Cuộc sống của người nông dân Mai Thị Khuyên hoàn toàn đảo lộn kể từ một ngày tháng 10 năm 2016.
Đó là khi chồng chị, Đặng Văn Hiến, cùng với hai người đàn ông khác, nổ súng giết chết ba người và làm bị thương 13 người của công ty Long Sơn, vốn đang đưa máy ủi vào san lấp khu đất mà gia đình chị đang ở và canh tác.
Từ khi có Quyết định 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung Khu đô thị Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM đã ra hàng loạt các văn bản để thực thi Quyết định này của Thủ tướng. Đến ngày 22/2/2002 Chính phủ có Công văn số 190/CP-NN cho phép UBND TPHCM căn cứ vào quyết định 367/TTg thu hồi 930 ha đất (770 ha xây dựng Khu đo thị mới và 160 ha xây dựng khu tái định cư), nhằm xây dựng Khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vụ “mất tích” bản gốc quy hoạch chính thức của khu đô thị Thủ Thiêm tại thành phố HCM nghe thật hài hước, nhưng đó là cái sự hài “cười ra nước mắt” và không thể là chuyện “nghe qua rồi bỏ”!
Việc mất tấm bản đồ quy hoạch 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở những nơi khác còn có thể hiểu, nhưng mất luôn bản lưu trữ tại Văn phòng Chính phủ quả là chuyện tày đình.
Tôi nhắc lại một chuyện mà tôi trực tiếp chứng kiến để nói lên sự chặt chẽ trong quản lý tài liệu tại nơi đây. Vào khoảng năm 2000, việc giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân được dư luận rất quan tâm. Báo Thanh Niên có nhiều tin, bài tham gia cuộc vận động tự phát này. Một hôm, anh Nguyễn Sĩ Hùng, chuyên viên báo chí của Thủ tướng tại Văn phòng Chính phủ gửi cho tôi một bản kiến nghị trình Thủ tướng đề nghị miễn giảm thuế nông nghiệp cho nông dân. Tôi viết ngay một bản tin đăng trên Thanh Niên vào ngày hôm sau.
Nếu Khu đô thị Thủ thiêm được triền khai theo quy hoạch 2005, nhân dân và đặc biệt dân oan Thủ Thiêm đòi hỏi phải xem xét trách nhiệm hình sự một số quan chức lãnh đạo TPHCM và quận 2 thời kỳ 2007-2016.
Chiều hôm qua, 3/5/2018, một quan chức Bộ Xây dựng cho biết Quy hoạch để thu hồi đất và xây dụng Khu Đô thị Thủ Thiêm hiện nay là Quy hoạch được duyêt năm 2005, thay thế cho Quy hoạch theo Quyết định 367 của Thủ tướng (bị thất lạc bản đồ quy hoạch).
Đặng Văn Hiến – nhân vật của tôi – người vì tin tôi mà ra đầu thú- đã nhận án tử ở phiên sơ thẩm. Đến 7/5/2018, Hiến sẽ ra tòa ở phiên phúc thẩm và tôi mong đợi một bản án khác. Một bản án mà không gây phẫn uất trong lòng dân và dẫn tới suy nghĩ “đằng nào cũng chết thì…”
Rồi cũng phải có tin vui chứ! Từ Đồng Tâm, Nguyễn Quang A điện thoại cho tôi “Anh nói chuyện với cụ Kình nhé”. Giọng trầm ấm của vị lão nông cùng một tuổi Bính Tý khiến tôi có cảm giác là đã quen nhau từ lâu lắm. Mới hôm nào nhận được tin vui từ anh Nguyễn Đăng Quang: “bà con Đồng Tâm vừa tổ chức ngày hội mừng chuyện đất đai đã sáng tỏ sau khi bộ đội đào hào xây tường ngăn đất quốc phòng và đất Đồng Sênh của dân bấy nay bị một lớp mây mù tráo trở bao phủ”, nay lại được nghe chính người dẫn đầu cuộc đấu tranh đi tới thắng lợi ấy nói qua điện thoại thì còn nỗi vui nào sánh bằng.
Nói đến Trịnh Nguyễn chắc hẳn ai cũng nhớ những cuộc biểu tình liên tục bắt đầu nổ ra từ ngày 12/6/2013 chống lại việc cưỡng chế thu hồi đất và phản đối việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay sát khu dân cư gây ô nhiễm, của người dân phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Bà con cũng yêu cầu chính quyền đối thoại với dân về những việc làm khuất tất của các cán bộ, đồng thời yêu cầu lùi nhà máy ra cách vị trí dự định khoảng 400 mét.
Tôi xin lỗi vì dù lần đầu nỗ lực làm phim, nhưng do máy đểu, cấu hình yếu, lỗi lên lỗi xuống, xuất hai lần, 8 tiếng mới ra được 2/3 video, tôi xin phép gửi cho bà con.
Tôi xin lỗi vì đã để bà con Hải Dương, và cả Đà Lạt, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội… chờ lâu, thúc giục, dù bà con thừa biết tôi nguy kịch nào có kém.
Hay là những trò dằn mặt nhóm trí thức về với bà con Đồng Tâm ngày 21.4.2018
Đào Tiến Thi
25-4-2018
Bảy anh chị em chúng tôi, gồm anh Nguyễn Đăng Quang (cựu đại tá công an), anh Hoàng Hưng (nhà thơ, từ Sài Gòn ra), anh Nguyễn Quang A (TS kinh tế học), chị Nguyên Bình (nhà văn), chị Hoàng Hà (nhà giáo), chú Lê Trường Thanh (giảng viên đại học) và tôi (Đào Tiến Thi, nhà văn), rủ nhau về Đồng Tâm sáng 21-4-1018. Anh Nguyễn Đăng Quang đã thân thuộc với bà con từ một năm nay, còn lại, chúng tôi chỉ dõi theo Đồng Tâm trên báo chí, dư luận, đây là lần đầu tiên chúng tôi về mảnh đất này, nhưng cảm xúc kính phục, mến thương đã đầy ắp trong lòng.
Ngày 21/4/2018, chúng tôi – Nguyễn Quang A, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Hà, Hoàng Hưng, Nguyễn Đăng Quang, Lê Trường Thanh, Đào Tiến Thi – về thăm bà con nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Sau những dữ liệu thu thập được và chứng kiến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chúng tôi thấy cần thông tin đến Thủ tướng hai vấn đề lớn sau đây.
Luật Đất đai là đạo luật lôi thôi khó sửa nhất trong hệ thống pháp luật nước ta. Hễ tăng thuế thêm thuế thì mang “thông lệ quốc tế” ra hù dọa, nhưng tuyệt không thấy mang thông lệ quốc tế ra mà sửa Luật này. Nó không chỉ có điều khoản 62 vấy máu mà tôi đã đề cập, nó còn hợp pháp hóa tham nhũng. Đó là việc duy trì chính sách 2 giá đối với đất đai : giá thị trường và giá do nhà nước quy định.
Những nơi “xa mặt trời”, có những chuyện đất rất kinh khủng. Đã có nhiều “ví dụ đau thương” như tiếng súng Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), tiếng súng Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), tiếng súng Đặng Văn Hiến (nhân vật của tôi, Đak Nông).
Có những câu chuyện mà tôi biết tại đô thị lớn nhất tại Việt Nam: Tp.HCM. Xin lấy chuyện từ thời Quận Thủ Đức cũ đến nay làm ví dụ.
(V/v không thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thanh tra nhằm bao che cho các đối tượng lạm dụng chức vụ và quyền hạn, cố ý làm trái pháp luật, tham nhũng bị người dân tố cáo)
Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN.
Không phải chỉ có 32 hecta ở Phước Kiển; hơn 41 hecta khác ở vị trí đắc địa hơn – Tân Phong – cũng đã được công ty của Ban Tài chánh Quản trị Thành uỷ bán cho Quốc Cường Gia Lai. Có những giao dịch bắt đầu từ 2015 và phần lớn diễn ra trong năm 2016. Như vậy chữ ký của Tất Thành Cang trong giai đoạn chuyển tiếp Đinh La Thăng – Nguyễn Thiện Nhân chỉ là phần kết thúc một quy trình mà chắc chắn không chỉ Tất Thành Cang trách nhiệm.
Kính thưa toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới.
Chuyện này tôi đã nói trước cuộc hội thảo “Công lý và quyền tiếp cận Công lý” ngày 18/4/2018, cụ thể là:
Thưa ông tổng bí thư, ông nói: “lò đang cháy rừng rực”! Tôi có rất nhiều củi tươi, củi khô đủ cả! Nếu ông cho phép thì tôi sẽ chuyển đến tay ông nhiều củi lắm!
Chiều qua (18/4/2018), cụ Lê Đình Kình gọi điện cho tôi kể về buổi mít tinh kỷ niệm một năm ngày xảy biến cố Đồng Tâm. Buổi lễ diễn ra đã 3 ngày, cụ nói vẫn còn khá mệt, song tỏ ra vô cùng phấn khởi. Cụ cho biết, buổi lễ kỷ niệm đã vượt qua mọi cản trở bởi chính quyền không muốn buổi lễ kỷ niệm này diễn ra, nhưng nó vẫn diễn ra và thành công mỹ mãn! Đồng thời cụ cho tôi biết, nhân dịp này, người dân xã Đồng Tâm đã gửi một TÂM THƯ đến Hội nghị Trung ương 7 sắp nhóm họp vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới.
Dường như có một cơn sóng ngầm đến từ sự phẫn nộ của những người nông dân mất đất ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, tạo thành mạng lưới để hỗ trợ nhau đấu tranh đòi và giữ đất.
Mạng lưới nông dân mất đất
Theo anh Trịnh Bá Phương, một trong những người đại diện cho nhóm Dân oan Dương Nội nói với BBC ngày 17/4 rằng ‘dù không thống kê được hết’ nhưng tính sơ đã có đến cả trăm nhóm nông dân mất đất được thành lập khắp cả nước như các nhóm Văn Giang, Đồng Tâm, Hải Phòng, Nghệ An.
Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.
(PLO) – Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư).
(PLO) – Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác: Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.
Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13h – 23h ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.
Xã có khoảng 1.000 hộ dân, nhưng có tới hơn 600 người bị bắt. 46 người sau đó bị tuyên tổng mức án tù gần 140 năm. Những dự định khiếu nại phản đối của dân với dự án Dona.Coop lúc đó bị nỗi sợ bắt bớ tù đày làm tê liệt. Đó cũng là lúc Dona.Coop “thôn tính” nơi hàng ngàn người chết yên nghỉ mà gần như không vấp phải một sự phản đối đáng kể nào nữa. Dự án từ chỗ chỉ hơn 300ha, mở rộng thành hơn 1.000ha, xóa trắng xã Long Hưng.
Thế nhưng sự thật dù chín năm đã trôi qua, nỗi uất ức trước bất công vẫn chưa bao giờ nguôi. Long Hưng vẫn là điểm nóng bậc nhất cả nước về đất đai, lòng dân vẫn phẫn nộ như ngọn lửa âm ỉ. Như lời anh Trần Văn Tám (SN 1974, ngụ ấp An Xuân), người cho rằng bị ngồi tù oan 18 tháng, thẳng thắn: “Xin các anh cứ cho lên báo. Tôi ngồi tù oan không được giảm ngày nào. Trước khi hết hạn tù, họ còn buộc tôi cam kết về “phải nói dự án Khu đô thị Long Hưng tốt”. “Tốt” mà đẩy chúng tôi vào tù như vậy sao”.
Những kẻ giấu mặt kích động đám đông
Bản kết luận điều tra (KLĐT) về vụ việc của Công an Đồng Nai miêu tả lại vụ án như sau: “Khoảng 19h15, 24 cảnh sát cơ động đến giải tán giải vây đưa Bí thư, Chủ tịch và số cán bộ xã ra ngoài trụ sở. Các đối tượng sau khi dạt ra khỏi cổng trụ sở xã khoảng 20m đã quay lại tấn công. Cảnh sát dùng lá chắn để chống đỡ. Bị can Lường bị đám đông phía sau ném gạch đá trúng bị thương nhẹ và ngã xuống. Trong đám đông có tên hô lên vu là công an đánh chết người… Trước áp lực tấn công của quá đông đối tượng gây rối, sau khoảng 30 phút chống đỡ, cảnh sát rút vào UBND xã…
Đến khoảng 21h, sau khi cảnh sát và cán bộ địa phương rút khỏi trụ sở, các đối tượng gây rối làm chủ toàn bộ trụ sở và tiếp tục la hét, reo hò cổ vũ nhau thực hiện các hành vi quá khích. Khoảng 23h phần lớn các đối tượng giải tán. Đến 23h20 các lực lượng chức năng mới giải tán được hoàn toàn đám đông và vãn hồi trật tự”.
Trái ngược với cáo buộc đó, ông Lý Văn Hiệp (SN 1958), một nông dân bị chín tháng tù vì “tham gia gây rối” cho rằng: “Người dân từ một ngày trước đó đã đến trụ sở, yêu cầu xã xử lý nhóm người Dona.Coop xâm hại mồ mả. Lãnh đạo xã không ra đối thoại trò chuyện nên dân mới bức xúc kéo đến ngày càng đông”.
“Đám đông la ó thì có nhưng quậy phá, rượt đuổi cán bộ thì không. Chiều 18/2/2009, sự việc diễn ra đỉnh điểm là do có một nhóm người lạ mặt, không phải người địa phương, đến kích động người dân. Đây chính là tử huyệt khi người dân không kiềm chế được cảm xúc của mình đã hùa theo mà vi phạm pháp luật. Những người đó là ai, không thấy công an tìm kiếm”.
Ông Nguyễn Thanh Long (SN 1944), một người chứng kiến sự việc, chung quan điểm: “Cuối giờ chiều, bất ngờ xuất hiện một chiếc xe chở một nhóm đối tượng lạ ập đến, hòa vào đám đông, kích động bằng cách ném gạch đá vào trụ sở xã. Việc này ngay khi đó tôi đã báo lại cảnh sát”.
Ông Lê Đình Hạnh, một người khi đó thuộc lực lượng dân phòng xã xác nhận: “Trong đám đông có một số người lạ. Tôi thấy một phụ nữ mặc áo đỏ không rõ là ai xông vào trụ sở ném một máy tính từ trên lầu xuống và rất nhiều hồ sơ giấy tờ khác”.
Bản KLĐT cũng xác nhận những nông dân Long Hưng không có dự tính, bàn mưu trong vụ án này: “Các bị can, đối tượng không bàn bạc, phân công, mà bộc phát từng bị can tự thực hiện hành vi…”; “Một số bị can đối tượng trước khi tham gia gây rối đã hoặc đang uống rượu, nhưng không phải do tổ chức uống rượu để đi gây rối mà là như thường vẫn diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, khi nghe tin về vụ việc đã tự động đến xem”…
Rất nhiều “đối tượng bí ẩn” nắm vai trò xúi giục, đưa hung khí cho các bị can cũng được nêu trong KLĐT: Như đối tượng đưa cây sắt cho bị can Đỗ Phước Hậu, đối tượng la lớn “công an đánh chết người”, đối tượng ném chai xăng gây bỏng một người dân, đối tượng “một người con gái không biết tên” lấy hồ sơ trong phòng công an xã… Bản KLĐT không kết luận những “đối tượng” đó là ai.
Đám đông “manh động, hung hăng” là thế nhưng số hung khí tang vật công an thu được chỉ là: 3 cây gỗ tròn; 2 ống sắt; 2 vỏ chai màu xanh; 1 vỏ bình kim loại nghi bình ga mini; 5kg xà bần gạch đá, mảnh vỡ, giấy tờ…
Cuộc “gây rối” tận nửa đêm mới chấm dứt, khi lực lượng công an từ khắp nơi kéo đến. “Lúc đó khoảng 23h30, khi thấy đông công an, người dân kéo nhau ra về. Nhưng thời khắc đó, người dân xã Long Hưng chứng kiến cảnh bắt bớ chưa từng có từ thuở khai thiên lập địa”, anh Tám kể lại.
Lọt vào ống kính thu hình là bị bắt
Trước đó, tất cả những người dân tụ tập tại UBND xã đều đã bị quay phim. Người quay phim này được KLĐT xác định là “cán bộ công an tên Châu”. Những người lọt vào ống kính thu hình được chỉ điểm tên họ, nơi ở. Ông Hiệp kể: “Nửa đêm cho đến sáng, cuộc bắt bớ diễn ra trong sự hoang mang tột cùng của người dân. Lực lượng công an, chó nghiệp vụ đi đến từng nhà. Từng người lần lượt cúi đầu, hai tay còng sau lưng, bị giải ra xe rồi chạy thẳng về trại giam B5 Biên Hòa”.
Đêm ấy và những ngày sau đó, có tới 680 người bị bắt, trong khi cả xã chỉ có hơn 1.000 hộ dân. Đêm ấy xã Long Hưng sống trong tột cùng hoảng loạn, người người không ngủ. Chó nhà gặp chó nghiệp vụ sủa váng từ đầu ấp đến cuối ấp. Tiếng bước chân lùng sục rầm rập khắp các đường quê. Công an rảo khắp xóm làng, tìm bắt người.
Đêm ấy người ta nơm nớp lo sợ tiếng gõ cửa. Người đóng cửa thật chặt, nín thở ở trong nhà. Người hoảng loạn bơi sang sông qua xã khác. Người sợ hãi lật đật tự tìm đến công an xã. “Thời bình mà bị “bố ráp” quá thời Mỹ – Ngụy bắt dân. Nông dân bị bắt nhiều không kể xiết. Tất cả là do cái dự án Khu đô thị Long Hưng. Nó lái mâu thuẫn giữa người dân và Dona.Coop thành mâu thuẫn người dân với chính quyền. Nó tích tụ uất ức khiến nông dân thiếu hiểu biết không còn giữ mình được trong một phút chốc và có hành vi trái pháp luật”, ông Hiệp trầm ngâm.
Nhiều ngày sau đó, cuộc bắt người vẫn chưa dừng lại. “Hễ ai có mặt đều bị quay phim, chụp hình, đều bị cho là có tội, bị phạt tù hoặc phạt tiền”, ông Hiệp nói. Chín tháng sau, tòa Đồng Nai đưa ra xét xử 12 ngày, kết án 46 nông dân, tuyên phạt gần 140 năm tù. 27 bị cáo kháng án, cấp phúc thẩm y án. Gông cùm đã đeo vào tay, án tích đã đeo bám cuộc đời những nông dân lương thiện.
Donacoop không thấy bị nhắc tên. Chỉ Doãn Văn Hợp, tổ trưởng tổ đo vẽ Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai, người được Dona.Coop thuê đo vẽ hiện trạng nghĩa địa, bị… xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Bà lão mẹ của bị cáo Đỗ Phước Hậu (SN 1981, ngụ ấp Phước Hội), người bị tuyên án hơn sáu năm tù, sau này bị cho là “thắt cổ chết trong trại giam” kể lại: “Đêm ấy công an ập đến khi con tôi đang ôm đứa con trai nằm ngủ. Thằng nhỏ mới hơn hai tuổi bị gỡ khỏi tay cha, khóc lặng người. Công an còng tay con tôi đi không giải thích gì. Ngày tòa xử, chúng tôi có lên nhưng không được vào, có biết gì đâu”.
Vụ án không được công luận biết nhiều, chỉ một vài tờ báo đưa tin ngắn “xét xử 46 bị cáo gây rối đốt trụ sở xã”. Vụ án đã không trả lời được nguyên cớ sâu xa nhất: Ai là những kẻ chủ mưu kích động nông dân “gây rối”? Tại sao những nông dân hiền lành, chân chất, quanh năm “chân lấm tay bùn” với đồng ruộng, ao cá lại hành động như vậy? Tại sao dự án được mỹ miều gọi là “mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị cho người dân xã Long Hưng” lại bị chính người dân xã này phản đối như vậy. Ai đã đẩy những nông dân lương thiện vào tù?
Vụ án không chỉ có những khúc mắc trên mà còn có dấu hiệu rất nhiều nông dân chịu án tù oan. Như trường hợp ông Trương Văn Công (SN 1962, ngụ ấp An Xuân). Bản KLĐT nêu nguyên văn hành vi của ông: “Tụ tập hô hào và đuổi đánh nhau tại UBND xã trong thời gian vụ án xảy ra”. Ông Công cho hay sự thật thì chỉ hiếu kỳ đến xem, thấy ngạc nhiên nên la “ớ ớ…” khi thấy bà chủ tịch xã bị người dân khiêng từ phòng làm việc ra ngoài do được dân yêu cầu ra ngoài đối thoại nhưng bà không chịu.
“Hôm 18/2/2009, tôi đang nằm ngủ thì nghe ầm ĩ mọi người đang tập trung ở trụ sở xã phản đối quẹt sơn lên mộ. Tôi chạy ra, đứng ngoài cổng, thấy bà chủ tịch bị khiêng ra. Nghe người la “ớ ớ” quá trời, lại thấy lạ quá, tôi cũng “ớ ớ” la lên. Đến rạng sáng 19/2/2009, tôi bị bắt giam. Người ta đổ tôi đuổi đánh cán bộ, công an, tuyên tôi một năm tù. Tôi không đánh ai cả, tôi chỉ la theo người dân”.
Thế nhưng nỗi oan như của ông Công vẫn chỉ là chuyện nhỏ so với bi kịch oan trái của một số khác trong 46 nông dân bị kết tội.
(PLO) – Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.
(PLO) – Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ: Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hàng loạt ngôi mộ của người dân phường Quán Bàu, thành phố Vinh, đã bị đơn vị thi công của ủy ban thành phố này đào múc lên để dưới mưa nắng, rồi đem đi đổ cùng đất đá.
(PLO) – Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi thường 327 ngàn đồng.
(PLO) – Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét tình cảnh của họ.