

    Cách đây vài năm tôi cũng có cái nhìn như CPJ: Trump đang tấn công nền báo chí tự do của nước Mỹ. Ông không ngớt nhắc đến “fake news” (tin giả). Nhưng điều khiến tôi phải chú ý lập tức là hàng loạt báo đài rủ nhau kiểm soát lại tình hình tồi tệ của chính họ! Nào là tin tức đưa ra không phối kiểm, chi tiết không được fact-check, biên giới giữa tin tức và bình luận không rõ ràng, v.v. Nghĩa là các báo đài đã xuống cấp từ trước khi Trump lên nắm quyền. Đến khi Trump lên, ông chỉ trích ngay hiện trạng, và nhiều báo đài nhận ngay khuyết điểm vả sửa chữa.

    • “Nào là tin tức đưa ra không phối kiểm, chi tiết không được fact-check, biên giới giữa tin tức và bình luận không rõ ràng, v.v…” Tôi thì thấy báo chí làm việc mệt nhọc hơn, vì bất kỳ bài phát biểu nào của Trump, báo chí cũng phải làm công việc Fact check, các trang NPR, WP, WSJ, NBC… đều làm công việc fact check, kiểm chứng những điều Trump nói xạo.

      Tôi thấy trang Politifact này rất hay, Trump nói xạo đến độ cháy quần luôn (Pants on Fire!)
      https://www.politifact.com/personalities/donald-trump/

  4. Trích: “Ban vận động tái tranh cử của ông đã kiện báo New York Times, Washington Post và CNN về tội mạ lỵ vì những ý kiến được các nhà báo chuyên mục và những người đóng góp của họ bày tỏ.”

    Có vài điều cần phải được ghi nhận quanh câu trên. Đây là chuyện nghiêm trọng, vậy tại sao CPJ chỉ nêu nó ra một cách mơ hồ trong một câu duy nhất ở trên?

    1) Đây là lần đầu tiên ban tranh cử Trump đâm đơn kiện báo chí.

    2) Nếu kiện báo chí là cách mà chính quyền Trump chọn để đánh phá hay trả đũa báo chí, đây là dấu hiệu đáng ngại nhất về vi phạm quyền tự do ngôn luận của chính quyền Trump. Tưởng tượng nền báo chí Hoa Kỳ sẽ trở thành giống như nền báo chí chết ngạt của Singapore.

    3) Đơn kiện NYT, WP và CNN là về “vu khống” trong việc đưa tin về cuộc điều tra Nga. Vụ kiện được thành lập ít lâu sau khi Tổng thống Trump được Thượng viện Hoa Kỳ tha bổng trong cuộc đàn hặc.

    4) Ba cơ quan truyền thông nêu trên là những công ty lớn, có khả năng chịu án phí để hầu tòa. Giả sử đơn kiện được gửi cho khoảng 50 báo đài đã đưa tin về vụ đàn hặc, có thể hơn 30 trong số đó chưa ra tòa đã tuyên bố phá sản vì không trả nổi luật sư phí. Nên nhớ đây là cách đảng cầm quyền ở Singapore siết cổ báo chí đến ngạt thở.

    Nhưng bản chất sự việc không hẳn là vậy!

    Ban tranh cử Trump đã dừng lại ở ba cơ quan truyền thông lớn kể trên mà không kiện thêm báo đài nào khác. Đơn kiện được đánh giá là “frivolous lawsuits” (vụ kiện nhảm, không thực chất), và các vụ kiện được tiên lượng là sẽ “chết ngay tại bàn giấy của quan tòa”, tức là có nhiều cơ may tòa sẽ không xử. Như vây, có thể nói, các đơn kiện này chỉ là một hình thức khua chiêng gõ trống để “ngạo nghễ” mà thôi. Cùng lắm các báo đài trên sẽ mất một mớ luật sư phí để thụ lý vụ án lúc đầu.

Leave a Reply to Trần H. Cách Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây