Việt Nam đề nghị đổi Trịnh Xuân Thanh để được nhận lại Nguyễn Thị Thanh Nhàn

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng, biên dịch

28-10-2024

Ảnh minh họa: Thương gia Nguyễn Thị Thanh Nhàn được đổi lấy Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc năm 2017. Nguồn: Paulina Eichhorn

Yahya Sinwar, Toofan Al-Aqsa và sinh nhật Putin

Trần Gia Huấn

23-10-2024

Putin sinh ngày 7/10/1952, Nhâm Thìn. Lúc mặt trời vừa mọc, ngày 7/10/2023, Hamas mừng sinh nhật thứ 71 của Putin bằng một cuộc tấn công tổng lực từ Gaza vào lãnh thổ Israel.

Nghiên cứu về “Mặt trận Thống nhất” Trung Quốc đang xâm nhập vào Đức: Dấu vết dẫn đến Tòa Thị chính Cologne

NTV

Tác giả: Markus Frenzel 

Việt Hùng chuyển ngữ

14-10-2024

Thị trưởng Cologne, bà Henriette Reker (phải) chụp ảnh tại Bắc Kinh với ông Lu Wei, từng là Giám đốc Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc và là quan chức cấp cao trong ban tuyên truyền của đảng CSTQ. Bên trái là Chu Mạnh, người kết nối của “Mặt trận Thống nhất”. Nguồn: NTV

Giải Nobel Hòa Bình 2024 được trao cho tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản

Vũ Ngọc Yên

11-10-2024

Giải Nobel Hòa bình năm nay vinh danh tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản,  tổ chức của những người chống việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tổ chức này, còn được gọi là Hibakusha, với những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, như Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố tại Oslo.

Vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (Kỳ 4)

Lê Nguyễn

9-10-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

(Từ đây, với những nhân vật chỉ nhắc thoáng qua trong một thời điểm nhất định, tác giả sẽ viết tắt tên thật của họ. Riêng với những nhân vật chính có mặt lâu dài hay xuyên suốt loạt hồi ức, để bạn đọc dễ theo dõi và dễ nhớ, người viết sẽ ghi đầy đủ họ tên đã được thay đổi hoàn toàn).

Vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (Kỳ 3)

Lê Nguyễn

6-10-2024

Ảnh: Một số nhân vật mà tác giả kể trong bài. Nguồn: Lê Nguyễn

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà: Kịch tính như phim

Huỳnh Ngọc Chênh

7-10-2024

Sau 3 năm 6 tháng trong chốn ngục tù khổ ải, cùng với hai căn bệnh hiểm ác, hôm nay ngày 7/10/2024, Nguyễn Thuý Hạnh đã được trở về với gia đình.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh vừa rời khỏi nhà tù nhỏ

BTV Tiếng Dân

7-10-2024

Cập nhật lúc 11h40′ sáng 7-10-2024: Bà Nguyễn Thúy Hạnh đã về tới nhà. Thông tin chúng tôi nhận được, bà đã bị xử kín trong một phiên tòa ngày 31-7, án tù 3 năm sáu tháng. Sáng thứ Bảy 5-10, bà bị đưa từ trại giam số 2 Thường Tín – Hà Nội, tới Thanh Hóa và sáng nay bà đã được phóng thích từ trại giam Thanh Hóa. Ảnh chụp bà Hạnh cùng bạn bè, gia đình và người thân:

***

Bà Nguyễn Thúy Hạnh vừa được trả tự do sáng nay và đang trên đường từ Thanh Hóa trở về nhà, theo một nguồn tin khả tín cho chúng tôi biết. Như vậy, tính từ khi bà Hạnh bị bắt giam ngày 7-4-2021 cho đến nay, bà đã bị mất tự do đúng 3 năm 6 tháng.

Tước vũ khí Hezbollah

TAZ

Tác giả: Susanne Knaul

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

4-10-2024

Ở Lebanon, tổ chức khủng bố [Hezbollah] do Tehran tài trợ là lực lượng quân sự mạnh nhất. Nếu không có Hezbollah, hòa bình đã có thể đạt được từ lâu.

Cánh đổ nát: Khói bốc lên từ địa điểm xảy ra cuộc không kích của Israel ở Beirut, ngày 3-10-2024. Nguồn ảnh: Stringer/ DPA

Đây là những ngày đen tối đối với Trung Đông. Nhiều thường dân đã thiệt mạng và thêm nhiều người khác có thể sẽ chết. Không ai ngăn cản sự mở rộng của cuộc chiến tranh đã gây lo ngại trong nhiều tháng. Ngón tay trỏ buộc tội giờ đây đang chĩa vào Israel. Benjamin Netanyahu, theo cáo buộc đang được đưa ra ở Israel và trên thế giới, đang thúc đẩy bạo lực. Tính toán của ông Netanyahu là quyền lực của ông sẽ chỉ được bảo đảm khi các cuộc chiến ở Dải Gaza và Lebanon vẫn tiếp diễn. Điều đó có thể đúng. Nhưng nó chỉ là một phần của sự thật.

Cuộc chiến khủng khiếp ở Dải Gaza diễn ra sau vụ thảm sát của Hamas, tổ chức khủng bố Palestine, ở Israel vào ngày 7 tháng 10 năm ngoái, là lý do được tổ chức khủng bố Hezbollah người Shiite ở Lebanon tuyên bố dẫn đến việc pháo kích liên tục vào miền bắc Israel kể từ đó. Để đoàn kết với người Palestine, các cuộc tấn công từ Lebanon sẽ tiếp tục chừng nào cuộc chiến ở Dải Gaza vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, đằng sau điều này là một tính toán không kém phần lạnh lùng của Hezbollah.

Sự hợp tác giữa hai tổ chức khủng bố, mà cuộc chiến chống lại Israel của họ nên được đánh giá khác nhau, không hề dựa trên tình thương lẫn nhau – người Sunni và người Shiite coi nhau như những kẻ ngoại đạo. Cả hai tổ chức khủng bố đều nhắm đến mục tiêu đuổi người Do Thái ra khỏi Israel. Động lực của họ khác nhau. Hamas đang đấu tranh để giải phóng vùng đất mà họ coi là đất của Palestine “from the river to the sea“  (từ sông ra biển), bao gồm cả Israel.

Đây là một nhóm khủng bố chống chủ nghĩa bành trướng Do Thái, không phải chống người theo đạo Do Thái. Những người Do Thái không sống ở Israel hoặc vùng lãnh thổ Palestine không phải là kẻ thù của họ. Hezbollah thì không như vậy. Đó là một tổ chức hoạt động trên toàn cầu – và không chỉ để quyên góp hay mua vũ khí như Hamas đã làm. Nó hành động khủng bố chống lại người Do Thái trên toàn thế giới.

Những tuyên bố đoàn kết gian dối

Không giống như ở Gaza và Bờ Tây, người dân Lebanon không phải chịu bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào của binh lính chiếm đóng hoặc người định cư Israel. Kể từ khi Israel rút quân khỏi miền nam Lebanon vào mùa hè năm 2000, không có tranh chấp lãnh thổ liên quan nào giữa hai quốc gia láng giềng. Sự chiếm đóng đã kết thúc từ lâu.

Sự đoàn kết với người Palestine mà Hezbollah ủng hộ bị vạch trần là đạo đức giả, muộn nhất là khi nhìn vào các trại tị nạn ở Lebanon. Người Palestine, hiện thuộc thế hệ thứ ba và thứ tư, đã sống ở đó hơn 70 năm mà không có bất kỳ quyền công dân nào. Họ không được phép tham gia bầu cử và bị cấm làm nhiều nghề. Hezbollah hoàn toàn không quan tâm đến người Palestine, dù ở Dải Gaza, Bờ Tây hay thậm chí là Lebanon. Sự hủy diệt của Israel là lý do để họ tồn tại.

Israel không tiến hành chiến tranh chống lại Lebanon, mà là chống lại một tổ chức khủng bố mà các Ayatollah* ở cách xa 3.000 km phái tới tham dự một cuộc chiến không cần thiết. Các Ayatollah ở quê nhà đã tống phụ nữ vào tù, để họ bị hãm hiếp và tra tấn họ vì họ không đội khăn trùm đầu; đồng tài trợ cho những kẻ khủng bố Hamas và gửi tiền đến Yemen để người Houthis thỉnh thoảng có thể gửi tên lửa đến Tel Aviv.

Hezbollah và Iran là kẻ thù chung của Israel. Vũ khí, tiền bạc, bí quyết quân sự và các chỉ dẫn tương ứng đều đến từ Iran. Việc Tehran mô tả các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Israel là một “hành động tự vệ” đã nói lên điều đó. Bất cứ ai cho rằng sự leo thang khủng khiếp ở Trung Đông hiện thời chỉ là do những tính toán chính trị của Netanyahu đều đang tin vào câu chuyện đoàn kết được Hezbollah dàn dựng.

Hỗ trợ quân đội Lebanon

Việc leo thang đã xảy ra hoặc buộc phải xảy ra cũng là thất bại của cộng đồng quốc tế, Unifil (Lực lượng lâm thời Liên Hiệp quốc) và cả Hải quân Đức, lực lượng đóng quân ngoài khơi bờ biển Lebanon từ năm 2006. Với thỏa thuận ngừng bắn lúc bấy giờ, nhiệm vụ của họ là ngăn chặn Hezbollah tự vũ trang, đồng thời hỗ trợ chính phủ và quân đội Lebanon. Tất cả đều thất bại trong nhiệm vụ này.

Thay vào đó, mọi người đứng nhìn ​​những kẻ khủng bố bổ sung thêm kho tên lửa của chúng. Cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ giải giáp những kẻ khủng bố ở Lebanon đang hèn nhát ẩn náu trong các khu dân cư, trong trường học và bệnh viện. Để có thể đạt được hòa bình giữa hai quốc gia láng giềng, Lebanon chỉ cho phép có một lực lượng vũ trang duy nhất: Quân đội Lebanon.

_________

Chú thích:

Ayatollah: Là tước vị tôn giáo cao nhất của các giáo sĩ Hồi giáo Twelver Shia, một nhánh của Shia mà đa số dân của Iran, Aserbaidschan, Irak và Bahrain theo giáo phái này.

Tác giả: Susanne Knaul sinh năm 1961 ở Berlin, là biên tập viên mục “quan điểm” của Taz từ năm 2021. Từ 1999 đến 2019, bà là phóng viên phụ trách các vấn đề tại Israel và Palestine ở Trung Đông.

Bài liên quan: Được chọn để thống trị thế giới?

Một gia đình đảng viên gửi đơn cầu cứu bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2024

Chúng tôi vừa nhận được Đơn Kêu Cứu của cô Tô Lê Ánh Nguyệt, nhờ chuyển đơn này đến bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó chủ tịch nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. Cô Nguyệt cho biết, cô đã thử liên hệ với bà Xuân, cũng như các cơ quan khác nhau, bằng nhiều cách nhưng không có hồi âm.

Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công ở Hoàng Sa: Tập vỗ mặt Tô nhân dịp quốc khánh Trung Quốc?

BTV Tiếng Dân

30-9-2025

Truyền thông trong nước đưa tin trưa nay, một tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công khi đang đánh bắt thủy sản ở quần đảo Hoàng Sa, tất cả 10 ngư dân trên tàu đều bị thương.

Kênh Funan Techo: Vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL

Ngô Thế Vinh

23-9-2024

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền cất tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Kênh Funan Techo, sau địa chấn 5-8-2024, kết thúc một khởi đầu, vẫn còn thời gian đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL

Hình 1: Lễ động thổ kênh Funan Techo với tràn ngập cờ xí tại ngôi làng nhỏ Prek Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal ngày 05.08.2024, cũng là ngày sinh nhật của Hun Sen, do con trai ông, nay là Thủ Tướng Hun Manet chủ tọa; phía trước khu nhà máy là dàn khẩu hiệu tiếng Khmer cực lớn: “Chúng tôi ủng hộ Kênh Funan Techo”, đây là điểm khởi đầu của khúc kênh đào (1) dài 20 km, lấy nước từ Sông Mekong Hạ (Lower Mekong) là một dòng chính đầu nguồn Sông Tiền trước khi chảy vào ĐBSCL, Việt Nam. Nguồn: Khmer Times, ngày 5.8.2024

Lời giới thiệu:

Thủ tướng Hun Manet với hậu thuẫn của cha ông, người đã đề xướng ra công trình kênh Funan Techo như một Đại vận hà của dân tộc Khmer, đồng thời là di sản triều đại của cha con họ.

Về địa chính trị, tuyến đường thủy vận này cho họ phương tiện chuyển hàng hóa từ Phnom Penh ra biển, không còn phải theo tuyến đi trên Sông Tiền hay Sông Hậu, sẽ giải thoát họ khỏi sự phụ thuộc vào Việt Nam. Cha con Hun đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng khi đặt cho dự án này dưới tên Funan, khơi động lên tinh thần dân tộc bài Việt, và soi sáng lại lịch sử Đế chế Funan của họ.

Theo giới chuyên gia quốc tế, và phân tích trên Viet Ecology Foundation, lợi ích kinh tế của công trình này chắc chắn không khả thi, tác động nặng trên môi sinh cho Cam Bốt và xuyên biên giới xuống Việt Nam nhưng đã bị chính quyền Phnom Penh giảm thiểu hóa và gạt bỏ. Phnom Penh không giải trình toàn bộ chi phí và việc di dời đền bù cho người dân họ như thế nào. Họ cung cấp thông tin bất nhất và sai lệch về dự án và không tuân theo các thủ tục ràng buộc của Hiệp Định Mekong 1995, mà họ đã long trọng ký kết với lân bang. 

Trước chọn lựa bang giao căng thẳng thay vì hợp tác của nước láng giềng Cam Bốt, chính quyền Việt Nam không thể bất lực như từng bất lực trước các dự án Mekong suốt 30 năm qua, không thể chờ đợi hứng chịu hậu quả con kênh Funan Techo sẽ giáng xuống trên 20 triệu cư dân ĐBSCL, nhất là khi Cam Bốt không xây dựng và vận hành dự án này đúng như thông báo mà không có biện pháp can thiệp.

Bài khảo luận sau của nhà văn Ngô Thế Vinh, nhà hoạt động môi sinh bền bỉ trình bày một chiến lược với ý thức trách nhiệm lịch sử cần phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi dân tộc. Viet Ecology Foundation

***

SAU ĐỊA CHẤN 5.8.2024

Thủ Tướng Hun Manet, cũng là con trai trưởng của cựu TT Hun Sen, đã phát biểu trong lễ động thổ long trọng xây dựng siêu dự án kênh Funan Techo sáng ngày 05.08.2024 tại tỉnh Kandal: “Kênh Funan Techo không chỉ là một đường thủy vận nhưng đó còn là một tượng đài sống động có ý nghĩa lịch sử về Đế chế Funan vĩ đại, như là tiền thân của đất nước Cam Bốt chúng ta ngày nay. Với đường thủy thuận lợi, đã từng là nơi trao đổi buôn bán với nước lớn Trung Hoa và cả với Đế quốc La Mã, con kênh này đã đóng một vai trò thiết yếu trong giao thương, và cả trong giao thoa với những nền văn minh từ xa. Nếu con kênh từng đem lại lợi ích cho tổ tiên chúng ta từ 2.000 năm trước, nó cũng hữu ích với chúng ta ngày nay”.

Funan là tên một Đế chế cổ đại trong vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ thế kỷ thứ I trước Công Nguyên (CN) tới thế kỷ thứ VII sau CN. Funan đã từng có một thời kỳ huy hoàng.

Thủ tướng Hun Manet nói tiếp: “Thật là bất hạnh cho lịch sử Cam Bốt phải chứng kiến nhiều Đế chế và Vương quốc suy tàn do xâu xé nội bộ và chiến tranh. Chúng ta hiểu biết lịch sử, và sẽ không bao giờ để điều đó tái diễn ra trên đất nước chúng ta”. Nguồn: Khmer Times, August 5, 2024

Hình 2: Vẫn là cận cảnh trước khu nhà máy, nhưng là 21 ngày sau lễ động thổ 26.08.2024, vẫn với dàn khẩu hiệu tiếng Khmer cực lớn: “Chúng tôi ủng hộ Kênh Funan Techo”. Đây là khúc đoạn đầu (1) con kênh đào Funan Techo (phải) lấy nước từ Sông Mekong Hạ – đầu nguồn Sông Tiền (trái), chạy dài 20 km tiếp nối với Sông Bassac – một dòng chính khác của Sông Mekong, đầu nguồn Sông Hậu.

Như vậy, rõ ràng kênh Funan Techo lấy nước từ cả 2 dòng chính (hay còn gọi là 2 phân lưu – distributaries) của Sông Mekong. Nhưng theo thông báo của Ủy Ban Quốc gia Mekong Cam Bốt (Cambodia National Mekong Committee) gửi tới MRC vẫn nói rằng kênh Funan Techo chỉ lấy nước từ con sông Bassac – mà họ cố tình gọi sai – misnomer: Sông Bassac chỉ là một phụ lưu* (tributary) của Sông Mekong. [sic]

*Theo định nghĩa về địa lý sông ngòi trong tiếng Anh, phụ lưu – tributary là để chỉ một dòng chảy phụ tiếp nước vào dòng chính; nhưng rõ ràng Sông Bassac là một dòng chính hay còn gọi là phân lưu* (distributary) của Sông Mekong. Theo MRC, tổ chức đầu não của Ủy Hội Sông Mekong 4 quốc gia Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, đã có định danh rất rõ ràng về con Sông Bassac – là một phân lưu lớn / một nhánh chính của Sông Mekong.  

MRC: Geography, River Course:

Near the Cambodian capital Phnom Penh, the Bassac River, the Mekong’s largest distributary, branches off. This is where the Mekong Delta begins as the Mekong and Bassac Rivers enter a large fertile plain in southern Viet Nam. In this area, known as the ‘Nine Dragons’, a series of smaller distributaries split off from the main stream of the Mekong and BassacGần thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Sông Mekong phân  nhánh thành Sông Bassac, một phân lưu lớn nhất của Sông Mekong; Sông Bassac đổ vào một vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu của miền Nam Việt Nam, tiếp tục phân thêm các nhánh nhỏ hơn nên còn có tên là ‘Chín Con Rồng’ ở Việt Nam. [Hết trích dẫn]

Đây là một luận điểm pháp lý quan trọng mà Việt Nam phải quyết tâm bảo vệ.

Hình 3: Một khu nhà xưởng khác bên bờ con kênh còn dở dang, với dòng chữ Hán “Đặc Ngưu Cương Kết Cấu / 特牛钢结 là một công ty sắt thép Trung Quốc có chi nhánh ở Cam Bốt với trách nhiệm hữu hạn thuộc tập đoàn xây dựng dân dụng làm khung sắt thép cho các công trình xây cất cầu đường và các dự án kỹ thuật khác. Nơi phân đoạn đầu (1) Kênh Funan Techo, sau 3 tuần lễ động thổ chỉ mới có hình hài của một con lạch. Tuy vẻ bề ngoài vắng lặng, nhưng bên trong khu nhà xưởng là các toán công nhân đồng phục đang vận hành những dàn máy lắp ráp những khung sắt thép cung cấp cho công trình xây dựng con kênh đào dài 180 km vào những ngày tháng tới. Nguồn: Hình 2 & 3 YouTuber/@phamminhnhut, ghi chú của Ngô Thế Vinh

Hình 4: Sơ đồ 3 phân đoạn 1.2.3 kênh Funan Techo; phân đoạn (1) màu đỏ dài 20 km nối Sông Mekong Hạ đầu nguồn Sông Tiền với Sông Bassac, phân đoạn (2) màu trắng dài 30 km là một khúc Sông Bassac, phân lưu thứ hai của Sông Mekong đầu nguồn Sông Hậu, phân đoạn (3) màu đỏ dài 130 km nối Sông Bassac với tỉnh duyên hải Kep trước khi đổ ra Vịnh Thái Lan. Ba vòng đen là vị trí 3 âu thuyền (shiplocks) với chức năng thay đổi mực nước của con kênh cho tàu thuyền di chuyển. Nguồn: bản đồ MRC VN, với ghi chú bổ sung của Ngô Thế Vinh

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KÊNH FUNAN TECHO

Kênh Funan Techo có chiều dài 180 km, đi qua 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep với kinh phí là 1,7 tỷ USD, với dự trù nguồn vốn ban đầu là từ Công ty Cầu Đường Trung Quốc (BRC / Bridge and Road Corporation) thuộc Sáng Kiến Một Vòng Đai và Một Con Đường [BRI / Bridge and Road Initiative]. Nhưng trước làn sóng chỉ trích từ nhiều phía là với Kênh Funan Techo, Cam Bốt sẽ rơi vào bẫy nợ Trung Quốc; nên vào tháng 6/2024 TT Hun Manet trấn an dân chúng rằng 51% vốn sẽ từ các nhà đầu tư Campuchia.

Với con số 1,7 tỷ USD theo nhận định của các chuyên gia cho là quá thấp. Bởi vì qua kinh nghiệm của con Kênh Bình Lục (平 陸 運 河 / Pinglu) của TQ với chiều dài 135 km từ tỉnh Quảng Tây nối sông Châu Giang xuống tới Vịnh Bắc Bộ, kinh phí đã lên tới 10,1 tỷ USD, như vậy kinh phí cho con kênh Funan Techo 180 km phải cao hơn 1,7 tỷ USD rất nhiều!

KS Phạm Phan Long, người sáng lập Việt Ecology Foundation (VEF) có cùng một nhận định, “Kênh Funan Techo có chiều dài như đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville tốn kém kinh phí đã lên tới 2 tỉ USD, nhưng với con kênh rộng hơn gấp 3 tới 4 lần. Cấu trúc con kênh phải được thiết kế sao cho có thể chịu được áp suất của nước và sự dao động do di chuyển của những con tàu trọng tải tới 5.000 DWT. Sức chứa nặng như thế đòi hỏi con kênh phải có một đáy vững chắc hơn mặt đường cao tốc.”  KS Phạm Phan Long nói thêm, một con kênh tương tự bên Trung Quốc chỉ với chiều dài hơn 100 km cần kinh phí lên tới hơn 10 tỷ USD để xây dựng, như vậy con số 1,7 tỷ USD là quá thấp”.

Hình 5: Kênh Bình Lục (  / Pinglu) của TQ với chiều dài 135 km từ tỉnh Quảng Tây nối sông Châu Giang xuống tới Vịnh Bắc Bộ, kinh phí lên tới 10,1 tỷ USD, như vậy kinh phí cho con kênh Funan Techo chiều dài 180 km chắc chắn phải cao hơn 1,7 tỷ USD rất nhiều. Nguồn: Bộ Giao Thông Vận tải Quảng Tây, ghi chú của Ngô Thế Vinh.

Con kênh sẽ nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh duyên hải Kep. Bắt đầu từ con kênh Takeo nối với Sông Mekong Hạ (Lower Mekong / thượng nguồn Sông Tiền) qua Prek Ta Ek, Prek Ta Hing, nối với Sông Bassac, một phân lưu khác của Sông Mekong / Sông Bassac thượng nguồn Sông Hậu) đi qua 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep, và cuối cùng chảy ra Vịnh Thái Lan.

Kênh Funan Techo chiều rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m phía hạ nguồn, chiều sâu 5,4m (chiều sâu di chuyển 4,7 m và có khoảng cách an toàn 0,7 m), với hai làn di chuyển ngược chiều nhau với các tàu trọng tải (DWT / deadweight tonnage) 3.000 tấn lên tới 5.000 tấn. Theo dự án ban đầu thì sẽ có 3 âu tàu (shiplocks), lượng nước xả tối đa 3,6 m3/ giây, 11 cây cầu, với 208 km đường biên (sidewalk), cùng với các cơ sở hạ tầng yểm trợ khi cần.

Công trình Funan Techo được chia ra làm 3 phân đoạn [Hình 4]

_ Phân Đoạn Một  (20 km): nối dòng chính Sông Mekong Hạ (phân lưu thứ nhất của Sông Mekong / là thượng nguồn Sông Tiền)

_ Phân Đoạn Hai  (30 km): con kênh theo dòng chảy tự nhiên của Sông Bassac (phân lưu chính thứ hai của Sông Mekong / thượng nguồn của Sông Hậu)

_ Phân Đoạn Ba (130 km): con kênh đào nối Sông Bassac xuống cảng Kep đổ ra Vịnh Thái Lan.

Hình 6: Sông Bassac, một phân lưu chính (distributary) của Sông Mekong, với tàu bè và xà lan tấp nập di chuyển. Một khúc đoạn 30 km của con Sông Bassac này sẽ là phân đoạn 2 của kênh Funan Techo dài 180 km chảy ra vịnh Thái Lan. Sun Chantol khi còn là Bộ trưởng Bộ Công chánh và Giao thông vận tải, từ rất sớm 19.02.2023, đã có sáng kiến: “Chỉ cần đào một đoạn kênh khoảng 7 km nối Sông Bassac với vùng cảng biển Kampot-Kep là chúng ta có một đường thủy vận chuyển hành khách và hàng hóa ra vào Vương quốc Cam Bốt mà không cần phải qua ngả Việt Nam.” Điểm đáng chú ý Phnom Penh Post là một tờ báo gần như duy nhất và hiếm hoi đã gọi đúng tên con Sông Bassac là một “distributary / phân lưu” của Sông Mekong. Source: Phnom Penh Post

DỰ ÁN FUNAN TECHO ĐÃ PHÓNG ĐI – NHƯNG LIỆU CÓ THỂ HOÀN TẤT NHƯ ĐÃ RẦM RỘ QUẢNG BÁ?

Thật khá ngạc nhiên là chỉ 2 ngày sau lễ động thổ kênh Funan Techo, người ta được đọc một bài báo khác vẫn trên tờ Khmer Times ngày 07.08.2024 với nhan đề: “Dự án Funan Techo đã được phóng đi – nhưng liệu có thể hoàn tất như đã quảng bá”, mà ai cũng biết  Khmer Times là một tờ báo thân chính quyền Phnom Penh bấy lâu, nhưng đây là một bài viết “ngược dòng” bày tỏ sự hoài nghi về khả năng thực hiện dự án vĩ mô này.

Lễ động thổ được tổ chức chu đáo, đã diễn ra rất hoành tráng, và được đánh giá là thành công với hơn 10 ngàn người tham dự tại ngôi làng nhỏ Prek Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal, dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Samdech Moha Bovathibodi Hun Manet, và Đệ Nhất phu nhân là Bác sĩ Pich Chanmony, cùng sự hiện diện của Nội các gồm các Phó Thủ Tướng và những Bộ Trưởng.

Điểm đáng chú ý là sự vắng mặt của cựu TT Hun Sen, nay đang là Chủ tịch Thượng viện trong lễ hội này – được xem là một chọn lựa khôn ngoan về chính trị và ngoại giao đối với Việt Nam. Khi mà dư luận báo chí ngoại quốc cho rằng “Siêu dự án Funan Techo là chỉ dấu cho thấy Vương quốc Cam Bốt đang xích lại gần hơn với Trung Quốc, đồng thời hạ thấp mối liên kết với Việt Nam. Điều mà ông Hun Sen đã lên tiếng phản bác.

Ai cũng biết Hun Sen gốc Khmer Đỏ, đào ngũ sang Việt Nam và đã được quân đội Việt Nam trợ giúp trong công cuộc lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và sau đó đưa ông lên nắm chính quyền Cam Bốt 38 năm cho tới nay”. Nguồn: Sega 08.05.2024, Bulgarian newspaper

MỐI LO NGẠI CỦA CƯ DÂN VEN KÊNH

Theo cư dân Khmer làng Prek Takeo, huyện Kien Svay, tỉnh Kandal – nói chung là các nhóm dân chúng sống trong 10 ngàn ngôi nhà thuộc vùng dự án – có lẫn cả người Việt, người Chăm, tuy đã qua gần một tháng sau lễ động thổ, nhưng họ vẫn chưa được hay biết gì về kế hoạch đền bù (compensation) và tương lai tái định cư (resettlement) của họ sẽ ra sao. Nhà cửa của họ rồi ra sẽ bị san bằng và họ không biết sẽ được đưa về đâu. Có tin đồn là giới đầu tư bất động sản đã tìm cách đầu cơ mua đất với giá rẻ của người dân thiếu hiểu biết sống hai bên bờ kênh để sau này sẽ bán lại với giá nhiều lần cao hơn, khiến chính phủ Phnom Penh đã phải ra lệnh ngăn cấm. TT Hun Manet vẫn hứa hẹn là rồi ra, người dân sống hai bên ven kênh sẽ được đền bù thỏa đáng (fair compensation) và họ sẽ được tái định cư giống như với các nhóm cư dân sống quanh dự án đường Cao Tốc Phnom Penh – Sihanoukville trước đây.

Riêng với các cộng đồng ngư dân sống trong vùng Prek Toal quanh Biển Hồ họ tỏ ý lo ngại là con kênh Funan Techo sẽ làm sút giảm thêm lượng nước Sông Mekong chảy ngược vào Biển Hồ qua con Sông Tonlé Sap, mà bấy lâu nay ai cũng biết Biển Hồ đang bị thiếu nước, thiếu cá và trong thực tế chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện về những tác hại môi sinh này.

Khác với tuyên truyền trên truyền thông báo chí, không phải là toàn dân Cam Bốt ủng hộ siêu dự án kênh Funan Techo này, nhưng họ rất sợ bị “ngài Hun Sen” trừng phạt và không dám công khai có tiếng nói. Để giải tỏa mối hoài nghi của dân chúng, TT Hun Manet đã nhiều lần khẳng định dự án kênh Funan Techo là một dự án đầy ý nghĩa, không chỉ phát triển hệ thống hậu cần (logistics), mà còn nhằm thăng tiến lợi ích quốc gia; dự án không làm chúng ta mất đất vì con kênh nằm trong lãnh thổ Cam Bốt, có ranh giới rõ ràng và với hàng triệu người dân Khmer sinh sống trong đó.

TT Hun Manet cho biết, con kênh sẽ được điều hành theo phương thức BOT / Build-Operate-Transfer: xây dựng, vận hành, chuyển giao, có nghĩa là Cam Bốt không vay nợ của Trung Quốc nhưng qua ngả đầu tư tư nhân (private investment). Hun Manet nói thêm, dự án không phải 100% do ngoại quốc sở hữu ám chỉ Trung Quốc, nhưng được các công ty Cambodia nắm giữ 51%.  Nguồn: Khmer Times Fresh News

NHIỀU MỐI LO NGẠI TỪ PHÍA VIỆT NAM

Kể từ ngày 8 tháng 8 năm 2023, Ban Thư Ký Ủy Hội Sông Mekong 4 quốc gia (MRC Secretariat) đã nhận được Thông báo (Notification) từ Ủy Ban Mekong Quốc gia Cam Bốt (Cambodia National Mekong Committee) về dự án kênh Funan Techo, với ghi nhận là đã được hình thành “sau 26 tháng khảo sát tính khả thi của dự án” [sic] và dự trù kênh Funan Techo sẽ hoạt động vào năm 2028. Tuy nhiên, trong một phát biểu khác vào tháng 5/2024, TT Hun Manet cho rằng dự án có thể sẽ cần tới 6 năm (2030) để hoàn tất, và giới quan sát cũng có nghi vấn phải chăng là do còn thiếu ngân sách.

Không phải chỉ có 1,6 triệu cư dân Cam Bốt sống hai bên bờ kênh lo âu, dự án Funan Techo đã làm dấy lên rất nhiều mối lo ngại từ phía Việt Nam, nhất là với hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL đang sống khốn khó trên ruộng đồng đang thiếu nguồn nước ngọt, cộng thêm nạn nhiễm mặn ngày một trầm trọng hơn.

Phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã 3 lần chính thức lên tiếng là, Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Cam Bốt theo tinh thần của Hiệp Định Mekong năm 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Ủy Hội Sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Chúng tôi mong rằng Cam Bốt tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong y Hội Sông Mekong để chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp…”

Việt Nam đã hơn một lần minh định là không phản đối dự án kênh đào Funan  Techo, và chỉ yêu cầu Cam Bốt cung cấp thêm thông tin về siêu dự án này cùng với những ảnh hưởng môi sinh xuyên biên giới (Transboundary Environmental Impact Assessment / tsEIA) từ con kênh đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, trước sau vẫn là nguồn an ninh lương thực của cả nước. [Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Phạm Thu Hằng 05.05.2024, 09.05.2024, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt 08.08.2024…]

Hình 7: Tài liệu MRC, trái, (1) Hiểu biết về Hiệp Định Sông Mekong 1995 và Năm Bước Thủ tục; với phương châm: Đáp ứng Nhu cầu. Duy trì Cân bằng / Understanding the 1995 Mekong Agreement and the Five MRC Procedures / Meeting the need. Keeping the balance; phải, (2) Hướng dẫn Lượng giá ảnh hưởng Xuyên Biên giới trong Lưu vực Dưới Sông Mekong / Guidelines for Transboundary Environmental Impact Assessment in the Lower Mekong River Basin.  

Tuy lễ động thổ chính thức là ngày 05.08.2024 nhưng thực ra, khúc đoạn đầu con kênh 20 km (1) nối Sông Mekong Hạ với Sông Bassac đã được chính phủ Cam Bốt âm thầm cho khởi công trước đó nhiều tháng, để tạo một hình hài ban đầu con kênh như trong ngày lễ hội vừa qua.

CÔNG LÝ CHO 20 TRIỆU CƯ DÂN ĐBSCL

Cho dù lễ động thổ 05.08.2024 đã diễn ra như một cơn địa chấn, nhưng cho đến nay qua gần 2 tháng, xem ra “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”. Với  giới am hiểu tình hình vẫn cho rằng, đây mới chỉ là “kết thúc một khởi đầu / the end of the beginning”. Chúng ta vẫn còn thời gian và cơ hội để đòi “Công Lý cho 20 triệu Cư Dân ĐBSCL”, trong khuôn khổ của Hiệp Định Sông Mekong 1995Công Ước Liên Hiệp Quốc 1997.

Những Điều Chính Quyền Việt Nam Cần Làm  

_ Cần thành lập ngay một Toán Đặc Nhiệm (Task Force) như một Think Tank, bao gồm các chuyên gia môi trường ĐBSCL, các luật gia về bang giao quốc tế. Không khác điều mà người viết đã đề nghị cách đây hai thập niên là thành lập một Phân Khoa Mekong nơi Đại Học Cần Thơ

_ Cần “châu thổ hóa / deltazation” các thành viên của Ủy ban Quốc gia Mekong Việt Nam, bằng những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm sinh ra và lớn lên nơi ĐBSCL. Đây cũng là điều mà Ủy hội Quốc tế Sông Mekong đã làm từ 2016, khi họ “lưu vực hóa / ripanization” các Chủ tịch / CEO của Ban Thư ký MRC bằng những chuyên gia người bản địa.

_ Cần có ngay Tùy viên Môi sinh nơi các tòa đại sứ hay lãnh sự quán 6 quốc gia Mekong, để kịp thời phát hiện và theo dõi từ rất sớm những biến động trên Sông Mekong trên toàn lưu vực, thay vì thụ động trước những thông tin muộn màng như hiện nay, luôn luôn đặt Việt Nam “trước một sự đã rồi”.

CĂN BẢN PHÁP LÝ MRC

Điểm pháp lý cơ bản cần nhấn mạnh là: Kênh Funan Techo không lấy nước từ một phụ lưu (tributary) – như Thông Báo của Ủy ban Quốc gia Mekong Cam Bốt mà lấy nước từ hai dòng chính (distributaries) Sông Mekong, cũng là đầu nguồn của 2 con Sông Tiền, Sông Hậu – vốn là mạch sống (Life Line) của hơn 20 triệu cư dân ĐBSCL, Việt Nam. Theo tinh thần Hiệp Định Sông Mekong 1995 mà Cam Bốt là một trong 4 thành viên đã ký kết, khi lấy nước ra khỏi dòng chính Sông Mekong, họ có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản được quy định trong Hiệp Định Sông Mekong 1995, nhưng ngay từ đầu chính phủ Phnom Penh đã tỏ thái độ bất hợp tác, dứt khoát từ chối không làm – đó là một vi phạm nghiêm trọng đối với Hiệp Định Sông Mekong 1995 mà Cam Bốt chính thức là một trong số 4 thành viên của Ủy Hội Sông Mekong (MRC).

Các Điều Khoản 5, 6, 7, trong Hiệp Định Sông Mekong 1995:

ĐIỀU 5: Sử dụng nước công bằng và hợp lý; ĐIỀU 6: Duy trì dòng chảy trên dòng chính; ĐIỀU 7: Ngăn ngừa và ngừng ảnh hưởng có hại.

Sử dụng nước trong lưu vực cần phải tham vấn trước để đi đến thỏa thuận trong Ủy ban Liên hợp. Bất kỳ dự án chuyển nước ra khỏi dòng chính Sông Mekong ra ngoài lưu vực, làm thay đổi dòng chảy, cần phải thực hiện quy trình PNPCA được quy định rõ ràng trong Hiệp định Sông Mekong 1995: Thông Báo Trước / Prior Notification – Tham Vấn Trước / Prior Consultation – và Thỏa thuận / Agreement, được Ủy ban Liên hợp nhất trí đồng ý cụ thể cho từng dự án trước khi tiến hành chuyển nước như đã đề xuất. Do dự án kênh Funan Techo lấy nước từ cả hai dòng chính Sông Mekong, Cam Bốt có nghĩa vụ phải thi hành thủ tục 3 bước PNPCA này. Khi có bằng chứng rõ ràng về một công trình đang gây ra các thiệt hại đáng kể cho một hoặc nhiều quốc gia ven sông khác, thì quốc gia sở tại đó phải ngừng ngay nguyên nhân gây hại đó cho tới khi dự án được chỉnh sửa.

CHIẾN LƯỢC 3 BƯỚC ĐÒI CÔNG LÝ CHO 20 TRIỆU CƯ DÂN ĐBSCL

_ Bước thứ nhất: với Ban Thư Ký và Ủy ban Liên hợp MRC

Ban Thư ký MRC là nơi đã nhận Thông Báo của Campuchia về Dự án Funan Techo từ ngày 08.08.2023. Đây là cơ quan thường trực được đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Liên hợp MRC bao gồm một ủy viên của mỗi quốc gia thành viên, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng về hành chính và kỹ thuật. Ủy ban Liên hợp thực hiện các quyết định và chỉ đạo của Hội đồng Bộ Trưởng, trong quy hoạch phát triển lưu vực, giám sát hoạt động của Ban Thư ký và vận động tài trợ.

Hình 8: trái, TS Anoulak Kittikhoun, CEO của Ban Thư ký MRC hiện nay, nhiệm kỳ 2022-2024. TS Anoulak Kittikhoun, là người Lào đầu tiên và là người bản địa (riparian) thứ ba giữ chức vụ này. [Hai người kia theo thứ tự trước sau, là TS Phạm Tuấn Phan, Việt Nam 2016-2018, TS An Pich Hatda, Cambodia 2019-2021]. Với trình độ học vấn và nhiều năm kinh nghiệm hoạt động dày dạn như vậy, TS Anoulak được nhiều người kỳ vọng trong vị trí lãnh đạo Ban Thư ký MRC; phải, Trụ sở MRC tại Thủ đô Vientiane.  

Với thời gian đã qua hơn một năm, kể từ ngày nhận được Thông Báo của Ủy ban Mekong Quốc gia Cam Bốt 08.08.2023, tiến trình làm việc và trao đổi giữa Ban Thư ký và Ủy ban Liên hợp với phía đối tác Cam Bốt đã không đạt kết quả cụ thể nào, khi mà thẩm quyền quyết định chính về con kênh Funan Techo là Phó Thủ tướng Sun Chanthol, kiêm Đệ nhất Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển Cam Bốt.

_  Bước thứ hai: với cấp Hội Đồng Bộ Trưởng MRC

Bước thứ nhất với Ban Thư ký và Ủy ban Liên hợp coi như đã thất bại, trong trường hợp bế tắc như vậy, Bước thứ 2 là trách nhiệm của cấp thẩm quyền cao hơn, đó là Hội đồng Bộ Trưởng MRC gồm một ủy viên cấp Bộ Trưởng từ mỗi quốc gia thành viên, thường là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, có chức năng chỉ đạo, đề ra các chính sách, và thúc đẩy hợp tác và thực hiện Hiệp định Sông Mekong 1995.

Nhưng trong trường hợp quá đặc biệt như hiện nay, có lẽ phải cần tới một Phó Thủ tướng đồng cấp với Phó TT Sun Chanthol của Cam Bốt, người được xem như đang chi phối toàn bộ dự án kênh Funan Techo. Phía Việt Nam, trên danh sách đại diện thường trực của Việt Nam trong Hội đồng Bộ trưởng vẫn là tên ông Trần Hồng Hà, hiện là Phó Thủ tướng tuy không còn là Bộ trưởng TN&MT, mới giữ chức vụ này là ông Đỗ Đức Duy nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Báy. Trong cuộc đấu tranh pháp lý giai đoạn này, khả năng “kỹ trị” của cấp lãnh đạo là quan trọng chứ đây không thuần là một nhiệm vụ chính trị.

Dĩ nhiên đi cùng với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng TN&MT là một “Toán Đặc Nhiệm / Task Force” đầy khả năng, dày dạn về chuyên môn sông ngòi và am tường về luật pháp quốc tế, có khả năng ứng phó với mọi tình huống.

Dự trù rằng khi vấn đề kênh Funan Techo sẽ được khai thông ở cấp Hội đồng Bộ trưởng, đạt được một sự đồng thuận trong Tinh thần của Hiệp định Sông Mekong 1995.

Trong trường hợp tệ hại nhất (worst scenario), là Bước thứ hai này vẫn bế tắc, trước nguy cơ Hiệp định Sông Mekong 1995 bị Cam Bốt phá vỡ, vạn bất đắc dĩ Việt Nam phải thi hành thêm một Bước thứ ba, đưa vấn đề Funan Techo ra trước Tòa Án Quốc Tế dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc 1997 về sử dụng các nguồn nước quốc tế.

_ Bước thứ ba: Tòa Án Quốc Tế / International Court of Justice và Công Ước Liên Hiệp Quốc 1997 / UN Convention 1997

Công Ước Liên Hiệp Quốc 1997 với tên gọi đầy đủ là Công ước Liên Hiệp Quốc 1997 về sử dụng các nguồn nước quốc tế với mục đích phi giao thông (non-navigational) là một khung pháp lý cho các hoạt động sử dụng nguồn nước liên quốc gia.  Với các nguyên tắc chung cơ bản của luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia bao gồm: (1) Sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước quốc tế; (2) Không gây hại trong việc sử dụng các nguồn nước quốc tế và (3) Nghĩa vụ hợp tác trong việc sử dụng nguồn nước quốc tế.

Mekong là con Sông Quốc tế (International River) lớn thứ 11 trên thế giới chảy qua 7 quốc gia kể cả  Tây Tạng*, Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia, và Việt Nam.

Riêng 4 quốc gia hạ lưu Lào, Thái Lan, Cam Bốt, và Việt Nam đều là thành viên của Ủy Hội Sông Mekong (MRC) đã cùng nhau thỏa thuận và ký kết Hiệp Định Sông Mekong 1995.

Các nguyên tắc này đều được quy định trong Hiệp Định Sông Mekong 1995 và trong Công ước Liên Hiệp Quốc 1997. Riêng với Hiệp định Mekong 1995 mà trong đó cả Cambodia và VN đều là thành viên nên có tính ràng buộc về mặt pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế nên cả hai quốc gia này phải có nghĩa vụ tuân thủ – điển hình là ứng dụng cho quy tắc ứng xử đối với dự án kênh đào Funan Techo.

Hình 9: Trái, Trụ sở Tòa án Quốc tế / ICJ thuộc Liên Hiệp Quốc, cơ quan LHQ duy nhất không có trụ sở ở New York, mà tại Cung Hòa Bình (Peace Palace), Hague, Hòa Lan. ICJ hoạt động từ 1947, cho tới ngày 13.11.2023, đã xử 191 vụ kiện tụng; phải, phù hiệu chính thức của International Court of Justice. 

Đòi công lý cho 20 triệu cư dân ĐBSCL phải là nghĩa vụ của nhà nước CS Việt Nam trước lịch sử, không thể khác.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, câu nói của GS Hoàng Xuân Hãn năm 1974, sau khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm, trong tình cảnh Việt Nam đang bị chia cắt và Nam Bắc phân tranh: “Một gương sáng lịch sử là mỗi khi thế nước suy hèn vì chia rẽ và nội loạn thì mỗi khi lân bang lấn cõi. Ngày nay vụ Hoàng Sa bị chiếm là triệu chứng cụ thể gây nên bởi sự bất hoà của nhân dân ta tuy rằng nhiều chứng xưa nay, trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt”. [Hoàng Xuân Hãn, CLCD BĐDS, XV, tr. 364]

Ngô Thế Vinh

California, 08.08.2023 – 23.09.2024

*Những bài viết liên quan: 

1/ Từ đế chế Phù Nam Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của Vương quốc Cam Bốt. Ngô Thế Vinh https://vietecologypress.blogspot.com/2023/10/tu-e-che-phu-nam-khmer-toi-con-kenh.html

2/ Phù Nam Con Kênh Lịch sử và những bước tiến hành dự án giữa triều đại Cha và Con – Ngô Thế Vinh  https://vietecologypress.blogspot.com/2023/11/phu-nam-techo-con-kenh-lich-su-va-nhung.html

3/ RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long: https://vietecologypress.blogspot.com/2023/12/rfa-phong-van-bs-ngo-vinh-ve-kenh-funan.html

4/ Dự án Kênh Đào Funan Techo Ứng Xử Giữa Việt Nam và Cam Bốt Cảnh Đồng Sàng Dị Mộng. Ngô Thế Vinh:

https://vietecologypress.blogspot.com/2024/04/du-kenh-ao-funan-techo-ung-xu-giua-viet.html

5/ Chuông Nguyện Hồn Ai, Ngày 5 Tháng 8 Năm 2024 Lễ Động thổ Kênh Funan Techo https://vietecologypress.blogspot.com/2024/07/chuong-nguyen-hon-ai-ngay-5-thang-8-nam.html

BS Ngô Thế Vinh, tác giả 2 cuốn sách: Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng [2000] Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch [2007] và nhiều bài khảo luận liên quan tới các vấn đề môi sinh và phát triển Lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Đây là bài viết thứ 6 liên quan tới Dự án Kênh đào Funan Techo đã được khởi công từ ngày 05.08.2024. (Hình tác giả đang băng qua Biển Hồ, tới khu Bảo Tồn Sinh Thái Tonlé Sap).

Dấu hỏi về Quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên

Mai Quỳnh

22-9-2024

Ngày 4/9/2024, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành quyết định 1919/QĐ-UBND (1) về tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trần Quốc Việt, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở GD-ĐT với thời hạn 5 năm kể từ ngày 5/9/2024. Đồng thời, cơ quan này giao quyền Giám đốc Sở GD-ĐT đối với ông Trần Quốc Việt kể từ ngày 5/9/2024 cho đến khi kiện toàn Giám đốc Sở GD-ĐT.

Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam phản đối việc bắt giam Trương Huy San (còn gọi là Huy Đức)

Ngày 20-09-2024

Kính gửi: Ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước

Cập nhật tin nhà văn Nguyễn Quang Vinh bị tố cáo lừa đảo

BTV Tiếng Dân

15-9-2024

Sau khi xuất hiện bài viết của Băng Thy hôm 13-9-2024, tố cáo nhà văn Nguyễn Quang Vinh lừa đảo, chiều 14-9-2024, ông Nguyễn Quang Vinh thông báo trên Facebook của mình, rằng ông đang ở Viêng Chăn, thủ đô Lào. Ông Vinh cho biết, ông đã dừng việc cứu trợ lũ lụt và gửi tiền trả lại cho mọi người. Ông Vinh viết:

Thông tin thật – giả trong dịp bão Yagi

BTV Tiếng Dân

13-9-2024

Hai ngày trước, cư dân mạng chia sẻ bức ảnh khiến nhiều người xúc động. Bức ảnh ghi lại cảnh giữa mênh mông nước, một người đàn ông đẩy chiếc thau, trên thau là vợ và con ông. Nhiều người chia sẻ ảnh này với nội dung cho rằng, đây là hình ảnh chạy lũ của một gia đình ở xã Ngọc Linh, Vị Xuyên, Hà Giang. Thế nhưng, đây là ảnh dàn dựng.

Tiên sư cha cái lưỡi không xương! (Kỳ 3)

Dương Tự Lập

3-9-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Xàm sư Bảo nói, Bác Hồ sống chỉ có 79 mùa xuân thôi mà dùng tới 180 bút danh, bí danh thì ấy là nhân văn và huyền thoại lắm, các đồng chí nhớ cho điều đó. Trong đấy mang nhiều tên phụ nữ đẹp như T. Lan, Thanh Lan, Tuyết Lan, Thu Giang, Việt Hồng, Mộng Liên, Hồng Liên, Diễm Hương (không thấy có Út Huệ) … Ấy là vì Bác dành tình cảm đặc biệt, quan tâm yêu thương phụ nữ lắm, dù Bác không vợ, không con, không gia đình riêng?

Tiên sư cha cái lưỡi không xương! (Kỳ 2)

Dương Tự Lập

2-9-2024

Tiếp theo kỳ 1

Chú nhà văn Sơn Tùng (Bùi Sơn Tùng), trong ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên, là người bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về ông Hồ để rồi nổi tiếng với tác phẩm “Búp Sen Xanh” xuất bản năm 1982. Viết lại quãng thời niên thiếu và tuổi trưởng thành của Hồ Chủ tịch. Chú là bạn thân với cha tôi từ lúc trẻ. Thuở nhỏ, chú theo học ông Tú người làng Quỳnh Đôi.

Tiên sư cha cái lưỡi không xương! (Kỳ 1)

Dương Tự Lập

31-8-2024

(Xàm nhân Dương Tự Lập khấu đầu xin khẩu chiến với xàm sư Hoàng Chí Bảo)

Tại sao Putin lại bịa ra kẻ thù

FAZ

Tác giả: Reinhard Veser

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

28-8-2024

Ảnh Stalin trong một cuộc xuống đường. Nguồn: FAZ

Lo cho chị Bùi Thị Quỳnh Vân

Đỗ Thành Nhân

16-8-2024

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay, nghe báo chí đưa tin ông cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa bị bắt, tôi viết bài “Lo cho anh Thưởng” (*), một hạt giống đỏ, đi lên từ vùng đất cách mạng ngoan cường Quảng Ngãi.

Tim Walz, cam kết về lòng yêu nước và cấp tiến của Kamala Harris

Nhã Duy

6-8-2024

Trái với dự đoán và sự vận động ứng viên từ một số đảng viên và cử tri Dân Chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đã công bố quyết định chọn ông Tim Walz, Thống Đốc tiểu bang Minnesota làm ứng viên phó tổng thống vào liên danh tranh cử tổng thống 2024 của bà.

Cựu quan chức ngoại giao Bắc Hàn mô tả cuộc trốn chạy đầy kịch tính

NTV

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

5-8-2024

Ảnh: Ông Ri là đại diện cao cấp nhất của chế độ Bắc Hàn trong những năm gần đây, đã bỏ trốn. Nguồn: AP

Đại tá Reisner: “Người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt”

NTV

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

29-7-2024

Trong một cuộc phỏng vấn với NTV, Đại tá Markus Reisner cho biết, trong vài ngày và tuần qua, “tình hình ở Ukraine đã xấu đi nghiêm trọng. Hoặc Ukraine bây giờ sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn hoặc họ sẽ phải thay đổi chiến lược của mình”. Từ những tuyên bố của Nga, hiện nay người ta có thể nghe thấy “người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt”.

Còn về biển Đông, di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng là gì?

Trương Nhân Tuấn

23-7-2024

Không thấy học giả nào bàn luận tới [di sản của TBT Nguyễn Phú Trọng về biển Đông], từ học giả quốc tế đến học giả quốc nội. Di sản lớn nhứt là việc ra luật về “danh mục bí mật độ tuyệt mật của đảng” tháng 11 năm 2020. Theo văn bản này thì mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo… từ thời điểm đó trở thành “chuyện tuyệt mật của đảng”.

Lễ động thổ kênh Funan Techo ngày 5-8-2024 – Chuông nguyện hồn ai

Ngô Thế Vinh

22-7-2024

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu không được quyền cất tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là Thủ tướng Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả  hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ, không còn là những ẩn số.  

Lời Dẫn Nhập: Chỉ trong vòng chưa đầy một năm (8/2023 – 7/2024) kể từ ngày Chính phủ Cam Bốt gửi Thông báo cho Uỷ Hội Sông Mekong 4 nước MRC về dự án Kênh đào Funan Techo ngày 08/08/ 2023 cho tới nay 20/07/2024, đã có một chuỗi những sự kiện dồn dập diễn ra với cả những bước ngoặt thay đổi rất bất ngờ. Tác giả theo dõi sát diễn tiến từng ngày và đã viết 4 bài về đề tài nóng bỏng này*, đây là bài viết thứ 5 như một tổng quan giúp bạn đọc có một cái nhìn toàn cảnh về dự án con Kênh Lịch Sử Funan Techo, với dự kiến ban đầu là hoàn toàn do tiền đầu tư từ Trung Quốc – nhưng nay, do TQ không còn mặn mà với dự án này, nên TT Hun Manet đã mau chóng quyết định Cam Bốt sẽ là chủ đầu tư chính (major shareholder) với 51% gồm 2 công ty quốc doanh là Cảng tự trị Sihanoukville [PAS / Port Autonomous Sihanoukville] và Cảng tự trị Phnom Penh [PPAP / Phnom Penh Autonomous Port] cùng với các nhà tài chính tư nhân Cam Bốt khác, và ngày khởi công dự án cũng sẽ sớm hơn, là ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây thay vì là vào cuối năm, dự án sẽ hoàn tất có thể trễ hơn trong vòng 6 năm (2030) thay vì 4 năm (2028) như dự kiến trước đây. Con Kênh Funan Techo đánh dấu một bước ngoặt trong mối quan hệ đang “xuống cấp” giữa 2 quốc gia Cam Bốt và Việt Nam, khi mà ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng suy yếu và Cam Bốt thì dứt khoát chọn lựa đi vào quỹ đạo của Trung Quốc. 

Hình 1a: Photo Op của Cha và Con Hun Sen – Hun Manet cùng Phó TT Sun Chanthol chuẩn bị cho Lễ Động Thổ Kênh đào Funan Techo ngày 05/08/2024. Hun Sen khẳng định, Kênh Funan Techo sẽ củng cố nền độc lập chính trị của quốc gia Cam Bốt trong giao thông đường thuỷ và bảo đảm rằng con kênh sẽ không ảnh hưởng tới môi sinh và dòng chảy của hệ thống sông Mekong. Nguồn: Phnom Penh FreshNews, ngày 28/06/2024

Hình 1b: (trái) vị trưởng lão giới sư sãi Cam Bốt đồng lòng là các chùa chiền trên toàn quốc sẽ cùng gióng lên những hồi chiêng trống trong ngày Lễ Động Thổ Kênh đào Funan Techo sắp tới đây. Nguồn: Khmer Times 08/07/2024]; (phải) một máy đào xúc khổng lồ đang khai quang một khu vực tại Prek Takeo, chuẩn bị cho nơi sẽ diễn ra lễ động thổ con Kênh đào Funan Techo vào ngày 05/08/2024 cũng là ngày sinh nhật của cựu Thủ Tướng Samdech Techo Hun Sen. Nguồn: Khmer Times 29/07/2024

DIỄN TIẾN MỘT NĂM 8/2023 – 8/2024

Hình 2: Dự án Kênh đào Funan Techo, bản đồ của MRC với chi tiết bổ xung bởi Trung tâm Stimson. Con kênh Funan Techo lấy nước từ cả 2 phân lưu sông Mekong: Mekong Hạ đầu nguồn của Sông Tiền và Sông Bassac là đầu nguồn của Sông Hậu khi chảy vào Việt Nam.

Ngày 8/8/2023 chính phủ Cam Bốt đã gửi tới Ban Thư Ký Uỷ Hội Sông Mekong MRC một thông báo về “Dự án Kênh đào nội địa Funan Techo” nhằm phục hồi một hệ thống đường thuỷ đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan Khmer [sic] có từ 500 năm trước Công Nguyên.

– Con kênh sẽ kết nối 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep nhằm cải thiện giao thông đường thuỷ trong lãnh thổ Cam Bốt cho các cộng đồng cư dân địa phương. Dự án dự trù được khởi công vào cuối năm 2024 và bắt đầu vận hành 2028.

– Với những chi tiết kỹ thuật: kênh di chuyển 2 chiều, có chiều dài 180 km, rộng 100 m phía trên nguồn và 80 m phía dưới nguồn, độ sâu 4 m tới 5,4 m, với 3 âu tầu (shiplocks) với lượng nước xả tối đa 3.6 m3/giây, với 11 cây cầu, chiều dài chính 161 m, cầu vượt 520 m.

– Theo thông báo này, thì ảnh hưởng tiêu cực của dự án là không đáng kể, nhưng đem lại nhiều lợi ích tích cực cho người dân Cam Bốt, như cải thiện mạng lưới thuỷ vận, kích thích phát triển kinh tế và xã hội, giảm thiểu lũ lụt ở các tỉnh Kandal, Takeo, bảo đảm an toàn lương thực cho cư dân địa phương bằng phát triển nông ngư nghiệp. Mà vẫn không có ảnh hưởng đáng kể trên lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Mekong. [sic]

– Dự án kênh Funan Techo này được xem như nằm trong Chiến lược Một Vòng Đai, Một Con Đường / BRI (Belt and Road Initiative) của Trung Quốc, sau khi được một đại công ty Trung Quốc CCCC là China Communications Construction Company nghiên cứu về tính khả thi với kinh phí xây dựng là 1.7 tỷ USD, dự trù do BRI tài trợ.

– Ngày 14/9/2023 Hun Manet, con trai trưởng của Hun Sen lần đầu tiên với cương vị là tân Thủ Tướng Cam Bốt đã chính thức tới thăm Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình với hứa hẹn sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa mối giao hảo sắt son đang có tốt đẹp giữa hai nước có từ thời thân phụ ông là cựu TT Hun Sen.

– Ngày 11/10/2023 Sun Chanthol Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Phát triển Cam Bốt đã ký kết tại Phnom Penh một Khung Thoả Thuận sơ bộ [Framework Agreement] với ông Chu Dũng (Zhou Young) đại diện Công ty Cầu Đường Trung Quốc [CRBC] về Dự án Kênh Funan Techo có tên gọi ban đầu là Dự án Hệ thống Thuỷ lộ và Hậu cần Tonle Bassac (Tonle Bassac Navigation & Logistics System Project).

– Ngày 17/10/2023 chỉ 6 ngày sau buổi ký kết sơ bộ ở Phnom Penh, Thủ tướng Hun Manet đã cầm đầu một phái đoàn sang Trung Quốc, đích thân chủ toạ buổi ký kết chính thức cấp chính phủ tại Bắc Kinh, với Phó Thủ tướng Sun Chanthol là đại diện chính phủ Cam Bốt và phía Trung Quốc là các đại diện Công Ty Cầu Đường CRBC (China Road and Bridge Corporation) dự trù sẽ khởi công vào cuối năm 2024. Bao gồm trong lễ ký kết này có cả các quan chức của Bộ Bưu điện và Viễn Thông Cam Bốt (MPTC / Ministry of Posts and Telecommunications) cùng với các đối tác của Công ty Kỹ thuật Viễn thông Hoa Vi (Huawei) Trung Quốc.

Hình 3: Ngày 17/10/2023 lễ ký kết chính thức cấp chính phủ đã diễn ra ở Bắc Kinh, dưới quyền chủ tọa của tân Thủ Tướng Hun Manet, cho phép các Công ty TQ thực hiện cuộc nghiên cứu tính khả thi của Dự án Kênh Funan Techo. Cũng vẫn ông Sun Chanthol (phải) Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Chủ tịch Hội đồng Phát triển Cam Bốt có mặt trong buổi ký kết với các đại diện Công ty Cầu Đường Trung Quốc / CRBC (trái). Nguồn: FreshnewsAsia 18/10/2023

Ngày 25/10/2023, ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh trở về, TT Hun Manet đã rất hùng biện, tung ra một chiến dịch vận động cho Dự án Kênh Funan Techo với hứa hẹn đem lại cho đất nước Cam Bốt những phúc lợi về kinh tế và xã hội, xa hơn thế nữa con kênh còn mang tính biểu tượng lịch sử của dân tộc Khmer. Báo chí và hệ thống truyền thông Cam Bốt đã đóng một vai trò quan trọng và tích cực trong cuộc vận động toàn dân cho những bước tiến hành nhảy vọt của dự án này.

– Ngày 25/10/2023 hơn 2 tháng sau Thông báo của Cam Bốt với MRC, phía Việt Nam hầu như hoàn toàn bị động, Bộ Chính Trị Hà Nội gần như bị đặt trước một tình trạng đã rồi (fait accompli), chưa biết phải ứng xử ra sao và hình như đang còn trong giai đoạn “thu thập ý kiến” để rồi sẽ có thảo luận giữa các chuyên gia, sau đó mới có “đúc kết” để báo cáo lên Thủ tướng. [sic] Với báo chí truyền thông trong nước, khi mà tên con Kênh Funan Techo còn như một cấm kỵ (tabou), chưa được Tuyên giáo bật đèn xanh thì không thể nhắc tới hay bình luận gì.

– Ngày 15/12/2023 trong cuộc viếng thăm chính thức Hà Nội, TT Cam Bốt Hun Manet đã giải thích cho người đồng cấp Việt Nam TT Phạm Minh Chính rằng Dự án Funan Techo sẽ không ảnh hưởng tới hệ thống dòng chảy sông Mekong, do con kênh đào chỉ chuyển nước từ sông Bassac – mà ông Hun Manet đã cố tình tránh né gọi đó là một phụ lưu (tributary), trong khi chính danh sông Bassac là một phân lưu (distributary) của sông Mekong.

– Ngày 27/12/2023 trước sự chỉ trích từ trong và ngoài nước, cho rằng khi CB vay thêm 1.7 tỷ USD cho Dự án Kênh đào Funan Techo, đất nước Cam Bốt sẽ bị lún sâu hơn nữa vào bẫy nợ TQ. Để giải toả dư luận bất lợi đó, Bộ trưởng Thông Tin Cam Bốt đã khẳng định là Kênh Đào Funan Techo sẽ được triển khai theo mô hình BOT / Xây dựng, Vận hành, Chuyển giao (Build, Operation, Transfer). TT Hun Manet cũng xác nhận: “Cam Bốt không vay tiền Trung Quốc để xây dựng con kênh, nhưng sẽ tiến hành xây dựng với sự hợp tác của khu vực tư nhân (private sector) từ phía Cam Bốt với 51% hoặc nhiều hơn, và phần còn lại là do các công ty xây dựng TQ CRBC (China Road and Bridge Corporation) và CCCC (China Communications Construction Company, Ltd.) với hình thức BOT”. Khu vực tư nhân đó là ai thì chúng ta chưa được biết. Cần lưu ý, hai công ty TQ ký kết với Cam Bốt là công ty quốc doanh của nhà nước Trung Quốc.

– Ngày 26/03/2024 cựu TT Hun Sen, nay là Chủ tịch Thượng viện Cam Bốt trong chuyến đi tới Đảo Hải Nam tham dự Hội nghị Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao 2024 (Boao Forum for Asia / BFA), với chủ đề “Châu Á và Thế giới: Thách thức chung, Trách nhiệm chung”, ông Hun Sen đã cố gắng tìm thêm sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh liên quan tới dự án Kênh đào Funan Techo. Với mục đích đó, Hun Sen đã gặp Triệu Lạc Tế, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản TQ, Hun Sen cũng điện đàm với ông Trần Trọng, Phó TGĐ Tập Đoàn Xây Dựng Giao Thông TQ (CCCC / China Communications Construction Company Ltd.) và đã được ông Trần Trọng thông báo về tiến độ Kênh đào Funan Techo, cùng với các dự án đường cao tốc khác trên lãnh thổ Cam Bốt.

– Ngày 09/04/2024 vẫn là Hun Sen, với tư cách là Chủ tịch Thượng Viện Cam Bốt đã lên tiếng phủ nhận con kênh Funan Techo sẽ tạo thuận cho các tàu quân sự TQ từ Căn cứ Hải Quân Ream đi ngược dòng sông Mekong. Ông viết trên Diễn Đàn X (Twitter): “Tại sao Cam Bốt lại đưa quân TQ vào đất nước của mình, điều đó vi phạm Hiến Pháp. Và tại sao TQ lại đem quân vào CB, đi ngược với nguyên tắc tôn trọng sự độc lập của Cam Bốt.” Hun Sen đã đáp trả một bài báo tiếng Việt ra ngày 18/03/2024 cho rằng dự án Kênh Funan Techo có “công dụng kép” (dual-use), tạo thuận cho sự hiện diện quân sự TQ vào sâu trong lãnh thổ CB, sát với biên giới VN. Nguồn: The Straits Times 09/04/2024

– Ngày 11/04/2024 trong cuộc họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN Đoàn Khắc Việt đã nêu quan điểm VN về Dự án kênh đào Funan Techo, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả bền vững nguồn nước sông Mekong. VN cũng đề nghị CB phối hợp chặt chẽ với VN và Uỷ Hội Sông Mekong MRC trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và hệ sinh thái của ĐBSCL, để đảm bảo lợi ích hài hòa của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong lưu vực.

– Ngày 23/04/2024 lần đầu tiên Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ một Hội nghị cấp quốc gia để “Tham vấn về Dự án Kênh đào Funan Techo của Cam Bốt, thực hiện Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới TbEIA (Transboundary Environmental Impact Assessment) của Ủy hội Mekong quốc tế” cùng với kết quả thực hiện Thủ tục Thông Báo, Tham vấn trước và thỏa thuận PNPCA như với các dự án thủy điện Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang của Lào.

Hình 4: TS. Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí Hậu, Giảng viên Cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Đại học Cần Thơ đã tỏ ra quan ngại về những ảnh hưởng của Dự án Kênh đào Funan Techo đối với vùng ĐBSCL: ”Dự án Kênh đào Funan Techo khi vận hành chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến vùng ĐBSCL. Vùng ĐBSCL Việt Nam sẽ gia tăng tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, canh tác, sản xuất; mặn xâm nhập sâu và nhiều hơn; các hệ sinh thái cũng sẽ bị đảo lộn”.

– Ngày 29/04/2024 cựu TT Hun Sen nay là Chủ tịch Thượng viện đã đưa ra lời khẳng định đanh thép là dự án Kênh đào Funan Techo sẽ được tiến hành như hoạch định cho dù có sự chống đối từ phía chính phủ Việt Nam, ông nhấn mạnh thêm đây là chủ quyền của Vương quốc Khmer. Hun Sen không còn giữ gìn ngôn từ ngoại giao, ông gay gắt lên giọng: “Cam Bốt không còn thấp bé hơn Việt Nam, Hun Sen chưa hề có một quyết định sai lầm nào trong 47 năm qua. Cam Bốt không thấp kém để cho quân đội Trung Quốc triển khai trên lãnh thổ mình và biết cách tự bảo vệ, không cần tới Việt Nam phải quan tâm. [sic]

– Ngày 07/06/2024 trong dịp tới dự buổi lễ khánh thành Cảng Đa năng tại tỉnh Kampot (Multipurpose Port Kampot) TT Hun Manet đã chính thức thông báo Lễ Động thổ Kênh đào Funan Techo sẽ là ngày 5 tháng 8 tới đây, ông Hun Manet nói rõ 51% tiền đầu tư sẽ do các nhà tài chánh Cam Bốt. Trước đây, dự trù 100% tiền đầu tư là từ nước ngoài TQ nhưng “nay tôi xác định là dự án FTC không còn hoàn toàn do nước ngoài sở hữu (entirely foreign-ownwed). Cam Bốt sẽ là đầu tư chính với 51%, là một liên doanh (Joint Venture) với 2 công ty nhà nước là Cảng tự trị Sihanoukville [PAS] và Cảng tự trị Phnom Penh [PPAP]. Đây là hai nhà đầu tư chính của Cam Bốt, họ sẽ kết hợp với các công ty tư nhân khác nữa,” ông cũng phủ nhận những ý kiến cho rằng nhà nước vay tiền ngoại quốc thể thực hiện dự án. Ông giải thích, chính các nhà đầu tư tư nhân sẽ vay tiền ngân hàng để thực hiện dự án với quyền hạn được vận hành con kênh trong 50 năm; trong khoảng thời gian này, chính phủ và các công ty đầu tư sẽ thương thảo để bảo đảm lợi nhuận cho cả hai bên. Đây là phương thứ BOT. Sau 50 năm, công ty đầu tư sẽ chuyển giao lại cho nhà nước Cam Bốt. Và hoàn tất xây dựng con kênh này cần khoảng thời gian từ 4 năm (2028) tới 6 năm (2030).

Hình 5: Ngày 06/06/2024, trong buổi lễ khánh thành Cảng Đa Năng Kampot, TT Hun Manet một lần nữa đã khẳng định ngày Lễ Động Thổ sẽ diễn ra sớm hơn, ngày 05/08/2024 thay vì là cuối năm, Cam Bốt sẽ là nhà đầu tư chính với 51%, với 2 công ty quốc doanh / state-owned là Cảng tự trị Sihanoukville [PAS] và Cảng tự trị Phnom Penh [PPAP] cùng với các nhà tài chính tư nhân khác. Nguồn: Phnom Penh Post 06/06/2024

– Ngày 21/06/2024 trong cuộc hội thảo trực tuyến có tên là “The Funan Techo Canal: Redefining Connectivity, Reshaping Politics” của ISEAS Yusof Ishak Institute tổ chức từ Singapore, trao đổi giữa 3 chuyên gia TS Vannarith Chheang (Chairman of Angkor Social Innovation Park), TS Lê Hồng Hiệp (nghiên cứu viên cao cấp và điều phối chương trình Nghiên cứu VN tại Viện ISEAS Yusof Ishak Institute) và Brian Eyler (thuộc TT Stimson) về dự án Kênh đào Funan Techo. Theo TS Vannarith, không như dự kiến ban đầu, TQ tỏ ra không mặn mà với đầu tư 100% vào dự án Funan Techo, nên Cam Bốt nay trở thành chủ đầu tư chính của dự án này. Nhưng con số 1.7 tỷ được coi là qua thấp so với con kênh đào 130 km bên TQ chi phí đã trên 10 tỷ USD. Như vậy trong thực tế chi phí xây con kênh Funan Techo 180 km sẽ phải là trên 10 tỷ USD chứ không như ước tính ban đầu là 1.7 tỷ.

– Ngày 01/07/2024 TT Hun Manet từ tỉnh Kompong Cham, một lần nữa đã chính thức thông báo cho toàn dân là Lễ Động Thổ Kênh đào Funan Techo sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 8, 2024 nhân dịp sinh nhật của ông Hun Sen, vị cựu Thủ tướng không chỉ lâu đời nhất xứ Chùa Tháp mà là trong toàn khu vực Động Nam Á. TT Hun Manet còn nêu rõ Kênh đào Funan Techo chính là biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Khmer do chính thân phụ ông đề xướng. Trong cùng ngày 01/07/2024, chính Chủ tịch Thượng viện ông Hun Sen cũng kêu gọi tất cả các chùa chiền trên toàn quốc hãy cùng đánh chuông, trống, phèng la sáng ngày 05/08/2024 và cả và cả bắn pháo hoa vào buổi tối để chào mừng sự kiện trọng đại của Vương Quốc Cam Bốt, ngày khởi công siêu dự án Kênh đào Funan Techo, và cũng “để chứng tỏ sự ủng hộ của toàn dân đối với dự án này”.

– Ngày 07/15/2024 KS Phạm Phan Long VEF, người từng bền bỉ theo dõi những suy thoái môi trường của lưu vực sông Mekong rất sớm từ 1995, đã có một bài phân tích thấu đáo và thuyết phục về những mối quan ngại đối với Dự án Kênh đào Funan Techo trên tập san trực tuyến chuyên về môi trường Mongabay, với 5 luận điểm quan trọng về những khiếm khuyết của Dự án FTC: (1) nguồn tài chính còn mơ hồ, (2) thiếu nghiên cứu tác động môi trường xuyên biên giới (TbEIA), (3) trở ngại cung cấp nước cho canh tác, (4) dự tính kinh phí quá thấp cho dự án và tiên liệu về doanh thu quá cao, (5) vận chuyển qua Kênh FTC sẽ tốn kém và mất thời gian hơn là qua các cảng của ĐBSCL Việt Nam.

HUN SEN KHẲNG ĐỊNH: CHƯA BAO GIỜ QUYẾT ĐỊNH SAI TRONG 47 NĂM QUA

Giới quan sát am hiểu tình hình chính trị xứ Chùa Tháp nhận định rằng cựu TT Hun Sen đã cai trị đất nước Cam Bốt với bàn tay sắt của một nhà lãnh đạo độc tài, ông đã loại bỏ tất cả các thành phần đối lập, duy trì được sự ổn định chính trị để đất nước phát triển trong suốt những năm ông cầm quyền. Hun Sen đã có những quyết định đúng, như không xúc tiến xây dựng 2 con đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong là đập Stung Treng 980 MW và đập Sambor 2,600 MW trong khi Cam Bốt vẫn còn đang thiếu điện. Ông đã từng được báo chí quốc tế mệnh danh là “người hùng / strong man”. Nhưng không như Hun Sen khẳng định, ông cũng có những sai lầm nghiêm trọng.

– Về Lịch Sử Khmer Đỏ: ngày 07/01/2019, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày chế độ diệt chủng Khmer Đỏ xụp đổ, sau một cuộc can thiệp quân sự chớp nhoáng của Việt Nam, TT Hun Sen đã long trọng gọi “đó là ngày đất nước Cam Bốt được khai sinh lần thứ hai”. Tuy nhiên, ông Hun Sen đã hoàn toàn né tránh không có một lời đả động tới Trung Quốc, mà thế giới ai cũng biết TQ là quốc gia hậu thuận chính nuôi dưỡng Khmer Đỏ từ lúc sơ khai cho tới cả sau khi chế độ Khmer Đỏ đã xụp đổ. Vì thế không ai ngạc nhiên khi các sách giáo khoa chính thống về lịch sử của nhà nước TQ hoàn toàn không nhắc tới vai trò TQ là gốc rễ của tất cả những tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ nơi xứ Chùa Tháp, với lao động khổ sai, đói khát, với tra tấn, hành quyết, giết chết hơn 2 triệu người Cam Bốt, trong số đó có cả rất nhiều người Việt và người Chăm.

Hình 6trái, Hun Sen từng tham gia lực lượng Khmer Đỏ những năm 1970s với cấp bậc Tiểu Đoàn Trưởng. Bị chiến thương hư một mắt trái khi theo Pol Pot tấn công thủ đô Phnom Penh tháng 4/1975. Sợ bị Khmer Đỏ thanh trừng, Hun Sen đào ngũ năm 1977 tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Việt Nam, có tên Việt là Hai Phúc. [The N.Y. Review 23/7/2012]; phải, bản đồ đất nước Cam Bốt thời kỳ Khmer Đỏ được ghép bằng Sọ Người và những Con Sông Máu. Photo by Ngô Thế Vinh, tháng 12.2001

Hun Sen ngày nay đang tiếp tay với TQ để cùng xoá đi những trang sử đen tối ấy – một món nợ lịch sử của TQ đối với dân tộc Cam Bốt mà các thế hệ tương lai không thể nào quên.

– Về Môi Sinh Trái Tim Biển Hồ: Ai cũng biết những con đập thuỷ điện dòng chính trên sông Lancang-Mekong với những hồ chứa nước khổng lồ trên thượng nguồn Vân Nam của TQ và sau này của Lào, là nguyên nhân đưa tới con sông Mekong cạn dòng và Biển Hồ Tonle Sap – như trái tim của Cam Bốt ngày càng cạn kiệt. Trước khi bay sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh LancangMekong Côn Minh, trước sau Hun Sen vẫn giữ một tiếng nói nhất quán, bất cần lý lẽ, công khai lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh trong kế hoạch khai thác sông Mekong, cho dù điều ấy đi ngược lại ý kiến quan ngại gần như báo động của các chuyên gia bảo vệ môi sinh. Đi xa hơn thế nữa, ông Hun Sen còn cho rằng ý kiến chỉ trích chỉ để chứng tỏ các chuyên gia chú ý tới môi sinh, và đôi khi họ dùng đó như thứ rào cản nhằm ngăn chặn sự hợp tác nên có giữa 6 quốc gia. [AFP, 6/29/05]

Không chỉ có vậy, ông Hun Sen còn sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi khẳng định rằng “các dự án đập thuỷ điện chẳng có ảnh hưởng gì tới nguồn cá” trong khi tình hình thực tế thì hoàn toàn trái ngược, nguồn cá thiên nhiên sông Mekong và Biển Hồ vốn vô cùng phong phú thì nay không còn bao nhiêu nữa, trong khi cá là nguồn thực phẩm quan trọng của bao nhiêu triệu cư dân sống ven sông Mekong, và riêng với người dân Cam Bốt, cá là nguồn chất đạm / protein chính trong dinh dưỡng của họ. Ông Hun Sen lãnh đạo quốc gia Cam Bốt, khi đứng trước nguy cơ cả một hệ sinh thái của Biển Hồ đang bị suy kiệt “một cách hiển nhiên và nhãn tiền,” nhưng ông đã lại cố ý phủ nhận bao nhiêu mối quan tâm chính đáng và đầy trí tuệ trong suốt mấy thập niên qua của rất nhiều chuyên gia bảo vệ môi trường và của các tổ chức môi sinh phi chính phủ như TERRA/ Towards Ecological Recovery and Regional Alliance, IRN/ International River Network, VEF/ Viet Ecology Foundation…

Hình 7: Biển Hồ Tonlé Sap, Mùa Khô diện tích mặt hồ co lại (trái); Mùa Mưa do nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, sông Tonlé Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ làm tràn bờ, khiến diện tích mặt hồ hơn đến 5 lần (phải). Hiện tượng co giãn của Biển Hồ càng ngày càng bị suy yếu, đang như một trái tim thiếu máu. Nguồn: Tom Fawthrop

Ai cũng biết rằng trái tim Biển Hồ chỉ còn nhịp đập (pulse) khi sông Mekong trong Mùa Mưa còn đủ nước đổ vào con sông Tonlé Sap tạo dòng chảy ngược lên Biển Hồ như một hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu. Biển Hồ trong Mùa Khô chỉ với diện tích 2.500 km2, nhưng từ tháng 5 đến tháng 9 bước sang Mùa Mưa, khi nước con sông Mekong dũng mãnh đổ về, khiến con sông Tonlé Sap đổi chiều, chảy ngược vào Biển Hồ làm nước hồ dâng cao hơn từ 8 tới 10 mét và tràn bờ; diện tích Biển Hồ tăng gấp 5 lần, khoảng hơn 12.000 km2. Nhịp Đập Lũ (Mekong Floodpulse) con sông Mekong những năm trở lại đây trở nên suy yếu và thất thường trong những năm gần đây.

Chỉ mới đây thôi, ngày 15/07/2024, Uỷ Hội Sông Mekong MRC 4 nước mới gửi ra một sơ đồ trong bản tường trình ghi nhận lưu lượng nước của Biển Hồ Tonle Sap biến thiên theo tháng.

  • Vùng Xanh là biến thiên trong những năm (97-22)
  • Đường Xanh đậm: trung bình dài hạn / Long Term Averahe / LTA (97-22)
  • Đường Xanh lợt: dung lượng năm 2022
  • Đường Xanh lơ: dung lượng năm 2023
  • Đường Đỏ: dung lượng năm 2024 cho tới giữa tháng 7: lượng nước của Biển Hồ chỉ còn 38% là dung lượng thấp nhất trong năm: Biển Hồ mất đi 7,000 MCM (triệu mét khối) tương đương với lượng nước tiêu tưới cho một diện tích 1,400,000 hectares ruộng đồng. [Ghi chú của KS Phạm Phan Long, VEF]

Hình 8: Sơ đồ dung lượng Biển Hồ Tonle Sap thay đổi theo mùa và biến thiên theo tháng. Nguồn: MRC 15/07/2024

Bấy lâu đã có bao nhiêu Lễ Hội Nước Bon Om Touk hàng năm trước Hoàng Cung bị huỷ vì không còn đủ nước từ con Sông Mekong chảy ngược lên Biển Hồ, mà ai cũng biết nguyên nhân là do chuỗi đập thuỷ điện dòng chính khổng lồ Vân Nam và sau này là Lào.

– Về Tương Quan Vùng với ASEAN: Hun Sen đã phá vỡ sự đoàn kết của 11 quốc gia ASEAN (Association of South Easr Asian Nations), trước sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông, các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam muốn có một tiếng nói chung trong vùng, nhưng Cam Bốt là quốc gia duy nhất đã từng hai lần (2012, 2016) ngăn chặn và đơn phương phủ quyết khiến Tổ chức ASEAN không sao ra được một tuyên cáo chung. Cam Bốt đã làm tê liệt tổ chức ASEAN, Phnom Penh đã coi mối giao hảo với Bắc Kinh là quan trọng hơn tư cách thành viên của ASEAN, gây ra sự chia rẽ và cả bất ổn định trong vùng.

– Về Hiệp Định Sông Mekong 1995: có lẽ đây là sai lầm lớn nhất vào cuối đời của Hun Sen. Không nhắc tới chuyện ơn nghĩa Việt Nam giúp đất nước Cam Bốt có được “ngày khai sinh lần thứ hai” – phát biểu của Hun Sen, chỉ với những diễn biến về dự án Kênh Funan Techo, ông Hun Sen đã rất không cần thiết phải chọn một vị thế đối đầu với nước láng giềng Việt Nam, qua thái độ không hợp tác, từ chối cung cấp và chia xẻ thông tin về Kênh Funan Techo. Cha Con ông Hun Sen đã thiếu thành thật khi cố tình gọi sai tên con Sông Bassac là một Phụ Lưu (Tributary), trong khi con kênh Funan Techo lấy nước từ cả hai Phân Lưu (Distributaries) của sông Mekong nhưng vẫn tránh né thủ tục PNPCA , Hun Sen đã phá vỡ Hiệp Định Sông Mekong 1995.

Nếu bảo rằng Kênh Funan không có ảnh hưởng gì tới giòng chảy của hệ thống sông Mekong, thì tại sao lại dứt khoát từ chối chia xẻ những thông tin ấy trước nỗi lo lắng của Việt Nam? Cam Bốt hiện nay với dân số 17 triệu – đã tăng gấp 3 lần sau Khmer Đỏ, nhưng cũng chưa bằng dân số của riêng ĐBSCL là 20 triệu, và VN là 100 triệu. Cũng phải thấy rằng, cho dù có được sự hỗ trợ 100% từ TQ, nhưng nếu vựa lúa của VN như một nguồn an ninh lương thực bị phá vỡ, thì giới Lãnh đạo Cam Bốt nếu có tầm nhìn xa, họ đã có thể thấy rõ “cội nguồn bất an – the root of unrest” manh nha từ đâu rồi!

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH: MỘT TINH THẦN SÔNG MEKONG M4P2

Nửa thế kỷ qua, hai dân tộc Khmer và Việt Nam đã quá thống khổ và điêu đứng vì những cuộc chiến tranh. Thế hệ tương lai xứng đáng được hưởng một nền hoà bình bền vững, và cùng hiểu rằng “Mọi Người đều Sống Dưới Nguồn”, con Sông Mekong là sợi chỉ đỏ nối kết thay vì phân hoá. Điều ấy không chỉ đòi hỏi phải có một nguồn chất xám để xây dựng một nền “Văn Hoá Hoà Bình / Culture of Peace.”

Một lần nữa ở đây, người viết muốn nhắc tới ý kiến xác đáng và xây dựng của một học giả Cam Bốt, TS Chheang Vannarith, Chủ tịch Học Viện Viễn Kiến Á Châu (Asian Vision Institute). Trong một bài viết nhan đề “Ngoại giao Láng giềng Cam Bốt”, TS Chheang viết: “Cam Bốt đang tiến sâu hơn nữa trong kết hợp vùng – với tin tưởng rằng tương lai của Cam Bốt không thể tách rời ra khỏi vùng. Chuyển đổi Cam Bốt thành một cửa ngõ, hay là một quốc gia cầu nối trong lưu vực sông Mekong là một nỗ lực lâu dài.”

Chheang viết tiếp: “Chính sách ngoại giao láng giềng của Cam Bốt phải bắt rễ từ những nguyên tắc cơ bản gồm 4 chữ M và 2 chữ P theo tiếng Anh (mà ông viết tắt là M4P2): Mutual respect / kính trọng nhau, Mutual understanding / hiểu biết nhau, Mutual trust / tin cậy nhau, và Mutual interest of Peace and Prosperity / cùng quan tâm tới Hòa Bình và Thịnh Vượng.”

Phải nói rằng M4P2 là một nội dung cô đọng và hoàn hảo cho một Tinh Thần Sông Mekong / Mekong Spirit — như một mẫu số chung, hay như một sợi chỉ đỏ nối kết mà chúng ta còn thiếu vắng bấy lâu giữa 4 quốc gia cùng sống chung trong một Lưu Vực. 

NGÔ THẾ VINH

California, 20/07/2024

 

*Những bài viết liên quan:

1/ Từ đế chế Phù Nam Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của Vương quốc Cam Bốt. Ngô Thế Vinh https://vietecologypress.blogspot.com/2023/10/tu-e-che-phu-nam-khmer-toi-con-kenh.html

2/ Phù Nam Con Kênh Lịch sử và những bước tiến hành dự án giữa triều đại Cha và Con. Ngô Thế Vinh https://vietecologypress.blogspot.com/2023/11/phu-nam-techo-con-kenh-lich-su-va-nhung.html

3/ RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long

https://vietecologypress.blogspot.com/2023/12/rfa-phong-van-bs-ngo-vinh-ve-kenh-funan.html

4/ Dự án Kênh Đào Funan Techo Ứng Xử Giữa Việt Nam và Cam Bốt Cảnh Đồng Sàng Dị Mộng. Ngô Thế Vinh https://vietecologypress.blogspot.com/2024/04/du-kenh-ao-funan-techo-ung-xu-giua-viet.html

BS Ngô Thế Vinh, tác giả 2 cuốn sách: Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng [2000] Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch [2007] và nhiều bài khảo luận liên quan tới các vấn đề môi sinh và phát triển Lưu vực sông Mekong và ĐBSCL. Đây là bài viết thứ 5 liên quan tới dự án Kênh đào Funan Techo sẽ được khởi xây ngày 5/8/2024. (Hình tác giả đang băng qua Biển Hồ, tới khu Bảo Tồn Sinh Thái Tonle Sap).

“Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận những kẻ mị dân phá hủy lối sống châu Âu của chúng ta”

Vũ Ngọc Chi, tổng hợp

18-7-2024

Bà Ursula von der Leyen, vừa tái cử nhiệm kỳ thứ hai, chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Ảnh trên mạng

Thuyết âm mưu quanh vụ Trump bị ám sát hụt

Minh Thùy

18-7-2024

Sau những màn tung hô vang trời, ca ngợi ‘anh hùng Trump’ sau cái chết hụt tại buổi vận động bầu cử, các thuyết âm mưu lúc đầu còn lưa thưa, giờ bắt đầu nở rộ.

Nếu được thực hiện, kênh đào Campuchia sẽ là thảm họa kinh tế và môi trường

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan dịch

15-7-2024

Tóm tắt: Đây là Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Anh hùng bất cần tuổi

Minh Thùy

15-7-2024

Hôm qua cả thế giới bị rúng động vì một tin long trời lở đất: Ông Trump bị ám sát hụt trong khi đang phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Butler, bang Pennsylvania vào buổi chiều 13-7-2024.