Há miệng mắc quai

Phạm Trần

3-8-2017

Bản đồ các lô dầu trên Biển Đông, trong đó có lô 136/3. Ảnh: Google Earth

Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Về bài viết “Nguyên mẫu Phạm Xuân Nguyên” trên báo Tiền Phong

Nguyễn Hoa Lư

1-8-2017

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong một lần xuống đường chống Trung Quốc. Ảnh: internet

1. Những lý do to như núi cho sự ra đời một chuyên luận nhỏ như con chuột

Cả tuần này, thời tiết ở Nha Trang bưng bưng  khó chịu. Nắng gắt, không có gió, không khí  âm âm khó thở. Ôi giá có một trận mưa rào. Mở mạng đọc, chỉ toàn thấy tin dữ. Nằm lơ mơ nhớ đến mấy câu thơ trong truyện thơ Thánh Gióng của Cù Huy Cận, thuộc lòng từ thuở lên 8 lên 10. “Thuở ấy lũ giặc Ân/ Như một luồng gió độc/ Thổi tràn vào đất nước/ Tên còn gọi Văn Lang”. Đất nước đang lâm nguy,  “Vua bèn sai sứ giả/ Loa gọi hỏi gần xa/ Ai người trong thiên hạ/ Ra cứu nước phò dân/ Tiếng loa gọi anh tài/ Sông chạy truyền xuống biển/ Núi dội tiếng tù và/ Tận hang cùng ngõ hẻm…

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

31-7-2017

Bản đồ lô 128, 136/03. Ảnh: Google Earth.

Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mỹ không còn ủng hộ họ nữa.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Đừng để phải chết chùm!

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đây 5 năm!

Khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-8-2017

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Nếu sự kiện dàn khoan HD 981 (5/2014) tạo ra cú sốc và một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Việt, đánh dấu “khủng hoảng Biển Đông lần thứ nhất”, thì đối đầu Trung-Việt đang diễn ra tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) từ giữa tháng 6/2017, có thể là “khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai”. Lần thứ nhất, Trung Quốc đã xô đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ, và thúc đẩy Mỹ phải xoay trục sang Châu Á. Lần thứ hai, Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ-Nhât-Ấn-Úc liên minh tại Biển Đông và xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh. Đó là “hệ quả không định trước”, và là cái giá cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’

BBC

29-7-2017

Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017.

Việt Nam đang ở trong thế ‘chỉ có một mình’ khi đương đầu với Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này.

Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông

East Asia Forum

Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra

Dịch giả: Song Phan

28-7-2017

Những người tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đánh dấu 43 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19-1-2017. Ảnh: Reuters / Kham

Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.

Nếu như Trung Quốc và Philippines tuân theo những kết luận của phán quyết này như yêu cầu của luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ là người hưởng lợi chính vì bốn lý do.

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!

Hà Sĩ Phu

26-7-2017

Mao Trạch Đông – Hồ Chí Minh – Chu Ân Lai. Ảnh: internet

Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc ông cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… Cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lý do gì một người VN yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).

Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát’

VOA

25-7-2017

Bản đồ Biển Đông. Ảnh: VOA

Các nhà bình luận và phân tích nhận định rằng nếu thực sự Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận lời đe dọa từ Bắc Kinh, thì điều này vô cùng bất lợi đối với Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã ‘lùi bước’ và tỏ thái độ ‘hèn nhát’ trong vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Trách nhiệm của học giả Việt Nam về thất bại ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

25-7-2017

Một hội thảo quốc tế về biển Đông. Ảnh: internet

Khoảng 10, 15 năm trước, tôi đã đưa lý thuyết rằng rằng muốn xóa đường chữ U chín đoạn của TQ, còn gọi là đường lưỡi bò, VN phải khẳng định chủ quyền của mình ở HS và TS. Bây giờ 10, 15 năm sau, những người tranh cãi với tôi ngày trước, bây giờ có thấy là tôi đúng hay chưa?

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

The Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc

Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.

Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.

Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?

VOA

24-7-2017

Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.

Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

“Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuần trước tôi có viết status ngắn, nói rằng CSVN đã thất bại trong sách lược “quốc tế hóa Biển Đông”, nhân việc nhà báo Greg Rushford đăng trên trang web của ông một bài tường trình có nội dung đưa ra ánh sáng các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” dư luận quốc tế, nhứt là ở Mỹ. Mục đích để tạo dư luận “tốt” cho sự hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực, trước sự hung hăng của TQ.

Từ lâu tôi đã cảnh báo rằng việc “quốc tế hóa” theo “cái cách của CSVN” sẽ chỉ đem lại thất bại.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Về Đồng Tâm: nghe, nhìn, ngẫm… buồn, vui…

Nguyễn Nguyên Bình

20-7-2017

Đến địa phận xã Đồng Tâm, hỏi thăm đường về làng Hoành, may gặp một chị người làng, chị tận tình chỉ đường, nhưng lại dặn chúng tôi đừng hỏi thăm nhiều nữa, cứ đi như thế là đến nơi. Chị còn nhỏ giọng: “Hôm qua công bố kết quả thanh tra, ‘họ’ chặn đường ghê lắm, trong cuộc họp, chỉ họ nói là chính, dân nói mấy câu là họ cắt luôn không cho nói”. Trời, chưa đi đến nơi mà đã nghe “mùi thuốc súng” rồi, lạ thế!

Đồng Nai: Chủ người trung Quốc đánh công nhân và mỗi năm vài công nhân chết “bí ẩn”

FB Lao Động Việt

18-7-2017

Khu vục xưởng sơn nơi người Trung Quốc đánh công nhân. Ảnh VTC

Sáng chủ nhật ngày 16/7/2017, tại xưởng sơn phun sơn 3- Công ty Shing Mark ViNa tại Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), đã xảy ra vụ việc một chủ quản người Trung Quốc đánh 2 công nhân người Việt Nam, khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đình công.

Thực dụng hay thực tiễn có tên Donald Trump

“Chế độ đến rồi đi, chỉ có đất nước và dân tộc còn lại. Hợp tác với kẻ thù, tưởng giữ được chế độ, nhưng khi đất nước không còn, dân tộc không còn, thì chế độ bám vào đâu để tồn tại?”

____

Bùi Quang Vơm

11-7-2017

TT Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: internet

Những gì tổng thống Donald Trump đang làm trong thế giới ngoại giao hiện đại giữa các siêu cường, chính là đặc trưng tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng đó đã giúp Trump chiếm thế thượng phong áp đảo đối với mọi đối thủ có mặt trong G20 – 7/2017 tại Hamburg.

Nhưng điều đáng nói là việc Trump có thể đã làm thất bại mọi thủ đoạn theo kiểu khôn lỏi, ma mãnh vốn vẫn giúp Trung Quốc vượt mọi thứ rào cản, vượt lên mọi đối thủ. Đó là thủ đoạn tạo ra sự đã rồi nhỏ giọt, dừng lại trước khi gây ra khủng hoảng, và mỗi sự đã rồi là một bước nhảy lên phía trước và để đối thủ lại phía sau.

Đảng CSVN xem đất nước và dân tộc này là “chiến lợi phẩm”

Trương Nhân Tuấn

10-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CSVN. Ảnh: internet

Phán quyết của Tòa Trọng tài vụ Phi kiện TQ đã được một năm (12 tháng bảy 2016). Phi thắng kiện nhưng việc đòi hỏi TQ tôn trọng phán quyết là không dễ. Bởi vì từ đầu TQ đã không công nhận tính chính đáng của Tòa và cho biết sẽ không tuân thủ phán quyết.

Dầu vậy, Tòa được thành hình theo phụ lục VII của Công ước Quốc tế về Biển 1982. Những điều Tòa phán, như ý nghĩa pháp lý của “biển lịch sử” (chủ ý nói về đường chữ U chín đoạn) của TQ, về hiệu lực biển của các đảo TS, về “vùng nước quần đảo”… đều chỉ là việc giải thích luật Quốc tế về Biển 1982.

Vì sao Việt Nam có vẻ bạo dạn hơn khi gia hạn hợp đồng cho công ty Ấn Độ?

Song Phan, viết riêng cho Tiếng Dân

8-7-2017

Theo tin trên một vài báo nước ngoài (chưa thấy báo mạng ‘lề phải’ nào đưa tin), Việt Nam vừa gia hạn hợp đồng cho phép công ty ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ khoan tìm kiếm, khai thác dầu ở lô 128, với hơn nửa diện lích của lô nằm bên trong phạm vi của đường lưỡi bò (ĐLB) [xem bản đồ 1] thêm hai năm nữa. Gia hạn lần trước chỉ có một năm.

OVL bắt đầu vào Việt Nam vào năm 1988 với giấy phép thăm dò cho lô 6.1 ở thềm lục địa phía Nam (cũng trong phạm vi ĐLB) và thoả thuận nhận 45% sản lượng ở đây.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Quan hệ Việt-Trung và Vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu

5-7-2017

CTN Trần Đại Quang (phải) tiếp Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ. Ảnh: internet

Là Uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Truờng Long (PTL) chỉ đứng sau Tập Cận Bình trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự TQ. Do đó, sự kiện PTL bất ngờ “rút ngắn” chuyến thăm chính thức VN chưa từng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung.

Ba điểm quan trọng:

1. Ngay trước chuyến thăm của PTL (diễn ra trong hai ngày 18-19/6/17), TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam của công dân và các tổ chức XHDS Việt Nam

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Cái chết của một dân tộc

FB Giao Thanh Pham

26-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.