Lê Hữu Minh Tuấn

Tưởng Năng Tiến

19-10-2024

Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người

Vũ Đức Khanh

19-10-2024

Sau Đệ nhị Thế chiến, ba quốc gia trên thế giới bị chia cắt bởi những lý do chính trị và tư tưởng: Việt Nam, Hàn Quốc, và Đức. Trong đó, Việt Nam và Đức đã được thống nhất, nhưng số phận của từng quốc gia lại khác biệt. Đông Đức tan rã và sáp nhập với Tây Đức giàu có, trong khi Bắc Hàn vẫn mắc kẹt trong nghèo đói, thua xa Nam Hàn về mọi mặt.

ChatGPT trình bày về nguồn gốc Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam từ 1930 đến nay

Nghiêm Huấn Từ

17-10-2024

Người đối thoại: Xin chào chatGPT, tôi được các cháu giới thiệu, nên đã được đọc rất kỹ bài Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Wikipedia.

Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị

Nguyễn Đình Cống

16-10-2024

1. Giới thiệu: Về đối nội và đối ngoại

Tô Lâm và Phạm Minh Chính giảm nhẹ vụ ngư dân Quảng Ngãi bị hành hung?

RFA

Trần Hiếu Chân

14-10-2024

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự cuộc họp với Tổng bí thư – Chủ tịch Tô Lâm tại Hà Nội hôm 12/10/2024. Nguồn: LUONG THAI LINH / EPA POOL / AFP

Tán dóc với ChatGPT về mục tiêu viển vông và bất khả thi của Chủ nghĩa Cộng sản

Nghiêm Huấn Từ

14-10-2024

Cụ Karl Marx phát hiện những chân lý… khủng, khiến tín đồ khắp nơi phục lăn, phục lóc, sẵn sàng hy sinh vì chủ nghĩa cao cả do cụ sáng lập. Đó là chuyện cách nay trên/ dưới một thế kỷ. Ví dụ, cụ dạy: Nhà Nước là công cụ của giai cấp thống trị, dùng để trấn áp giai cấp bị trị, do vậy khi nhân loại tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản (CNCS) thì Nhà Nước sẽ “tự tiêu vong”.

Liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thay đổi? Tại sao không?

Vũ Đức Khanh

12-10-2024

Quyền lực chỉ có thể được duy trì khi có sự linh hoạt và thích ứng với những yêu cầu mới của xã hội.

Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã trải qua nhiều biến động lịch sử, thể hiện một khả năng thích nghi nhất định trong những thời điểm then chốt. Điều đó cho thấy, không có gì là không thể thay đổi.

Bàn với ChatGP về danh ngôn của cụ Lenin: “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”

Nghiêm Huấn Từ

12-10-2024

Xin hỏi: Một thế kỷ trước, cụ Lenin đã phán (như thánh, viết thành sách), rằng: Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Đương nhiên, ai cũng hiểu ý cụ, là sau giai đoạn “tột cùng” thì CNTB phải thoái trào và tàn lụi. Nhưng thực tế diễn ra trái ngược với danh ngôn của cụ Lenin. Đề nghị chat GPT minh họa vài nét để mọi người đều có thể hiểu.

Nhóm nhân quyền: Nếu Thái Lan dẫn độ Y Quynh Bdap, sẽ bị ‘hoen ố thanh danh’ tại LHQ

VOA

10-10-2024

Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của Y Quynh Bdap, thứ ba từ trái, và các nhà hoạt động nhân quyền tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, ngày 9/10/2024. Ảnh: Facebook ALTSEAN-Burma.

Hôm 9/10, trước khi Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2025-2027, giới hoạt động nhân quyền kêu gọi chính quyền nước này không dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, còn ngược lại sẽ đánh mất lòng tin tại diễn đàn thế giới.

Vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư bào chữa cho ông Y Quynh Bdap tổ chức họp báo để thảo luận về phán quyết hồi cuối tháng 9 của Tòa án Hình sự Bangkok về việc dẫn độ người tị nạn Việt Nam Y Quynh Bdap đã được Cao ủy LHQ về Người tịn nạn (UNHCR) công nhận.

Ngoài ra, buổi họp báo cũng phân tích ý nghĩa của phán quyết nói trên đối với cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc duy trì nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền khi nước này tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Tại cuộc họp báo sáng 9/10 được trang Facebook ALTSEAN-Burma tường thuật trực tiếp, bà Nadthasiri Bergman, luật sư bào chữa cho ông Bdap, nhắc lại rằng ông bị cảnh sát Thái Lan bắt hồi tháng 6 dựa trên tội danh “khủng bố” mà chính quyền Việt Nam xác định trước đó.

“Lập luận của chúng tôi trong vụ dẫn độ là ông ấy không thể bị dẫn độ vì ông ấy là người tị nạn được công nhận và ông đang trải qua quá trình tái định cư”, luật sư Bergman nêu rõ.

“Một ngày trước khi ông bị bắt, UNHCR đã đề nghị ông đến phỏng vấn [để xem] liệu ông có liên quan gì đến vụ việc ở Đắk Lắk hay không. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và quy chế tị nạn của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được công nhận là người tị nạn”, vẫn lời nữ luật sư Thái Lan.

Ông Bdap đang bị giam tại trại tạm giam ở Bangkok để chờ kháng cáo việc bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông phải đối mặt với bản án 10 năm tù về tội “khủng bố”.

Hôm 30/9, Toà án Hình sự Bangkok ra phán quyết rằng nhà hoạt động người dân tộc Ê Đê và cũng là người sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý có thể bị trục xuất về Việt Nam, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.

Ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hồi tháng 6/2024 để xem xét dẫn độ ông cũng như cáo buộc ông lưu trú quá hạn.

Kêu gọi Thái Lan không dẫn độ

Ngoài luật sư Bergman, các diễn giả khác tại cuộc họp báo gồm các đại diện của Qũy Xuyên Văn hóa Thái Lan (CrCF Thailand), tổ chức Quyền Hòa bình (PRF), và tổ chức tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA).

Ông Phil Robertson, giám đốc nhóm tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA) có trụ sở tại Bangkok, cho VOA biết qua tin nhắn: “Chính phủ Việt Nam đang gây áp lực tối đa lên Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bdap về nước, nhưng Thái Lan cần phải kiên phản đối yêu cầu đó và duy trì các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn”.

Ông Robertson kêu gọi Thái Lan nhận thức rằng nếu họ gửi trả lại một người tị nạn UNHCR được công nhận về Việt Nam, điều đó sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng nhân quyền của họ và gây ra phản ứng dữ dội của quốc tế chỉ trích Bangkok, cho dù Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.

Trao đổi với VOA sau cuộc họp báo, ông Robertson đưa ra khuyến nghị: “Hoa Kỳ cũng như EU và các nước thành viên cần khẩn trương gây sức ép để Thái Lan từ chối trả Y Quynh Bdap về nước mà thay vào đó cho phép ông này đến và tái định cư ở một nước thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ khỏi các bàn tay bao vây, đàn áp xuyên quốc gia của Việt Nam”.

Nhiều nước quan ngại

Nhiều chính phủ, thông qua đại sứ quán của họ ở Bangkok, đã bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép ông tái định cư ở nước thứ ba, nhưng Việt Nam đã cử quan chức từ Hà Nội qua Bangkok để “gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ”, tổ chức ALTSEAN-Burma, tổ chức nhân quyền ở Bangkok, viết trong bài đăng hôm 9/10.

Tổ chức này cho rằng hành động của Việt Nam gây ra “một cuộc kéo co ngoại giao và những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Việt Nam và sự đàn áp xuyên quốc gia”.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Bangkok rằng liệu tòa án ở Việt Nam có đưa ra bằng chứng chứng minh rằng ông Bdap có “tham gia” vụ tấn công “khủng bố” hay không, luật sư Bergman trình bày rằng phía Việt Nam không trưng ra bằng chứng nào khác, ngoài việc có ba người làm chứng tại tòa cáo buộc rằng ông Bdap “tham gia chỉ đạo” từ xa cuộc khủng bố và hai tấm hình, một của chính ông và của nạn nhân.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu và lời kêu gọi trên, nhưng chưa được phản hồi.

Truyền thông Việt Nam nói gì?

Báo chí nhà nước gần đây lên tiếng phản bác các lời kêu gọi của quốc tế về việc ngưng dẫn độ ông Bdap, nói rằng những lời kêu gọi đó là hành động “cổ xúy, tán dương đối tượng khủng bố của các thế lực thù địch, phản động”.

Báo Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 viết: “Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu”.

Trang này nói rằng vào năm 2018, ông Y Quynh Bdap vượt biên trái phép sang Thái Lan, rồi cùng với một số đối tượng có tư tưởng “chống phá” Việt Nam thành lập “Nhóm người Thượng vì Công lý”.

Với lời lẽ chỉ trích như thường lệ, trang báo nhà nước của chính quyền cộng sản cho rằng nhóm này là tổ chức “phản động” nhằm tập hợp nhóm người dân tộc thiểu số tại Thái Lan có tư tưởng chống phá nhà nước Việt Nam.

Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào chính quyền ở Đắk Lắk hồi tháng 6/2023, trang CAND dẫn lời khai của một bị cáo tên là Y Ba Bya cho rằng “Y Quynh Bdap chỉ đạo việc chọn những trụ sở cơ quan Nhà nước có ít người để dễ thực hiện việc tấn công, đồng thời bắt phải quay video diễn biến cuộc tấn công khủng bố, phá hoại, giết cán bộ gửi cho Y Quynh Bdap để tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn VOA sau phiên tòa xử vắng mặt hồi tháng 1/2024, ông Bdap bác bỏ các cáo cuộc của chính quyền Việt Nam, cho rằng ông và nhóm nhân quyền của ông chỉ đấu tranh ôn hòa cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên.

Hành trình Việt – Mỹ: Từ xung đột đến đối tác và tương lai dân chủ hóa Việt Nam

Vũ Đức Khanh

10-10-2024

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những câu chuyện đầy biến động nhất trong lịch sử ngoại giao thế kỷ 20 và 21. Từ cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài gần hai thập niên, đến việc bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và cuối cùng là nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10 tháng 9 năm 2023.

Bàn với ChatGPT về tầm nhìn của cụ Marx

Nghiêm Huấn Từ

10-10-2024

Người đối thoại: Xã hội nông nghiệp tiến lên xã hội công nghiệp là nhờ phát minh máy móc. Đầu tiên là máy hơi nước. Đúng không?

Chuyện “cơm thừa canh cặn” và “bơ thừa sữa cặn”

Nguyễn Thông

8-10-2024

Giáo dục xứ này lúc nào cũng có “chuyện”, kể cả khi nó yên bình nhất. Không bị ồn ào, sao có thể là nền giáo dục An Nam.

Tôi đã về nhà

Nguyễn Thúy Hạnh

7-10-2024

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ các tù nhân lương tâm, đã bị bắt giam và phóng thích hôm 7-10-2024, sau 3 năm rưỡi mất tự do. Nguồn ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh

Bạn bè thân yêu của tôi!

Nguyễn Thúy Hạnh

Blog RFA

Tưởng Năng Tiến

7-10-2024

Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn:

Rendez-vous Pháp – Việt: Hoài niệm để tiến về phía trước

Blog VOA

Đinh Hoàng Thắng

8-10-2024

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, chào đón Tổng Bí Thư – Chủ Tịch Nước Việt Nam, Tô Lâm, tại Thượng Đỉnh Pháp Ngữ lần thứ 19, tại lâu đài Villers-Cotterets, Pháp, ngày 4 tháng 10. Nguồn: Reuters

ChatGPT: Xóa bỏ tư hữu là không tưởng. Cố xóa bỏ, thảm họa sẽ ập tới ngay

Nghiêm Huấn Từ

8-10-2024

Phần 1: Tư hữu là quyền con người, sao có thể xóa bỏ?

Đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà: Kịch tính như phim

Huỳnh Ngọc Chênh

7-10-2024

Sau 3 năm 6 tháng trong chốn ngục tù khổ ải, cùng với hai căn bệnh hiểm ác, hôm nay ngày 7/10/2024, Nguyễn Thuý Hạnh đã được trở về với gia đình.

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh vừa rời khỏi nhà tù nhỏ

BTV Tiếng Dân

7-10-2024

Cập nhật lúc 11h40′ sáng 7-10-2024: Bà Nguyễn Thúy Hạnh đã về tới nhà. Thông tin chúng tôi nhận được, bà đã bị xử kín trong một phiên tòa ngày 31-7, án tù 3 năm sáu tháng. Sáng thứ Bảy 5-10, bà bị đưa từ trại giam số 2 Thường Tín – Hà Nội, tới Thanh Hóa và sáng nay bà đã được phóng thích từ trại giam Thanh Hóa. Ảnh chụp bà Hạnh cùng bạn bè, gia đình và người thân:

***

Bà Nguyễn Thúy Hạnh vừa được trả tự do sáng nay và đang trên đường từ Thanh Hóa trở về nhà, theo một nguồn tin khả tín cho chúng tôi biết. Như vậy, tính từ khi bà Hạnh bị bắt giam ngày 7-4-2021 cho đến nay, bà đã bị mất tự do đúng 3 năm 6 tháng.

Cùng ChatGPT đánh giá công trình Tư Bản Luận của Karl Marx

Nghiêm Huấn Từ

5-10-2024

Người đối thọai: Một cách tổng quát, nội dung cốt lõi của Tư Bản Luận là gì?

Thiên tai và năng lực phản ứng: Từ chuyện cầu Phong Châu (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

5-10-2024

Chiếc cầu sập do lũ gây ra bởi bão Yagi ở tỉnh Phú Thọ, ngày 9-9-2024. Nguồn: AP

Việt Nam muốn lột xác ư? Chỉ thay đổi một cách làm là được…

Trần Văn Chánh

4-10-2024

Ở những nước đi theo chế độ XHCN, vì vốn dĩ bị quản lý/ điều hành xã hội bằng phương thức lấy quyết định tập thể, nên từ cấp xã phường lên đến cấp trung ương, người ta luôn họp hành liên miên. Từ thập niên 1920, nhà thơ Nga Mayakovsky đã có bài thơ nổi tiếng “Những người cộng sản loạn họp” để mô tả chuyện họp hành một cách hết sức bi hài. Trong bài có câu thơ, đại khái nói “Cần có thêm một cuộc họp nữa, để triệt trừ tận gốc mọi thứ cuộc họp trên đời!” (Theo Valentin Ovechkin, Chuyện thường ngày ở huyện, Chương 4, NXB Cầu Vồng).

Hãy dẹp cái bụi tre ấy đi!

Nguyên Tống

4-9-2024

Hồi nhỏ, tuy nhà mình ở giữa nội thành Hà nội nhưng có vườn và bố mình trồng một bụi tre. Mình để ý thì thấy xung quanh bụi tre đó không trồng được gì, vì rễ tre rất cứng và lan rộng, “ăn không từ thứ gì” nên hút hết chất của đất, cây khác không sống được. Còn lá tre rụng phủ dày đến mức cỏ cũng không mọc nổi. Nói chung nó là loại cây mà không sống chung được với các loài thực vật khác, dù là cây thân gỗ hay rau cỏ.

Văn minh Pháp – Việt: Sự giao thoa tư tưởng và con đường hiện thực hóa khát vọng của dân Việt Nam

Vũ Đức Khanh

4-10-2024

Tiểu luận: Văn minh Pháp và Việt Nam – Sự giao thoa tư tưởng và con đường hiện thực hóa khát vọng tự do, dân chủ và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam

ChatGPT giúp so sánh sự cống hiến của ông Bill Gates và của cụ Karl Marx

Nghiêm Huấn Từ

4-10-2024

Xin tự giới thiệu: Tôi là học sinh, đang học môn Chính Trị, đến phần Chủ Nghĩa Marx-Lenin và sự đấu tranh của Marx chống chủ nghĩa Tư Bản.

Các thầy hướng dẫn hỏi Google bằng cụm từ công lao của Marx để biết Marx đã đóng góp gì cho nhân loại. Chúng tôi đã thực hiện và thu được vô số tư liệu, để đua nhau phát biểu về đề tài này, Rất sôi nổi.

Nhưng khi một bạn hỏi: Thưa thầy, nhà tư bản Bill Gates có công gì không? Thầy bảo: Tôi có nghe tên ông này, nhưng không biết ông ta đã làm gì…

Ban Dân vận thì làm gì?

Nguyễn Huy Cường

2-10-2024

Ở cấp trung ương có một cơ cấu gọi là “Ban Dân vận”, Ban này có lịch sử dài lâu, khoảng một đời người. Từ năm 1930, đã có những tổ chức tiền thân của Ban Dân vận.

Từ độc tài sang dân chủ: Mô hình chuyển đổi chế độ nào thích hợp nhất cho Việt Nam?

Vũ Đức Khanh

3-9-2024

Việc phân tích sự thành công của Hàn Quốc và Đài Loan trong quá trình chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ, đồng thời xem xét khả năng áp dụng cho Việt Nam, đòi hỏi sự hiểu biết về cả yếu tố nội tại lẫn áp lực từ bên ngoài.

ChatGPT đánh giá: Cụ Hitler và cụ Stalin, ai ác hơn ai?

Nghiêm Huấn Từ

1-10-2024

Người đối thoại: Cụ Hitler và cụ Stalin đều được lịch sử ghi danh muôn đời là những bạo chúa. Hai cụ đều nổi tiếng là… ác. Nhưng ai ác hơn?

Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công ở Hoàng Sa: Tập vỗ mặt Tô nhân dịp quốc khánh Trung Quốc?

BTV Tiếng Dân

30-9-2025

Truyền thông trong nước đưa tin trưa nay, một tàu cá Quảng Ngãi bị tấn công khi đang đánh bắt thủy sản ở quần đảo Hoàng Sa, tất cả 10 ngư dân trên tàu đều bị thương.

Giải trí với ChatGPT về câu thơ: “Nếu là người hãy là người Cộng Sản”

Nghiêm Huấn Từ

29-9-2024

Người đối thoại nói: Này, xin ChatGPT hãy đồng ý với quan điểm dưới đây:

Báo cáo viên đặc biệt LHQ quan ngại việc công an ‘mời’ TS Nguyễn Quang A làm việc

VOA

28-9-2024

Một báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng bày tỏ sự quan ngại sau khi nhà chức trách Việt Nam gửi giấy mời hai lần liên tục đến Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A để thẩm vấn về việc ông trả lời phỏng vấn và tham gia hội luận, được đăng trên mạng xã hội.