Chính tri của chính trị (Phần 15)

GS Lê Hữu Khóa

25-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9phần 10 —  phần 11 —  phần 12phần 13phần 14

Các UVBCT, lãnh đạo đảng CSVN. Ảnh: VNE

Hành

Hành vi của kẻ lãnh đạo phản ảnh ít nhất hai cốt lõi trong thực chất của con người lãnh đạo: khả năng lãnh đạođạo đức lãnh đạo. Hai cốt lõi vượt xa và vượt ngoài các khẩu lệnh tuyên truyền: hồngchuyên, rỗng về diễn luận và trống về giải luận. Khả năng lãnh đạo có nền là giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án), quyết định khả năng của học, nơi mà học vịhọc hàm luôn được căn cứ vào học lực, cấm tuyệt đối chuyện học giả, thi giả, bằng giả.

Chính học lực, tức là học thật, thi thật, bằng thật, kết tinh ra phương trình học lực-học thật để bảo trì cho thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức). Ở đây, tất cả đều thật về tiềm năng, đều thực về khả năng lãnh đạo, phương trình giáo-học-thức không có chỗ cho chuyện “đánh lận con đen”.

Chính liêm chính trong giáo-học-thức nên có liêm sỉ trong đạo đức lãnh đạo. Nếu được làm việc trong các cơ chế công minh, trong một chế độ liêm minh, dụng công bằng qua công lý để thực hiện được chuyện so ra mới biết ngắn dài trong vai trò, chức năng lãnh đạo.

Tại đây, phương trình gian lận quan hệ-tiền tệ-hậu duệ không hủy diệt được trí tuệ lãnh đạo. Nhân dân luôn có thẩm quyền để so sánh các khả năng giữa các lãnh đạo, và sau này lịch sử sẽ làm tiếp chuyện cân, đo, đong, đếm này khi các lãnh đạo rời cõi đời này.

Hành động của kẻ lãnh đạo cũng nói lên ít nhất ba chuyện, “biết người, biết ta”, vì không hồ đồ trong phản xạ “suy bụng ta ra bụng người”, lại càng cẩn trọng trong chuyện “được mắt ta ra mắt người”. Tựu trung là lãnh đạo sống với người (nhân tình, nhân thế, nhân loại), lãnh đạo vì người (nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo), bằng mong muốn phục vụ người (nhân tri, nhân trí, nhân văn), chớ không phải lãnh đạo vì mình, phục vụ lợi ít riêng tư của mình.

Đây là thất bại lớn nhất của ĐCSVN (từ sau năm 1975 khi hòa bình được lập lại) đã tư hữu hóa quyền lực và quyền lợi công sức lao động của đồng bào và tài nguyên của đất nước để làm chuyện “đi buôn riêng”, và khi đã biến công lợi thành tư lợi thì bị mù quáng hóa ngay trong việc tranh giành giữa các phe nhóm lãnh đạo, như các mafia đang trừ khử nhau, mà quên nhiệm vụ phải thăng hoa Việt tộc như bổn phận chính của mọi lãnh đạo.

Hành xử của lãnh đạo trong chuyện “đối nhân xử thế” qua việc “yêu nước thương dân”, đòi hỏi phải tổ chức lại hành trang của lãnh đạo, trong đó quy trình giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án), chế tác ra học, nơi mà học lực quyết định học vị và kiểm nhận học hàm, trong quá trình học thật. Khi hành xử được dựa vào hành trang, thì hành trình của kẻ lãnh đạo chính là thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức), chính trị thức với lãnh đạo tỉnh! Thức tỉnh ngược lại với ngu si, ngu muội, ngu mê, trong bi kịch vô tri, vô minh, vô giác, cội nguồn của bao bi nạn cho Việt tộc.

Tốt

Tốt, là kết quả cụ thể của mọi hành động, tốt thiết thực là: khá hơn, tốt đi theo hướng tích cực: giỏi hơn.

Tốt, luôn có bối cảnh của một thượng nguồn: một xã hội tốt là một xã hội có một định chế tốt. Một định chế tốt là kết quả của một chính sách tốt. Một chính sách tốt là hiệu quả của một chính trị tốt. Một chính trị tốt tới từ lãnh đạo tốtgiỏi.

Tốt, luôn có thực cảnh của một hạ nguồn: một xã hội tốt làm ra một đời sống tốt, với những cá nhân tốt, tập thể tốt, cộng đồng tốt.

Thực trạng của xã hội của Việt Nam hiện nay là đời sống không tốt, xã hội không tốt, định chế không tốt, chính sách không tốt, chính trị không tốt, chắc chắn là lãnh đạo không tốtkhông giỏi!

Lao

Lao trong ngữ pháp luôn mang theo hai nội nghĩa, tích cực và tiêu cực, cả hai đều phải được những kẻ muốn lãnh đạo phải suy ngẫm. Suy càng sâu thì nghĩ càng cao, vì nếu tích cực sẽ có hiệu quả tốt, nếu tiêu cực sẽ tạo hậu quả xấu.

Lao chỉ đạo lao động biết “thức khuya, dậy sớm”, biến hiệu năng thành hiệu quả; biết “một nắng hai sương”, lấy hiệu quả làm hiệu lực; biết “lấy công làm lời” lấy hiệu lực làm thực lực, thì liêm sỉ nghề nghiệp sẽ tới, lương tri công việc sẽ rõ, vì lương tâm lao động đã có. Câu chuyện này càng đúng hơn và rất dễ thấy trong giới lãnh đạo của các nước tiên tiến, văn minh, nơi mà dân chủ và nhân quyền hiển hiện trong: người thật, việc thật và lao động thật.

Tất cả hệ lao đều có thể so sánh được, và trong bối cảnh của chính trị nội đảng để nội quyền, nơi mà tiền tệhậu duệ tạo ra quen biết, quen biết tạo ra quái thai của nó là: quên việc! Với người giả, việc giả, lao động giả, dẫn tới dối trá trong thống kê, dối gian trong tổng kết.

Hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực chế tác ra thực lực đã được khách quan hóa, với các chỉ báo chính xác về định chất và định lượng trong lao động hàng ngày của mỗi dân tộc. Nếu lãnh đạo đã biết là Việt tộc cùng một nôi văn hóa, văn minh trong tam giáo đồng nguyên với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và họ đã đóng vai trò làm chủ từ lao động qua sáng tạo khoa học kỹ thuật, trong khi đó dân ta vẫn phải đi làm công, với quy chế lao động tồi, với điều kiện chuyên môn thấp, để nay trong nước và ngoài nước rơi vào cảnh lao nô. Nếu lãnh đạo đã biết mà để dân mình tiếp tục sống trong sự khinh miệt này thì đừng lãnh đạo nữa! Liêm sỉ lãnh đạo có trong sự tự trọng khi lãnh đạo, phải biết rút lui để nhường chỗ cho hiệu năng mới, hiệu quả mới, hiệu lực mới chế tác ra thực lực mới.

Lao trong lãnh đạo chính trị có đặc tính riêng là lao tâm vì dân tộc, vì đất nước, có luôn đặc thù riêng là lao trí vì tương lai của bao thế hệ trẻ, vì nhân trí, nhân tri phục vụ cho nhân lý, nhân sinh. Nó khác hẳn và không dính dáng gì tới lao nô là nhục hình, chướng kiếp của một số đồng bào mình không có lối ra trong một xã hội quá bất công hiện nay, với bọn tham quan “cướp ngày là quan”, tham ô “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, tham nhũng “ngồi mát, ăn bát vàng”. Chúng không hề biết mực thước của lao động, không hề có chuẩn mực của lao tâm, lao trí, chúng chỉ biết vơ vét rồi tẩu tán tiền của dân tộc, để khi luật pháp và công pháp vạch mặt, chỉ tên chúng, thì chữ lao lúc đó đã trở thành lao lý!

Chủ

Chủ là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi lãnh đạo chính trị, dù kẻ lãnh đạo mang bất cứ hình thức bề ngoài bằng một chế độ, bằng một ý thức hệ, bằng một tuyên truyền, bằng một khẩu lệnh.

Chủ qua tự chủ trước hết trên số phận dân tộc mình, bằng cách làm chủ vận mệnh đất nước mình, làm chủ trong lao động, làm chủ luôn trong sáng kiến lao động để biến sáng kiến thành sáng tạo, dụng sáng tạo để thay đời đổi kiếp mình, trước làm công, sau làm chủ. Các láng giềng gần xa, cùng một nôi văn hóa, văn minh trong tam giáo đồng nguyên với Việt tộc, như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã thành công. Chúng ta tại sao không thành công? Tại sao ta không làm được? Trong đó câu trả lời có trong vị thế của lãnh đạo chính trị, với vai trò lãnh đạo chính trị phải được xem là tất yếu! Chức năng lãnh đạo chính trị phải được xem là thiết yếu! Trên đó tài năng lãnh đạo chính trị chính là giải luận cho nhiều ẩn số.

Ẩn số thứ nhất có trong định nghĩa về chủ thể cho mọi công dân, trong đó chủ thể có hoàn toàn tự chủ để thăng hoa tự do của mình, dùng tự do của mình để sinh hoạt trong xã hội. Tự chủ ngay trong sáng kiến trước thể chế chính trị, có đầu phiếu thật, với ứng cử viên giỏi, từ đó làm cho cơ chế xã hội đi lên theo hướng bình đẳng và công bằng, không những qua các hội đoàn mà còn qua đa nguyên, trong đó đa tài, đa trí, đa hiệu được mọi định chế công nhận. Không có chủ thể thì chính lãnh đạo chính trị sẽ chột, què, ngọng, lãng.

Ẩn số thứ nhì là nhận định về chủ quyền của dân tộc, của đất nước, trong quan hệ quốc tế, trước các cường quốc, trong đó đối xử tử tế với láng giềng, đối đáp chỉnh lý trước các ý đồ xấu của ngoại xâm. Trong chủ quyềnchủ tri về chính lịch sử của mình nơi mà tổ tiên kiên cường không sợ và không chấp nhận bất cứ một cuộc ngoại xâm nào. Trong chủ quyềnchủ trí về chính dân tộc nơi mà bản sắc Việt tộc chính là nhân phẩm Việt tộc, không chấp nhận bị khống chế vì không muốn bị khuất phục, bị thuần hóa.

Ẩn số thứ ba là tổng kết qua tổng lực của phương trình chủ thểchủ quyềnchủ tri- chủ trí làm nên chủ lực trong lao động, trong đấu tranh, trong ngoại giao, trong quân sự, trong cách đối nhân xử thế giữa nhân sinh, trước nhân loại.

Không có ý thức chủ thể để tự chủ, để làm chủ thì đừng lãnh đạo!

Giáo… thoại

Giáo thoại là giáo dục bằng đối thoại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trên đạo lý của công bằng giữa quyền lực của kẻ lãnh đạo và quyền lợi của người chấp nhận người khác lãnh đạo mình. Đối thoại này dựa trên giáo khoa của kẻ lãnh đạo: “nói có sách, mách có chứng”, từ dữ kiện qua chứng từ, từ lý luận qua lập luận, làm ra giáo khoa của kẻ lãnh đạo chính trị có giáo án“ích nước, lợi dân”, của kẻ lãnh đạo chính trị có giáo trình hoàn chỉnh trong chính lý “đầu xuôi, đuôi lọt”, tất cả dựa trên giáo dục của kẻ lãnh đạo chính trị là “người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu”.

Giáo thoại là lộ trình thông minh của mọi chính sách, trong đó mọi công đoạn quản lý được tổ chức theo phương trình giáo khoa-giáo án-giáo trình, nơi mà mọi giai đoạn giáo thoại, quần chúng thấy rõ mức độ của chính sách qua trình độ của kẻ lãnh đạo. Chính phương trình mức độtrình độ xác nhận khả năng lãnh đạo của kẻ đang lãnh đạo, không có chuyện “lấy vải thưa che mắt thánh”, mắt thánh đây là mắt của tổ tiên, mắt của dân tộc. Hành vi độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn) với phản xạ “cả vú lập miệng em”, chỉ là chuyện trống mức độ-thiếu trình độ; ngược lại với giáo thoại tôn trọng phương trình tiềm năng-khả năng-kỹ năng lãnh đạo, mà quần chúng rất rõ khi phán đoán kẻ lãnh đạo: “so ra mới biết ngắn dài”.

Ba phương trình song hành: phương trình giáo khoa-giáo án-giáo trình, phương trình mức độtrình độ, phương trình tiềm năng-khả năng-kỹ năng lãnh đạo, đúc kết: nội công, bản lĩnh, tầm vóc của kẻ lãnh đạo; làm gốc, làm nền cho giáo thoại, bảo đảm kết quả tích cực cho phương trình thứ tư đồng giao-đồng cảm-đồng tâm-đồng hành giữa lãnh đạo và quần chúng.

Thật tiếc và thật lạ là bốn phương trình trên chưa bao giờ là phản xạ của các lãnh đạo (độc đảng) hiện nay khi ban hành các chính sách của ĐCSVN; cả bốn phương trình này cũng chẳng bao giờ vào giáo dục, giáo khoa, giáo án, giáo trình trong quy trình đào tạo lãnh đạo trong tổ chức và quản lý; cả bốn phương trình này rốt cuộc sẽ không bao giờ trở thành: sự thông minh tôn trọng lẫn nhau giữa lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN và dân tộc!

Đối… nghịch

Đối đầu với thử thách, với thăng trầm trong lãnh đạo là chuyện “cơm bữa” trong chính trị, kể cả với những lực lượng có chính kiến khác ngược, chống, phản lại lãnh đạo cũng là chuyện “đi chợ” để nuôi thân, nuôi trí, nuôi tâm, nếu không chấp nhận chuyện đối đầu để hiểu thêm tình hình, để có nhận định tổng quan, để hiểu tâm lý và tính toán của các kẻ khác ta thì đừng nên lãnh đạo. Đối đầu chính là trực diện với khó khăn để tìm đáp số, cũng là để “thử lửa” các lý lẽ của chính mình trước thực tế của vấn đề, thực chất của hoàn cảnh.

Đối phương, luôn có mặt trong đời sống chính trị, luôn hiện diện mỗi lần ban hành một chính sách, thường trực xuất hiện trong cuộc sống xã hội vì khác biệt, vì đối nghịch về quyền lợi và quyền lực với lãnh đạo chính trị đương nhiệm. Nhưng lãnh đạo chính trị mà khôn ngoan thì không bao giờ biến đối phương thành kẻ thù, tránh tối đa biến đối phương thành tử thù. Chỉ vì diệt, trừ, khử, giết đối phương chính là đang diệt, trừ, khử, giết thông minh của chính mình, vì đối phương thấy, hiểu, thấu, sống những dữ kiện, những kinh nghiệm, những vốn liếng mà lãnh đạo chính trị không có, không biết, không hiểu; nếu không thấu chuyện phải học đối phương, thì đừng lãnh đạo chính trị!

Đối lập, triệu tập đối kháng, mời gọi đối trọng để tạo ra cán cân lực lượng thuận lợi để đề kháng, để chống đối lãnh đạo chính trị, đây cũng là chuyện “cơm bữa”, “đi chợ”, “thử lửa”, mà lãnh đạo chính trị phải công nhận để cẩn trọng hơn, để nhìn rộng hơn, để thấu suốt sau hơn. Tại đây, tuyên truyền một chiều, áp đặt ý thức hệ, thần thánh hóa cá nhân lãnh đạo chỉ là chuyện dìm dân trong ngu dân, xuẩn động trong bị động, lãnh đạo chính trị là phải nhận đa luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận), cội nguồn của đa nguyên, cũng là gốc rễ của thông minh chính trị!

Đối… thoại

Đối kháng, sẽ có mặt trước, cùng lúc và sau khi ban hành một chính sách, rồi kéo dài theo năm tháng, nơi đây chữ nhẫn (nhẫn nại, nhẫn nhục, nhẫn nhịn) sẽ dạy cho lãnh đạo chính trị bài học “đá mòn nhưng dạ chẳng mòn” để cùng đối kháng hiểu ra chân lý: “có (sự) thực mới vực được đạo”. Có chân lý, có sự thật mới có lẽ phải.

Đối trọng, qua lý luận về thực tế, qua lập luận bằng chứng từ, qua giải luận bằng phương pháp, qua diễn luận bằng chính sách, có chiến thuật và chiến lược, cùng lúc lãnh đạo khôn là lãnh đạo luôn nghe, luôn nhận, luôn tiếp, luôn đón đối trọng như chào, nhận, đón, tiếp các phản biện khách quan, các phản đề có trách nhiệm vì có cùng một công lợi.

Đối tác, khác hẳn với đối phương, vì đối tác khai minh, ít nhất là hai cái minh mà lãnh đạo chính trị phải biết để nắm, phải nắm để hành động: liên minh tức khắc bây giờ và ở đây và nếu lãnh đạo chính trị mà khôn ngoan thì biến thành đồng minh rộng trong không gian, dài theo thời gian, để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp các chính sách của lãnh đạo chính trị. Phương trình liên minh-đồng minh chính là phương pháp luận của “thêm bạn-bớt thù”.

Đối thoại, chính là thực hành thông minh chính trị, nó tổng kết thông minh của đối phương, đối kháng, đối lập để mở cửa cho các phương trình chính trị mới, cởi mở hơn vì cao, sâu, xa, rộng hơn ý định-ý muốn-ý đồ ban đầu của lãnh đạo chính trị. Đối thoại chấp nhận đối đầu để nhận diện đối trọng, để hiểu thêm về đối kháng, để liên kết chặt chẽ hơn với đối tác. Đối thoại để xem lại bản lĩnh, tầm vóc chính trị của lãnh đạo có đủ lực hóa giải đối phương, đối kháng, đối lập hay không? Đối thoại để xem lại tiềm năng, tiềm lực của lãnh đạo chính trị có đủ sức khai thác tối đa đối trọng, đối tác hay không?

Phản… (không) động

Phản động, là loại ngữ vựng độc tài, ngữ văn độc đoán, ngữ pháp độc quyền, càng được lãnh đạo chính trị độc đảng lạm dụng như phản xạ để buộc tội cùng lúc lách tránh đối thoại để tìm ra đáp số; như phản ứng để thóa mạ cùng lúc tránh né đàm phán để tìm ra cách giải quyết, đó là phản ngữ của kẻ lãnh đạo đuối lý, cạn luận.

Nó là loại phản cảm trong bạo hành chính trị, nó được dùng rộng rãi qua tuyên truyền để gieo sợ hãi trong xã hội, cùng lúc để đe dọa quần chúng đang trên hai quỹ đạo thông minh: đa luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí). Lạm ngữ phản động chỉ nói lên chuyện chột, què, ngọng, điếc trong tư duy chính trị, chỉ khơi lên chuyện xấu, tồi, tục, dở trong hành động chính trị “cả vú lấp miệng em” của các kẻ lãnh đạo bất tài, vô trí.

Phản kháng là chuyện “thường tình” trong lãnh đạo chính trị, là chuyện “thường nhật” trong sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế… không hiểu chuyện “thường tình”-“thường nhật” trong lãnh đạo chính trị thì đừng lãnh đạo!

Một chính sách khi ra đời, nếu nó có lợi cho đa số, thì chắc chắn nó có hại cho một thiểu số, và chính sự liêm minh của chính quyền, sự liêm chính của lãnh đạo là nguồn gốc làm nên giáo khoa chính trị để giải thích, để thuyết phục quần chúng. Bản lĩnh chính trị là phải liêm khiết hóa đối kháng, nội công chính khách là phải trong sạch hóa (mà không thanh lọc hóa) các lực lượng đối kháng qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán).

Phản bác, có thể là thượng nguồn, có thể là hạ nguồn của phản kháng, xuất hiện trước hoặc sau, có khi cùng lúc khi lãnh đạo chính trị ban hành một chính sách. Phản bác trong thông minh lãnh đạo chính trị, ngược lại với phỉ báng, trái chiều với thóa mạ, lại càng không “cùng mâm, cùng chiếu” với chụp mũ, vu khống, nếu phản bác công nhận hai quy trình tích cực của thông minh chính trị: đa luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí, được thực hiện và kiểm soát bằng 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán)

Phản (để)… tỉnh

Phản hồi, không những là khả năng trực diện với quần chúng đang bức xúc về chính sách hoặc đường lối của lãnh đạo chính trị, mà còn là năng lực của lãnh đạo chính trị biết phản hồi ngay, như một phản ứng nhanh nhẹn, bén nhạy trên chính đường lối lãnh đạo do mình đề ra. Nếu phản hồi tổng kết được tất cả các phản kháng, thống hợp được tất cả các phản bác một cách tích cực qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán), sẽ tạo ra bản lĩnh thuyết minh, sẽ nâng lên tầm vóc thuyết phục của lãnh đạo chính trị.

Muốn lãnh đạo chính trị mà không biết, không tạo ra được phản hồi, cứ để mặc các hồ sơ chất đống, cứ bỏ qua các vụ oan án, cứ nhắm mắt trước các đề nghị hoàn thiện của các chuyên gia, của quần chúng thì đừng lãnh đạo nữa! Vì tránh né phản hồi thì chỉ “hao cơm, tốn của” của dân, chóng chầy trở thành “sâu dân, mọt nước”, một loại ký sinh trùng chính trị “ăn đậu, ở nhờ” trong sinh hoạt chính trị. Nếu nhận ra mình là như loại “ăn trên, ngồi trốc” để “ăn bám, ăn hại” thì nên rút lui càng sớm càng hay, để chỗ cho người khác có lý lịch thông minh chính trị: đa luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí) thể hiện qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán) thay thế mình!

Phản biện, luôn tích cực nếu nó khách quan, khoa học, hợp lý, trọn tình, nó lại càng tích cực khi nó nêu được khuyết điểm, nhược điểm, nhất là khuyết tật của lãnh đạo chính trị, nó lại càng có ích khi chính kiến của nó thực sự hiệu quả chống lại tà kiến, được che phủ bởi tà ngữ của ma đạo lẫn xen vào sinh hoạt lãnh đạo để tha hóa, để biến chất, để lũng đoạn chính sách của lãnh đạo. Biết nhận, đón, tiếp, nghe tất cả các phản biện luôn là đức của chức, chính là đạo của trị, vì biết nghe nên biết trị!

Phản tỉnh, luôn là nhu cầu tư duy của lãnh đạo chính trị biết sửa sai, biết chỉnh cái xấu, tồi, tục, dở, để đưa cái hay, đẹp, tốt, lành vào chính sách (vì dân-vì nước), cùng lúc loại, khử, trừ, bỏ mọi cái thâm, độc, ác, hiểm của địch luôn tạo chiến trường đôi để làm ta suy kiệt sớm: “thù trong, giặc ngoài”. Không giành thời gian đầy đủ cho phản tỉnh để tỉnh thức, lấy thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) để biết thao thức, thì đừng lãnh đạo! Thao thứcđau đáu qua việc nước-việc dân. Nếu không biết phản tỉnhtỉnh thứcthao thức thì nên chọn nghề khác mà làm, vì lãnh đạo chính trị vượt lên chuyện nghề, nó là nghệ của thương dân-yêu nước, nó là nghiệp của vì dân-vì nước!

Kết

Kết quả, bằng hiệu quả, cùng lúc giới hạn tối đa các hậu quả, trong đó hiệu năng lãnh đạo chính là khả năng lãnh đạo, đây chính là mục đích của mọi hành động chính trị, nơi mà lãnh đạo chính trị phải cân, đo, đong, đếm tận tường khi thực hiện các chính sách, tại đây lãnh đạo chính trị luôn đóng vai trò trung tâm để đảm nhận các trách nhiệm chính thức. Làm sai thì phải xin lỗi và từ chức, hãy bỏ ngay loại văn hóa chính trị độc tài, vô trách nhiệm vì vô minh, vô tri vì không biết bổn phận với nước-với dân, chỉ xin lỗi mà không chịu từ chức, xin lỗi rồi làm tiếp mà không bị công lý xét xử qua công pháp, không bị tra, hỏi, vấn, xét bởi luật pháp, bởi tư pháp độc lập với hành pháp, thì chỉ là loại: xin lỗi giả, xin lỗi đểu.

Kết nối ngược hẳn với kết nạp để tạo bè, lập đảng; kết nối là khả năng của lãnh đạo chính trị biết tập hợp các sức mạnh đã có sẵn từ mọi nơi, biết tập trung các tiềm năng đã có rồi từ mọi phía, biết kết hợp để đưa tiềm năng, tiềm lực vào thực tế tổ chức và quản lý, để biến nó thành nội công, nội lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tại đây phải hiểu cho tường tận công lực của đa (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí, đa nguyên). Nếu chưa tìm được đa thì phải tìm cho ra minh, với minh vương (Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tôn…), minh quân (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…), để tạo được một mặt trận rộng rãi như Việt tộc đã từng thấy qua Hội nghị Diên Hồng.

Kết đoàn, biến các sức mạnh rời rạc thành một sức mạnh đại thể, làm nên hiệu quả của kết tụ trong đó sức mạnh của một dân tộc là một khối hoàn chỉnh, vững chắc với thời gian, chính sức mạnh đoàn kết keo sơn tạo ra: kết chặt nhận thử thách để bảo vệ đất nước, nhận bổn phận và trách nhiệm đầy đủ, kể cả hy sinh để dân tộc được thăng hoa.

Kết lủy mang phẩm của chất, lực của lượng để kết tinh ra khối đại đoàn kết, nơi mà tất cả tinh hoa của dân tộc, tinh nhuệ của giống nòi làm nên thành quả lớn nhất trong lãnh đạo chính trị! Đây là sức mạnh khai thị và khai minh trong lời trăn trối của Trần Hưng Đạo đã dặn dò Trần Anh Tông: “không sợ Nguyên Mông, vì nhân dân sẽ là “rễ sâu, gốc chắc” cho lãnh đạo!”.

______

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp các tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), Dân Luận (l’argumentation démocratique), Tự Luận (l’argumentation libre), Chính luận (l’argumentation politique), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

Mời đọc lại các bài cùng tác giả tại đây.

Bình Luận từ Facebook