Pha đánh bóng vô tiền khoáng hậu!

Nguyễn Xuân Diện

12-7-2024

Bình luận từ Tiếng Dân: Cuối bài này, tác giả Nguyễn Xuân Diện than thở: “Tôi năm nay gần 60 tuổi, đọc sách mấy chục năm mà chưa từng thấy chuyện như thế này!” Có lẽ tác giả chưa đọc sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T. Lan, hay “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, nên mới than thở như vậy.

Trương Văn Dũng

Tưởng Năng Tiến

11-7-2024

Dự án kênh đào Phù Nam Techo: Danh mục những mối quan ngại tiềm tàng

Phạm Phan Long

11-7-2024

Campuchia có kế hoạch xây dựng kênh đào Funan Techo Canal (FTC) dài 180 km (110 dặm) từ thủ đô Phnom Penh đến bờ biển trên Vịnh Thái Lan, một dự án trị giá 1,7 tỷ USD, nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam.

Lê Duẩn (07/04/1907 – 10/07/1986)

Tưởng Năng Tiến

5-7-2024

Thư gửi luật sư Đặng Đình Bách ở trại giam Thanh Chương, Nghệ An

Thục Quyên

3-7-2024

LGT: Luật sư Đặng Đình Bách, 46 tuổi, là một luật sư về quyền môi trường và là giám đốc tổ chức phi chính phủ có tên Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Ngày 24-6-2021, ông đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam về tội “trốn thuế”. Hiện ông Bách đang bị giam giữ tại trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghê An. Sau đây là bức thư của bà Thục Quyên gửi cho LS Đặng Đình Bách:

Chuyện quanh Hội Nhà văn hồi trước ngày 30-4-1975

Vương Trí Nhàn

2-6-2024

1974

Ngày 30/6

Cùng một lúc, trong văn học có từng này chuyện. Thứ nhất Cây táo ông Lành in Văn nghệ 1-6. Coi như phạm húy. Và bắt đầu thì cũng bằng đồn thổi. Người ta suy ra: Tại sao lại có sự trùng hợp đến kỳ lạ giữa các tên tuổi. Rồi những chi tiết tổ kiến, cái nhà đổ…

Ai thực sự là người viết luận án của ông Vương Tấn Việt?

Khanh Duy/ LCKH

28-6-2024

Hồ sơ bảo vệ luận án của ông Vương Tấn Việt công bố trên Chuyên trang Luận văn – Luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm 6 tài liệu: https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.33&view=38582

Trần Hoài Thư, người lính già không bao giờ chết!

Hồ Phú Bông

26-6-2024

Old soldiers never die”, Trần Hoài Thư

Ngộ nhận về ngày 21 tháng 6

Phạm Đình Trọng

25-6-2024

Đang trong thời nhiễu loạn; thật, giả, mọi giá trị bị đảo lộn. Xã hội ta hôm nay có quá nhiều ngộ nhận, một ngộ nhận ngày càng lan rộng rồi được nhìn nhận như một sự thật lịch sử hiển nhiên: Ngộ nhận ngày 21 tháng sáu là ngày nhà báo Việt Nam. Rực rỡ hoa tươi, thơm thảo quà cáp tưng bừng ở các tòa báo mừng ngày nhà báo Việt Nam. Tràn ngập những lời hoa mỹ trong không gian mạng rộn ràng xưng tụng ngày nhà báo Việt Nam, 21 tháng sáu!

Của cha và con, giấc mơ ngày đoàn tụ

Ngô Thế Vinh

24-6-2024

Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Hoa lạc thiền môn

Thái Hạo

20-6-2024

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Nguồn: VNN

Ngày hôm qua, nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã trút hơi thở cuối cùng, từ giã cõi ta bà để đi về miền mây trắng.

Biến động nhân sự cấp cao ở Trung ương

Nông Văn Tiềm

6-6-2024

Cuộc chiến ở cung đình Cộng sản Việt Nam đang từ từ đi vào hồi kết. Phe công an đang chiếm thế thượng phong. Các phe khác thúc thủ, chờ cơ hội phản công, nhưng xem ra sức tàn lực kiệt, khó có khả năng xoay chuyển tình thế.

Phe thắng cuộc

Mọi người đều biết rằng, ông Tô Lâm chính là đạo diễn kịch bản có một không hai trong lịch sử đảng CSVN, khi ông ta lần lượt “cưa” ghế của bốn nhân vật chóp bu: Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai để ông ta nhảy lên ngồ ghế chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

Là nhân vật A2, Tô Lâm chắc chắn hưởng suất “nhân sự đặc biệt” để vào tiếp tại đại hội đảng khóa 14. Tuy nhiên, tham vọng của Tô Lâm chưa dừng lại ở đây, cái đích mà ông ta nhắm tới là ghế A1 – Tổng bí thư. Vì vậy, mọi chướng ngại vật trên đường đua, cần phải bị dỡ bỏ.

Sau khi Vương Đình Huệ bị “cưa” ghế, rời chính trường về quê nuôi mẹ già ở Nghệ An và Tô Lâm đăng quang chủ tịch nước, cục diện cung đình thay đổi chóng mặt.

Trong nhóm chóp bu, lãnh đạo chủ chốt hiện nay được mặc định là nhóm gồm 6 nhân vật: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trần Thanh Mẫn, Lương Cường và Lê Minh Hưng.

Ảnh: Sáu nhân vật chóp bu: Từ trái qua: Cường, Chính, Trọng, Lâm, Mẫn, Hưng. Nguồn ảnh: TTXVN

Nguyễn Phú Trọng hiện nay nằm viện 108, không dự họp quốc hội, không có mặt tại các sự kiện quan trọng gần đây ở trụ sở Trung ương đảng. Các đồ đệ của ông ta là Huệ, Thưởng, Mai đã bị đốn ngã, ông Trọng hiện giờ xem như chỉ còn là biểu tượng, mà không có quyền lực.

Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Lê Minh Hưng cùng một phe và là phe mạnh nhất hiện tại, tạm gọi họ là “phe thắng cuộc”.

Trần Thanh Mẫn là nhân vật trung dung, không có gì nổi trội. Mẫn được đôn lên ghế chủ tịch Quốc hội, chẳng khác gì “buồn ngủ gặp chiếu manh”, do Vương Đình Huệ bị phế bỏ, Trương Thị Mai bỏ cuộc chơi vì quá mệt mỏi, nhân sự “trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị” không còn ai. Hơn nữa, đưa Mẫn lên, mang tính cơ cấu vùng miền, có đại diện Nam Bộ trong tứ trụ.

Trần Thanh Mẫn có nhiều “tì vết” trong quá khứ, giờ khôn ngoan thì ngồi im hưởng lộc, nếu không thì sẽ bị nghiền nát.

Còn Lê Minh Hưng thì sao? Hưng quê Hà Tĩnh, nhưng từ lâu đã là người của phe công an. Hơn chục năm qua, Hưng công tác trong ngành công an.

Hưng là con trai Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công an giai đoạn 1996-2002. Tốt nghiệp cử nhân tiếng Pháp từ trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Hưng được tuyển vào Bộ Công an, thuộc biên chế của Cục Tình báo Đối ngoại. Sau đó Hưng được biệt phái, cài cắm sang làm chuyên viên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Vụ Quan hệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lê Minh Hưng có hai anh trai:

– Trung tướng Lê Minh Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam.

– Thiếu tướng Lê Minh Hà, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2022-2025.

Cả hai anh trai của Hưng đều nhờ ơn Tô Lâm nâng đỡ, đưa lên. Vì vậy từ lâu, Hưng đã là người của “phe thắng cuộc”.

Lương Cường phe quân đội, từng là Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng (BQP) khoá 12. Tại đại hội 13, khi Ngô Xuân Lịch nghỉ, Lương Cường gần như chắc chắn nhận suất bộ trưởng BQP. Tuy nhiên, vì uy tín thấp nên Hội nghị cán bộ chủ chốt quân đội đã gạch Lương Cường và bầu cho Phan Văn Giang. Giang vượt qua Cường, vào Bộ Chính trị khoá 13, nắm ghế bộ trưởng BQP. Lương Cường cay lắm, nhưng đành thúc thủ.

May cho Cường là bà Mai bỏ cuộc, do hết người nên ông Trọng đành đưa Cường ngồi vào ghế Thường trực Ban Bí thư. Lương Cường cũng có nhiều “tì vết”, nên biết thân biết phận, ngồi im đó mà hưởng đặc quyền đặc lợi đến đầu năm 2026.

Cặp Tô Lâm – Phạm Minh Chính hiện đang làm chủ cuộc chơi. Cán cân quyền lực đang nghiêng hẳn về họ. Bốn nhân vật được bổ sung vào Bộ Chính trị tại hội nghị Trung ương 9 vừa qua là Lê Minh Hưng và Đỗ Văn Chiến thuộc “phe thắng cuộc”, Lương Cường và Nguyễn Trọng Nghĩa thì đã bị “phe thắng cuộc” nắm thóp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn làm chủ tình hình.  Trong một diễn biến hôm 28-3-2024, con rể của ông Chính là Hoàng Ngọc Phương đã thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietinBank để chuyển sang làm thư ký của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tảo thanh

Tình hình nhân sự cấp cao hiện đang rất “nóng”. Những thông tin rò rỉ gây bất ngờ đối với những người quan tâm tới thời cuộc.

Lê Minh Khái có thể sắp bị “cưa” ghế phó thủ tướng, xin thôi tất cả các chức vụ để về quê. Khái là đệ tử ruột của Vương Đình Huệ từ hồi Huệ còn ngồi ghế Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Thay Khái sẽ là Lê Thành Long, bộ trưởng Bộ Tư pháp và là đồng hương xứ Thanh của Phạm Minh Chính.

Trần Lưu Quang cũng sẽ rời ghế Phó Thủ tướng để nắm ghế Trưởng Ban Kinh tế Trung ương hiện đang bỏ trống. Quang đang đà đi lên, được quy hoạch vào Bộ Chính trị khoá 14.

Thay Trần Lưu Quang là nhân vật gốc Huế, Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đảng.

“Xô viết Nghệ Tĩnh” là địa danh nức tiếng và lừng danh về phong trào cách mạng. Đảng Cộng sản có 12 nhân vật làm Tổng bí thư, thì Nghệ Tĩnh góp mặt bốn nhân vật: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập.

Bộ trưởng Bộ Công an khét tiếng trong lịch sử cũng là người xứ Nghệ: Trần Quốc Hoàn.

Khoá 13 có 200 Uỷ viên Trung ương, Hà Tĩnh chiếm 12, Nghệ An chiếm 14. Bộ Chính trị có 18 thành viên, thì Nghệ Tĩnh được 4: Nghệ An 3, Hà Tĩnh 1.

Nhưng từ khi các trận đấu đá, tranh giành quyền lực diễn ra, phe Nghệ Tĩnh bị đánh cho tan nát. Hiện “phe thắng cuộc” đang tập trung tài liệu, chứng cứ sai phạm để “bứng” Trần Hồng Hà ra khỏi cái ghế Phó thủ tướng. Kinh hoàng hơn, nhiều hướng tấn công đang nhắm vào Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Cả Hà và Tú đều là dân Hà Tĩnh.

Đánh cờ trong bóng tối

Không để rơi vào cái kết tệ hại như Trần Đại Quang, nên Tô Lâm đã tính trước các nước cờ. Trần Quốc Tỏ, em trai Trần Đại Quang, mặc dù là thứ trưởng thường trực, nhưng không có thực quyền. Các chức danh Thủ trưởng Cơ quan An Ninh điều tra, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, đều do người của phe Tô Lâm nắm.

Khi lên vị trí A2, ngồi ghế chủ tịch nước, Tô Lâm vẫn quyết giành ghế Bộ trưởng Công an cho đàn em số 1 là Lương Tam Quang.

Một đàn em khác của Tô Lâm là tướng Nguyễn Duy Ngọc, được đưa lên Chánh Văn Phòng Trung ương đảng. Một Uỷ viên Trung ương “vé vớt” như Ngọc lại ngồi ghế thủ trưởng. Trong khi đó, Nguyễn Đắc Vinh quê Nghệ An, Uỷ viên Trung ương ba khoá 11, 12, 13 lại làm cấp phó cho Nguyễn Duy Ngọc!

Sắp tới, thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ bổ nhiệm hai tân thứ trưởng Bộ Công an thay cho Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc. Một người là đệ tử của Phạm Minh Chính là Nguyễn Ngọc Lâm; người còn lại là đệ tử của Tô Lâm, tướng Phạm Thế Tùng.

Bàn cờ chính trị Việt Nam, được các cao thủ lão luyện giấu mặt, ra tay sắp đặt quá hoàn hảo. Giới theo dõi chính trường kháo nhau, ông Nguyễn Phú Trọng đã thua hoàn toàn trong ván cờ cân não này!

Từ nay đến đại hội 14, mọi thế đánh đều phụ thuộc vào cách chơi nhanh hay chậm của phe thắng cuộc mà thôi.

Huy Đức đi đâu?

Phạm Xuân Nguyên

3-6-2024

LGT của Tiếng Dân: Cho đến thời điểm này, đã ba ngày trôi qua nhưng người thân và gia đình của nhà báo Huy Đức vẫn không liên lạc được với ông. Họ không biết ông đi đâu, hiện đang ở đâu, có còn ở trong nước hay không, bởi ông đã “biến mất” một cách bí ẩn từ sáng 1-6 đến nay, mà không để lại bất kỳ dấu vết nào.

Nạn “kiêu binh” dưới triều đại Nguyễn Phú Trọng

Thu Hà

2-6-2024

Từ vua Lê, chúa Trịnh

Sử Việt chép rằng, thời Lê Trung Hưng, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực thật sự nằm trong tay chúa Trịnh. Tuy nhiên còn có một lực lượng khác từng thao túng cả vua Lê lẫn chúa Trịnh, thậm chí thế lực này còn quyết định chọn người lên ngôi, hoàn toàn thao túng Triều đình, đó chính là lực lượng kiêu binh.

Tương lai Donald Trump sau phán quyết của tòa New York

Đỗ Kim Thêm

1-6-2024

Ảnh chụp Trump rời tòa New York sau khi bị tìm thấy có tội. Nguồn: Justin Lane/ AP

Tranh vòng tứ kết

Lê Minh Nguyên

26-5-2024

Chính trường của đảng CSVN trong 19 tháng tới, từ bây giờ cho tới Đại Hội 14 (ĐH14), còn lại bốn người tranh chức tổng bí thư (TBT). Đó là: Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường.

Cuộc đua vào các chức vụ hàng đầu ở Việt Nam: Ứng viên mới, thách thức cũ

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trúc Lam, chuyển ngữ

21-5-2024

Việt Nam đã thực hiện hai vụ thay ghế ở hàng chóp bu. Nhưng câu hỏi là, ứng viên nào sẽ nắm ghế Tổng bí thư kế tiếp của đất nước.

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành

20-5-2024

Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 bế mạc vào buổi sáng 18-5-2024, nhưng dư âm “hậu trường” hội nghị vẫn còn đó những dư luận xôn xao.

Hồ Kỳ Minh, “ông Trời con” ở Đà Nẵng

Sông Hàn

17-5-2024

Tệ nạn mua quan, bán chức, bảo kê, phe nhóm chính trị, đã và đang lan rộng từ địa phương đến trung ương. Vấn nạn này gây nhức nhối, phẫn nộ trong hàng ngũ đảng viên các cấp. Đà Nẵng là một điển hình về tệ nạn này, có thể thấy rõ qua trường hợp của Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh.

Tin nóng về Hội nghị Trung ương 9 sắp diễn ra

Lê Văn Đoành

14-5-2024

Còn hai ngày nữa Hội nghị Trung ương 9 mới diễn ra, nhưng càng gần đến gần sự kiện quan trọng này, thông tin trên mạng xã hội càng bị nhiễu loạn. Nhiều tin hỏa mù đã được tung ra từ các phe; vì vậy, để tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi xin được xác nhận một số tin mà chúng tôi đã kiểm chứng sau đây:

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

12-5-2024

Ảnh chụp Chỉ số Thượng tôn Pháp luật năm 2023 của WJP.

Tập đoàn Xuân Cầu và các đại dự án hàng chục ngàn tỷ

Hồng Ngọc

12-5-2024

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2000. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, sinh năm 1962.

Anh Hai Nhựt lại bị gọi tên

BTV Tiếng Dân

8-5-2024

Ông Lê Thanh Hải. Nguồn: VTC

Gần bốn năm trước, hồi tháng 3-2020, ông Lê Thanh Hải, Bí thư thành Hồ, đã bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cách chức “cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015”, vì các vi phạm liên quan đến Dự án Thủ Thiêm. Hôm nay, trong Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tên của ông Lê Thanh Hải đã được xướng lên một lần nữa.

Vì sao bí thư Dương Văn Thái bị bắt “đúng quy trình”, còn các quan lớn khác lại bị “bắt sống”?

BTV Tiếng Dân

3-5-2024

Có lẽ mọi người ngạc nhiên khi hai ngày qua đọc tin về vụ Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết đồng ý bắt giam Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 15; bởi lâu nay với “thanh bảo kiếm” trong tay, phe Bò-Dát-Vàng muốn bắt ai thì bắt, bất cần Quốc hội có đồng ý hay không.

Bắt Dương Công Minh, tức Minh “xoài”, tại sao không?

Phạm Vũ Hiệp

1-5-2024

Dương Công Minh, còn gọi là Minh “xoài”, Minh “Him Lam”, sinh năm 1960, quê Quế Võ, Bắc Ninh. Mẹ của Minh “xoài” là bà Đặng Thị Doan, sinh năm 1939. Theo lý lịch thì bố Minh là một người họ Dương, hiện tại Minh đang giữ chức Chủ tịch hội đồng họ Dương Việt Nam.

Vương Đình Huệ chính thức rút lui khỏi chính trường!

Lê Văn Đoành

25-4-2024

Trận thư hùng nổi tiếng nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Bộ trưởng Công an Tô Lâm mà mọi người chờ xem, rất tiếc đã không xảy ra khi họ Vương sớm buông súng xin hàng.

Đà Nẵng, nơi lưu manh mặc áo blouse trắng

Phạm Vũ Hiệp

24-4-2024

Nguyễn Văn Quảng là con trai ông Nguyễn Văn Huấn. Ông Huấn là thủ trưởng cũ của ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư nhiệm kỳ 2016-2021.

Cái kết nào cho Vương Đình Huệ?

Nông Văn Tiềm

22-4-2024

Bàn cờ chính trị Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt, cảnh đồng sàng dị mộng

Lời giới thiệu từ Việt Ecology Foundation: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/4/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này.