Trang chủ Người Việt hải ngoại

Người Việt hải ngoại

Donald Trump và hai kiểu chống cộng khác nhau của người Việt

Jackhammer Nguyễn

11-11-2019

Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung, là một cộng đồng mang đặc điểm chính trị rất rõ ràng, đó là một cộng đồng chống cộng sản, không giống như các cộng đồng thiểu số khác như Ấn Độ, Mexico,… thâm chí so với cộng đồng người Tàu, những người mà một tỉ người đồng tộc của họ vẫn sống dưới chế độ cộng sản.

Hỏi và Đáp: Vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam

Luật Khoa

Quỳnh Vi

6-9-2017

Vụ kiện thế kỷ. Ảnh: internet.

Tại sao ông Trịnh Vĩnh Bình lại kiện được chính phủ Việt Nam và có thể đòi được một khoản tiền lớn? Liệu người Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam như ông Bình hay không? Bao giờ thì có kết quả vụ kiện?

Trong những tuần vừa qua, thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình – một công dân Vương quốc Hà Lan gốc Việt Nam – đã nộp đơn kiện tại một tòa trọng tài quốc tế (international arbitration court) – yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường 1,25 tỷ đô la đã khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc này.

Trả lại sự thật cho lịch sử

Lê Xuân Khoa

11-11-2021

Kính gửi quý Tổng Biên Tập,

Sau khi TS Nguyễn Đình Thắng viết bài công kích tôi kịch liệt về chương trình ROVR trên tờ Mạch Sống của BPSOS ngày 25 tháng 5 năm 2020, nhiều độc giả và cơ quan truyền thông đã yêu cầu tôi lên tiếng để dư luận biết rõ sự thật. Quả thật tôi thấy cần phải đáp ứng đòi hỏi chính đáng của công luận, vì đây không chỉ là vấn đề bảo vệ nhân cách và sự nghiệp của một cá nhân hoạt động xã hội mà quan trọng hơn nữa, vì nhu cầu làm sáng tỏ sự thật của một sự kiện quan trọng trong lịch sử tị nạn Việt Nam.

Sau nhiều thập kỷ xung đột với băng đảng 3K, cộng đồng người Việt phát triển thịnh vượng ở Texas

National Public Radio

Tác giả: John Burnett

Dịch giả: Châu Minh Dũng

25-11-2018

Bà Hiền Trần, 66 tuổi và chú chó Lucy tại khu chung cư Làng Thái Xuân ở Houston ngày 29/10. Nguồn: Scott Dalton/ NPR

Khi những người Việt Nam tị nạn đầu tiên đến định cư ở thị trấn ven biển Seadrift, Texas, họ đã phải đối mặt với thái độ thành kiến ​​và giận dữ từ một số người dân địa phương. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 25/11/1979, khi đảng Ku Klux Klan đến làng chài này. Họ đe dọa các ngư dân Việt Nam đang cạnh tranh với ngư dân da trắng bản địa và buộc [các ngư dân Việt Nam] phải từ bỏ ngư trường ở đây rồi rời khỏi thị trấn này. Đó chỉ là một phần của làn sóng thù địch nhắm đến khoảng 130.000 người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ sau ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Bốn thập kỷ sau, người Việt Nam vẫn đang bám trụ dọc theo vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ (US Gulf Coast). Quá trình người Việt tìm cách thích nghi với nơi này là một một trang sử đầy giá trị giáo dục, và nó cung cấp một cái nhìn, để qua đó chúng ta xem lại thái độ hiện tại với người nhập cư.

Nghị quyết 36 về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, một mốc son trong đời công tác của tôi

Nguyễn Đình Bin

26-3-2024

Thấm thoắt thế mà đã tròn 20 năm, một phần năm thế kỷ, kể từ khi Bộ Chính trị Đảng CSVN ban hành nghị quyết công khai đầu tiên về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004. Cho đến thời điểm đó, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác này đều là “MẬT”.

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’

VOA

Khánh An

16-8-2017

Ảnh minh họa.

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’kỳ 2: Lên như diều gặp gió

Với số tiền gần 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng mang về Việt Nam đầu tư, ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh ở mọi lãnh vực: khách sạn, thủy sản, hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc.”

Cần có đại biểu trong Quốc hội cho Việt Kiều

Dương Ngọc Thái

26-11-2019

Tạp chí Quê Hương dẫn lời ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết hiện tại có khoảng 4,5 triệu Việt Kiều [1]. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2019 có thể đạt 16,7 tỉ USD, chiếm khoảng 6,4% GDP [2].

Ông Hữu Thỉnh “chiêu dụ” nhà văn Phan Nhật Nam

LTS: Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.

_____

THƯ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam

Thưa anh,

Nhà thơ Hữu Thỉnh. Ảnh: internet

1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.

Vì sao người Việt hải ngoại thất bại trong việc chống cộng?

Jackhammer Nguyễn

4-9-2022

Hôm qua, trên trên diễn đàn BBC tiếng Việt có bài của tác giả Võ Ngọc Ánh: “Người Việt hải ngoại và nạn kỳ thị, miệt thị nhau vì khác quan điểm”. Nội dung chính của bài viết này nói về thói quen của một số người Việt là chụp mũ những người khác chính kiến với mình là tiếp tay cho cộng sản hoặc tệ hơn nữa là làm việc cho cộng sản.

TT Donald Trump ‘lật ngược thế cờ,’ người Việt tị nạn đủ yếu tố bị trục xuất

Người Việt

12-12-2018

TT Donald Trump ký sắc lệnh di trú tại Tòa Bạch Ốc ngày 20 Tháng Sáu năm 2018. Hình: Mandel Ngan/AFP/Getty Images

WASHINGTON, D.C. (NV) – Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

Luật pháp nhẫn nại

Nhã Duy

11-4-2024

Thẩm phán liên bang Mỹ Tanya Chutkan. Ảnh: law.com

Hôm nay, tại tòa liên bang khu vực DC, thẩm phán Tanya S. Chutkan đã tuyên án Antony Võ 9 tháng tù giam, 12 tháng quản thúc sau hạn tù và 1.000 đô la tiền phạt.

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 4: Căng thẳng Việt Nam – Hà Lan và Tòa trọng tài

VOA

Khánh An

17-8-2017

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’  —  kỳ 2: Lên như diều gặp gió và kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’

Chỉ trong 6 năm, qua hàng loạt lãnh vực kinh doanh và đầu tư sắc bén, giá trị số vốn ban đầu ông Trịnh Vĩnh Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Sự thành công của ông tạo ra “sức cuốn hút không bình thường,” đưa đến con đường lao lý, dẫn “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” lên đến Bộ Chính Trị. Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời điểm ấy nhận định: “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vụ án này đã ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan ra sao? Việt Nam và ông Bình “đáo tụng đình” như thế nào? Mời độc giả theo dõi dưới đây.

***

Vài lời về “Góc nhìn Nguyễn Ngọc Lập”

Nguyễn Đình Cống

11-4-2020

Tôi vô tình xem Video “Góc nhìn Nguyễn Ngọc Lập” (ghi ngày 19/9/2019), phát hiện vài điều hơi lạ. Sau đó tôi tìm nghe tiếp một số bài khác của ông ta để có cái nhìn chung.

Một số người lo sợ rằng, người Mỹ gốc Việt có thể gặp nguy cơ bị trục xuất cao hơn

Pacific Standard

Tác giả: Massoud Hayoun

Dịch giả: Trúc Lam

1-11-2017

Khi Trump chuyển qua trừng phạt các nước không nhận những người bị trục xuất, các nhà phân tích cảnh báo rằng, những cư dân Mỹ gốc Việt không còn được bảo vệ như nhau.

Các thành viên trong cộng đồng người Việt tại một cuộc diễn hành ở Portland Rose Festival. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những người ủng hộ quyền của người nhập cư cảnh báo rằng, hàng ngàn cư dân Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất cao hơn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, nơi ông có thể áp lực lên chính quyền – như ông ta đã làm ở Đông Nam Á và Châu Phi – để nhiều người bị trục xuất hơn.

Cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler, niềm tự hào của Tuyên giáo Việt Nam

Dương Tự Lập

19-9-2022

Nhân ngày nước Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) thống nhất, ngày 3 tháng 10 năm 1990, nói chuyện chưa thống nhất với một cựu Phó Thủ tướng Đức “gốc Việt”, rằng ông ta có phải là người Việt gốc hay không?

Dân tộc … lưu vong

FB Ngọc Vinh

2-1-2019

1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối, những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.

Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…

2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.

Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng … những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.

Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “Bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!

3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.

Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L. Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ.

17 tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo, “tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.

Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ.

Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?

4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một “ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào.

Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống …lưu vong.

Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy.

Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp không chọn trước cho mình một chỗ để … lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì.

Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.

5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao…lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục – y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương bắc…

6- Ở lứa tuổi hiện nay của mình, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học tiếng Anh.

Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước.

Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?

Bìa sách “Người Tị Nạn” của tác giả Việt Thanh Nguyễn

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ cuối: Hai chữ ‘hợp lý’ trị giá tỷ đô

VOA

Khánh An

19-8-2017

Tiếp theo kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’  —   kỳ 2: Lên như diều gặp gió   —  kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’kỳ 4: Căng thẳng Việt Nam – Hà Lan và Tòa trọng tài

VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây.

***

Hành trình người Việt có mặt tại Mỹ và Lập pháp Hoa Kỳ

Nhã Duy

18-4-2020

45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay, cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình. 

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình đã đi đến đâu?

Tường An

4-12-2017

Thời gian vừa qua, nhiều người quan tâm đã thắc mắc: Vụ án doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đã đi đến đâu rồi? Sao thời gian xử án đã qua lâu rồi mà vẫn không thấy công bố kết quả?

Để có thể giải đáp một số câu hỏi chung quanh kết quả vụ án. Xin được chia sẻ một vài thông tin có thể tiết lộ được sau khi tham khảo với các luật sư.

Theo nguyên tắc bảo mật của quy chế UNCITRAL (United Nations Commission On International Trade Law) thì Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế đã yêu cầu cả hai phía: “bên ông Trịnh Vĩnh Bình cũng như phía Việt Nam phải giữ bí mật trong khi Tòa đang nghị án” do đó trong thời gian này, ông Trịnh Vĩnh Bình giữ tư thế im lặng để tuân thủ quy chế này.

Một đám cưới ở California và chiếc ba lô Eo-vi

Jackhammer Nguyễn

27-9-2022

Tôi đi dự một đám cưới Việt Nam tại California. Chú rể là H.; cô dâu là T., cả hai đều là người Việt, ở độ tuổi trên dưới 30. Thực khách vào khoảng 150 người, với gia đình và bạn bè hai bên. Ba phần tư trong số này là người Việt, phần còn lại là người Philippines, có một số người Caucasian (người da trắng).

Kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam của Trump phản bội một nguyên tắc thiêng liêng của Mỹ

The Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

2-1-2019

Trẻ em VN, trong đó có một cậu bé người Mỹ gốc Việt tóc vàng tên là Dũng, nằm trong số những thuyền nhân Việt Nam, chạy trốn khỏi đất nước sau khi Sài Gòn thất thủ. Những đứa trẻ này được chụp ảnh trong một trại ở Thái Lan vào năm 1980. (Mydans / AP)

Sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một thiện chí – các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị của cộng sản – nhưng được tiến hành một cách kém cõi và cuối cùng là một thảm họa.

Ghi chép tháng tám

Hồng Lĩnh

21-8-2017

Ảnh minh họa “mối tình” Donald Trump – Putin. Nguồn: Pinterest.com

Tháng tám mang chút gió mát về tựa như một muỗng kem lạnh giữa ngày hè, khi mặt trời khép những tia nắng vàng cam giấu trong đám mây đen cuối ngày. Trên bãi cỏ rất xanh có hai hàng thông đã bắt đầu rơi trên lối đi những trái thông khô mà vào đầu mùa thu tôi thường nhặt đầy túi mang về nhà, bỏ vào giỏ như gởi một tín hiệu là mùa mới đang đến để có cảm nhận về thời gian đang trôi thật nhanh, khi mà chúng ta nhìn thấy sự thay đổi của chính mình và thời gian như chậm lại khi phải mang tâm trạng chờ đợi một ai đó, hay một điều nào đó trong mong mỏi khôn cùng.

Người tị nạn Đông Nam Á đã giúp hình thành hệ thống tái định cư của Mỹ như thế nào

NBC News

Tác giả: Agnes Constante

Dịch giả: Trúc Lam

20-4-2020

Người tị nạn Campuchia tại một trong trại ở vùng biên giới được thành lập năm 1979 tại biên giới Thái Lan – Campuchia. Nguồn: Berta Romero-Fonte

Năm 2020, kỷ niệm 45 năm người tị nạn Đông Nam Á đến Hoa Kỳ, hiện vẫn là nhóm lớn nhất được tái định cư kể từ đó.

Suy nghĩ vụn cuối năm

Nông dân, công nhân hôm nay bị bóc lột còn tàn tệ hơn trước kia vì sự cấu kết công khai giữa chế độ với tư bản hoang dã. Bản án tử hình nông dân Đặng Văn Hiến ở Đắk Nông mới đây nói lên tất cả! Chống tư bản để phe nhóm kết thành hệ thống tư bản đỏ, càng tàn độc hơn. ‘Cách mạng’ vỡ nhanh như bong bóng xà phòng. Biến một xã hội có nền tảng văn hóa lâu đời thành một xã hội mông muội. Một cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt!

____

Hồ Phú Bông

20-1-2018

Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời. Đã bâng khuâng, xao xuyến. Ra đi như vậy là sẽ quay về. Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim. Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa. Về, để thăm chốn cũ. Cuốn rún vẫn chưa lìa.

Việt Kiều và Nhà nước VN: ‘Đã đến lúc cần chính sách mới hơn Nghị quyết 36’

BBC

TS Nguyễn Hữu Liêm, San Jose, Hoa Kỳ

19-10-2022

Ông Ngô Trịnh Hà, Phó chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, phát biểu trước nhóm khách TS Nguyễn Hữu Liêm mời tới nhà ở San Jose

Hôm thứ Sáu 14 tháng 10 vừa qua, tại tư gia của tôi ở San Jose, California, có một buổi gặp gỡ giữa Uỷ ban người Việt ở nước ngoài đến từ Hà Nội và một số nhân sĩ Việt kiều, hầu hết là từ miền Nam. Trong suốt hơn hai giờ, cuộc trao đổi đều tương đối khá thẳng thắn và thực tiễn về các chính sách đối với Kiều bào.

Trao đổi với ông Nguyễn Đình Bin

Nguyễn Đình Cống

21-3-2019

Ông Bin sinh năm 1944, nguyên là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt ở nước ngoài. Tôi kính trọng, cảm phục sau khi đã đọc nhiều bài viết của ông và bài viết về ông. Gần đây việc ông lên tiếng yêu cầu xóa bỏ kỷ luật GS Chu Hảo là rất đáng hoan nghênh. Tuy vậy sau khi đọc bài “15 năm một nghị quyết- vết thương dân tộc vẫn chưa lành” thì tôi lại muốn trao đổi với ông vài điều về nhận thức.