Ai nghi ngờ đức thanh liêm của thẩm phán khi họ ăn hối lộ giá bèo nhưng rất bẩn?

Mai Bá Kiếm

13-11-2022

Phó Chánh án TAND Bạc Liêu Châu Văn Mỹ bị bắt quả tang khi cướp tiền và trấn tình của một phụ nữ phạm tội ăn cắp.

Thử xác lập “quyền sở hữu” cái ấn “Hoàng đế chi bảo” của Bảo Đại

Trương Nhân Tuấn

10-11-2022

TS Cù Huy Hà Vũ lại có bài đăng trên các trang báo hải ngoại, đại khái cho rằng Nhà đấu giá Millon đã “gian dối về tình trạng sở hữu chiếc ấn”. Bài viết có tựa đề: “Nhà đấu giá Millon gian dối về tình trạng sở hữu ấn “Hoàng đế Chi bảo”.

Không có chỗ cho “nóng giận” trong pháp quyền

Lương Thế Huy

30-9-2022

Từ chục năm trước, khi thấy mọi người trầm trồ khen video clip ông Nguyễn Bá Thanh nói về việc tịch thu, bán xe của người đua xe, mình đã thấy xu hướng xem nhẹ nguyên tắc pháp quyền trong một bộ phận người dân, đặc biệt thường là những người dân hay nói về việc tuân thủ pháp luật.

Vài dòng chia sẻ vụ hai cháu bị đánh

Lê Ngọc Luân

30-9-2022

Từ hai ngày qua đến giờ, tôi tin rằng bất kỳ ai khi xem clip hai người mặc sắc phục công an dùng gậy batong, mũ bảo hiểm, lên gối trực diện vào vùng trọng yếu (đầu, gáy, mặt…) đối với những đứa trẻ, không khỏi bàng hoàng đau xót. Một số ý kiến (rất ít) cho rằng các cháu chạy xe lạng lách, đánh võng… (nếu đúng) thì đương nhiên phải xử lý nghiêm hai đứa trẻ kia, nếu không sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho chính hai đứa trẻ và người khác.

Bạo lực của lực lượng cảnh sát có thể được biện minh không và có cách nào để thuyết phục họ từ bỏ?

Lê Nguyễn Duy Hậu

29-9-2022

Liệu có thể biện minh được cho lực lượng cảnh sát khi họ thực hiện hành vi bạo lực với người dân hay không? Khi một vụ việc xảy ra – ví dụ như khi hai cảnh sát cùng đánh hội đồng một người vi phạm giao thông gần đây – thì bên cạnh việc lên án từ một bộ phận lớn xã hội, cũng không ít tiếng nói biện minh cho các viên chức cảnh sát này. Những tiếng nói phản đối thì cho rằng các viên chức cảnh sát này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn vi phạm cả đạo đức khi thực hiện hành vi bạo lực như vậy với người vi phạm.

Bạn Hiền sân bay!

Lê Huyền Ái Mỹ

28-9-2022

Hình ảnh 2 cảnh sát đánh 2 nam sinh ở Sóc Trăng. Ảnh chụp màn hình

Một cách cố gắng bình tĩnh nhất để xem màn đả thương, hơn thế như một cuộc đồ sát của hai cảnh sát đối với hai học sinh (tôi chỉ mới coi tới đó, không thể coi thêm nên không biết còn có thêm một cảnh sát nữa đến, đánh tiếp sức!) và tự hỏi trên cơ sở những thông tin từ báo Zing:

Bàn về các khái niệm Luật Hiến pháp, Rule of Law và Rechtsstaat

Đỗ Kim Thêm

27-9-2022

Luật khoa

Khoa học luật pháp có ba phạm vi chủ yếu. Thứ nhất liên hệ đến các phạm trù triết học tổng quát mà mục đích là lý giải các khái niệm trừu tượng như công bình, dân chủ, nhân quyền, tự do và một số nguyên tắc nhất định về chế độ chính trị. Khảo hướng này không đào sâu chi tiết trong các vấn đề thuộc kỹ thuật lập pháp và lập quy.

Thứ hai, làm luật là thực hiện về chính sách lập pháp. Nhà lập pháp đề ra những quy phạm, mang hình thức và nội dung cấm đoán để áp dụng. Luật được soạn thành văn bản theo một trình tự và kỹ thuật  định sẳn, nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, thí dụ như xin tỵ nạn chính trị hay trợ cấp xã hội.

Thứ ba, tìm hiểu về các tác dụng của luật trong thực tại xã hội, một khía cạnh thuộc về xã hội học, thí dụ như hiệu lực của luật giao thông, ly dị hay phá thai qua thời gian sau khi luật ra đời.

Các nhà tội phạm học, tâm lý luật học và tâm lý xã hội học đo lường về hiệu năng luật pháp dựa trên thành quả chấp pháp của dân chúng mà thống kê về tinh thần trọng pháp là phương tiện. Nhờ các kết qủa này mà các nhà lập pháp có thể đề ra các biện pháp cải cách.

Hiến pháp

Nhìn chung trong ba khía cạnh của khoa luật, Luật Hiến pháp đóng một vai trò cao cả đặc biệt.

Hiến pháp là một văn bản quy định về nguyên tắc tổ chức nhà nước, tạo ra thẩm quyền hoạt động cho các cơ quan công quyền, các chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội và những luật cơ bản về bảo vệ dân quyền và nhân quyền để cho các cơ quan phải tôn trọng.

Hiến pháp có một giá trị tự tại, nghĩa là, không cần quy chiếu hay trưng dẫn các luật khác để tạo ra giá trị chấp hành. Đặc thù này có thể được giải thích qua hai khía cạnh khác nhau.

Trong khi các sử gia tìm hiểu về nguồn gốc và sự thành hình Hiến pháp qua thời gian, thì các triết gia giải thích các nguyên tắc tạo ra giá trị nội dung cho Hiến pháp, thí dụ như các nguyên tắc chính thống và tính hợp pháp của chế độ và thể chế, phân loại thẩm quyền lập hiến và hiến định và bảo vệ quyền tư hữu.

Thực ra, Hiến pháp nêu lên một lý tưởng   cao cả, đó là ý chí chính trị của toàn dân trong việc quyết định chung sống trong một trật tự xã hội dân chủ và công bình.

Vì có động lực chính trị thúc đẩy và tầm vóc liên quan đến tổ chức đất nước, chính quyền, xã hội và con người, mà ảnh hưởng của luật Hiến pháp vượt ra khỏi phạm vi luật học trở thành một giá trị quy phạm ràng buộc trong toàn diện.

Thẩm quyền lập hiến và hiến định

Các học thuyết về lập hiến đều đồng ý một quan điểm chung là quyền soạn thảo Hiến pháp thuộc về toàn dân, không ai khác hơn, cơ hội hành sử không bị giới hạn, chuyển nhượng và không bị ràng buộc vào bất cứ một luật thủ tục hình thức nào.

Sieyès phân biệt đặc điểm đầu tiên là khái niệm thẩm quyền lập hiến (pouvoir constituant) qua đó mà Hiến pháp thành hình và quy định quyền lực cho các cơ quan nhà nước.

Thẩm quyền lập hiến không đồng nghiã với quyền lực nhà nước, mà là điều kiện tiên quyết để tạo ra quyền lực cho nhà nước. Tùy theo hình thức thể hiện mà thẩm quyền lập hiến tác động đến nội dung của quyền lực nhà nước.

Quyền của các cơ quan nhà nước có được là do hiến pháp quy định, nên Sieyès gọi là thẩm quyền hiến định (pouvoir constitué), vì nằm trong phạm vi và bị ràng buộc bởi Hiến pháp.

Khi tổng hợp hai chiều hướng giải thích này, các học giả kết luận là thẩm quyền lập hiến là một quyền lực chính trị tối thượng của toàn dân nhằm lập ra hay thay đổi Hiến pháp để làm căn bản sinh hoạt cho đất nuớc.

Vì có tính cách tối thượng nên người Mỹ goị luật Hiến pháp là luật của luật (Rule of rules) và người Việt gọi nôm na là luật mẹ của các luật khác.

Rule of Law

Về nguồn gốc, Rule of Law là một khái niệm trong học thuyết của luật học (legal doctrine) và không phải là một quy định pháp luật (legal rule), bắt nguồn từ Anh và sau đó lan rộng đến Hoa Kỳ,

Khái niệm Rule of Law được tạm dịch là tinh thần thượng tôn pháp luật hay trọng pháp, tinh thần này đề cao vai trò quyết định của pháp luật trong việc cai trị đất nước, bảo vệ các tự do cơ bản của người dân, đặc biệt nhất là quyền tự do chính trị và quyền tự do dân sự mà không phải bởi con người (rule of men).

Trong khi Montesquieu giải thích Hiến pháp của các nước Tây Âu theo ý nghĩa tam quyền phân lập, thì Edmund Burke, Benjamin Franklin và Allan Remsey nhận xét Hiến pháp Hoa Kỳ là một sự tiếp nối lịch sử các truyền thống luật pháp của Anh, nhưng có chiều hướng canh tân hơn, vì Hoa Kỳ không có các vấn đề thuộc điạ, mà có tinh thần cách mạng và tư tuởng tự do của Locke và Sidney.

Trong chiều hướng tổng hợp này, các học giả đồng ý là cần phân biệt thẩm quyền lập hiến của người dân và thẩm quyền lập pháp cuả Quốc hội, nghiã là, Quốc hội không thể nhân danh nhân dân và lý tưởng của luật pháp mà giới hạn quyền tối thượng của người dân. Quốc hội chỉ nhằm bảo vệ dân quyền và không thể vì bất cứ danh nghĩa gì mà thay thế quyền dân tộc tự quyết. Cả hai nguyên tắc Rule of Law và Rule of the People có một mối quan hệ chặt chẽ khi đưa đến ý niệm chung là người dân có quyền tự quyết trong tinh thần trọng pháp.

Adam nghi ngờ khả năng giải quyết các vấn đề của chính quyền trong chế độ dân chủ, vì trong một xã hội đa dạng có quá nhiều đòi hỏi bất hợp lý của dân chúng và thái độ mị dân cuả một thiểu số quý tộc nắm quyền là không hề khan hiếm.

Nền Cộng hoà của Hoa kỳ là kết quả của sự cai trị của toàn dân, nhưng ý niệm về toàn dân sẽ không có được ý nghĩa khi không có luật Hiến pháp và những nguyên tắc bảo vệ người dân.Toàn dân không phải chỉ là một đa số thầm lặng, mà quyết định cho vận mệnh của mình. Quyền lực của nhân dân phải song hành trong tinh thần thượng tôn luật pháp hay uy lực pháp quyền (rule of law), và quyền lực này không phải là do con người cai trị (rule of men).

Để đạt lý tưởng này, Adam đề xuất ý niệm kiểm soát và quân bình quyền lực (checks and balances), đây là một phương tiện hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền tự do của ngưòi dân và chính quyền không được xâm phạm  khi theo đuổi những tham vọng riêng.

Adam không phủ nhận giá trị cao đẹp của quyền dân tộc tự quyết, nhưng muốn đề cao phương thức kiểm soát và quân bình trong việc xây dựng các định chế chính trị, vì đó là một cách gián tiếp làm dung hoà và duy trì quyền dân tộc tự quyết trong thực tế.

Sự phát triển và áp dụng khái niệm Rule of Law của Anh tại Hoa kỳ là một tiến trình sinh động và phức tạp. Không phải chỉ có giá trị tự tại của Hiến pháp Mỹ, mà các án lệ đã có nhiều luận giải xuất sắc làm cho khái niệm Rule of Law sáng tỏ thêm, nhờ đó mà nó có một được giá trị cao đẹp như ngày nay.

Cho dù trong thực tế là có sự xung đột giữa chính trị và luật pháp, nhưng tinh thần thượng tôn luật pháp là đặc điểm chính nhằm đề cao vai trò pháp luật trong việc cai trị đất nước, chính tinh thần này quyết định và không phải do con người.

Tóm lại, khái niệm Rule of Law có các điểm chủ yếu là:

Người dân không chỉ có đi bầu và đóng thuế, mà có thẩm quyền tối thượng để quyết định vận mệnh của đất nước và thể hiện bản sắc chính trị của dân tộc.

Ý chí cúa toàn dân, ý chí của nhà nước và thẩm quyền lập pháp của quốc hội không đồng nghĩa. Thẩm quyền lập hiến của toàn dân khác với thẩm quyền lập pháp của quốc hội. Nhà nước cũng phải tự đặt mình trong khuôn khổ của luật pháp.

Khi ý chí của nhà lập hiến trong quá khứ không còn phù hợp với nguyện vọng hiện tại của dân chúng thì hiến pháp phải được tu chỉnh.

Rechtsstaat

Khái niệm Rechtsstaat là một công trình mà các học giả Đức đã thu thập từ các học thuyết của Locke, Rousseau và Montesquieu, rồi vận dụng vào hoàn cảnh của Đức sau thời kỳ Khai sáng thường được dịch là nhà nước pháp quyền

Vào cuối thế kỷ XVIII, các luật gia quan tâm chủ yếu đến việc bảo vệ quyền tự do của người dân và cho là việc áp dụng luật phải làm sao cho được hữu hiệu, cho dù ý chí của nhà lập pháp có mạnh đến đâu. Luật phải nhằm bảo đảm quyền tự do, không thể chỉ dựa trên thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, vì lẽ Quốc hội có khả năng và ý chí hủy diệt các dân quyền khi cần.

Từ giữa thế kỷ XIX, Lorenz von Stein và Otto Bähr, hai học giả Đức đã tổng hợp khái niệm của Hobbes và Montesquieu để định hình cho vai trò của nhà nước và đã vận dụng thành công nguyên tắc tam quyền phân lập.

Từ cuối thế kỷ XIX, nguyên tắc hợp pháp không những áp dụng cho cơ quan tư pháp trong việc xét xử, mà còn cho các cơ quan hành chánh trong thẩm quyền lập quy và phương cách chấp pháp.

Về sau, Rodolf von Jhreing với học thuyết nhà nưóc tự giớí hạn và Georg Jellinik với học thuyết về tố quyền của người dân như là một chủ thể pháp luật đã bổ sung làm cho giá trị Rechtsstaat được gia tăng.

Dĩ nhiên, với trình độ dân trí cao và những yếu tố văn hoá và lịch sử, tất cả đã làm cho  việc thực thi luật pháp của Đức qua học thuyết này được thành công.

Điểm tương đồng

Về cơ bản, Rule of Law không quá cách biệt với Rechtsstaat trong việc xác định quyền của tự do cùa người dân là một quyền hiến định.

Trong sinh hoạt của một nhà nước hiện đại, cả hai có điểm tương đồng khác là các khái niệm luật pháp đều mang tính phổ quát, hình thức, hợp lý, hợp pháp và có thể tiên liệu hậu quả. Hiến pháp quy định các đặc tính này khi đề ra sự bảo vệ quyền tự do cá nhân.

Sự ràng buộc của Quốc Hội vào Hiến pháp là phù hợp với truyền thống của Anh, nhưng phải dựa vào nguyên tắc hợp pháp theo Rule of Law, nghĩa là, Quốc Hội phải có tinh thần trách nhiệm khi theo dõi sự lạm quyền của hành pháp.

Nhưng làm sao dung hoà được sự bảo vệ quyền tự do với quyền lực của nhà nước và vai trò Quốc hội, đó là điểm khác biệt.

Điểm dị biệt

Việc áp dụng Rule of Law có phần khác biệt với Rechtsstaat, đặc biệt là Dicey không đề cao luận thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu.

Nhưng điểm dị biệt là cả hai Rule of Law và quyền tối thượng Quốc hội bổ sung cho nhau trong việc bảo vệ tự do. Rule of Law được hữu hiệu hay không là nhờ vai trò toà án. Đó là sự khác biệt giữa Dicey, Montesquieu và Rousseau.

Theo Dicey, luận thuyết của Montesquieu và Rousseau không thuyết phục vì quan điểm về một nền tư pháp độc lập là một điều trái ngược với truyền thống Anh. Dicey không tin vào vai trò trung dung của toà án mà toà án chỉ là một phương cách thực hành ý chí của nhà lập pháp.

Kinh nghiệm cho thấy việc áp dụng luật pháp không thể coi là máy móc, nhưng Anh nhờ có một hệ thống án lệ hoàn chỉnh, nên có thể giúp cho việc bảo vệ dân quyền được hữu hiệu hơn.

Nguyên tắc Rule of Law chỉ là một khởi đầu trong tiến trình dài để phát huy nền dân chủ. Nhưng đâu là sự chính thống của luật pháp? Sự chính thống này không phải là hiển nhiên hay Quốc hội Anh có tính chất dân chủ.

Theo Dicey, vấn đề tùy thuộc vào mức độ áp dụng luật pháp tại toà án. Chính tòa án là nơi xét trước tiên nguyên tắc hợp hiến và hợp pháp của luật pháp, do kết qủa này, lúc đó toà mới xác định được là luật pháp có dân chủ và chính thống hay không. Đặc điểm này được áp dụng trong truyền thống của Anh.

Rechtsstaat mang tham vọng sâu xa hơn khi đề cao tố quyền của người dân trong trường hợp chính quyền vi phạm các quyền tự do cơ bản, chú trọng về luật nội dung hơn là luật thủ tục, sau khi thế chiến kết thúc, thì ngược lại.

Nhìn chung, hiện nay nhiều học giả Đức muốn lý tưởng hoá vấn đề hơn khi có ý định mở rộng phạm vi áp dụng tố quyền hiến định của người dân trong các thủ tục tố tụng liên quan đến các yêu sách an sinh xã hội.

Nhà nước pháp quyền

Tại Việt Nam, khái niệm Nhà nước Pháp quyền XHCN được du nhập khá muộn màng vì lý do trong cuộc đấu tranh chuyên chính vô sản, giới lãnh đạo cách mạng cho luật pháp là một công công cụ của giới tư sản bóc lột cần phải loại trừ.

Trong khuôn khổ Đổi mới 1989, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII năm 1991 và Hội nghị toàn quốc khoá VII năm 1994 mới nêu ra tầm quan trọng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Về sau, trong Đại hội lần thứ X và XI, Đảng có liên tục đề cập đến việc thực hiện mà kết qủa là Hiến pháp năm 2013 ra đời và Điều 2 khẳng định nội dung: “ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Trong thực tế, phải hiểu nội dung của Luật Hiến pháp có bản chất chính trị, một bản sao nghị quyết của Đảng, mà quyền lực của Đảng định hình là Đảng đứng trên và đứng ngoài Hiến pháp và luật pháp để điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước.

Đảng tuyên bố là người dân có thẩm quyền tối thượng để quyết định vận mệnh của đất nước, nhưng Đảng lại nhân danh dân chúng mà sử dụng quyền này. Người dân chưa lần nào tham gia một cuộc trưng cầu dân ý mà chỉ đi bầu Quốc hội theo đúng thủ tục Đảng cử Dân bầu. Nhà nước cũng không tự đặt mình trong khuôn khổ của luật pháp. Lòng dân, ý chí của nhà nước và quyền tối thượng của Quốc hội phải tùng phục với ý chí độc tài của Đảng.

Theo thông tin gần đây, các Ủy viên Trung ương Đảng.sẽ thảo luận về đề tài „tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.“

Về mặt thủ tục, theo dự kiến, Hội đồng Lý luận Trung ương phụ trách soạn thảo đề tài này. Sau khi hoàn tất kế hoạch, Hội đồng sẽ trình cho Bộ Chính trị duyệt xét và Ban Chấp hành Trung ương quyết định sau cùng.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền có nghĩa là bám sát và thực hiện đúng Cương lĩnh đã được Đảng cân nhắc kỹ lưỡng.

Trong chiều hướng này, dù có cải cách đến đâu về nhà nước pháp quyền, thì cũng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho Đảng tiếp tục nắm quyền.

Do đó, các khái niệm được đề cập trong bài viết ở đây có giá trị tham khảo hơn là một khảo hướng mở lối cho các cải cách trong tương lai.

__________

Bài liên quan: Bàn về khái niệm Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa  —  Bàn về khái niệm tự do hiến định

Kiến nghị bãi bỏ biện pháp cùm chân trong giam giữ

Ngô Ngọc Trai

21-9-2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

Thấy gì từ việc Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Lê Ngọc Luân

7-9-2022

Động thái mới nhất là Viện kiểm sát (VKS) TP.HCM đã trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra (CQĐT) với hai lý do:

Tranh Bùi Chát, quyền sử dụng đất và sự lạm dụng công cụ hành chính

Huy Đức

24-8-2022

Ảnh: FB tác giả

Cách Thành phố Hồ Chí Minh giải thích, “buộc tiêu hủy 29 bức tranh của Bùi Chat có căn cứ pháp luật” là hiểu một cách máy móc Điều 4 của Nghị định 38. Những bức tranh này không phải có được “do vi phạm hành chánh” mà Bùi Chat đã sáng tác chúng trước khi triển lãm diễn ra. Đối tượng tiêu hủy thuộc điều 4 phải là những thứ như thư mời, banners, posters… được làm khi triển lãm.

Thông tin về phiên toà phúc thẩm nhà báo Đoan Trang

Nguyễn Văn Miếng

23-8-2022

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 25-8 tới đây, Tòa án cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm nhà báo Phạm Thị Đoan Trang.

Tổng lược buổi đối thoại giữa bà con Vườn rau Lộc Hưng với chính quyền ngày 18/8/2022

Vườn rau Lộc Hưng

19-8-2022

Bà con Vườn ra Lộc Hưng trong phòng đối thoại với chính quyền TP.HCM ngày 18/8. Ảnh: VRLH

7g30 sáng bà con chúng tôi quy tụ bên chân Tượng đài Mẹ Maria ngay khu vực Vườn rau Lộc Hưng, đọc kinh và xin ơn bình an cho một ngày gặp đối thoại với chính quyền quận Tân Bình. Đúng 8g sáng bà con chúng tôi có mặt tai nơi tiếp công dân số 730/9 Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình.

Lời cảm ơn

Trịnh Thị Thảo

17-8-2022

Ông Trịnh Bá Phương trước toà. Ảnh: TTXVN

Ngày 17/8/2022 là ngày diễn ra phiên phúc thẩm của anh trai tôi Trịnh Bá Phương. Trong thông báo của toà nói là phiên toà công khai nhưng vợ con và những người thân của anh Phương đều bị canh giữ, ngăn chặn không cho vào tham dự phiên toà.

Thư mời tham dự phiên toà

Trịnh Thị Thảo

16-8-2022

Ngày mai 17/8/2022 diễn ra phiên toà phúc thẩm anh trai tôi Trịnh Bá Phương, rất mong mọi người đến tham dự, quan tâm, theo dõi. Là phiên toà công khai nhưng vợ và những người ruột thịt của anh Phương đều không được gửi giấy mời tham dự phiên toà.

Thông tin xét xử Lê Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Phạm Thị Đoan Trang

Đặng Đình Mạnh

15-8-2022

Ngày 15/08, luật sư đã vào Trại tạm giam số 1 (Hỏa Lò) để làm việc với các ông bà Lê Văn Dũng (Vova), Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Phạm Thị Đoan Trang để chuẩn bị cho các phiên tòa xét xử phúc thẩm của TANDCC tại Hà Nội vào các ngày:

Vợ hung dữ mà ngu: Bênh chồng mà hại chồng

Mai Bá Kiếm

11-8-2022

Cơ quan chức năng dựng lại hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Thiện Nhân/TN

Ngày 11/8/2022, tài xế Hoàng Văn Minh tông chết nữ sinh Hồ Hoàng Anh (ngày 28/6/2022) đã bị bắt. Dư luận cho rằng luật nhân quả không đợi kiếp sau hay đời con mà chỉ cần ấn nút Enter là ra ngay, công này là của mạng xã hội.

“Công lý” vẫn là… thủ thuật trị an!

Blog VOA

Trân Văn

10-8-2022

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh trên mạng

Nếu đối chiếu với những gì đã biết trong vụ tai nạn vừa kể, có lẽ điều đầu tiên cần phải đặt ra là: Công lý có hiện diện tại Việt Nam? Chuyện ông Minh bị khởi tố có đồng nghĩa với “thực thi công lý” hay không?

Một tử tù – Ba đời chủ tịch nước

Mai Quốc Ấn

9-8-2022

Đặng Văn Hiến – người nông dân bị đánh đập trong một thời gian dài, bị công ty Long Sơn cướp đất trái pháp luật đã gây ra vụ nổ súng Đak Nông năm 2016 vẫn còn sống trong trại biệt giam.

Niềm uất hận và mang hòm tưới xăng quyết định tự thiêu

Lê Ngọc Luân

4-8-2022

Ảnh: FB tác giả

Hình ảnh hai người phụ nữ kham khổ ở Quảng Ngãi đã hơn 15 năm mòn mỏi khiếu nại, kêu oan vì cho rằng hai bản án xét xử oan khuất, bất công khiến họ có thể mất trắng ngôi nhà gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ. Đặc biệt đó là mồ hôi, nước mắt và cả máu của bậc sinh thành!

Thông tin về nhiều vụ án hình sự theo điều 117 Bộ luật hình sự

Đặng Đình Mạnh

3-8-2022

Bộ luật Hình sự hiện hành quy định hai tội danh để chế tài những người có phát ngôn bị cho là vi phạm pháp luật, gồm:

Tầm quan trọng của việc hạn chế tình dục hóa trẻ con

Nguyễn Phương Mai

20-7-2022

Hoa hậu Thuỳ Tiên (thứ hai từ trái qua). Ảnh: Kênh 14

Trong buổi quay hình gần đây của chương trình Người Ấy Là Ai, ca sĩ Hòa Minzi đã đem con trai mình – bé Bo 3 tuổi tới trường quay. Hoa hậu Thùy Tiên thích bé Bo đến mức cô thổ lộ rằng cô mong bé lớn lên không ngại lái máy bay bà già, cô sẵn sàng gọi Hòa Minzi làm mẹ, và sẵn sàng chờ bé lớn để lấy bé về làm chồng.

Có những cay đắng trong tôi

Nguyễn Thuỳ Dương

18-7-2022

Hôm nay, Toà án Nhân dân TP. Thủ Đức xử tiếp vụ công dân Nguyễn Tấn Cứu kiện UBND Quận 2 – TP.HCM cưỡng chế thu hồi đất trái Pháp Luật: Không quyết định thu hồi đất, không phương án đền bù, không bản đồ quy hoạch.

Vài lời về nguyên tắc suy đoán vô tội nhân scandal Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh

Nguyễn Trang Nhung

3-7-2022

Người bị cáo buộc phạm tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh điều ngược lại.

Vài ý về pháp lý việc ca sĩ Khánh Ly hát ‘Gia Tài Của Mẹ’ ở Đà Lạt

Lê Nguyễn Duy Hậu

30-6-2022

1. Từ năm 2020, Việt Nam đã bỏ quy định rằng các ca khúc sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam thì cần phải được xin cấp phép lưu hành, phổ biến. Quy định này xuất hiện sau nhiều phản đối từ xã hội liên quan đến việc cơ quan nhà nước khá lúng túng và tuỳ tiện khi cấp phép lưu hành bài hát, chẳng hạn như vụ cấm lưu hành bài “Con Đường Xưa Em Đi”.

Tâm “bao lô”, cựu thư ký riêng của Nguyễn Bá Thanh và giấc mơ quyền lực

Nông Văn Tiềm

26-6-2022

Phan Văn Tâm, sinh năm 1970, ở Đại Lộc, Quảng Nam. Học hết cấp 2, Tâm xin vào Trường Trung cấp nông lâm nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng để học kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Ra trường, Tâm về Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc một thời gian.

Từ ngữ ở tòa án

Lê Thiếu Nhơn

2-6-2022

Tòa án Nhân dân Cần Thơ đã bác đơn kiện của ông Châu Lê Anh Hào – Phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính do ông Nguyễn Việt Thanh – Chánh Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Cần Thơ ký.

Bộ Chính trị vi hiến

Blog VOA

Trân Văn

27-5-2022

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị đang đảm nhận vai trò Thường trực Ban Bí thư của đảng CSVN, vừa ban hành “Kết luận của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”.

Những phiên tòa đưa xã hội về thời man rợ, mông muội

Phạm Đình Trọng

27-5-2022

1. Luật hình từ thời phong kiến đã có một nguyên tắc công bằng, nghiêm minh và đúng với muôn đời là: Quan lại có công trạng, có bề dày cáng đáng việc dân việc nước thì đã được thăng quan tiến chức theo công trạng, đã được hưởng bổng lộc, đãi ngộ thoả đáng theo thang bậc chức tước rồi. Vì vậy quan lại chức tước càng lớn, có ảnh hưởng xã hội càng rộng, càng là tấm gương lớn với dân, khi phạm tội gây hại cho xã hội càng lớn, càng phải xử nghiêm, phải nhận trách nhiệm lớn hơn dân thường, phải xử nặng hơn dân thường.

Cái ác đến từ đâu?

Ngô Huy Cương

22-5-2022

Mấy ngày nay cư dân mạng ồn ào lớn về mức án bị cho là quá nhẹ, áp cho ông nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, trong sự so sánh với mức án áp cho những người dân nghèo phạm tội trộm cắp vặt.

Đã có nhiều người dùng thuốc của ông mà chết oan uổng…

Thanh Hằng

18-5-2022

Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị đề nghị mức án 7-8 năm. Lại nhớ hồi công bố thanh tra vụ này ở Bộ Y, anh chưởi bọn báo chí kiểu là nhiều chuyện và “rồi chờ mà xem, anh chả sai gì!”