Sao không khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến?

Phạm Vũ Hiệp

14-5-2022

Toà án thành phố Hà Nội đưa vụ án cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng 13 đồng phạm trong vụ án Cty VN Pharma buôn thuốc giả ra xét xử. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 6 ngày, từ ngày 12 đến 17-5-2022, do thẩm phán Đào Bá Sơn làm chủ tọa, năm kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát TP Hà Nội giữ quyền công tố. Trương Quốc Cường bị truy tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 285 Bộ luật Hình sự.

Hỏi đáp xung quanh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine (Phần 2)

Đào Tiến Thi

14-5-2022

Tiếp theo phần 1

Câu hỏi 6: Có phải chính phủ của Tổng thống Zelensky không khôn khéo, đã dại dột “hướng Tây” chứ không chịu “hướng Đông” (theo Nga), nên rước chiến tranh về?

Họ yêu nhau say đắm ở Bucha – Một viên đạn của Nga đã kết thúc tất cả

New York Times

Tác giả: Jeffrey Gettleman

Thụy Mân, chuyển ngữ

2-5-2022

Iryna Abramova bên mộ chồng cô, Oleh Abramov, là người đã bị quân Nga giết hại bên ngoài ngôi nhà của họ ở Bucha, Ukraine. Nguồn: Daniel Berehulak/ NYT

Suốt gần hai mươi năm, Iryna Abramova và chồng cô là Oleh đã xây dựng một cuộc sống đầy ắp yêu thương và hạnh phúc. Giờ đây, cô ước chi chính cô cũng bị những người lính Nga hôm đó bắn chết.

Hỏi đáp xung quanh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine (Phần 1)

Đào Tiến Thi

8-5-2022

Ảnh: Bản đồ Nga xâm lược Ukraina những giờ đầu tiên của ngày 24/2/2022, ngày đầu tiên Nga tấn công Ukraine. Nguồn: Sky News

Xung quanh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine tôi thấy có quá nhiều ý kiến lầm lạc của người Việt Nam. Ngoại trừ số cố tình xuyên tạc, bóp méo vì động cơ nào đó, thì có một số khác, quả thực, thiếu hụt kiến thức nền lẫn những thông tin cần thiết. Vì vậy, chúng tôi muốn giúp độc giả nói chung, biết thêm sự thật, qua hình thức một số câu hỏi và trả lời.

Chuyện Lê Minh Trung, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng “quất ngựa truy phong”

Sông Hàn

3-5-2022

Lê Minh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, sinh năm 1976, quê Đan Phượng, Hà Nội. Theo hồ sơ đảng viên, Trung tốt nghiệp đại học Kinh tế, ngành Quản trị du lịch. Khi làm quan, Trung “trang bị” thêm Cao cấp Chính trị, thạc sĩ ngành Quản lý công.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị khởi tố và có lệnh bắt giam, là ai?

BTV Tiếng Dân

29-4-2022

LGT: Nhân sự kiện bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, vừa bị khởi tố và có lệnh bắt giam (cùng với ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai); để bạn đọc có thêm thông tin về nhân vật này, chúng tôi xin được giới thiệu lại bài viết của tác giả Thu Hà, đăng trên Tiếng Dân ngày 15-11-2020: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, người gây sóng gió chính trường trước đại hội XIII (Phần 1) và Phần 2:

“Diệm thống nhất sao Già không thống nhất”

Dương Tự Lập

30-4-2022

Loan đưa mẹ cùng người phụ nữ nữa lên gia đình tôi chơi. Dù chưa gặp cô bao giờ nhưng qua những lần Loan kể về mẹ đẻ của mình, tôi cũng phần nào hình dung, cảm nhận được đôi chút sở thích, tính cách của cô.

Tại sao tôi thù ghét Putin

NTV

Tác giả: Denis Trubetskoy, từ Lviv

Vũ Ngọc Chi, dịch

3-4-2022

Trong khi rút khỏi khu vực Kyiv, binh lính Nga đã sát hại hàng trăm người. Hình được chụp trên đường cao tốc ở Bucha vào ngày 2-4. Photo: IMAGO/ ZUMA Wire

Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.

Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.

Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc ​​lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.

Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.

Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.

Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.

Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.

“Tôi không nhớ tôi đã làm việc đó như thế nào”

Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, Wladyslaw sẽ là một trong những người đầu tiên được gọi ra mặt trận. Tuy nhiên, anh ta đang ở Mỹ với tư cách là một thủy thủ và sẽ không trở lại trong vài tuần tới. Nhiều người thân của anh, những người mà anh muốn tổ chức cuộc di tản ra nước ngoài, đã ở lại Irpin.

Tôi có cuốn nhật ký của Weronika, một người bạn thân của Walerija, em họ của anh, kể về cuộc chạy trốn của họ vào những ngày đầu tháng Ba, khi Butscha đã trở thành địa ngục và là khu vực nguy hiểm nhất trong toàn bộ khu vực Kyiv. Cây cầu tại Irpin đã bị phá hủy và sẽ mất quá nhiều thời gian và đơn giản là quá nguy hiểm để lái xe quanh nó. Tuy nhiên, hai người đàn ông đến từ Kyiv đã đồng ý đón Weronika, Walerija và Anastassija, một người bạn của hai người. Nhưng mà họ phải tự mình băng qua cây cầu đã bị phá hủy vì những người đàn ông không thể đến đó bằng xe hơi của họ.

Weronika viết trong nhật ký: “Chúng tôi nghe thấy hàng loạt vụ nổ và phát súng kỳ lạ từ hướng chúng tôi đang đi. Lần này chúng đang ở rất gần, tôi sợ chết khiếp”. Cô đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong số ba người phụ nữ, vì vậy cô không được phép tỏ ra sợ hãi. “Tôi đã cố để dành nước mắt lại cho sau này. Chúng tôi đi bộ dưới cây cầu bị phá hủy và thực sự mọi thứ xung quanh chúng tôi bị phá hủy hoàn toàn. Nó có vẻ giống như bộ phim tồi tệ nhất về ngày tận thế. Chúng tôi muốn vượt qua đống đổ nát để sang phía bên kia, và chúng tôi cùng lúc mang hàng cứu trợ nhân đạo tới đó. Chúng tôi băng qua sông qua một số ống hơi chìm trong nước. Tôi không nhớ mình đã làm như thế nào. Và tôi không biết tại sao mình không bị ngã”.

Ảnh: Irpin vào ngày 2-3-2022. Thường dân băng qua cây cầu bị phá hủy – có lẽ đây là địa điểm mà Weronika và những người bạn của cô rời thành phố. Nguồn: picture alliance/dpa/EUROPA PRESS.

Họ đã qua được phía bên kia, nhưng không rõ liệu những người đàn ông có thực sự đến hay không. Những người phụ nữ tính đến việc đi bộ đến Kyiv. Việc đó sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi và sẽ rất nguy hiểm. Nhưng rồi thì chiếc xe đã đến và đưa họ đến Kyiv, từ đó Weronika, Walerija và Anastassija đón tàu qua Lviv đến Ba Lan. Hiện thời, họ đã tìm được chỗ cư trú ở gần München. Cha của Wladyslaw ở lại Irpin, ông chỉ chạy trốn vào khoảng ngày 10 tháng 3, khi chiến sự ở đó gia tăng. Wladyslaw viết cho tôi: “Ông ấy đã thoát được như thế nào, tôi không biết vì ở xa quá. Nhưng thật may mắn vì chúng tôi đã mua được những căn hộ rất gần Kyiv”.

Nga phải thua cuộc chiến này

Theo những gì Wladyslaw được biết, các căn hộ của anh ta vẫn chưa bị phá hủy. Anh ta không thể kiểm tra điều đó, cha anh ta muốn trở lại Irpin đã được giải phóng trong vài ngày tới. “Đó không phải là điều quan trọng nhất bây giờ”, Wladyslaw nói. Tuy nhiên, rất có thể binh lính Nga cũng đã cướp phá căn hộ của anh ta – đối với Irpin và Butscha, tiếc rằng đây là quy luật nhiều hơn là ngoại lệ.

Vào năm 2020 – 2021, tôi đã tham dự các bữa tiệc đêm giao thừa của Wladyslaw, gần đây nhất tôi đã đến thăm anh ấy vào mùa thu năm 2021. Hôm qua, khi tôi nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp từ Irpin và Butscha, tôi đã phải bật khóc trong giây lát – tôi biết qua những người bạn từ Borodyanka, một vùng ngoại ô Kiev khác xa hơn một chút, những gì đang xảy ra trong khu vực, nhưng tôi không thể tin được rằng, nó thật sự kinh khủng như vậy. Nhưng nó đã thật sự khủng khiếp như vậy. Tôi rất vui vì gia đình của Wladyslaw tương đối an toàn. Nhưng tôi vẫn không thể tin rằng những nơi mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa lại thực sự diễn ra nạn diệt chủng. Làm thế nào khác để đặt tên cho những điều quân đội Nga đã làm ở đó?

Wladyslaw và tôi cùng chung số phận. Chúng tôi đến từ một thành phố nói tiếng Nga ở Krym, nhưng chúng tôi cảm nhận mình là người Ukraine. Đó là những người như chúng tôi mà Putin tuyên bố ông ấy muốn bảo vệ lần thứ hai. Nhưng thực tế, ông ta đang phá hủy cuộc sống của chúng tôi – giống như của nhiều người khác, những người phải trải qua những điều khủng khiếp hơn nhiều so với Wladyslaw, Weronika hay tôi.

Tôi phải thừa nhận rằng: Tôi thù ghét ông ta. Nhân danh tiếng mẹ đẻ của tôi, nhân danh nền văn hóa nói tiếng Nga của tôi, nhân danh quá khứ của ông bà tôi, những người đã trải qua Thế chiến Thứ hai ở Sevastopol khi còn nhỏ, ông [Putin] đã phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng nhất đối với đất nước tôi. Điều đó không thể tha thứ được.

Chừng nào Putin còn nắm quyền, chừng nào nước Nga còn chưa vượt qua được chế độ này, thì thế giới văn minh không nên trở lại quan hệ bình thường với Nga. Bởi vì đây không chỉ là cuộc chiến của Putin, chủ nghĩa man rợ này có sự ủng hộ rộng rãi của người dân Nga. Nga phải thua trong cuộc chiến này để cứu Ukraine khỏi kẻ xâm lược này. Nhưng không chỉ có vậy: Nga cũng phải thua trong cuộc chiến này nếu nó muốn có một tương lai nào đó.

***

Cho đến nay 340 thi thể đã được tìm thấy ở Butscha

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông Ukraine, hơn 300 thi thể dân thường đã được tìm thấy sau vụ thảm sát ở thành phố Butscha gần Kyiv. Báo Ukrajinska Pravda, trích dẫn một dịch vụ tang lễ, viết: Vào tối Chủ nhật, 330 đến 340 thi thể đã được gom lại. Việc tìm kiếm thêm nạn nhân sẽ được tiếp tục vào sáng thứ Hai. Một số thi thể được tìm thẫy chôn trong các sân sau nhà.

Chiến lợi phẩm bất ngờ và quan trọng nhất ở Ukraine

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

28-3-2022

Lính Nga đang thiết lập hệ thống Krasucha-4. Nguồn: Donat Sorokin/ imago images

Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài?

Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo, nhân 75 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Đỗ Kim Thêm

Vấn đề

27-3-2022

Lễ tưởng niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn, được tổ chức tại tư gia của một tín đồ trong năm 2021. Ảnh: Giáo hội PGHH Thuần túy.

20 ngày bên trong Mariupol: Hai phóng viên ghi lại sự đau đớn của thành phố

AP

Tác giả: Mstyslav Chernov

Nguyễn Xuân-Phương dịch

23-3-2022

Lời người dịch: Ông Mstyslav Chernov là một phóng viên quay phim của Associated Press. Ông đã cùng với nhiếp ảnh gia Evgeniy Maloletka ở lại thành phố Mariupol trong 20 ngày để tường thuật lại tình trạng bên trong thành phố bị vây hãm. Đây là lời kể lại của ông Mstyslav Chernov.

***

Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rút lui khỏi chính trường?

Lê Văn Đoành

2-3-2022

Còn chưa đầy hai tháng nữa Hội nghị Trung ương 5, khoá 13 của đảng Cộng sản sẽ khai mạc, tuy nhiên vấn đề thay đổi nhân sự chóp bu đã râm ran trong chính giới, lan ra tới các quán cafe, trà đá vỉa hè Hà Nội. Chủ đề duy nhất, nóng hổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chấp nhận chuyển giao quyền lực, rút lui khỏi chính trường, và người được chọn kế vị ông là ai?

Tin tặc đánh giặc cứu Ukraine

Guardian

Đinh Từ Thức, chuyển ngữ

18-3-2022

LGT: Ngày 15-3-2022, hai tác giả Chris Stokel-Walker và Dan Milmo có bài viết đăng trên báo Guardian có tựa đề: ‘It’s the right thing to do’: the 300,000 volunteer hackers coming together to fight Russia. (Đó là việc làm chính đáng: 300.000 tin tặc tình nguyện họp lại để đánh Nga). Sau đây là nội dung bài dịch:

Thủ tướng 3 nước EU: Ba Lan, CH Séc và Slovenia tới thăm Kiev, bất chấp giao tranh dữ dội

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

16-3-2022

Chuyến đi của ba nguyên thủ quốc gia Ba Lan, CH Séc và Slovenia tới thăm Ukraine hôm 15/3 đã được lên kế hoạch nhiều ngày trước, nhưng lộ trình tuyệt đối giữ bí mật: Một phái đoàn từ ba nước EU đi qua Ukraine bằng tàu hỏa. Tối 15/3 phái đoàn này đã đến thủ đô Kyiv của Ukraine, trong khi nơi này vẫn đang bị Nga tấn công ác liệt.

Голодомо́р – Holodomor: Hàng triệu người dân Ukraine chết đói dưới thời Soviet

Trần Gia Huấn, tổng hợp

14-3-2022

Những đứa trẻ chết đói năm 1932-1933 ở Ukraine. Nguồn: timetoast.com

Lúc nạn đói xảy ra ở Ukraine, Mostovyi còn nhỏ lắm. Hắn không dám mò vào những căn nhà bên cạnh. Bởi vì những người trong nhà đã chết cả tháng rồi, nhưng chẳng ai chôn cất.

Quỹ Nhân Đạo Ukraina

Nguyễn Khắc Mai

11-3-2022

Chiều nay, lúc 16 giờ, ngày 11-2-2022, chúng tôi gồm Nguyễn Nguyên Bình, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Trần Minh và Nguyễn Khắc Mai đã đến Sứ quán Ukraina ở Hà Nội trao tận tay bà Đại biện Lâm thời của sứ quán Ukraina ở Hà Nội số tiền 25 triệu (Hai mươi lăm triệu đồng).

Sai lầm, nửa sự thật và sự dối trá hoàn toàn của Putin

Spiegel

Tác giả: Anika Zeller, Muriel Kalisch và Johannes Eltzschig

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

23-2-2022

Bài phát biểu của Vladimir Putin tối 21-2, công nhận các “nước cộng hòa nhân dân” Luhansk và Donetsk, cho thấy, thế giới quan thô thiển của nhà cầm quyền Điện Kremlin. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng trên khắp thế giới – bởi vì nó chứa vô số thông tin sai lệch.

Việc Putin công nhận các khu vực ly khai ở Ukraine: Ý nghĩa và Ảnh hưởng

Deutschlandfunk

Tác giả: Florian KellermannThielko Grieß

Đỗ Kim Thêm dịch

22-2-2022

Khu vực Luhansk có diện tích 26.700 km2 với 2,1 triệu dân cư, trong đó 1,4 triệu dân sống trong khu ly khai. Khu vực Donek có diện tích 26.500 km2 với 4,1 triệu dân cư, trong đó có 2,2 triệu dân sống trong khu ly khai. Phụ chú của người dịch. Nguồn ảnh: dpa-infografik/ Deutschlandradio / Andrea Kampmann.

Nhóm kịch Nợ Nước

Hàn Vĩnh Diệp

22-2-2022

Trong cuộc gặp giữa nhạc sĩ – họa sĩ Nguyễn Đình Phúc với mấy anh em trong Hội nhà báo Lâm Đồng chúng tôi, ông Nguyễn Đình Phúc say sưa, hào hứng nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc mà ông cho là đẹp nhất trong quãng đời thanh niên của ông ở thành phố mộng mơ Đà Lạt những năm 1943 – 1946.

Trung Quốc huy động 3 triệu người tham gia cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979

Zhdate

Hiếu Bá Linh lược dịch

17-2-2022

Ảnh chụp màn hình bài viết đăng ngày 6-1-2022, trên trang Zhdate

Bà Ngụy Thị Khanh, nhà môi trường đoạt giải thưởng quốc tế bị bắt, hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp

Guardian

Phạm Phan Long, dịch

9-2-2022

Nhà hoạt động năng lượng xanh Ngụy Thị Khanh, người nhận giải thưởng Goldman, là nhà hoạt động mới nhất bị giam giữ vì các cáo buộc liên quan đến thuế.

Tổng kết các diễn biến quan trọng trong năm 2021

Đỗ Kim Thêm

7-1-2022

Ngày 1/1/2021: ký Hiệp định Thương mại Liên Âu – Vương quốc Anh

Vào phút chót ngày 24/12/2020, Liên Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận quy định việc Vương quốc Anh ra khỏi Liên Âu và thị trường chung (Brexit). Ngoài ra, thỏa thuận cũng dự kiến nhiều hợp tác khác trong các lĩnh vực an ninh và bảo vệ khí hậu và cũng sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/5/2021.

Đi tìm chân dung y sĩ tiền tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn với thông điệp mùa Xuân

Ngô Thế Vinh

5-1-2022

Dẫn nhập – Chiến tranh, không phải là chấp nhận hiểm nguy, không phải là chấp nhận giao tranh. Ở một thời khắc nào đó, với người chiến binh, là sự chấp nhận thuần túy và giản đơn cái chết. La guerre, ce n’est pas l’acceptation du risque, ce n’est pas l’acceptation du combat. C’est, à certaines heures, pour le combattant, l’acceptation pure et simple de la mort. A. de Saint-Exupéry (Pilote de guerre)

Hình 1: trái, Di ảnh Y sĩ Trung úy Nghiêm Sỹ Tuấn, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tử trận tại chiến trường Khe Sanh ngày 11/4/1968; phải, Chân dung Nghiêm Sỹ Tuấn qua nét vẽ của Y sĩ Đại úy Lê Văn Công, Quân Y Hiện Dịch khóa 15 YKSG, Virginia, USA 2018. Size 6 x 20” acrylic on canvas. Sưu tập: Ngô Thế Vinh

Vai trò của gián điệp Anh trong việc thảm sát hàng loạt những người cộng sản Indonesia

Trịnh Hải

21-12-2021

Ngày 17-10-2021, báo Guardian của Anh có đăng bài viết của ba tác giả Paul Lashmar, Nicholas Gilby và James Oliver, nói về các tài liệu mới được giải mật cho thấy, vai trò của gián điệp Anh trong việc thảm sát hàng loạt những người cộng sản Indonesia.

Lý do thật sự nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách bị bắt là gì?

Hiếu Bá Linh

7-12-2021

Nhà báo Mai Phan Lợi (trên) và luật gia Đặng Đình Bách (dưới) – Bức thư của Nhóm Tư vấn của EU

Hôm qua ngày 6 tháng 12, báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Mai Phan Lợi (SN 1971) về tội “trốn thuế”.

“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?

Đan Thanh

1-12-2021

Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?

Chuyện nhà thì quáng, chuyện ngoài thì sáng

BBT Tiếng Dân

12-11-2021

Từ khi Bộ trưởng Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng bên Anh bị lộ, hơn một tuần qua, cả hệ thống truyền thông “lề đảng” im như thóc. Cũng câu chuyện tương tự, xảy ra hơn ba năm trước với tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela, thì nhiều tờ báo trong nước lớn tiếng lên án.

Trả lại sự thật cho lịch sử

Lê Xuân Khoa

11-11-2021

Kính gửi quý Tổng Biên Tập,

Sau khi TS Nguyễn Đình Thắng viết bài công kích tôi kịch liệt về chương trình ROVR trên tờ Mạch Sống của BPSOS ngày 25 tháng 5 năm 2020, nhiều độc giả và cơ quan truyền thông đã yêu cầu tôi lên tiếng để dư luận biết rõ sự thật. Quả thật tôi thấy cần phải đáp ứng đòi hỏi chính đáng của công luận, vì đây không chỉ là vấn đề bảo vệ nhân cách và sự nghiệp của một cá nhân hoạt động xã hội mà quan trọng hơn nữa, vì nhu cầu làm sáng tỏ sự thật của một sự kiện quan trọng trong lịch sử tị nạn Việt Nam.

Phần thưởng cho sự tự do tư tưởng

Trần Quốc Việt

29-10-2021

Ông Alexei Navalny, nhà bất đồng chính kiến người Nga tham gia biểu tình ở Moscow, Nga, hôm 29/2/2020. Nguồn: Reuters

Báo Christian Science Monitor đưa tin hồi tuần trước, rằng nhà bất đồng chính kiến người Nga, ông Alexei Navalny hiện đang ở tù, đã nhận được giải thưởng nhân quyền cao quý nhất ở châu Âu. Giải thưởng này nhằm tưởng nhớ đến các hoạt động của ông cho quyền tự do tư tưởng.

Dân chủ kiểu Tây và dân chủ kiểu Ta

Mạc Văn Trang

29-10-2021

Bà con xem 2 chuyện tương tự, xảy ra ở Tây và Ta, Luật pháp có 2 cách giải quyết khác nhau.