Đức đòi Hà Nội ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh

VOA

2-8-2017

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức gửi cho VOA

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”

Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”

Chỉ cần minh bạch

Mạnh Kim

2-8-2017

Nguyễn Phú Trọng vs Nguyễn Tấn Dũng (trái). Ảnh: internet

Nếu không kể những cuộc thanh trừng nội bộ trong quá khứ vốn chỉ nhằm loại trừ “thành phần diễn biến hòa bình, xét lại”, cuộc thanh trừng nội bộ lần này có thể xem là khốc liệt chưa từng có lịch sử cộng sản Việt Nam. Mục tiêu không phải là đối tượng “chống đảng” bởi theo tinh thần dân chủ đa nguyên, mà là “phá đảng” vì theo “tinh thần” chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa bè phái tư túi. Nó mang dáng dấp một cuộc đấu đá phe nhóm, mà như dư luận quan sát, là giữa Nguyễn Phú Trọng với vây cánh Nguyễn Tấn Dũng.

Chống tham nhũng, phải thu hồi được tiền tham nhũng

FB Bạch Hoàn

2-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ báo DT

Cành củi và cánh rừng

Trịnh Xuân Thanh, bây giờ đã vào vòng lao lý. Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đã nộp đơn xin từ chức. Tất nhiên phải làm thế, vì nếu không, chỉ trong mai kia, bà thứ trưởng này cũng bị cách chức.

Đại gia ngành ngân hàng Trầm Bê bị bắt tạm giam 4 tháng, cùng với Phan Huy Khang, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Đại án ngành ngân hàng vừa được công bố bằng quyết định khởi tố bị can đối với 25 người và bắt tạm giam 16 người. Trước đó, các vụ việc liên quan Hà Văn Thắm ở Ngân hàng Đại Dương và Phạm Công Danh ở Ngân hàng Xây dựng, đang trong quá trình xét xử.

Trịnh Xuân Thanh bị đe dọa tính mạng nên ‘đầu thú’?

Người Việt

Tư Ngộ

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh ngồi đọc tài liệu chính trị của tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Ða Nguyên khi đang trốn ở Âu Châu hồi Tháng Mười 2016. Hình: Blog Bùi Thanh Hiếu.

HÀ NỘI (NV) – Chuyện kẻ chạy trốn và bị truy nã Trịnh Xuân Thanh tự dưng tới trụ sở Bộ Công An CSVN tại Hà Nội “đầu thú” đến nay vẫn còn hoàn toàn nằm trong sự bí mật. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Trịnh Xuân Thanh đã bị gây áp lực, trong đó có cả việc đe dọa đến tính mạng.

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, “đầu thú’ hôm Thứ Hai, 31 Tháng Bảy 2017. Bản thông báo của Bộ Công An gây ngạc nhiên cho mọi người khi ai cũng tin rằng ông ta đang trốn đâu đó ở Âu Châu, nhiều phần là tại nước Ðức. Ông Thanh đã cao bay xa chạy đế tránh bị bắt giữ, tù tội với những cáo buộc tham nhũng và làm thất thoát nhiều trăm tỉ đồng khi cầm đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), một công ty con của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) lúc đó do ông Ðinh La Thăng làm “chủ xị.”

Trịnh Xuân Thanh đã khai sạch!?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh có lẽ vẫn còn đang rét dù đang mùa hè ở Hà Nội. Ảnh chụp ở Đức, những ngày chưa bị bắt. Nguồn: internet

Với tất cả tình thế mà hiện thời Trịnh Xuân Thanh đã “về”, đã “nằm” ở đâu đó và nỗi nguy hiểm có thể lao thẳng đến án tử hình của nhân vật này, câu trả lời dường như là duy nhất: Thanh đã khai hết, khai sạch.

Nhưng khai gì?

“Đứa con hoang đàng” đã “đầu thú”?

Cuối cùng, sau cả năm trời lưu lạc xứ người, “đứa con hoang đàng” Trịnh Xuân Thanh đã trở về trong vòng tay trìu mến yên thương của Tổng bí thư Trọng.

Có thể đã xảy ra vụ bắt cóc ở Bá-linh: Từ vườn Tiergarten về Việt Nam

Taz/ FB Bạch Nhị Hà

Tác giả: Marina Mai

Dịch giả: Hùng Hà

2-8-2017

Bức ảnh của ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đã giúp mật vụ VN tìm ra ông Thanh. Ảnh: internet

Ngay giữa Bá-linh, mật vụ Việt Nam được cho là đã bắt cóc một cựu công chức bị thất sủng. Và rồi người này đã lại xuất hiện – ở Hà Nội.

BERLIN taz | Những người đàn ông vũ trang, dường như thuộc mật vụ Việt Nam, được cho là đã bắt cóc một người Việt Nam vào ngày 23.07.1972. Phát ngôn viên của cảnh sát Bá-linh Winfrid Wenzel đã phát biểu về việc này với taz: “Chúng tôi đang điều tra với lý do nghi ngờ về vụ việc bắt cóc và bắt người tống tiền”. Chi tiết thêm sẽ được biết qua Văn phòng báo chí của Công tố viện Bá-linh.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của cơ quan này, Martin Steltner, không muốn phát biểu. Nhưng đài BBC và truyền thông mạng Việt ngữ ở Bá-linh đã đưa tin, có những nhân chứng độc lập người Đức có lẽ đã nhìn thấy vụ bắt cóc và xác nhận với cảnh sát. Theo những lời tường thuật, nhân chứng 51 tuổi này đã bị lôi lên một chiếc xe hơi và được đưa sang một quốc gia châu Âu láng giềng ngay sau đó.

Trịnh Xuân Thanh nên đòi được xử công khai

Blog VOA

Bùi Tín

2-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên báo chí Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh, nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nguyên đại biểu Quốc hội, trốn ra nước ngoài tháng 9/2016, bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế về tội «làm trái quy định Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng», gây nên thua lỗ 3.300 tỷ đồng.

Theo tin của bộ Công an, ngày 31/7 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh về nước, ra «đầu thú» tại cơ quan Cảnh sát điều tra tại Hà Nội.

Một tin rất ngắn của bộ Công an được các báo lề phải trong nước đưa lại, không có bình luận, cũng không có chi tiết nào được biết thêm.

Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?

BBC

1-8-2017

Ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank bị bắt liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, Ảnh: báo TT

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank,

Cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng là ông Phan Huy Khang, nguyên là thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank.

Trịnh Xuân Thanh đã làm ‘liên lụy’ đến những lãnh đạo cấp cao nào?

Nhà Đầu Tư

Đức Tùng

31-7-2017

Vì liên quan hoặc liên đới đến Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao đã dính án kỷ luật, trong đó có người đương chức, người đã về hưu.

Ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM

Từ ngày 24 đến 26/4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã họp kỳ thứ 14. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Vụ Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘nghe lạ tai như phép màu’

BBC

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: VNE

Một cựu quan chức Quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng thông tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú “lạ tai, nghe giống như phép màu”.

Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC hôm 1/08:

“Tôi bất ngờ khi nghe tin ông Trịnh Xuân Thanh đầu thú.”

Tin nóng: Ông Trầm Bê bị bắt

FB Phạm Việt Thắng

1-8-2017

Ông Trầm Bê. Ảnh: internet

Bắt Trầm Bê sau đó là ai?

Trầm Bê, người tôi cảnh báo tuần trước, vừa bị bắt! Liên quan đến việc này sẽ có thêm một nguyên phó thống đốc dính líu.

Vậy, ai, đại quan nào đã chống lưng để nhà tài phiệt này lũng đoạn ngành ngân hàng trong một thời kỳ dài như thế.

Trịnh Xuân Thanh bị điều tra những gì?

GDVN

Xuân Quang

1-8-2017

Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ điều tra làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã trốn chạy bằng cách nào? Ai đưa đối tượng bỏ trốn…?

Bộ Công an vừa công bố thông tin “Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú”.

Trước đó, ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.

Thanh “loe” bị bắt do đâu?

FB Mạnh Quân

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở châu Âu. Ảnh: internet

Nhiều người hỏi tại sao bắt được Trịnh Xuân Thanh: Có người bảo do bị “bắt cóc”, do mấy thằng VN giữ hộ đồ bên Đức “chỉ điểm”, do mấy anh an ninh Vn quá giỏi … loạn hết cả lên. Thực ra, mình nghĩ trật lất hết.

Trịnh Xuân Thanh còn có biệt hiệu là Thanh “loe”, hoặc Thanh “Giới”, gọi theo tên ông thân sinh là cựu Phó ban Dân vận Trung ương. Gọi là “loe” vì cha này thực cũng loại ngông nghênh, phổi bò, cái gì cũng bô bô, phun hết ra đằng mồm… Từ lúc chức quyền còn nhỏ ở PVC cho đến sau này, khi thất thế, bị mất hết các chức vụ rồi, Thanh vẫn chứng nào tật ấy.

Trịnh Xuân Thanh đã bị Việt Nam bắt cóc tại Đức vào sáng Chủ nhật 23.7.2017 ở Berlin

Thời Báo

Trung Khoa

31-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Thời Báo.

Trong cuộc gặp với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 31.7.2017 , phóng viên Thoibao.de đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về vụ việc nghiêm trọng này.

Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang ở khuôn viên nhà riêng ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam với vũ khí xông vào nhà và dùng vũ lực bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước Châu Âu bên cạnh.

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’

Các nguồn tin này không hề nêu ông Thanh xuất hiện ở Hà Nội bằng cách nào và quan chức Việt Nam từng nói ông đã trốn đi ‘không bằng con đường chính thức’ và bị truy nã quốc tế. Dù chưa rõ vụ việc này sẽ còn tiếp diễn đến đâu nhưng theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, người ‘biết mình phạm tội’ và ra đầu thú thì có thể được coi đây là ‘tình tiết giảm nhẹ’.

_____

BBC

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch PVC tới 2013. Ảnh: báo TN.

Ông Trịnh Xuân Thanh, đối tượng bị Việt Nam truy nã, đã “đầu thú”, theo thông báo của Bộ Công an Việt Nam.

Thông cáo chính thức, được truyền thông Việt Nam đưa lại ngày 31/7, nói:

“Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.”

Nóng! Ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú!

LTS: Hôm 30/7/2017, nhà báo Huy Đức đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Ông viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!

Nhưng ngay sau đó, tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đính chính trên báo PLTP: “Chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Hôm nay, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ đến Bộ Công an đầu thú!

***

Cập nhật lúc 20h48′, tin từ Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, cho biết:

Tin ông Trịnh Xuân Thanh chính thức được Bộ Công An đưa vào chiều 31.7. Theo đó, Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – BCA đầu thú và nhân viên ở đây đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật!

Cũng chiều nay tại Berlin, Đức văn phòng luật sư tư vấn và trợ giúp pháp lý cho Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp một câu chuyện khác!

Ông Trịnh Xuân Thanh bị hai an ninh Việt Nam bắt tại Berlin vào 10h30 sáng ngày 23.7, khi đang ra phố hẹn với một cán bộ của Bộ Công Thương qua. Vụ bắt ông Thanh có hai người Đức làm chứng. Trên thực tế, ông Thanh không có tên trong lệnh truy nã quốc tế và được Đức bảo hộ quyền lưu trú. Sau khi bị bắt cóc, ông Thanh được đưa lên xe qua một nước châu Âu khác và cưỡng ép về Việt Nam ngày 30.7.

Hiện cảnh sát Đức đang điều tra vụ việc, và sẽ sớm có thông cáo báo chí. Tiếp tục theo dõi vụ này, ha #thoibao.de“.

_____

Dân Trí

Tuấn Hợp

31-7-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13/2/1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 – C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đầu thú.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng các đồng phạm Vũ Đức Thuận, nguyên Uỷ viên HĐQT, cựu Tổng GĐ PVC và 3 thuộc cấp Nguyễn Mạnh Tiến – Phó tổng Giám đốc; Trương Quốc Dũng – nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt – nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam” và các đơn vị thành viên; đồng thời ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, Phạm Tiến Đạt.

Với tội danh tương tự, cùng ngày Bộ Công an cũng tiến hành khởi tố đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC.

Cơ quan điều tra xác định, bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn nên ngày 16/9/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Năm 2007, Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.

Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết, năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ – PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng…

Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm, Bộ Công an đã điều tra mở rộng và bắt giữ thêm bị can Đỗ Văn Hồng (SN 12/03/1967, trú tại đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC- KB; Nguyễn Mạnh Tiến, (SN 18/8/1966, trú tại Tòa nhà CT5 Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nguyên là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Cả 2 bị can trên đều bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trịnh Xuân Thanh tăng chức “siêu thanh” và “ngã ngựa”

Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy, nhưng vào tháng 9/2013 Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi vị trí “thuyền trưởng” PVC và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương – Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Sau đó không lâu, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng – Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.

Đến tháng 5/2015, Trịnh Xuân Thanh được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Ngày 22/5, Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trúng cử Đại biểu Quốc hội tại một đơn vị bầu cử ở tỉnh Hậu Giang.

Cuối tháng 5/2016, dư luận trong nước xôn xao về chiếc xe ô tô Lexus LX570 có giá trị gần 6 tỷ đồng gắn biển kiểm soát công vụ 95A-0699 lưu thông trên nhiều khu phố của Cần Thơ.

Cơ quan chức năng xác định, chiếc ô tô Lexus LX570 nói trên là phương tiện đi lại của Trịnh Xuân Thanh – nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Ngày 9/6/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố, ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Cũng trong ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao UB Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí, dư luận đã nêu về vụ việc này.

Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.

Chiều 11/7, trong thông báo về Kỳ họp thứ IV và thứ V, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh; Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC; Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015. Cùng đó, Ủy ban đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với Trịnh Xuân Thanh.

Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9, UB Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với Trịnh Xuân Thanh.

Ban Bí thư đã nhất trí (biểu quyết 100% bằng phiếu kín) quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thêm tội danh “Tham ô tài sản”

Trong khi đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, chiều 15/3, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà – Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Cấp cao tại Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), về hành vi “Tham ô tài sản”, theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Cùng bị khởi tố tại tòa về tội danh trên còn có các bị can: Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Đào Duy Phong, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land); Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do); Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ 1/5; Thái Kiều Hương, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Vietsan.

 

Ông Trịnh Xuân Thanh về nước?

LTS: Có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh, là người đã bỏ trốn và bị truy nã từ tháng 9/2016, hiện đã về nước. Khoảng một tiếng trước, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: “Trịnh Xuân Thanh về mà báo chí im ắng nhỉ!” Nhưng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thì nói, “chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền“. Kính mời quý độc giả đọc bài viết sau đây để đoán xem ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu.

_____

PLTP

Bộ trưởng Bộ Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Nguyễn Đức

30-7-2017

(PLO) – Sáng 30-7, Bộ trưởng Bộ Công an – Thượng tướng Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.

Sáng 30-7, trao đổi với PV Báo Pháp Luật TP.HCM, liên quan đến một số thông tin cho rằng Bộ Công an đã dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: “Hiện tôi chưa có thông tin gì”.

Hãy chọn đứng về phía nhân dân!

Trung Nguyễn

29-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hãng tin tình báo quốc phòng của Anh Shephard Media vừa tiết lộ một tin động trời nhưng … không có gì đáng ngạc nhiên, là các tướng lĩnh Việt Nam đòi Mỹ phải lại quả 25% trên hợp đồng mua bán vũ khí. Cuộc họp đã phải ngừng lại vì tất nhiên phía Mỹ không thể nào chấp nhận chuyện tham nhũng trắng trợn theo “thông lệ” ở Việt Nam như vậy.

Đến giờ phút này, Bộ Quốc phòng Việt Nam hoàn toàn không có động thái lên tiếng gì để phản bác thông tin trên. Điều đó có nghĩa là xác suất bản tin trên đúng là rất cao. Còn với những ai am hiểu tập quán kinh doanh ở trong nước hay am hiểu về các công ty quốc doanh, gồm cả các công ty quân đội thì chuyện đòi lại quả là rất bình thường.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng bí thư, Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra (kỳ 21)

Nguyễn Văn Tung

26-7-2017

Ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch HĐ thành viên Mobifone. Ảnh: internet

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Văn phòng Trung ương Đảng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư đến Ban Cán sự Đảng Chính phủ về việc thanh tra làm rõ nghi án tham nhũng Mobifone mua AVG (ngày 28/7/2016), cho đến nay, các sai phạm đã quá rõ ràng, mức giá thẩm định cũng đã được xác định. Tuy vậy, các nhóm lợi ích đang chi phối mạnh Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ để trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra. Chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone đã bị bỏ trống gần 2 tháng mặc dù Điều lệ có quy định phải bổ nhiệm Chủ tịch mới trong vòng 2 tháng kể từ khi Chủ tịch hiện tại bị miễn nhiệm.

UNCAC? Còn khuya! Đảng phải bảo vệ tham nhũng

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2017

Nhà của nguyên tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Ảnh chụp màn hình.

Đảng khẳng định tham nhũng là quốc nạn, tuyên bố sẽ dốc toàn lực của toàn bộ hệ thống chính trị để bài trừ tham nhũng nhưng cũng chính Đảng lặng lẽ bảo vệ tham nhũng.

Bảo vệ tham nhũng là một trong những “chủ trương lớn” dẫu không công bố nhưng chẳng khó để nhận diện…

Cán bộ, đảng viên sống ‘phô trương’ làm thủ tướng ‘trăn trở’

LTS: Báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “trăn trở” về chuyện cán bộ, đảng viên có lối sống “phô trương”. Báo Thanh Niên trích lời thủ tướng: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Chuyện cán bộ, đảng viên làm giàu bằng cách tham nhũng, đục khoét của công… để có được tài sản bất minh, rồi khoe khoang biệt thự, biệt phủ, những tài sản đắt tiền, đó không phải là lối sống phô trương bình thường, mà đó là ăn cướp của dân rồi mang tài sản cướp được, ra khoe với nạn nhân. Nếu thủ tướng chỉ “trăn trở”, không nhìn thấy sự khác thường qua lối sống phô trương của đám sâu dân mọt nước này, thì thủ tướng đã ngồi nhầm ghế rồi và cái “chính phủ kiến tạo” của thủ tướng xây tới Tết Công-gô cũng không xong.

____

Thanh Niên

Thủ tướng trăn trở vì cán bộ sống phô trương, gây phản cảm

17-7-2017

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng 17.7

Thủ tướng bày tỏ sự ưu tư khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ ở vài tỉnh miền núi.

Dự hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sơn La sáng nay, 17.7, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.

Những dự án nghìn tỷ từng là đất quốc phòng ở TP.HCM

LTS: Một bài báo của hai nhà báo Lê Quân và Trương Khởi đăng trên báo Zing, cung cấp rất nhiều hình ảnh, thông tin để độc giả hình dung chuyện “quân đội làm kinh tế” ở xứ ta như thế nào. Lo ngại bài này sẽ sớm bị gỡ bỏ, Tiếng Dân xin được lưu lại tại đây.

____

Zing

Lê Quân – Trương Khởi

14-7-2017

HaDo Centrosa Garden, 3 dự án của Cityland, và 2 dự án của Vinhomes có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất quốc phòng trước đây tại TP.HCM.

Các dự án nghìn tỷ từ đất quốc phòng từ trên cao Những dự án dân cư này có quy mô hàng chục ha được xây dựng từ đất của các đơn vị quận đội đã chuyển đổi mục đích sử dụng.

Nuôi heo gà kiếm tiền tỷ có là cái cớ để giải thích tham nhũng?

RFA

Thanh Trúc

11-7-2017

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp. Nguồn: transparancy.org

Vụ tai tiếng về việc một vài vị quan đầu tỉnh  xây biệt phủ sang trọng ở Yên Bái và việc một nhà báo viết phóng sự điều tra vụ này bị bắt giữ để điều tra tội nhận hối lộ khiến dư luận gần đây xôn xao, bàn tán.

Nuôi heo, gà có thể kiếm tiền tỷ?

Vào ngày thứ Hai 10 tháng Bảy truyền thông trong nước dẫn lời ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, Thanh Tra Chính Phủ, rằng không ai có thể chấp nhận lối giải thích của các quan chức có tài sản kếch xù là nhờ nuôi heo nuôi gà hay làm thêm những việc  tay chân khác.

Thư gửi bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

FB Nguyễn Huy Toàn

11-7-2017

Bà Phạm Thị Thanh Trà tại buổi họp báo ngày 18/8/2016 về vụ giết người ở VP Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh: internet

Em Thanh Trà thân mến!

Anh cứ gọi thế cho thân mật em nhé, dù em làm nhiều chức to, “làm Vua, làm Chúa” một vùng nhưng các cụ xưa nói “trưởng nhất tuế vi huynh, trưởng thập tuế vi phụ” nghĩa là hơn một tuổi đáng mặt làm anh, hơn 10 tuổi là đứng hàng cha chú.

Anh hơn em tới 5 tuổi thì đáng bậc anh quá đi chứ. Xét về văn hóa sống, tin chắc anh cũng hơn hẳn em. Mấy đứa xu nịnh cứ thấy ai làm chức to dù hôm trước gọi mày, gọi tao nhưng hôm sau gọi anh, gọi chị. Anh thì không như thế, làm quan chẳng qua là cái áo khoác bên ngoài đến lúc nào đó cũng phải cởi ra, hoặc không xứng thì cũng bị thiên hạ họ lột trần ra em ạ.

Thư gửi em Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Yên Bái

FB Nguyễn Huy Toàn

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Yên Bái, ngày 10 tháng 7 năm 2017

Em Phạm Sỹ Quý thân mến!

Mấy hôm nay cả nước đang xôn xao, nể phục về tài làm kinh tế của em, nhiều người muốn lên Yên Bái để học tập, có người lại muốn xuất bản cả sách về cách làm giàu nữa. Vì một người từ buôn chổi đót, chè khô, lá chít mà vươn lên làm giàu…

Những cách làm giàu để có tiền xây biệt phủ em đã kể với báo chí và đoàn thanh tra rồi, nhưng anh nghĩ rằng, mấy cái em kể người ta khó tin, khó thuyết phục vì chẳng có chứng từ hóa đơn nào cả, thành thử cũng có người bán tín, bán nghi. Nhưng có lẽ em quên không kể đến một nghề tay trái mà em khá thành công, có cả bằng chứng thuyết phục, đó là ĐÁNH BẠC.

‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng

Người Việt

9-7-2017

Tư dinh giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái. Đương sự khẳng định, khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng này là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá… Ảnh: Zing

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.

Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

BBC

6-7-2017

Duyệt binh ở Việt Nam. Ảnh: HOANG DINH NAM/Getty Images

Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.

Từ California, Hoa Kỳ, hôm 06/7/2017, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói về quân đội Mỹ:

“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.

Bài báo bị gỡ: Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có hẹn Lê Duy Phong

LTS: Bài báo “Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái có hẹn Lê Duy Phong” được báo Tiền Phong đưa lên mạng lúc 13h39’36” ngày 30/6/2017, nhưng hiện đã bị tất cả các trang mạng gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

Tiền Phong

30-6-2017

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, Phạm Sỹ Quý cho biết “có liên lạc vài lần” với Lê Duy Phong, nguyên nhà báo, Trưởng Ban bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam.

Ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Ảnh: báo TP

Sau 42 năm “giải phóng” rồi “thống nhất”, đấu tranh nội bộ đảng nổ lớn

“Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng ‘chống tham nhũng’ chỉ là cái cớ, vì tham nhũng được gọi là giặc nội xâm và coi như không có một quan chức lớn nào không tham nhũng. Vì thế lồng trong cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ đang xảy ra là cuộc chiến nội bộ dưới một nhãn mác mới”.

Kông Kông

28-6-2017

Các “đồng chí” cộng sản đâm sau lưng nhau. Nguồn: internet

Cuộc chiến tranh Bắc/Nam 1954 – 1975 chấm dứt với phe miền Bắc thắng vào ngày 30 tháng Tư. Cuộc chiến đó do đảng cộng sản miền Bắc chủ trương với danh nghĩa “Giải Phóng”.

Sau “giải phóng” thì người dân cả nước được thấy rõ sự thật. Người miền Nam thấy được “thiên đường” cộng sản “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Đồng bào miền Bắc thấy được “miền Nam đồi trụy, đói rách vì bị Mỹ Ngụy ác ôn bóc lột”.

Các nhà báo tham gia cuộc chiến chống tham nhũng rất dễ bị việt vị

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Dân Việt.

Cục trưởng Cục Phòng chống Tham nhũng Phạm Trọng Đạt khẳng định: “Vấn đề nhà báo [Duy Phong] bị bắt ở Yên Bái không có liên quan gì đến việc trước đó nhà báo này thực hiện các bài điều tra tại tỉnh, không có chuyện phản ánh tiêu cực của Giám đốc Công an tỉnh hay của lãnh đạo tỉnh mà tỉnh thế này thế khác. Chúng ta phải rõ ràng quan điểm, báo chí vi phạm thì phải xử lý, còn việc ở tỉnh là việc khác”.

Vụ việc còn nhiều điểm khuất tất, chưa rõ ràng và Tổng Biên tập tờ báo của phóng viên Duy Phong còn đang đề nghị Bộ Công an vào cuộc để điều tra khách quan hơn, thế mà ông Đạt – cán bộ đang làm việc tại Thanh tra Chính phủ, một cơ quan chẳng hề liên quan tới sự việc – lại dám khẳng định chắc chắn về bản chất vụ việc theo hướng bất lợi cho nhà báo Duy Phong.