Những “Tấm Cám” thời cộng sản

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

27-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gia đình trong tâm thức và cuộc sống người Việt

Trong tất cả tình cảm con người Việt Nam, nặng nhất vẫn là tình cảm gia đình rồi đến quê hương xứ sở. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình người Việt là một nét văn hóa riêng có của đất nước, dân tộc này.

Có lẽ, trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt Nam đúc kết tự ngàn đời, vẫn dành những câu, những từ đẹp nhất để ca ngợi tình cảm gia đình. Truyền thống đó được đúc kết tự ngàn năm, qua ngàn đời người dân Việt đã cùng chung sống dưới một mái nhà, no đói có nhau và gom góp xây dựng cuộc sống.

Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả

Luật khoa Tạp chí

Tô Di

27-7-2017

Ảnh: Luật khoa TC

Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo này được công bố lần đầu vào năm 1972. Lúc đó, Việt Nam được phân định thành hai miền. Miền Nam được đánh giá là tự do hơn miền Bắc và hầu hết các nước Đông Nam Á, chỉ kém Malaysia.

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam sau hành trình tranh đấu gian khổ

Hate Change

Trần Khả Minh

27-7-2017

Các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, đòi các quyền tự do và trách nhiệm giải trình minh bạch của chính quyền tại Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, câu lưu và đối mặt với việc bị bỏ tù. Nhưng họ vẫn can đảm tiếp tục con đường mình đã chọn. Trong rất nhiều tấm gương về những nhà hoạt động ở Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 3 nhà hoạt động nữ đã đánh đổi sự an toàn, cuộc sống yên ổn và giờ đây là tự do cho những hoạt động đấu tranh ôn hòa với cái xấu, các ác của họ. Mỗi người trong họ đang có những “thời điểm tạm nghỉ ngơi” dài ngắn khác nhau, nhưng điểm chung là những kỳ nghỉ ấy đang diễn ra lúc này.

1. Trần Thị Nga: Hành trình từ công nhân xuất khẩu lao động tới Người tranh đấu vì dân chủ, nhân quyền, và môi trường ở Việt Nam.

Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn

Phạm Trần

27-7-2017

Hai cái lưỡi gỗ to nhất của ĐCSVN. Ảnh: internet

Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.

Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.

Báo Văn Nghệ đánh GS Ngô Bảo Châu

LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?

Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.

___

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình

An Chiến

26-7-2017

Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.

Khi nào phiên tòa thất bại?

FB Luân Lê

26-7-2017

Phiên tòa xử bà Trần Thị Nga ngày 25/7/2017 tại tỉnh Hà Nam. Ảnh chụp từ clip của TTXVN

Với bất kỳ một lý lẽ nào, trong các phiên toà xét xử các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, không có chuyện thắng thua trước tình cảnh bị cáo bị cáo buộc chống lại một nhà nước với đầy đủ mọi thứ trong tay. Ở đó chỉ có việc, tồn tại hay không tồn tại một bản án đúng luật, mà việc chứng minh tội phảm phải trở thành hợp pháp.

Luật sư trong những vụ án ấy, bảo vệ những gì luật pháp cho phép và tạo nên. Và khi một chu trình kết tội một con người trở nên bất hợp pháp, thì nhà nước đó thua, vì Hiến pháp và pháp luật đều khẳng định giá trị của việc kết tội chỉ có hiệu lực khi bản án của toà có hiệu lực và thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp.

Xã luận: Đồng Tâm, dân chủ và những ông bà nghị

Luật khoa Tạp chí

Vi Yên

26-7-2017

Các đại biểu Quốc hội được cử tri Đồng Tâm bầu ra. Ảnh: Tổng hợp.

Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua?

Hèn với giặc, ác với dân

FB Huỳnh Ngọc Chênh

26-7-2017

Không biết nhà cầm quyền sử dụng lực lượng như thế nào để đối đầu với Tàu cộng ở ngoài khơi Vũng Tàu mà chỉ nghe chúng nó hù một tiếng đã cụp đuôi ngưng hết các hoạt động thăm dò dầu khí đã ký kết với công ty nước ngoài ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản tuyên cáo về việc ông Lê Đình Lượng bị đánh đập, bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An

Thanh niên Công giáo

26-7-2017

Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebooker Lỗ Ngọc

Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2017, Hội cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo công bố bản tuyên cáo này để bày tỏ quan điểm về việc nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng đã bị đánh đập và bị bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An.

Tiếm danh ‘xã hội dân sự’, chính quyền đang toan tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017


Một tổ chức xã hội dân sự độc lập.
Một tổ chức xã hội dân sự độc lập. Ảnh: VOA/ internet

Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS).

Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “XHDS quốc doanh”.

Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn về bản án của bà Trần Thị Nga

Trần Quang Thành

26-7-2017

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sau gần một ngày xét xử, lúc 16 giờ 30 chiều nay 25/7/2017 phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhà hoạt đông nhân quyền Trần Thị Nga, do tòa án tỉnh Hà Nam tiến hành, đã kết thúc.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về cái gọi là tôi “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Cchủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, điều 88 BLHS.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Tường thuật trực tiếp phiên xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

25-7-2017

21h45′: Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa hôm nay:

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

16h50′: Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, tòa tuyên xử Thúy Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế.

Gia đình Thúy Nga trong một lần đi biểu tình chống TQ. Ảnh: internet

Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga

Tâm Ngọc

24-7-2017

Ông Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebook

Nghệ An – Khoảng 16h ngày 24.07.2017, công an huyện Hoàng Mai đã bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội là ông Lê Đình Lượng có Facebook Lỗ Ngọc và ông Thái Văn Hòa – anh trai của cựu TNLT Thái Văn Dung.

Theo Facebook Thanh niên Công giáo cập nhật cho biết “sáng nay các ông này đi thăm và động viên gia đình TNLT Nguyễn Văn Oai bị nhà cầm quyền Nghệ An bắt giữ, sắp đưa ra xét xử tại tòa án Hoàng Mai trong tháng 8 này”.

Việt Nam thừa nhận Xã hội Dân sự độc lập?

RFA

Hòa Ái

24-7-2017

Tổng thống Barack Obama gặp gỡ đại diện của các Xã hội dân sự trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Ảnh: AFP

Tờ Quân đội nhân dân, một cơ quan ngôn luận của Đảng Việt Nam, hồi trung tuần tháng Bảy, đăng tải một bài xã luận về vai trò và mặt trái của xã hội dân sự cùng các biện pháp để ngăn chặn hoạt động lợi dụng Xã hội dân sự chống phá Đảng và Nhà nướcViệt Nam. Các tổ chức Xã hội dân sự độc lập phản biện như thế nào đối với bài xã luận vừa nêu?

Vai trò của Xã hội dân sự

Việt Nam: Những mối đe dọa mới đối với cộng đồng mạng đang gia tăng

Human Rights Watch

24-7-2017

Trần Thị Nga phản đối vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm hồi tháng Mười năm 2016. © 2016 Private

Cần hủy bỏ vụ án chống lại người bảo vệ nhân quyền Trần Thị Nga

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần lập tức phóng thích nhà hoạt động vì nhân quyền Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc về bà. Trần Thị Nga, còn được gọi là Thúy Nga, sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 25 tháng Bảy. Nhà cầm quyền bắt giữ bà vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Phóng sự: Nhà Cầm Quyền Xử Tù Trần Thị Nga Là Vô Nhân Đạo

Paulus Lê Sơn

24-7-2017

Vào ngày 25, 26.7.2017 tại Tòa án tỉnh Hà Nam, nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nam đưa ra xét xử theo cái điều gọi là “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” quy định tại khoản 1 Điều 88 BLHS 1999.

Bà Trần Thị Nga đã cống hiến những gì cho xã hội Việt Nam, việc bà bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam và xét xử có phù hợp với các nguyên tắc quyền con người hay là ràng buộc sự tự do của con người, xâm phạm các giá trị căn bản về quyền tự nhiên của con người?

Người dân nói gì về bà Nga và những việc làm của bà, và họ nhận định như thế nào về việc nhà cầm quyền bắt giam, xét xử một người mẹ có hai con nhỏ.

Chuyện gì đang xảy ra ở làng quê chúng ta?

Song Hà

22-7-2017

Ngôi nhà của hai nạn nhân xấu số. Ảnh: Song Hà

Đây không phải ngôi nhà của chị Dậu, mà là nhà của một trong hai người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ hành nghề bán tăm dạo. Ngày ngày họ bắt xe bus lang thang đến các vùng quê để bán tăm. Một ngày đẹp trời, hai người bất ngờ biến thành các đối tượng bắt cóc trẻ em.

Sự việc vừa xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. Sau khi đứng trước cổng hỏi một đứa bé 6 tuổi, để xem bố mẹ nó có nhà không, hai chị Dậu đen đủi thay, đã lọt vào tầm ngắm của một em gái bán hàng online đang đến kỳ đói like. Á à, bắt cóc trẻ em hả? Cái mặt này là quen trên mạng lắm rồi đây! Đánh. Đạp. Cùi chỏ thúc vào mặt. Song phi. Lên gối vào bụng.

Bàn về giáo dục nhân bản

BS Nguyễn Đan Quế

23-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi muốn nói ‘chút xíu thôi’ về thế nào là một nền Giáo Dục Nhân bản. Tôi thật sự không muốn vì thấy chưa phải lúc. Khổ nỗi đây lại là cơ bản nhất.

Bàn về Giáo Dục Nhân Bản, chỉ nghe không thôi đã đủ thấy khó. Cho nên, theo tôi, người nghe phải là những người, không những trong nghành giáo dục, mà còn có những quan tâm, ưu tư đặc biệt về giáo dục và đang tìm tòi một hướng đi mới cho nền giáo dục Việt nam. Hướng này là xu thế tất yếu của thời đại, chứ không phải sản phẩm tưởng tượng của trí tuệ.

2017: Năm của Điều 88 Bộ luật Hình sự

Luật khoa Tạp chí

Tô Di

22-7-2017

Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, Cơ quan An ninh Điều tra đã bắt bốn người theo Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội tuyên truyền chống nhà nước. Con số này ngang bằng với năm 2015 và năm 2012. Từ năm 2012 đến nay có ít nhất 21 người bị bắt theo Điều 88, trong đó có sáu người vẫn chưa được xét xử và sáu người vẫn đang thụ án tù.

Điều 88 phạt tù tối đa lên đến 20 năm đối với những ai “tuyên truyền chống nhà nước”, bao gồm các hành vi phỉ báng chính quyền; phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu chống nhà nước.

Logic đằng sau cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba

Financial Times

Tác giả: Jamil Anderlini

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: Alex Hofford/ EPA

Đối với chế độ, biến ông thành một thánh tử đạo an toàn hơn là để cho những ý tưởng của ông lan rộng ra

Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức Trung Quốc vĩ đại và là người đoạt giải Nobel qua đời vào tuần trước trong lúc đang chịu hình phạt 11 năm tù vì đã không đồng ý một cách hòa bình với chính quyền độc đảng ở nước ông.

Xã hội chủ nghĩa là xã hội phi nghĩa

Trung Nguyễn

21-7-2017

Cặp đôi hoàn hảo: bà Lê Mai Trang (trái) và ông Võ Văn Liêm.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền nhiều clip cho thấy hình ảnh rất phản cảm của những người trong hệ thống công quyền như vụ bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đi ăn sáng đậu xe trái phép nhưng cãi chày cãi cối; vụ trung tướng Võ Văn Liêm, cựu Phó Chính ủy Quân khu 9, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương, chửi tục, hống hách không chấp hành lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông (CSGT) vì lỗi vi phạm quá tốc độ…

Anh Võ Văn Thưởng có hiểu gì về loại “văn hóa đối thoại” này không?

Hạ Đình Nguyên

20-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi chọn buổi trưa để làm vườn, thế mà trời vẫn đổ cơn mưa. Phải quay vào nhà và không biết làm gì, đành ngồi vào bàn internet đọc tin. Thế là có 3 tin không vui mà lại buồn cười, cười mà não ruột.

Chuyện thứ nhất. Đầu tiên là có một ông tuổi trung niên, trần truồng như nhộng, chân không, đang ngồi trên chiếc xe gắn máy trong tư thề chuẩn bị nổ máy. Người ngoài phố thấy lạ chụm lại, hỏi: ông là “ngáo đá” hay sao mà kỳ vậy? Ông trả lời là phải đi ngay lên CA Phường vì có giấy mời, phải trần truồng thế nầy để tránh nạn tự tử. Ông kể lể: Dạo nầy người ta hay đến CA Phường tự tử lắm, bằng quần áo hay dây giày, ít nhất có đến 40-50 trường hợp như vậy rồi.

Cõng rắn cắn gà nhà!

Cõng rắn cắn gà nhà! (Phải học dân gian thôi!)

Hà Sĩ Phu

Thư gửi blogger Sương Quỳnh

Sương Quỳnh thân mến,

Hôm qua, nhân vào mạng thấy tấm hình các chị em dân chủ rất đẹp, lại có bài của Trịnh Kim Tiến “Đánh hội đồng phụ nữ – công vụ của ngành an ninh?” và biết tin chính Sương Quỳnh vừa bị lũ “CÔNG ĐỒ” đánh hội đồng, (coi như bị “chó dại cắn” vì cả hệ thống chúng đã mất hết tính người). Mình vẫn bảo “nữ tính” là đẹp nhất, còn “Đảng tính” là cái tính bẩn thỉu khốn nạn nhất, nó đè bẹp cả Nhân tính và Dân tộc tính, nên chúng tàn nhẫn với các chị em là đúng quy luật mâu thuẫn, đấu tranh giữa các mặt đối lập mà! (Khổ thế mình vẫn cứ quen dùng thuật ngữ lý luận!).

Kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả” dưới chế độ cộng sản

FB Trần Trung Đạo

20-7-2017

Nguyễn Văn Trỗi (trái) và Nguyễn Văn Bé. Ảnh: internet

Sau loạt bài về tẩy não, một số độc giả nêu thắc mắc chế độ độc tài nào độc ác nhất trong lịch sử loài người, Đức Quốc Xã hay Cộng Sản. Câu trả lời tùy thuộc vào người được hỏi là ai. Với người Do Thái câu trả lời sẽ là Hitler, lý do chỉ vì họ không muốn nhân loại lãng quên Holocaust. Nhưng với phần lớn nhân loại, nhất là sau khi khối Liên Xô sụp đổ và nhiều tài liệu được công khai hóa, sẽ trả lời là Cộng Sản. Trước khi bàn đến kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả,” người viết sẽ so sánh giữa tuyên truyền Đức Quốc Xã và chính sách tẩy não của CS.

Tranh luận tự thân đa nguyên

Viet-Studies

Lê Vĩnh Triển

20-7-2017

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh báo Pháp luật TP

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Võ Văn Thưởng mới đây tuyên bố Đảng Cộng sản không sợ tranh luận “bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” (Báo Pháp Luật 18/5/2017).

Người viết đánh giá cao tinh thần này. Để có thể có được những kết quả tốt nhất và khách quan từ tranh luận, làm cơ sở tham khảo cho nhà nước trong việc ra chính sách cũng như điều hành, bài viết cho rằng cần trả lời hai câu hỏi cơ bản về người tranh luận và những vấn đề tranh luận. Từ đó bài viết nêu những rào cản trong tranh luận. Cuối cùng là một vài đề nghị để tranh luận đạt được những mục tiêu nêu trên.

20 câu hỏi của GS Carl Thayer dự định đưa ra tại hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 của CSIS

LTS: Như đã đề cập trong bản tin ngày 15-7-2017, về chuyện GS Carl Thayer, một diễn giả có uy tín, thường xuyên có mặt tại hội nghị Biển Đông do CSIS tổ chức hàng năm ở Washington, rằng ông không được mời tham dự Hội thảo Biển Đông do CSIS tổ chức hôm nay. Lý do theo ông, có lẽ là do ông chỉ trích chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền, nên CSIS, nơi nhận tài trợ của Bộ Ngoại giao VN đã ngăn không cho ông tham dự.

Dưới đây là 20 câu hỏi của GS Carl Thayer, dự định nêu ra tại hội nghị Biển Đông hôm nay ở Washington, do dịch giả Song Phan dịch, giới thiệu với độc giả Tiếng Dân.

____

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

GS Carl Thayer. Ảnh: internet

Do tôi sẽ không tham dự hội nghị, nếu dự, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi 20 câu hỏi này tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 của CSIS-DAV về biển Đông:

Câu hỏi 1: Sự phát triển kinh tế của Philippines phụ thuộc vào việc bảo đảm nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch từ bãi Recto tới mức độ nào? Sự phát triển kinh tế Philippines có đang bị những lời đường mật của TQ sẽ không khoan và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines giữ làm con tin hay không?

Nhầm Cái Lưỡi thôi, có gì lạ đâu!

Paulus Lê Sơn

18-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vào trưa 14.7.2017, ông trung tướng quân đội Võ Văn Liêm nghỉ hưu, đã dùng nhiều lời lẽ khiếm nhã, thách thức khi bị lực lượng CSGT Công an quận Bình Thủy, TP Cần Thơ xử lý vi phạm giao thông gây xôn xao dư luận về bộ mặt đạo đức và sự thượng tôn pháp luật của các ông quan lớn cộng sản Việt Nam.

Trong đoạn clip ghi lại hình ảnh ông này chửi thề dung tục và cho rằng: “Mày không có quyền kiểm tra, mày không có đủ tư cách. Tao không phát biểu lôm côm với tụi bây. Tụi bây khoác cái áo này muốn làm gì thì làm. Tao mà chậm một chút nữa là mày chết với tao. Trong chiều nay tao cho mày nghỉ việc luôn…”

Nghĩ từ chuyện bôi nhọ Giáo sư Ngô Bảo Châu

Viet-studies

Nguyễn Trọng Bình

19-7-2017

Giáo sư Ngô Bảo Châu đọc diễn từ tại Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hôm 20/6. Ảnh FB HONG-MINH QUEN QUEN HOANG

Đúng hai tháng trước đây, ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban tuyên giáo Trung ương có phát biểu và hứa hẹn sẽ xin ý kiến cấp trên nhằm tổ chức những cuộc “đối thoại” giữa Đảng, chính quyền với người dân đặc biệt là với những người bất đồng chính kiến.

Trong một bài viết gần nhất của mình, bản thân tôi cũng rất ủng hộ và hoan nghênh chủ trương này của ông Thưởng. Tuy vậy, cho đến nay, với những gì đã diễn ra, có thể thấy dường như đang có sự “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong vấn đề này từ phía Đảng và chính quyền. Nói cách khác, chủ trương và đề xuất đối thoại của ông Thưởng chưa kịp triển khai thì không ai khác chính những người của Đảng với tư tưởng bảo thủ và nhỏ nhen làm cho mọi thứ có nguy cơ đổ vỡ. Hoặc nếu không, thì rất có thể phát biểu đề xuất đối thoại của ông Thưởng chỉ là quan điểm nhất thời của cá nhân ông mà thôi.

Đồng Nai: Chủ người trung Quốc đánh công nhân và mỗi năm vài công nhân chết “bí ẩn”

FB Lao Động Việt

18-7-2017

Khu vục xưởng sơn nơi người Trung Quốc đánh công nhân. Ảnh VTC

Sáng chủ nhật ngày 16/7/2017, tại xưởng sơn phun sơn 3- Công ty Shing Mark ViNa tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đã xảy ra vụ việc một chủ quản người Trung Quốc đánh 2 công nhân người Việt Nam, khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đình công.