CHUYỆN MỘT NGƯỜI CON GÁI, TÊN…

Khuất Đẩu

Phố Sài Gòn. Tranh: Thanh Châu

Dù đã gần tám bó, mắt mờ, gối mỏi, tôi vẫn không quên được người con gái ấy. Phải nói là không thể. Nàng đẹp, đương nhiên, mà giá như không đẹp, tôi cũng vẫn cứ yêu nàng.

Nàng sinh ra là để được yêu.

Một người con gái có mái tóc phương đông đà đuột, có đôi mắt ướt át như cánh đồng sau cơn mưa, có giọng nói nũng nịu nồng nàn, cứ mở miệng ra là “xời ơi, anh Hai, anh Hai” ngọt xớt như đường phèn, bảo sao mà không yêu cho được.

Nàng là hiện thân của tuổi trẻ yêu đời, lúc nào cũng vui tươi nhí nhảnh. Nàng có một sức hút kỳ diệu, trông thấy là không thể không yêu. Đã có những ngày chúng tôi tay trong tay cùng nhau đi dạo dưới ánh nắng phương nam rực rỡ. Đã có những đêm, say khướt nằm kề bên nhau chỉ để chờ sáng, đi tiếp. Nàng mạnh mẽ nhưng dịu dàng. Nàng âu yếm nhưng không lơi lả. Lúc nào nàng cũng hào sảng ban cho tôi một nụ cười. Chỉ có thế thôi và tôi cũng cần chỉ có bấy nhiêu, là đủ.

THẰNG SÀI GÒN

Khuất Đẩu

Ảnh minh họa. Nguồn: triethocduongpho.com

Tố Hữu, nhờ những bài thơ siêu nịnh mà lên đến chức phó thủ tướng.

Nịnh Stalin, nịnh Bác.

Trong bài Ta đi tới, Sài Gòn được ông gọi là thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Gọi trong thơ cũng được thôi, nhưng sau 1975, người ta bắt cả nước, nhất là người miền Nam cũng phải gọi như thế. Từ đó, thành phố thay tên đổi họ, cũng như ông cụ đã bỏ tên Nguyễn Sinh Cung để lấy tên Hồ Chí  Minh. (Sao không lấy tên Nguyễn Ái Quốc?!)

Tên mới, dù không đẹp bằng “hòn ngọc viễn đông”, nhưng cũng óng ánh, lóng lánh. Khốn nỗi khi nói về thành phố này, người ta vẫn gọi là hang ổ của Mỹ ngụy. Và, tất cả những gì xấu xa dơ bẩn nhất đều đổ trút cho Sài Gòn. Như đĩ điếm, cướp giật, xì ke ma túy…Trong khi những gì sang trọng bề thế đều rực rỡ mang tên Bác.

BUỒN NHƯ LY RƯỢU CẠN!

Khuất Đẩu

Thưở tóc còn xanh, khi tuổi đời hãy còn đầy như con nước lớn, tôi hào sảng: xin uống cạn đời ta!

Giờ thì ly đã cạn. Chiếc ly ấy, nói như nhà thơ Lữ Quỳnh là một ly không, bày ra để tưởng nhớ đến người bạn nhạc sĩ là Trịnh Công Sơn.

Ly rượu đời tôi chẳng phải bồ đào mỹ tửu, mà chỉ là ly rượu nhạt. Một ly rượu được chưng cất quá vội vàng, tuy không phải rượu lậu, nhưng cũng phải lao đao chôn dấu suốt chín năm kháng chiến và hai mươi năm nội chiến.

Nhà văn Khuất Đẩu và tập sách “Buồn như ly rượu cạn”

T.Vấn

Ảnh bìa sách “Buồn như ly rượu cạn” của tác giả Khuất Đẩu.

Nhà văn Khuất Đẩu vừa “in chui” một tập sách gồm 41 đoản văn đăng rải rác đây đó trên các trang báo mạng từ hơn một năm nay.

In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in.

Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.

In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.