Tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối

Phạm Quang Tuấn

9-1-2021

Có người nói rằng Twitter và Facebook xóa tài khoản của Trump là hành động “độc tài”, “trái tự do ngôn luận”.

Đôi lời cùng bạn bè

Thái Hạo

23-12-2020

Internet chưa bao giờ là cứu cánh đối với tôi, nhưng trong hoàn cảnh của xã hội kiểm duyệt này, báo chí đều là báo nhà nước, phát ngôn theo chỉ thị và không bao giờ chấp nhận những tiếng nói khác; tôi chỉ có thể thực hiện quyền và trách nhiệm con người bằng một công cụ “không chính thống” là mạng xã hội.

Việt Nam sẽ chặn Facebook?

Dương Quốc Chính

23-11-2020

Thời gian qua, VN can thiệp mạnh vào Facebook, để yêu cầu Facebook chặn tin “xấu độc”. Mấy hôm trước, ông chủ của Facebook cũng phải điều trần trước hạ viện Mỹ về việc hợp tác với một số chính quyền độc tài, trong đó có VN. Anh này xác nhận là đã phải hợp tác với chính quyền địa phương. Nhưng VN vẫn leo thang yêu sách với Facebook, đòi họ phải kiểm duyệt chặt chẽ hơn nữa, nếu không thì sẽ bị “đóng cửa” Facebook tại VN.

“Biết nghi ngờ, truy nguồn gốc và tự đánh giá” (Phần 2)

Phạm Lê Vương Các

17-11-2020

Tiếp theo Phần 1: Cách kiểm chứng thông tin

Phần 2: Phương pháp đánh giá sự việc gây tranh cãi, khó kiểm chứng thông tin

Trên thế giới thường xuyên có những vấn đề chính trị xã hội gây tranh cãi, nằm ngoài sự chứng kiến thường thấy của các bạn ở Việt Nam, chẳng hạn như phong trào Black Lives Matter (BLM) hay Antifa tại Mỹ, với hai luồng thông tin hoàn toàn trái ngược nhau.

Đừng làm hại cộng đồng bằng tin vịt!

Trịnh Hữu Long

16-11-2020

Tôi thường xuyên phải chứng kiến tin vịt lan tràn trên mạng, nhưng khá bận tâm khi có một số người rao tin vịt và người nuốt trọn những tin vịt đó lại là những người bạn tôi quý mến và một số người tôi còn nể trọng về khía cạnh nghề nghiệp.

Cán bộ và Facebook

Mai Quốc Ấn

9-10-2020

Ông Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng làm bí thư. So với ông Nguyễn Nhân Chiến, đồng cấp ở Bắc Ninh, thấy có phần cởi mở hơn.

Bluezone

Lã Việt Dũng

7-8-2020

Một số bạn nhắn hỏi về ứng dụng Bluezone, rằng nó có tác dụng gì không, có an toàn không? Trên cơ sở hiểu biết của mình, xin trả lời như sau:

Quy trình diệt phản động trên mạng

Trương Châu Hữu Danh

18-7-2020

“Các đồng chí thân mến! Nay do có đồng chí hỏi hướng xử lí của ta khi phát hiện các đối tượng phản động như thằng khốn này, thay mặt e47, bên cạnh các hoạt động diệt nick phản động, tôi xin thông báo:

QUY TRÌNH TIÊU DIỆT PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG

Chụp màn hình lại tất cả những luận điệu, câu chữ, hình ảnh… để lưu làm chứng cứ. Sau đó đối chiếu xem những chuyện đó vi phạm vào điều nào trong BLHS hoặc các văn bản luật có liên quan (Các đồng chí nào không rành, cứ đưa về đơn vị, sẽ có chuyên gia về Pháp lý hỗ trợ).

Bước kế tiếp: Xem thông tin của nó là ai, tên gì, ở đâu, làm gì… nói chung tất cả các thông tin liên quan.

Sau đó, xem nó cư trú ở địa phương nào thì cứ đúng luật viết một cái đơn tố cáo liệt kê những chuyện nó làm nộp cho Công an địa phương đó.

Về phía e47 ta: Sẽ báo cáo câu chuyện lên lãnh đạo Cục xin hướng xử lý.”

Phía trên là một cái tút quen thuộc của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Huyền – Giám đốc công ty Phượng Lộc ở 68 Nguyễn Huệ, Huyền đang là E trưởng e47, mà “bò đỏ” gọi là chính ủy. Công ty của Huyền chuyên bán “bào ngư Chile” cho gia đình quan chức vì Huyền là cháu anh Khoa (Phó chủ tịch Thành phố HCM, đã xin nghỉ sớm chờ cụ Tổng).

Lâu nay Huyền chỉ huy các nhóm kín anh em bò đỏ, chủ yếu đi còm dạo thô tục và tấn công FB anh em (nhà báo, người phản biện, lề trái, dân chủ, những người đi ngược với quyền lợi nhóm suy thoái…) bằng cách report tập thể vào bài viết.

Các bài viết bất lợi cho nhóm lợi ích, Huyền sẽ xua “bò đỏ” ra húc – trong khi anh em “bò đỏ” hầu như không biết đây là mục đích riêng.

Vài tút tiêu biểu của Huyền, xin xem dưới comment.

“Cháu anh Khoa” thường xuyên kích bò đỏ tấn công bài viết anh Trương Huy San, MC Phan Anh, Huỳnh Long, Hoàng Thế Nhân, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… Riêng tui, nhóm Huyền ưu ái tấn công khoảng hơn 100 lần!

Một trong các stt Huyền tấn công MC Phan Anh khi anh lên tiếng về chủ quyền biển đảo. Ảnh: FB Huyền Nguyễn

Trump đã phạm sai lầm gấp đôi về Twitter

Washington Post

Tác giả: Laurence H. Tribe Joshua A. Geltzer (*)

Dịch giả: Bùi Như Mai

28-5-2020

Sáng thứ Ba [26/5/2020], Tổng thống Trump tuyên bố trên Twitter, rằng Twitter đang “bóp nghẹt TỰ DO BÁO CHÍ”, do đó Twitter đang vi phạm Tu chính án thứ Nhất [về quyền tự do ngôn luận].

Đài Loan đã chống Trung Quốc bằng cách xây dựng được một hệ giá trị sống mới, gắn với tự do, dân chủ

Trịnh Hữu Long

29-5-2020

Ảnh: GB tác giả

Một số bạn ủng hộ Tổng thống Trump trừng phạt Twitter với lý do Twitter tuyển giám đốc hay nhân sự cấp cao nào đó là người Tàu. Tôi không rõ có đúng không, nhưng xin kể chuyện này ở Đài Loan để bà con tham khảo.

Twitter, miền chiến sự mới của Tổng thống Trump

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

29-5-2020

Sau khi bị Twitter dán nhãn kiểm chứng tin, Tổng thống đời thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã ký sắc lệnh giới hạn quyền tự do của các mạng xã hội.

Tự do ngôn luận theo cách hiểu của TT Donald Trump

Nhã Duy

28-5-2020

Được thành lập ngay đầu thế kỷ 19, Học viện Quân sự West Point tại New York là một trong những học viện quân sự danh tiếng và lâu đời nhất thế giới. Hơn 200 năm qua, West Point đã từng đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới, từ tổng thống, các tướng lãnh quân đội, viên chức chính phủ cao cấp cho đến phi hành gia, chủ tịch tập đoàn thương mại…

“Kiện” Facebook thế nào?

Nguyễn Vi Yên

12-5-2020

Khi Facebook bắt đầu có những động thái thỏa hiệp rõ ràng với các chính quyền độc tài, bao gồm Việt Nam [1], thì một cơ chế mới đã ra đời hòng giúp người dùng Facebook gìn giữ và bảo vệ không gian tự do của họ trên Internet.

Tồn vong chế độ hay thịnh vượng quốc gia

Nguyễn Vi Yên

22-4-2020

Chính quyền Việt Nam đối đãi với Facebook hệt như cái cách bà phó chủ tịch phường Bãi Cháy cư xử với chị gái bán rau: Muốn chặn thì chặn, muốn thả thì thả. [1]

Facebook đồng ý kiểm duyệt những nội dung chống đối Nhà nước Việt Nam

Nguyễn Vi Yên

22-4-2020

Bà Sheryl Sandberg, Giám đốc Điều hành của Facebook. Ảnh: internet

Hôm qua, nguồn tin từ nội bộ Facebook vừa tiết lộ rằng Facebook đã đồng ý đẩy mạnh việc kiểm duyệt những bài viết “chống đối nhà nước Việt Nam”, tin từ Reuters cho hay. [1]

Theo đó, các máy chủ nội địa của Facebook đặt tại Việt Nam đã bị đánh sập trong vòng khoảng bảy tuần, nguyên nhân đến từ các công ty viễn thông do nhà nước Việt Nam sở hữu. Điều này khiến cho tốc độ truy cập Facebook bị trì trệ suốt thời gian qua.

Facebook chấp nhận kiểm duyệt nội dung chính trị ở Việt Nam, sau khi bị bóp băng thông

Luật Khoa

Văn Khiêm

22-4-2020

Hai nguồn tin nội bộ của Facebook đã xác nhận với hãng tin Reuters hôm thứ Ba, rằng Facebook đã đồng ý kiểm duyệt những nội dung “chống chính quyền” tại Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền, sau khi các nhà mạng bóp băng thông truy cập vào trang mạng xã hội này.

Ném đá

LTS: Chuyện cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, lên tiếng về nước Mỹ, đã bị “ném đá” trên mạng mấy ngày qua, cho thấy có một số quan điểm khác biệt giữa những nhà hoạt động trong và ngoài nước nói riêng, cũng như sự khác biệt giữa người Việt với những người phương Tây, nói chung.

Tôi bị khuyên không viết Facebook nữa

Ngô Huy Cương

27-2-2020

Ảnh: FB tác giả

“Mặc mẹ chúng nó, viết làm gì cho mệt người ra, đi chơi cho sướng!” – một vài người bạn khuyên tôi. “Thôi không viết nữa! Viết thế người ta ghét cho à!” – người nhà tôi khuyên.

Thú thực, tôi đúng là một người bị ảnh hưởng quá sâu sắc bởi nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa trước kia, xa lắm rồi. Trong mái trường Xã hội chủ nghĩa, người ta dạy tôi phải yêu nước, thương nòi: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; người ta dạy tôi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xả thân vì sự nghiệp cách mạng; người ta dạy tôi sống là phải đấu tranh: “Đấu tranh là lẽ sống” hay “sống là đấu tranh”; người ta dạy tôi phải biết thương yêu, quí trọng những người lao khổ; người ta dạy tôi mỹ học với những phạm trù “cái đẹp”, “cái cao thượng”; người ta dạy tôi thật thà, dũng cảm…

Báo cáo về phản ứng của người sử dụng web trước cái chết của Lý Văn Lượng và các kiến nghị liên quan

Đặng Sơn Duân

8-2-2020

Tranh: Đỗ Dũng (DAD)

(Một báo cáo đặc biệt từ Viện nghiên cứu thông tinh tình báo internet Word Emotion của công ty tư nhân Warming High-Tech về phản ứng của cư dân mạng Trung Quốc đã bị rò rỉ trên mạng.

Đây là báo cáo được soạn cho “các cơ quan trung ương hữu quan”, phân tích phản ứng dư luận sau cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng và cung cấp các kiến nghị chích sách.

Warming High-Tech, một dạng công ty social listening cấp cao là tai mắt cho chính phủ, vốn khẳng định họ sử dụng “công nghệ trí tuệ nhân tạo để phát hiện cảm xúc quần chúng”. Công ty này khẳng định nhiệm vụ của họ là “giải quyết các vấn đề khó khăn nhất cho các cơ quan quan trọng nhất của Trung Quốc”.

Não trạng người cộng sản

Larry De King

10-11-2019

Ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là một ngôi sao sáng của quân đội nhân dân Việt Nam, mang lon thiếu tướng. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm luôn CEO của Việt teo (Viettel), một tập đoàn viễn thông lớn do quân đội làm chủ.

Ở Việt Nam Việt teo là người khổng lồ, người Việt nào nghe nói đến cũng đều teo. Khi quân đội làm kinh tế với nguồn hổ trợ vô tận từ chính phủ, lại mang cái mác quân đội nhân dân nữa thì bố thằng nào dám cạnh tranh, không thành công mới lạ. Từ đó ông Hùng nổi lên như một ngôi sao.

Làm mạng xã hội để làm gì?

Dương Ngọc Thái

15-10-2019

Ngày Google+ sập tiệm, bạn tôi nhắn tin hỏi không biết bao giờ mới tới lượt Việt+. Hỏi phong long vậy thôi, ai ngờ bây giờ Ban Tuyên giáo TW lại đẻ ra mạng VCNet. Tôi đoán Vờ Cờ nghĩa là Việt Cộng, một cái tên đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng nghe đồn ban đâu tên là Vờ Cờ Lờ, nhưng sau đó, vì cái Lờ đã bị cấm ở Việt Nam, thế là chỉ còn lại Vờ Cờ.

Cách ứng xử kỳ lạ của chính quyền

Save Tam Đảo

10-10-2019

Hình ảnh phản chiếu từ dòng suối ở Rừng Ma – Ao Dứa. Ảnh: internet

Vậy là kể từ bài đầu tiên của báo PNOL đến nay cũng hơn hai tuần, hai cơ quan trực tiếp nhất liên quan đến các văn bản của dự án Tam Đảo II là Bộ TN&MT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc chưa có bất cứ một động thái nào, bất chấp dư luận phản ứng của dự luận.

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tin chính thống

Lê Nguyễn Duy Hậu

3-10-2019

Có lẽ giới tuyên giáo mới là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ “fake news” bằng việc chia thông tin thành “tin chính thống” và các loại tin khác (bây giờ thì gọi là lề trái và lề phải).

Anh Hùng 4T cũng đặt câu hỏi: “Tại sao người Việt Nam chúng ta không nghĩ rằng có nhiều Steve Job Việt Nam?”

Đoàn Bảo Châu

17-9-2019

Trước hết phải công nhận rằng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có tinh thần lạc quan, thích nói những lời tích cực, có cánh. Là cấp trên, việc động viên khuyến khích những doanh nghiệp, tài năng của đất nước là tốt nhưng sẽ có giá trị hơn nữa nếu anh Hùng biết chỉ ra bằng cách nào mà người Việt Nam “có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm” hay tạo ra được nhiều Steve Job Việt Nam.

Người thầy vẫn lặng lẽ lên đồn sớm trưa – Từng giờ, giọt mồ hôi rơi đầy biên bản

Đặng Nguyên Triết

16-8-2019

Thầy giáo Đặng Nguyên Triết là giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: FB tác giả

Sáng nay, đúng hẹn lại lên, mình lại son phấn lên đồn theo lời mời của các anh em thanh tra bên công an. Anh phó chánh thanh tra khen mình nhìn trẻ hơn trên facebook nhiều. Không thấy ảnh khen mình đẹp trai. Chắc mình không phải gout của anh. Ngược lại, ba anh tiếp mình đều to con, cao ráo, đúng gout mình.

Đối diện với “Đối diện”

Nguyễn Thông

8-8-2019

Nghe những ông tướng tá, giáo sư tiến sĩ này nọ ra cái điều thông tỏ ta đây hiểu biết, lý luận rằng mạng xã hội đã bị thế lực thù địch lợi dụng, thông tin tầm bậy, đồn nhảm, fake news, v.v.., thấy mắc cười. Một ông tướng còn lấy ví dụ thời gian qua có không ít tin nhảm về sức khỏe lãnh đạo đảng nhà nước, gây hoang mang trong dân chúng, thực ra thì lãnh đạo vẫn… sống, sự xuất hiện của lãnh đạo là cái tát vào mồm bọn xằng bậy.

Quách Duy – Võ Văn Thưởng: 1-1

Blog VOA

Trân Văn

5-8-2019

Quách Duy, chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM. Nguồn: FB nhân vật

“Cầu thủ” Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy khối Dân Chính Đảng TP.HCM thuộc “Đội CHỈNH ĐỐN ĐẢNG” vừa thực hiện thành công cú phạt đền, sút vào lưới “Đội THEO ĐẢNG”, gỡ hòa 1-1, trong trận đấu thuộc khuôn khổ “Giải TIN YÊU ĐẢNG” diễn ra trên “sân CHỐNG THAM NHŨNG”.

Các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ đang giúp Trung Quốc giám sát công dân như thế nào?

The Intercept

Tác giả: Ryan Gallagher

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

11-7-2019

Một tổ chức Mỹ, do hai tập đoàn công nghệ khổng lồ Google và IBM thành lập, đang hợp tác với một công ty Trung Quốc để giúp chính phủ độc tài Trung Quốc theo dõi hàng loạt công dân của họ, The Intercept tiết lộ.

The OpenPOWER foundation – một tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên ban quản trị Google và IBM điều hành với mục đích “thúc đẩy sáng tạo” – đã thiết lập sự hợp tác giữa IBM, công ty Trung Quốc Semptian và nhà sản xuất chíp Xilinx của Mỹ. Họ cùng làm việc để cải tiến một loạt các bộ vi xử lý, cho phép máy vi tính phân tích số lượng dữ liệu lớn, hiệu quả hơn.

Theo nhiều nguồn tin và tài liệu, Semptian có trụ sở tại Thâm Quyến, đang sử dụng các thiết bị để tăng cường khả năng giám sát trực tuyến và công nghệ kiểm duyệt mà họ cung cấp cho các cơ quan an ninh vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Một nhân viên của công ty cho biết, công nghệ của họ dùng để giám sát hoạt động internet của 200 triệu người.

Semptian, Google và Xilinx đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Trong một bản tuyên bố, Open POWER Foundation cho biết họ “không dính líu, hay dò hỏi thông tin về các chiến lược kinh doanh cá nhân, mục tiêu và hoạt động của các thành viên của mình”, do luật cấm độc quyền và cạnh tranh. Một phát ngôn viên của IBM nói rằng công ty ông “không cộng tác với Semptian về việc phát triển công nghệ”, nhưng từ chối trả lời các câu hỏi kế tiếp. Một nguồn tin thân cận với các hoạt động của Semptian cho biết, Semptian đã làm việc với IBM thông qua một nền tảng đám mây hợp tác tên là Super Vessel, được một đơn vị nghiên cứu của IBM bảo trì ở TrungQuốc.

Thượng nghị sĩ Mark Warner (đảng Dân chủ, bang Virginia), Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, nói với The Intercept rằng ông đã phát hoảng trước những tiết lộ này. Ông Warner nói: “Điều đáng lo là Trung Quốc đã tuyển dụng thành công các công ty và các nhà nghiên cứu Tây phương hỗ trợ họ trong nỗ lực kiểm soát thông tin”.

Anna Bacciarelli, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng, quyết định làm việc với Trung Quốc của OpenPOWER Foundation đã dấy lên câu hỏi về việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế của tổ chức này. Ông nói: “Tất cả các công ty phải có trách nhiệm thực hiện nhân quyền trong mọi hoạt động và các chuỗi cung ứng của họ”; “ kể cả thông qua quan hệ đối tác và hợp tác”.

Semptian tự giới thiệu công khai như một công ty phân tích “dữ liệu lớn”, làm việc với các nhà cung cấp internet và các viện giáo dục. Tuy vậy, trên thực tế, một phần trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty Trung Quốc này lại do một công ty bình phong tên là INext đảm trách, chuyên bán các công cụ giám sát và kiểm duyệt internet cho các chính phủ.

INext dùng chung các văn phòng với Semptian ở Trung Quốc, trên tầng 8 trong một cao ốc tại  Nanshan, một quận sầm uất ở Thâm Quyến. Semptian và INext cùng có chung 200 nhân viên và một người sáng lập, Chen Longsen.

Sau khi nhận được những lời mách bảo từ nhiều nguồn tin bảo mật về vai trò của Semptian trong việc giám sát hàng loạt, một phóng viên đã liên lạc với công ty bằng cách sử dụng tên giả và đóng vai một khách hàng tiềm năng. Đáp lại, một nhân viên của Semptian đã gửi một tài liệu, cho thấy, công ty – dưới vỏ bọc INext – đã phát triển một hệ thống giám sát hàng loạt có tên Aegis. Hệ thống này có thể “lưu trữ và phân tích dữ liệu không giới hạn”.

Công ty tuyên bố Aegis có thể cung cấp “một tầm nhìn toàn diện về thế giới ảo”, cho phép các gián điệp của chính phủ nhìn thấy “các kết nối của mọi người”, gồm cả “thông tin về vị trí của họ trong nước”.

Các tài liệu cho thấy, hệ thống cũng có thể ngăn chặn các thông tin nhất định trên internet, kiểm duyệt những nội dung mà chính phủ không muốn công dân xem.

Theo hai nguồn tin thân cận với công việc của Semptian, thiết bị Aegis được cài đặt trong hệ thống điện thoại và mạng lưới internet, cho phép chính phủ của nước này bí mật thu thập hồ sơ e-mail của mọi người, các cuộc gọi điện thoại, văn bản tin nhắn, địa điểm điện thoại di động và lịch sử quá trình truy cập mạng.

Các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc sử dụng công nghệ này nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư ủng hộ dân chủ và những người chỉ trích chế độ của chủ tịch Tập Cận Bình, các nguồn tin khác cho biết như vậy với điều kiện phải giấu tên vì lo sợ bị trả thù.

Một đại diện của Semptian tuyên bố trong email, rằng hệ thống giám sát hàng loạt Aegia đang giải quyết một số lượng dữ liệu cá nhân rất lớn, trên khắp cả nước.

Không có giới hạn. Chúng tôi đang xử lý hàng ngàn Tbps (terabits mỗi giây) tại Trung Quốc, với hơn 200 triệu dân”, Zhu Wenying, một nhân viên của Semptian viết như vậy trong một tin nhắn hồi tháng Tư.

Theo ước tính, có khoảng 800 triệu người dùng internet ở Trung Quốc. Nếu con số của Zhu chính xác thì Semptian đang theo dõi ¼ tổng số người truy cập mạng trên toàn quốc. Số lượng dữ liệu hàng ngàn terabits mỗi giây mà các hệ thống của họ đang xử lý rất đáng kinh ngạc. Một kết nối internet có 1000 terabits mỗi giây có thể truyền 3,75 triệu giờ video với độ phân giải cao mỗi phút.

Joss Wright, nghiên cứu viên cao cấp tại Oxford Internet Institute, cho biết, “trên thế giới không có nhiều hệ thống có khả năng tiếp cận rộng lớn như vậy”. Có thể Semptian đã thổi phồng con số, Wright nói. Tuy nhiên, ông nói thêm, về mặt công nghệ, một hệ thống có khả năng khai thác số lượng dữ liệu lớn như vậy là điều khả thi. Wright nói: “Câu hỏi đặt ra là việc giải quyết dữ liệu của mọi người diễn ra như thế nào. Nhưng cho dù định nghĩa hàm chứa ý nghĩa nào thì đây vẫn là một nỗ lực giám sát rộng lớn”.

Hai nguồn tin thân cận với Semptian cho biết, thiết bị của công ty không thu thập và lưu trữ dữ liệu của hàng triệu người một cách tình cờ. Thay vào đó, theo các nguồn tin, thiết bị hiển thị các thông tin liên lạc khi chúng truyền qua điện thoại hay internet và nó có thể lọc ra các thông tin liên quan đến các từ, cụm từ nhất định hay con người cụ thể, nằm trong tầm ngắm.

Đáp lại lời yêu cầu, Zhu đã đồng ý gửi một video có thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của Aegis với điều kiện phóng viên ký một thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Intercept công bố một đoạn ngắn trong cuốn video dài 16 phút vì mức độ quan trọng đặc biệt của công chúng trong nội dung cuốn băng. Đoạn băng cho thấy hàng triệu người ở Trung Quốc đang bị chính phủ theo dõi như thế nào. Intercept đã xóa những thông tin có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Xem video: How U.S. Tech Giants Are Helping to Build China’s Surveillance State

Video của Semptian trình chiếu phương cách hệ thống Aegis theo dõi sự di chuyển của người dân. Nếu nhân viên tổng đài của chính phủ nhập vào số điện thoại của một người, Aegia có thể cho biết thiết bị đã ở đâu trong khoảng thời gian nhất định: ba ngày qua, tuần lễ vừa rồi, tháng trước hoặc lâu hơn.

Cuốn video hiển thị bản đồ Trung Quốc đại lục và có thể phóng to để theo dõi một người ở Thâm Quyến khi người này đi trong thành phố, từ phi trường, băng qua công viên và các khu vườn, đến trung tâm hội nghị, đến khách sạn và qua các văn phòng của công ty dược phẩm.

Công nghệ này cũng cho phép nhân viên chính phủ truy tìm ngay tên người vừa gửi tin nhắn, địa chỉ e-mail, tài khoản mạng xã hội, người tham gia diễn đàn, người viết blog hay các nhận dạng khác như mã IMSI của điện thoại di động hay địa chỉ MAC của máy tính, một dãy số riêng liên kết với từng thiết bị.

Trong nhiều trường hợp, dường như hệ thống có thể thu thập toàn bộ nội dung cuộc giao tiếp, chẳng hạn như thu âm điện thoại hoặc một phần nội dung văn bản tin nhắn, không chỉ siêu dữ liệu, cho thấy người gửi và người nhận e-mail và số điện thoại của người gọi vào lúc nào. Hệ thống có thể truy cập toàn bộ nội dung tin nhắn hay không còn tùy thuộc vào việc nó có được bảo vệ bằng mã hóa mạnh hay yếu.

Zhu, nhân viên của Semptian, viết trong e-mail rằng, công ty có thể cung cấp cho các chính phủ bản cài đặt Aegis với khả năng giám sát hoạt động internet của 5 triệu người với chi phí từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đô la. Để nghe lén các thông tin liên lạc khác, chi phí sẽ cao hơn. Zhu nói: “Nếu chúng tôi thêm các cuộc gọi điện thoại, SMS, địa điểm, thì phải thêm từ 2 đến 5 triệu tùy theo mạng”.

Tháng Chín năm 2015, Semptian gia nhập the OpenPOWER Foundation, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ IBM và Google. Đương kim chủ tịch của tổ chức là Michelle Rankin (IBM) và giám đốc là Chris Johnson (Google).

Đăng ký tại New Jersey với tư cách một tổ chức “cải tiến cộng đồng”, OpenPOWER Foundation cho biết, mục đích của họ là chia sẻ những tiến bộ trong việc xây dựng mạng, máy chủ, lưu trữ dữ liệu và công nghệ xử lý. Theo trang web của mình, tổ chức này mong muốn “các trung tâm dữ liệu hiện nay phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận công nghệ”, đồng thời “thúc đẩy sáng tạo và cống hiến nhiều chọn lựa hơn trong ngành”.

Semptian hưởng lợi do hợp tác với các công ty Mỹ, được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành và công nghệ mới. Công ty Trung Quốc tự hào trên trang web của mình là họ đang “tích cực làm việc với các công ty tầm cỡ trên thế giới như IBM và Xilinx”; họ tuyên bố Semptian là công ty duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể cung cấp cho khách hàng các thiết bị xử lý dữ liệu mới, được phát triển với sự trợ giúp của các công ty Hoa Kỳ.

Năm ngoái, trên trang web của mình, OpenPOWER Foundation tuyên bố đó là “niềm vui” khi Semptian cộng tác với IBM, Xilinx và các tập đoàn khác của Mỹ. Tổ chức này cho biết họ cũng “làm việc với một số trường đại học và viện nghiên cứu lớn ở Trung Quốc”. Hồi tháng 12, các giám đốc điều hành của OpenPOWER tổ chức một hội nghị cấp cao ở Bắc Kinh, trong khách sạn 5 sao Sheraton Grand Hotel, tại quận Đông Thành của thành phố. Các đại diện Semptian được mời tham dự và đã giới thiệu với các đồng nghiệp Mỹ công nghệ phân tích video mới, mà họ đang phát triển cho nhiều mục đích, trong đó có cả việc “theo dõi công luận”, một nguồn tin thuật lại với Intercept như vậy.

Không rõ lý do tại sao các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ lại chọn cộng tác với Semptian. Quyết định này có thể là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và tiếp cận gần hơn với một thị trường đem lại lợi nhuận, ở một quốc gia Đông Nam Á. Phát ngôn viên của OpenPOWER đã từ chối trả lời các câu hỏi về chuyện tổ chức này làm việc với Semptian và chỉ nói rằng, “công nghệ có sẵn từ trước, thông qua tổ chức là mục đích chung, có thể tìm mua trên thị trường toàn cầu và không cần giấy phép xuất khẩu của Hoa Kỳ”.

Elsa Kania, một thành viên cao cấp tại Center for a New American Security, viện nghiên cứu chính sách, nói rằng, trong một số trường hợp, hợp tác kinh doanh và học thuật giữa các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc là quan trọng và có giá trị, nhưng “khi một công ty được biết có dính líu chặt chẽ đến việc kiểm duyệt và giám sát và đồng lõa vi phạm nhân quyền trầm trọng thì rất đáng lo ngại”.

“Tôi hy vọng các công ty Hoa Kỳ có thủ tục nghiêm ngặt xem xét về mặt đạo đức trước khi tham gia”, Kania nói, nhưng đôi khi, đó có vẻ như là chính sách “đừng hỏi, đừng kể – lợi nhuận đặt trên đạo đức”.

Semptian, thành lập năm 2003, là đối tác khả tín của chính phủ Trung Quốc trong nhiều năm. Chế độ này đã tặng cho công ty status “National High Tech Enterprise”, điều này có nghĩa là nó đã vượt qua những đánh giá và kiểm toán do bộ khoa học và công nghệ thực hiện. Chính phủ ưu đãi các công ty nhận được status đặc biệt này bằng hình thức giảm thuế và những hỗ trợ khác.

Năm 2011, tạp chí Der Spiegel của Đức đã có một bài viết nhấn mạnh đến mối quan hệ thân thiết giữa Semptian và nhà nước Trung Quốc. Công ty đã giúp chính phủ thiết lập những hình trạng của Trung Quốc, cái gọi là Great Firewall, một hệ thống kiểm duyệt internet, ngăn chặn các trang web mà đảng Cộng Sản không ưa thích, chẳng hạn như các trang nói về vấn đề nhân quyền và dân chủ. “Công nghệ kiểm soát mạng của Semptian được sử dụng trong một số thành phố lớn ở Trung Quốc”, Spiegel tường thuật vào thời điểm đó.

Năm 2013, Semtian bắt đầu quảng cáo sản phẩm của mình khắp thế giới. Các đại diện công ty đến Âu Châu, xuất hiện trong hội chợ về an ninh được tổ chức tại một hội trường phía Đông-Bắc Paris. Trong dịp đó, theo các tài liệu, Semptian đã cho các viên chức chính phủ quốc tế cơ hội sao chép mô hình internet Trung Quốc bằng cách mua “National Firewall”, cái mà công ty cho biết có thể “ngăn chặn những thông tin không mong muốn từ internet”.

5 rủi ro khi dùng mạng xã hội Việt Nam

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

24-7-2019

Năm nay sẽ có năm mạng xã hội Việt Nam ra đời, do doanh nghiệp tư nhân làm.

Đó là tuyên bố của Bộ Thông tin – Truyền thông do ICT News đưa tin ngày 23/7/2019.

Cùng ngày, mạng xã hội Gapo ra mắt (dù không lâu sau đã phải đóng cửa để xử lý sự cố kỹ thuật). Còn trước đó vài hôm thì trưởng ngành thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thay Facebook, Google với một “triết học khác”.

Triết lý của mạng xã hội là gì?

Huỳnh Ngọc Chênh

24-7-2019

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng bộ 4T. Photo Courtesy

Vào năm 2006, tổng biên tập báo Thanh Niên hồi đó là ông Nguyễn Công Khế giao tôi sáng lập và phụ trách tờ báo mạng Thanh Niên Online (TNO).