Việt Nam ‘buộc lòng phải dùng đòn bẩy’ trước TQ

BBC

11-8-2017

Bộ trường Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2017. Ảnh: Getty Images.

Việt Nam đã buộc phải dùng đến một số ‘đòn bẩy’ để đối phó với các thách thức về an ninh và chủ quyền quốc gia, nhất là dưới các áp lực ‘ngày càng gia tăng’ trên Biển Đông của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).

Trong khi đó, có thể coi Hội nghị các Bộ trưởng Asean lần thứ 50 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) là một ‘thắng lợi’ về ngoại giao của Việt Nam, trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và muốn ‘giảm nhẹ’ hồ sơ Biển Đông, vẫn ý kiến này nói với BBC hôm 10/8/2017.

Giáo dục tuyên truyền nhồi sọ

Đỗ Thành Nhân

6-4-2019

Nhà trường là nơi giáo dục đạo đức, tri thức, pháp luật, rèn luyện thể chất cho chác cháu học sinh; nhưng dưới chế độ cộng sản thêm chức năng tuyên truyền, nhồi sọ học sinh.

Đảng Cộng sản không thể quản lý được thủy điện

Jackhammer Nguyễn

3-12-2020

Hôm qua, TS Nguyễn Ngọc Chu có bài viết về lũ lụt ở Việt Nam do thủy điện gây ra: “Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt, rất công phu, với nhiều số liệu kỹ thuật, và những hiện thực quản lý làm cho thủy điện nhỏ tại Việt Nam là tai họa so với những điều lợi mà nó mang đến.

Thời đại bảo kê

Hoàng Dân

26-3-2018

Điều kiện để xây dựng nhà nước pháp quyền, trước tiên phải có đủ luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và mọi công dân đều phải có ý thức tuân thủ pháp luật (dân trí), đặc biệt là quan chức (công chức, viên chức chính quyền) phải làm gương. Nhưng có điều oái oăm, ở Việt Nam từ dân cho đến quan, từ nông dân cho đến trí thức, từ công chức, kể cả các viên chức chính quyền, tổ chức đoàn thể… hầu như đã quen với thói lách luật, lờn luật và hành xử sai trái để thoả mãn bản thân. Và tình trạng biết luật nhưng phạm luật, vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ trở nên rất phổ biến.

Tổng kết ngắn nhân ngày 30/4/2018

Trung Nguyễn

26-4-2018

Lại một ngày 30/4 nữa sắp tới, sẽ lại có những người Việt đi ăn mừng và những người Việt ngậm ngùi. Còn những người đang đi làm ở Việt Nam sinh sau năm 1975 có lẽ chỉ vui vì được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 chứ cũng không còn quá quan trọng ngày 30/4 này có ý nghĩa gì.

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo

5-3-2021

Tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 2/3. Nguồn: Bộ Ngoại giao

Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông phó thủ tướng, kiêm ngoại trưởng, đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình.

Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm trịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Myanmar.

Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên Hiệp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3.000 quân đánh úp một thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm, mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó, nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, với hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar?

Lại có người cho rằng, cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Tàu Cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan.

Nếu đúng đây là “kịch bản” của Tàu thì Bộ Ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra giễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết, họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không bỏ mặc Myanmar, dù Việt Nam có lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

_____

Tham khảo:

https://vtc.vn/asean-hop-ban-tinh-hinh-myanmar-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-phat-bieu-ar598929.html

https://www.irrawaddy.com/opinion/guest-column/asean-members-on-myanmar-agreeing-to-disagree.html

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55903779

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56275908

Lên tiếng về cách hành xử của nhà cầm quyền nhân ngày Nhân quyền và lễ Giáng Sinh

22-12-2017

Hội đồng Liên tôn Việt Nam và nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Lên tiếng về cách hành xử của nhà cầm quyền nhân ngày Nhân quyền và lễ Giáng Sinh

Toàn thể nhân loại đang sống trong bầu khí của Ngày Quốc tế Nhân quyền (10-12) và Lễ Giáng sinh (25-12-2017). Đây là 2 thời điểm quan yếu, nhắc cho mọi công dân và mọi chính phủ khắp hành tinh nhớ tới nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ bản của mỗi một con người, cũng như nghĩa vụ xây dựng bình an hòa hợp trong toàn xã hội. Hai nghĩa vụ này làm nên nét văn minh của nhân loại hôm nay.

Đảng Cộng sản với sự vô minh, đất nước này sẽ đi về đâu?

Đỗ Ngà

20-9-2021

Xét nghiệm đại trà làm tiêu hao hàng núi tiền ngân sách và gây lãng phí nhân lực ngành y một cách ghê gớm, nhốt dân trong nhà để loại bỏ sức tiêu thụ người dân làm cho nền kinh tế đìu hiu như buổi chợ chiều, chặn lưu thông hàng hóa làm đứt gãy chuỗi cung ứng làm mạch máu nền kinh tế bị tắt nghẽn, áp dụng mô hình “3 tại chỗ” đè thêm gánh nặng cho doanh nghiệp làm nội lực nền kinh tế đất nước yếu đi nhanh chóng.

Quan điểm về “bình đẳng” của chủ nghĩa cộng sản đang áp dụng tại VN đã lộ ra những tai hại chết người

Trương Nhân Tuấn

18-4-2019

“Bình đẳng” ở các nước tư bản giẫy chết là “bình đẳng về cơ hội”. Trong thi cử mọi thí sinh không phân biệt giàu nghèo, xuất xứ, màu da chủng tộc… tất cả đều có cơ hội như nhau để thi thố tài năng. Đứa nào giỏi thì đậu cao, đứa nào dốt thì “rớt”.

Lửa rơm Trương Minh Tuấn

Bá Tân

14-7-2018

Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT. Ảnh: báo TP

Theo cách nói dân gian, những kẻ bốc đồng, những việc trồi lên chớp nhoáng rồi lụi tàn tức khắc, được ví như là lửa rơm. Lửa thì có lửa nhưng cháy nhanh và mau tàn lụi, kể cả tro cũng lạnh tanh trong chốc lát.

Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường. Tố cáo đúng thì sao?

Bá Tân

28-5-2018

Báo Đại Đoàn kết ngày 25/5/2018, trương lên trang 1 bài viết in đậm tiêu đề: “Tố cáo sai sự thật, phải bồi thường”. Đầu đề bài báo như là giọng quan tòa, nói theo sách. Nội dung bài viết chẳng có gì mới mẻ, mà chỉ là cái thứ “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Học viên Pháp Luân Công tại Bắc Ninh bị nhóm côn đồ đánh đập dã man trước mặt công an

FB Nguyễn Văn Trung Sơn

3-9-2017

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Ninh trong lúc tặng tài liệu giới thiệu về Pháp môn tu Phật – Pháp Luân Công ở một công viên thuộc xã Phù Khê cho người dân, thì đã bị công an nơi đây can nhiễu tịch thu tài liệu. Không chỉ vậy, một người công an trong nhóm này còn bóp cổ một nữ học viên và đánh một nam học viên, đồng thời bắt giữ nam học viên này về UBND xã Phù Khê. Một học viên đã lấy điện thoại ra quay cảnh nam học viên bị đánh làm bằng chứng thì lập tức bị một “người lạ mặc thường phục” chạy lại giằng giật điện thoại và chạy đi mất.

Đâu chỉ có ‘bọn phản động, lưu vong’ rã rời…

Blog VOA

Trân Văn

3-7-2019

Hình ảnh ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam, đến chào ông Donald J. Trump – Tổng thống Mỹ, hôm 28 tháng 6, làm nhiều người… rã rời.

Ông Phúc đang hạ mình xuống nói chuyện với ông Trump tại G20 ở Osaka. Ảnh: VTV

Quan chức Vietsovpetro cáo bệnh từ chức sau 8 tháng bị tố nhận tiền OceanBank

VOA

Khánh An

21-5-2018

Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro hôm 21/5 công bố quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo mới đối với chức Tổng Giám đốc và Chánh kế toán khi hai nhân sự đang nắm giữ các chức vụ này bất ngờ xin từ chức hai ngày trước đó vì “lý do sức khỏe” và “theo nguyện vọng cá nhân”.

Truyền thông trong nước xem đây là một sự kiện “biến động” khi 2 sếp lớn của ngành dầu khí bất ngờ “được thôi chức” trong cùng một ngày.

Tranh luận: Võ Văn Thưởng lại vứt bỏ một cơ hội khác!

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2019

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, vừa tạo ra một cơ hội để tranh luận nhưng 99,9% chính ông sẽ vứt bỏ cơ hội ấy…

Đại sứ EU: ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’

Nguyễn Thông

29-12-2020

Đọc câu của ông cụ lão (tối qua nghe trên tivi, giờ đọc trên báo): “Có lẽ chính vì vậy, Đại sứ EU tại Việt Nam đã cho rằng ‘Được ở lại Việt Nam thời dịch là một may mắn xa xỉ’,” sực nhớ hồi chiến tranh, trên đất Bắc người ta loan truyền câu nói tâm trạng của một bà nghe đâu dân Thụy Điển (nơi sướng nhất thế giới): “Chỉ ao ước sau đêm ngủ, sáng dậy thấy mình thành người Việt Nam“.

Chút tản mạn nhân ngày 30.4: Nghĩ về những bà mẹ trong cuộc chiến

Lê Nguyễn

26-4-2019

Sau hơn 20 năm chiến trận giữa hai miền Nam-Bắc, các bà mẹ của bên thắng cuộc được vinh danh ngất trời, có nơi dành vài trăm tỷ xây dựng tượng đài, vừa xây xong vội vàng gửi thư xin Trung ương rót tiền … cứu đói.

Tiếng Việt và chữ Việt với vận mệnh Dân tộc (Phần 1)

Hà Sĩ Phu

16-12-2109

1/ Ba thứ chữ viết mà người Việt đã sử dụng

Về quan hệ giữa chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ tôi đã một lần đề cập, nhưng không thể (và không dám) bàn tiếp vì biết nói chuyện này vào lúc ấy là không đúng lúc, có thể bị hiểu nhầm, vì liên quan đến một vấn đề chính trị rất nhạy cảm và hệ trọng là âm mưu đồng hóa của Trung quốc và nhu cầu Thoát Trung hiện nay.

Boongke cho đảng viên

Đỗ Ngà

7-7-2019

2 ngày nay, xã hội như nóng lên vì Lê Tấn Hùng em trai của Lê Thanh Hải bị bắt. Đặc biệt ở chỗ, ông này bị C01 Bộ Công an băt chứ công an TP. HCM không ra tay vụ này. Trước đây Bắt Nguyễn Hữu Tín và Nguyễn Thành Tài cũng vậy cũng là Bộ Công An. Và xa hơn nữa là năm 2009, ông Huỳnh Ngọc Sỹ – giám đốc Ban Quản Lý dự án Đại Lộ Đông Tây bị C37 Bộ Công An bắt. Cấp hàm của ông Huỳnh Ngọc Sỹ lúc đó cũng ngang với giám đốc sở. Và như ta biết, nắm công ty Sagri là cấp hàm ngang giám đốc sở. Như vậy chúng ta thấy, từ cấp giám đốc sở trở lên thì Công An Thành phố không thể tóm được.

Cộng sản hay không Cộng sản?

Dương Quốc Chính

14-8-2020

Khá nhiều người cho rằng thể chế hiện nay của VN hay TQ không còn là CS nữa, thậm chí còn bảo đó là cực hữu (?!). Vậy thực tế VN và TQ có còn theo thể chế CS hay không?

Quân… hại nhân dân

Hoàng Tự Minh

24-12-2018

Đêm nay là đêm Thánh, tâm tĩnh lại sau một năm làm người trần, lòng hướng về Đấng Cứu Thế vác thánh giá và chịu đóng đinh.

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng…

Lê Quang

13-7-2020

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng, thì năm 1995 kinh tế Việt Nam đã phải ngang Nhật Bản và đến 2005 thì vượt Mỹ.

Dành nỗi nhục cho đời sau

FB Luân Lê

8-2-2018

Ảnh chụp bài báo có câu nói của của Phó TT Vũ Khoan

Một thanh niên trẻ ở Hong Kong, tên Hoàng Chi Phong, mới chỉ 20 tuổi đầu, đã đấu tranh một cách mạnh mẽ và kiên cường nhất trước một nhà nước đầy bạo quyền mang tên Trung Quốc, cùng với đó là hệ thống chính quyền tại khu tự trị của họ.

Việt Nam sẽ có tư tưởng Nguyễn Phú Trọng

FB Đỗ Cao Cường

4-10-2018

Có người bảo tôi nên tránh xa mấy người này ra, xin lỗi, ông ấy học cùng trường với tôi, học khoa văn chứ chẳng phải thần thánh gì. Đất nước này không phải của riêng ai và mỗi người đều có quyền đưa ra quan điểm của mình.

Chiếc giày của Nguyễn Thùy Dương, Jamal Khashoggi trong tương quan giữa ý thức hệ và định chế chính trị.

LS Đào Tăng Dực

22-10-2018

Nhà báo Jamal Khashoggi (trái) bị sát hại và Nguyễn Thị Thùy Dương, người “tặng” chiếc giày cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm

Trong hạ tuần tháng 10 năm 2018, người Việt trong nước lẫn hải ngoại nghe nhiều nhất 2 tin sau đây.

Một là tin một người phụ nữ Việt Nam trẻ tên Nguyễn Thùy Dương, cư dân tại Thủ Thiêm ném chiếc giày cô mang vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, đương kim dân biểu quốc hội và chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân TP Hồ Chí Minh, Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Lớn Nhất Việt Nam, gây chấn động cả nước.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghi can Nguyễn Hải Long đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Thông cáo báo chí ra ngày hôm nay của Tổng Công tố viên Liên bang Đức cho biết, theo kết quả điều tra cho đến nay nghi can Nguyễn Hải Long, 46 tuổi đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin vào ngày 20.07.2017, tức là 3 ngày trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Nói về Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Nga không nhận tội

Paulus Lê Sơn

17-6-2017

Công an đọc lệnh bắt bà Trần Thị Nga ngày 21/1/2017. Nguồn: báo MTG

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”.

Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đằng sau một nghi can người Việt trong chợ Sapa Praha bị bắt

Việt Info

Minh Đức

19-8-2017

Cảnh sát đặc nhiệm tham gia khám xét văn phòng ngày 17/8/2017. Ảnh: Vietinfo.eu

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã có thêm nhiều thông tin thú vị. Khoảng 17h30 ngày 17/8/2017 nhiều xe cảnh sát Séc (cả công vụ lẫn dân sự) đã ập vào chợ Sapa Praha và tiến hành kiểm tra văn phòng chuyển tiền Quang Minh MoneyGram. Cũng trong ngày, từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều 9 cảnh sát điều tra và 2 phiên dịch Séc-Đức hỏi cung liên tục không nghỉ với ông Bùi Quang Hiếu, chủ nhân xe chở Trịnh Xuân Thanh nghi bị bắt cóc tại Đức.