Hôm nay là đúng 38 năm ngày tôi rời Việt Nam. Lần ấy, tôi xuất phát từ Vũng Tàu. Giữa khuya ngày 8 tháng 6, 1985 tôi và vài người bạn được âm thầm chở trên chiếc thúng nhỏ để ra tàu chính đậu ngoài xa. Sóng bồng bềnh. Tôi say sóng, ói thốc ói tháo, nằm bẹp dí cả hai ngày liền. Đến ngày thứ ba mới tỉnh táo, ăn uống lại được. Đó là bữa ăn ngon nhất trong đời của tôi. Cá, người ta bắt từ dưới biển lên, cắt đầu và mổ ruột vất xuống biển, còn lại, người ta bỏ vào nồi kho. Tôi ăn ngon lành. Không biết ngon vì cá tươi hay vì quá đói bụng. Không biết. Nhưng ấn tượng về bữa ăn ấy cứ đọng lại mãi trong trí nhớ tôi.
Nhiều người Việt ở Mỹ xôn xao sau khi Hiệp hội doanh nhân Mỹ gốc Việt (VABA, Vietnamese American Business Association) tổ chức một buổi tiệc thân mật, nhưng khá “hoành tráng”, với các vị dân cử người Mỹ gốc Việt, tại một nhà hàng lớn ở thành phố Milpitas, California.
Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ), nhiệm kỳ 2023-2025.
Hôm thứ Sáu 14 tháng 10 vừa qua, tại tư gia của tôi ở San Jose, California, có một buổi gặp gỡ giữa Uỷ ban người Việt ở nước ngoài đến từ Hà Nội và một số nhân sĩ Việt kiều, hầu hết là từ miền Nam. Trong suốt hơn hai giờ, cuộc trao đổi đều tương đối khá thẳng thắn và thực tiễn về các chính sách đối với Kiều bào.
Nhân ngày nước Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) thống nhất, ngày 3 tháng 10 năm 1990, nói chuyện chưa thống nhất với một cựu Phó Thủ tướng Đức “gốc Việt”, rằng ông ta có phải là người Việt gốc hay không?
Tôi đi dự một đám cưới Việt Nam tại California. Chú rể là H.; cô dâu là T., cả hai đều là người Việt, ở độ tuổi trên dưới 30. Thực khách vào khoảng 150 người, với gia đình và bạn bè hai bên. Ba phần tư trong số này là người Việt, phần còn lại là người Philippines, có một số người Caucasian (người da trắng).
Hôm qua, trên trên diễn đàn BBC tiếng Việt có bài của tác giả Võ Ngọc Ánh: “Người Việt hải ngoại và nạn kỳ thị, miệt thị nhau vì khác quan điểm”. Nội dung chính của bài viết này nói về thói quen của một số người Việt là chụp mũ những người khác chính kiến với mình là tiếp tay cho cộng sản hoặc tệ hơn nữa là làm việc cho cộng sản.
Sau khi TS Nguyễn Đình Thắng viết bài công kích tôi kịch liệt về chương trình ROVR trên tờ Mạch Sống của BPSOS ngày 25 tháng 5 năm 2020, nhiều độc giả và cơ quan truyền thông đã yêu cầu tôi lên tiếng để dư luận biết rõ sự thật. Quả thật tôi thấy cần phải đáp ứng đòi hỏi chính đáng của công luận, vì đây không chỉ là vấn đề bảo vệ nhân cách và sự nghiệp của một cá nhân hoạt động xã hội mà quan trọng hơn nữa, vì nhu cầu làm sáng tỏ sự thật của một sự kiện quan trọng trong lịch sử tị nạn Việt Nam.
Người viết chưa từng sống trong chế độ CSVN, nhưng nhờ sớm tham gia chỉnh trị khi còn học ở trường Trung học Chu Văn An nên học hỏi được nhiều về cộng sản, từ những người trực tiếp chiến đấu với CS như GS Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy, Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa, Minh Nhật Trương Dụng Khả (chú Đảng Trưởng ĐVQDĐ Trương Tử Anh), Quang Thanh Nguyễn Văn Tại (bạn chiến đấu với Đức Huỳnh Phú Sổ)…
Báo Ấn Độ, Times of India có bài phân tích về “Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông”. Bài viết cho biết, mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là, thông qua khu vực này để chiếm lĩnh tất cả các khu vực chiến lược xung quanh nó.
HỒNG KÔNG (AFP): Ba thập niên sau khi đặt chân lên bờ biển Hồng Kông khi còn là một đứa trẻ tị nạn, Võ Văn Hùng đang chiến đấu với nỗ lực trục xuất anh về Việt Nam khi anh đã kết thúc án tù dài hạn – vì tội giết người.
Những ngày này 45 năm về trước, địa ngục dần thay thế thiên đường đối với hàng triệu người Việt Nam trong đó có cô Hoàng Thị Oanh Oanh, khi đó mới 12. Cha cô bị đưa đi ‘cải tạo’ mà không hề có bất kỳ bản án nào. Phải tới 14 năm sau ông mới được tự do bán phần.
45 năm, từ làn sóng người Việt tị nạn đến Mỹ đầu tiên vào năm 1975, đến nay, cộng đồng gốc Việt tại Mỹ được xem đã khá ổn định với nhiều thành công cá nhân và trong mỗi gia đình. Trải qua nhiều đời tổng thống, bất luận đảng phái nào, người gốc Việt từng bước hội nhập rồi thăng tiến trên đất nước thứ hai của mình.
Tôi vô tình xem Video “Góc nhìn Nguyễn Ngọc Lập” (ghi ngày 19/9/2019), phát hiện vài điều hơi lạ. Sau đó tôi tìm nghe tiếp một số bài khác của ông ta để có cái nhìn chung.
Tạp chí Quê Hương dẫn lời ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết hiện tại có khoảng 4,5 triệu Việt Kiều [1]. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2019 có thể đạt 16,7 tỉ USD, chiếm khoảng 6,4% GDP [2].
Cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung, là một cộng đồng mang đặc điểm chính trị rất rõ ràng, đó là một cộng đồng chống cộng sản, không giống như các cộng đồng thiểu số khác như Ấn Độ, Mexico,… thâm chí so với cộng đồng người Tàu, những người mà một tỉ người đồng tộc của họ vẫn sống dưới chế độ cộng sản.
Tôi đã chứng kiến, đã tiếp xúc với rất nhiều ông bà, cô bác kiều bào về nước ở tuổi xế chiều. Tôi hỏi họ: “Tại sao lại quay về trong khi ở nước ngoài điều kiện y tế tốt hơn ở VN, chăm sóc, cho tới phúc lợi đều hơn hẳn?” Câu trả lời của họ luôn rất dài nhưng luôn luôn kết câu sẽ là: “Được chết trên quê hương mình. Nằm hay tan vào dòng nước quê hương, được nghe tiếng nói quê hương, nhìn thấy bầu trời quê hương trước khi nhắm mắt”.
Sau đệ nhị thế chiến, năm 1945 nước Đức bị chia làm hai, Tây Đức (Cộng hòa liên bang Đức, tự do) và Đông Đức (Cộng hòa dân chủ Đức, cộng sản). Từ đó hai bên có chiến tranh lạnh với nhau. Năm 1990, đảng cộng sản Đông Đức tan rã, Đông Đức được sáp nhập vào Tây Đức, chính quyền Tây Đức điều hành nước Đức tái thống nhất.
Sau ngày quân đội miền Bắc chiếm được Sài Gòn và toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam Cộng hòa, tướng việt cộng Trần Văn Trà tuyên bố trước toàn dân thiên hạ: không có người Việt Nam nào thắng người Việt Nam nào cả, chỉ có nhân dân Việt Nam đã thắng đế quốc Mỹ xâm lược, từ nay nhân dân Việt Nam chúng ta là một khối thống nhất, đoàn kết, thương yêu nhau để xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.
Rất chán và nhạt nhẽo để bàn tiếp thất bại của hòa hợp, hòa giải dân tộc sau 44 năm chiến tranh đã kết thúc trên quê hương Việt Nam. Nhưng sẽ hữu ích nếu những người Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam có can đảm giải thích vì sao sau bằng đó năm mà “dân tộc ta vẫn chưa hòa giải được với nhau”?
Ông Bin sinh năm 1944, nguyên là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt ở nước ngoài. Tôi kính trọng, cảm phục sau khi đã đọc nhiều bài viết của ông và bài viết về ông. Gần đây việc ông lên tiếng yêu cầu xóa bỏ kỷ luật GS Chu Hảo là rất đáng hoan nghênh. Tuy vậy sau khi đọc bài “15 năm một nghị quyết- vết thương dân tộc vẫn chưa lành” thì tôi lại muốn trao đổi với ông vài điều về nhận thức.
Sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một thiện chí – các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị của cộng sản – nhưng được tiến hành một cách kém cõi và cuối cùng là một thảm họa.
1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.
Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử…
Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối, những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…
2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sài gòn, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.
Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng … những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về.
Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “Bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đã nghỉ hưu và được gia đình bảo lãnh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đã sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức bình thường. Ai thắc mắc tuổi già còn sang Mỹ để làm gì, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.
Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L. Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ.
17 tuổi, Hoàng đã là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của mình quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đình cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo, “tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đã cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.
Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ.
Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?
4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một “ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Võ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào.
Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn… lưu vong thì không có gì là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ không còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống …lưu vong.
Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy.
Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp không chọn trước cho mình một chỗ để … lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì.
Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.
5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao…lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục – y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình… vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương bắc…
6- Ở lứa tuổi hiện nay của mình, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đã bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước.
Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta. Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?
WASHINGTON, D.C. (NV) – Nội các của Tổng Thống Donald Trump đang tái khởi động những nỗ lực để trục xuất số di dân Việt Nam vốn là những người được sống hợp pháp ở Hoa Kỳ trong nhiều thập niên qua. Nhiều người trong số họ đã trốn thoát khỏi đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.