Sân golf Phan Thiết – Bài 2: Nhận diện nhóm lợi ích

Phan Bình Minh

23-5-2020

I. Nhóm lợi ích

Xét về nhu cầu phát triển xã hội thì có các nhóm lợi ích là cần thiết. Các nhóm lợi ích cùng chung mục tiêu sẽ vận động, gây áp lực xã hội thúc đẩy các mục tiêu bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ; họ đã và tiếp tục đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, điều đó chỉ ở các nước dân chủ, phát triển.

Băng nhóm lưu manh

Bùi Văn Thuận

5-7-2020

Trong ảnh là Nguyễn Danh Tùng, sinh ngày 7/6/1974, quê gốc Nghệ An. Xuất thân là một lái xe không bằng cấp.

Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ và “chuyến tàu hoàng hôn”…

Phạm Vũ Hiệp

16-7-2020

Ngày mai 17/7/2020 sẽ ngày làm việc cuối trong ba ngày (từ ngày 15 đến ngày 17/7/2020) ở đại hội Đảng bộ quận Sơn Trà. Hơn 300 đại biểu, đại diện cho 4300 đảng viên “cai trị” 175 ngàn người dân cả quận, giương cờ xí, nhảy múa trong đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Một quan chức cấp quận giấu tên, cho biết, kinh phí đại hội không nhiều lắm, chỉ đủ xây một ngôi trường cỡ 20 lớp học với đầy đủ trang thiết bị. Đại biểu cứ chúi đầu vào thảo luận nghị quyết, chờ bỏ phiếu phát huy dân chủ.

Rõ khổ, nhân sự thì “bỏ túi” trước đó. Bí thư quận uỷ sẽ là bà Trần Thị Thanh Tâm, đôn từ chủ tịch quận lên. Dư luận đồn thổi, Tâm “chân dài” là người tình của chủ tịch TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ.

Vợ chồng cùng phát quan, chồng Tâm tên là Lê Tùng Lâm, sinh năm 1973, được bổ nhiệm giám đốc Sở Xây dựng TP hồi tháng 10/2019.

Chân dung Trần Thị Thanh Tâm, sắp trở thành bí thư quận ủy Sơn Trà. Photo Courtesy

Truyền thống “nâng đỡ trong sáng” này có từ thời Nguyễn Bá Thanh. Lão Bá thích em nào, em đó hoạn lộ sáng trưng. Năm ấy có nàng xuất phát điểm là dân nấu bia hơi, được anh Bá chú ý, thế là vào luôn đại biểu HĐND TP, được cấp cho gần một hecta đất mặt tiền đại lộ để xây trường đại học dân lập, ông xã nàng được ngồi vào ghế giám đốc một sở quan trọng của thành phố…

Quay lại đại hội, ai làm chủ tịch UBND quận Sơn Trà thì mọi người cũng đã biết từ tháng 5/2020. Lúc đó, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ định Hoàng Sơn Trà tham gia vào Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Quận ủy, giữ chức Phó bí thư Quận ủy Sơn Trà, nhiệm kỳ 2015-2020, để ông ta leo lên cái ghế Chủ tịch quận Sơn Trà, nhiệm kỳ 2016-2021.

Hoàng Sơn Trà sinh năm 1976, con trai nhà thơ Hoàng Minh Nhân. Trà vốn là thư ký của Huỳnh Đức Thơ, nhiều năm công tác ở Văn phòng UBND TP. Có Bí thư, có chủ tịch quận rồi, đại hội làm gì cho tốn tiền thuế của dân? Nói thế nhưng đại biểu về dự có vẻ hớn hở lắm, ăn uống no say, cầm phong bì 3 triệu cho ba ngày xả hơi.

Tuần sau, từ ngày 23 đến ngày 25/7/2020, ở Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra đại hội Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn lần VI. Hơn 4200 đảng viên “cưỡi” trên 120 ngàn dân cả quận để hát hò trong ba ngày. Cũng như Sơn Trà và các quận khác, nhân sự sắp sẵn và thêm một ngôi trường 20 lớp học sẽ đi theo… gió đại hội.

Còn “chân dài” Nguyễn Thị Anh Thi, đương kim chủ tịch quận Sơn Trà sẽ nhảy sang làm Bí thư quận uỷ. Ông Nguyễn Hoà, phó chủ tịch thường trực, được đẩy lên làm chủ tịch UBND quận. Phùng Văn Cưng, ngồi ghế phó bí thư thường trực. Trong bộ ba này, dư luận xầm xì Anh Thi là bồ nhí của Võ Công Trí, phó Bí thư thường trực thành uỷ Đà Nẵng mới vừa nghỉ hưu. Còn Nguyễn Hoà là “đệ tử” ruột của Huỳnh Đức Thơ, là đồng hương cùng làng Hoà Quý với Thơ.

Chân dung Nguyễn Thị Anh Thi

Phùng Văn Cưng là kẻ lưu manh số 1 ở Đà Nẵng, đang như “bất khả xâm phạm” ở ghế Phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND TP. Cưng tốt nghiệp cấp 2 rồi bỏ học, xài bằng giả cấp 3 để học Luật tại chức, cao cấp chính trị.

Bản thân Cưng có vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và lối sống. Cưng được Huỳnh Đức Thơ bảo kê để hỗ trợ “vợ bé” ông Thơ là Lê Thị Mỹ Hạnh kinh doanh nhà đất tại Ngũ Hành Sơn. Đồng thời Phùng Văn Cưng cũng giúp phe ông Thơ “ngáng đường” không cho Trương Quang Nghĩa vào Bộ Chính trị.

Phùng Văn Cưng (trái) và PCT TP Lê Trung Chinh. Ảnh trên mạng
Nguyễn Hoà, đồng hương với Chủ tịch Thơ. Ảnh trên mạng

Như vậy, ghế cán bộ chủ chốt tại Đà Nẵng được chia làm ba phần:

– Quân của Huỳnh Đức Thơ nắm lãnh đạo hầu hết các Sở và các Ban quản lý dự án.

– Quân của Võ Công Trí nắm quận uỷ, các ban của Đảng

– Quân của Trương Quang Nghĩa nắm các vị trí không quan trọng.

Đại hội xem ra chỉ như “phường chèo” cho xôm tụ, rôm rả mà thôi.

Huỳnh Đức Thơ sinh ngày 10/4/1962, hết tuổi cơ cấu cấp uỷ khoá sau. Vì vậy ông Thơ sẽ về vườn, “làm người tử tế” sau đại hội Đảng bộ Đà Nẵng lần thứ XXII vào tháng 10/2020. Huỳnh Đức Thơ vốn là người của phe Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh chết, ông Thơ đầu quân phe ông Nguyễn Xuân Phúc.

Dưới sự đỡ đầu của Thủ tướng, Huỳnh Đức Thơ có hai năm đầu nhiệm kỳ, 2016-2017 đánh nhau với nhóm Nguyễn Xuân Anh và Phan Văn Anh Vũ để giành quyền lực. Hai năm cuối 2019-2020 cài cắm nhân sự và tận thu.

Cũng như các quan chức trung ương và các tỉnh thành khác, “hoàng hôn nhiệm kỳ” đã trở thành chuyến tàu tốc hành thực thi nhiệm vụ.

Huỳnh Đức Thơ đã cho kích hoạt tất cả các dự án công cộng ngàn tỷ trên địa bàn Đà Nẵng:

– Tháng 3/2019, dự án “xử lý thoát nước trên địa bàn Đà Nẵng”, với tổng kinh phí 3.305 tỷ đồng. Dự án này do Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên điều hành.

– Dự án Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đà Nẵng (giai đoạn 2), UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1907/QĐ-UBND ngày 2-5-2019 với tổng mức đầu tư hơn 292 tỷ đồng.

– Trung tâm Ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng, phê duyệt tại Quyết định số 2107/QĐ-UBND ngày 13-5-2019 với tổng mức đầu tư hơn 495 tỷ đồng, trong gói 1740 tỷ ngân sách.

– Dự dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế quận Sơn trà (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 242 tỷ đồng. Quyết định số 5008/QĐ-UBND phê duyệt ngày 31-10-2019.

Các dự án y tế đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng.

– Dự án thi công và xây dựng công trình đường Vành đai phía Tây 2. Vốn 1022 tỷ, thi công tháng 12/2019. Do Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP.

– Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý theo Quyết định 3291/QĐ-UBND phê duyệt ngày 25-7-2019. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh dự án là 724 tỉ đồng, trong khi mức được phê duyệt tháng 10/2018 chỉ 550 tỉ đồng. Khởi công tháng 2/2020, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư kiêm quản lý dự án.

– Dự án Nhà máy nước Hòa Liên (H.Hòa Vang) quy mô gần 1200 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Khởi công 25/3/2020, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng quản lý.

– Dự án Đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng với tổng mức đầu tư gần 1580 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Chủ đầu tư kiêm quản lý dự án là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và Phát triển đô thị Đà Nẵng.

– Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng. Tổng mức đầu tư là 504,9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Theo Quyết định số 1667/QĐ-UBND phê duyệt tháng 5/2020.

Các sếp Ban quan lý dự án đều là người của Chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ bổ nhiệm, cài cắm. Người phe khác lọt vào, sẽ bị đánh bật ra.

Tháng 9/2019, ông Thơ ký quyết định điều chuyển ông Lương Thạch Vỹ, sinh năm 1968, Giám đốc Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố sang làm cấp phó chỗ khác. Sau đó, ông bổ nhiệm một người phe mình là Huỳnh Anh Vũ, sinh năm 1979 lên thay. Điều đó dễ hiểu, vì Ban Quản lý các dự án TP Đà Nẵng là nơi xài tiền số 1. Các dự án mà họ quản lý lên đến hàng chục, hàng trăm triệu USD từ ngân sách và từ nguồn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Lương Thạch Vỹ (trái) và Huỳnh Đức Thơ lúc còn “mặn nồng”. Ảnh: Báo TN

Uỷ viên Trung ương, Bí thư Trương Quang Nghĩa được ví như “cục đất”, bị phe nhóm Huỳnh Đức Thơ “gài độ” bẫy gái gú. Gian hùng như Võ Công Trí thì đã nghỉ hưu. Nguyễn Văn Quảng chân ướt chân ráo từ VKS Tối cao về Phó bí thư Đà Nẵng chưa biết gì. Vậy là Huỳnh Đức Thơ tha hồ thao túng. “Hoàng hôn nhiệm kỳ” của Huỳnh Đức Thơ, là chuyến tàu vét có thể lên đến ngàn tỷ như chơi.

Chung con

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

25-8-2020

Vậy là Chung Con (Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng) đã lâm nạn.

Diệp Dũng, trùm tài chính khét tiếng thành Hồ và màn cứu nguy của ông Bí thư Thành uỷ…

Thu Hà

9-10-2020

Diệp Dũng tên thật là Trần Diệp Dũng, sinh ngày 1/8/1968 tại Sài gòn, quê quán Rạch Giá, Kiên Giang. CMND số 023281xxx; hộ khẩu thường trú số 742 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11, TP HCM. Diệp Dũng có vợ là Trần Bích Châu và hai con là Diệp Tuệ Quân và Diệp Trường Thành.

Nghĩ về người bạn gái thời cởi lổ Hồ Thị Kim Thoa

Dương Tự Lập

31-12-2020

Chân dung người bạn gái thời cởi lổ của tác giả, cựu thứ trưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa. Ảnh: VTC

Tin cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Hồ Thị Kim Thoa bị Bộ Công an phát lệnh truy nã làm tôi giật mình ngơ ngơ ngẩn ngẩn, lẩn tha lẩn thẩn nghĩ hoài về người bạn gái họ Hồ thời cởi lổ ở làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An quê choa (tôi) không dứt mạch cảm xúc.

Gặp lại Nguyễn Khánh Toàn, bãi phân khô mà vẫn hôi thối

Lê Lê

27-4-2021

Nguyễn Khánh Toàn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Nguồn: CAND

LGT: Chúng tôi nhận được bài viết này và đã xác minh một số thông tin trong bài, được cho biết như sau: Tất cả những thông tin về Nguyễn Khánh Toàn hầu hết đều đúng, chứng tỏ Lê Lê là người trong cuộc. Quá khứ và tội ác của vợ chồng Nguyễn Khánh Toàn nhiều hơn những gì mà bài này liệt kê.

Thiết nghĩ, nhân vật Nguyễn Khánh Toàn nghỉ hưu đã lâu, không còn dính dáng đến chính trường, cũng không gây sự chú ý tới dư luận xã hội. Tuy nhiên, có những thông tin về ông ta và gia đình ông ta mà người dân cần biết, nên xin được đăng bài này, để quý độc giả có thêm thông tin về một nhân vật từng là Thứ trưởng Bộ Công an.

Thư của các phóng viên báo Công an TPHCM gửi các cấp lãnh đạo

26-8-2021

LGT: Chúng tôi nhận được bức thư này của một người yêu cầu không nêu tên, nhờ phổ biến nội dung bức thư của các phóng viên báo Công an TPHCM gửi các cấp lãnh đạo thành phố. Thư nói về những vụ bê bối bên trong tòa soạn báo CATP, cũng như nhắc tới Thượng tá Mai Văn Em, Phó Tổng biên tập, và Đại úy Nguyễn Thúy Hoa, Phó Ban Trị sự của tờ báo.

Ăn thịt bò nhớ Mác

Trần Trung Đạo

17-11-2021

Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối), Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Vài lời với ông Trần Văn Chánh

Nguyễn Đình Cống

26-1-2022

Hôm qua, 25-1-2022 trang Tiếng Dân có giới thiệu bài “Sao tham nhũng vẫn cứ trơ trơ” của tác giả Trần Văn Chánh, từ trang Viet-studies. Phần lớn bài viết gồm những nội dung đúng và có một vài chi tiết hay hay, tôi đọc như cảm thấy được ăn một bữa với các món ngon, nhưng bỗng nhai phải một hạt sạn, suýt mẻ răng và toát ra một vị chát khó chịu.

Mua sắm phương tiện quốc phòng, bao giờ… ‘chọn chính nghĩa’? (Bài 3)

Blog VOA

Trân Văn

25-5-2022

Tiếp theo bài 1bài 2

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Nguồn: Thanh Niên

Tấu hài: ‘Bốc thăm’ để kiểm tra tính trung thực nơi quan chức…

Blog VOA

Trân Văn

30-8-2022

Thậm chí khi ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Hà Nội bị khởi tố, bị truy tố, bị Tòa án phạt tù rồi vứt ra 25 tỉ để được giảm ba năm tù, bộ máy chính trị…

Tiền và sự cám dỗ

Tạ Duy Anh

15-1-2023

(Nhân vụ Việt Á và Giải cứu)

Một hôm, cánh lính cũ chúng tôi trong “Hội đạp xe”, đưa ra một tình huống thế này: Giả sử có người mang 100.000 USD (chỉ mới 100.000 USD, quy ra khoảng 2,4 tỷ đồng thôi nhé, so với 3 triệu USD hay 14,5 tỷ đồng thì nó chỉ là một món rất vừa phải) đến hối lộ, để cảm ơn về một việc gì đó (ví dụ giúp họ thắng thầu, ví dụ giúp họ giảm án tù, ví dụ giúp họ trốn thuế, ví dụ giúp họ mua rẻ bán đắt…) thì liệu ai trong số những người ngồi đây có thể từ chối?

Quyền riêng tư và phiên tòa chuyến bay giải cứu

Dương Ngọc Thái

24-7-2023

Tâm điểm của phiên tòa chuyến bay giải cứu là màn đấu tráo giữa hai chiến sĩ công an Việt Nam giỏi nhất thế giới:

Từ vụ Trương Mỹ Lan nhìn lại chính sách ngân hàng qua các đời thống đốc

Huy Đức

5-12-2023

Nhìn khối lượng tài sản kê biên trong vụ Vạn Thịnh Phát không khỏi không liên hệ tới vụ Nước hoa Thanh Hương.

Đằng sau là cái gì?

Đoàn Bảo Châu

23-2-2024

Ở đây tôi không nói tới chuyện cổ tích một gói mì mà muốn nêu lên những câu hỏi đằng sau những tài sản của những Đỗ Hữu Ca trên đất nước này.

Vụ trợ lý ông Vương Đình Huệ: Tin đồn đi trước, tin thật đi sau (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

24-4-2024

Tiếp theo phần 1. Phần 2: Mọi vấn đề đều là vì cái đuôi ‘định hướng XHCN’

Thuận An và Phúc Sơn chỉ là hai trong những doanh nghiệp “lớn như… thổi” tại Việt Nam. Trong vài năm gần đây, sau khi một số trong số những doanh nghiệp “lớn như… thổi” này (Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á,…) trở thành bọt xà phòng, thiên hạ có cơ hội hiểu tại sao những doanh nghiệp tự dán vào thương hiệu hai chữ “tập đoàn” lại… “bạo phát, bạo tàn”.

Cứ ngẫm ắt sẽ thấy, nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam không được tổ chức, vận hành nhằm hỗ trợ đảng CSVN nắm giữ, duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam bằng mọi giá thì sẽ không có những đại án như đã biết (Vạn Thịnh Phát – SCB, FLC, AIC, Việt Á,… ) và đang thấy (Thuận An, Phúc Sơn,…).

Sau khi đẩy xứ sở rơi xuống đáy của lạc hậu, khiến cả dân tộc càng ngày càng lầm than, giới lãnh đạo đảng CSVN quyết định tự cứu chính họ bằng cách từ bỏ “kinh tế kế hoạch hóa tập trung” kiểu cộng sản để thực thi kinh tế thị trường. Từ bỏ thứ từng được xiển dương và quay lại đi theo con đường từng bị lên án được tung hô là… “đổi mới”. Tuy nhiên toàn trị không thể song hành với kinh tế thị trường nên họ lai ghép “định hướng XHCN” với… “kinh tế thị trường”, tạo ra… “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.

Lúc đầu, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vừa là bà đỡ cho các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước, vừa rút toàn bộ nội lực quốc gia trút vào những doanh nghiệp chỉ phá chứ không xây này. Không thể tính chính xác các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước đã biến bao nhiêu ngàn tỉ thành rác, tạo ra thêm bao nhiêu nợ nần và đã khiến quốc gia để lỡ bao nhiêu cơ hội mà chỉ có thể khẳng định là rất lớn. Khi những đại án liên quan đến các tổng công ty nhà nước, tập đoàn nhà nước khiến diện mạo của “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” trở thành nhem nhuốc tới mức vô phương tẩy rửa, những viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mà những đại án vừa qua và gần đây cho thấy, “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” chỉ có khả năng tạo ra những hệ quả không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới!

***

Bởi “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” vừa cho các viên chức hữu trách quyền lực vô hạn, vừa vô hiệu hóa thiết chế kiểm tra, giám sát, điều chỉnh những lệch lạc, bất cập nên hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam trở thành công sai, phục vụ những cá nhân lãnh đạo các hệ thống này. Đó cũng là lý do những cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương mặc sức sử dụng công quyền trợ giúp một số doanh nghiệp để được chia chác.

Thuận An và Phúc Sơn không phải cá biệt. Việt Á cũng thế. Tuy đại án “Việt Á” đã được xét xử sơ thẩm nhưng hệ thống tư pháp vẫn gạt bỏ, không thèm làm rõ tại sao Việt Á liên tục được chọn làm nhà thầu cho các gói thầu lớn của nhiều cơ sở y tế qui mô cực lớn như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Quân y viện 175 (TP.HCM) và chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm đã có tới 3.000 khách hàng, trở thành nhà thầu được chọn thực hiện 1.500 dự án? Đến giờ thiên hạ vẫn không biết những ai đã góp 800 tỉ vào Việt Á…

Mới đây, khi loan báo về kết quả điều tra sơ bộ vụ án xảy ra tại Phúc Sơn, viên tướng phụ trách bộ phận điều tra khoe – đại ý: Công an vừa khám phá một loại tội phạm mới. Kẻ phạm tội dựa vào các mối quan hệ với người có quyền lực nhằm chi phối, lũng đoạn, ’gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở” và “làm xấu hình ảnh của đảng cũng như chính quyền nhân dân[1]. Khoe như thế không chi trâng tráo mà còn gián tiếp xác nhận, công an Việt Nam cũng chỉ là một loại công sai, thay vì bảo vệ và thực thi pháp luật theo đúng tiêu chí “sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật” thì chỉ nhắm mắt làm theo thượng cấp theo kiểu “chỉ đâu đánh đó”, do vậy có đụng tới “kẻ phạm tội” thì cũng là vì đã được cho phép!

Xin nhắc lại một tình tiết trong vụ án liên quan tới việc AIC được chính quyền tỉnh Đồng Nai chọn làm doanh nghiệp cung cấp 16 gói thầu cho Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 2010 đến 2015 gây thiệt hại cho công quỹ 148 tỉ mà Tòa án thành phố Hà Nội đưa ra xét xử hồi đầu năm ngoái [2] để minh họa…

Dù xin tiền xây dựng bệnh viện cho dân chúng Đồng Nai nhưng ngay cả Bí thư Đồng Nai cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIC) để “xin vốn Trung ương”. Năm 2016, Trung ương chỉ đồng ý cấp cho Đồng Nai 889 tỉ làm “vỏ” bệnh viện. Sau khi lãnh đạo Đồng Nai nhờ bà Nhàn, Trung ương mới cấp thêm 754 tỉ để nhồi “ruột” (mua sắm các thiết bị y tế). Cũng vì vậy, các viên chức lãnh đạo Đồng Nai mới chỉ đạo lãnh đạo bệnh viện sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền… “tạ ơn” từ bà Nhàn. Ông Trần Đình Thành – cựu Bí thư Đồng Nai – khai trước tòa, chính ông điện thoại cho bà Nhàn để nhờ bà “góp cho tỉnh Đồng Nai một tiếng nói”, bởi “Nhàn có thể thuyết phục bộ, ngành Trung ương ủng hộ vốn cho các địa phương[3].

Dẫu hệ thống tư pháp (công an, kiểm sát, tòa án) ghi nhận – đúng là hồi đầu (2006), Trung ương chỉ cho Đồng Nai 899 tỉ để xây bệnh viện đa khoa chứ không cấp tiền sắm thiết bị y tế, mãi đến năm 2010, Trung ương mới phê duyệt, cho thêm 754 tỉ để mua thiết bị – nhưng hệ thống tư pháp chỉ ghi nhận như thế rồi thôi chứ… không làm gì thêm! Điều này cho thấy… “dựa vào các mối quan hệ với người có quyền lực nhằm chi phối, lũng đoạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống chính trị ở cơ sở và làm xấu hình ảnh của đảng cũng như chính quyền nhân dân… không những không… “mới” mà còn là… “đương nhiên” khi xây dựng… “kinh tế thị trường theo dịnh hướng XHCN”. Nếu ai đó “có quyền lực” bị truy cứu trách nhiệm thì vì cần phải triệt hạ, có thể triệt hạ, dứt khoát không phải do… nghiêm minh!

***

Đem “sự nghiệp” của những Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á,… ra so với thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam. Lấy các số liệu liên quan đến “thành tựu” của những “tập đoàn” này đặt bên cạnh các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, ví dụ, “trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm 2022, trung bình, một tháng có khoảng 14.4000 doanh nghiệp rút rút khỏi thị trường[4], hoặc “trong hai tháng đầu năm 2024 có 63.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước[5], ắt sẽ thấy tội của những kẻ lai ghép “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN” để duy trì việc “ăn trên ngồi trốc” lớn thế nào!

Chú thích

[1] https://hanoionline.vn/hau-phao-va-loat-can-bo-bi-khoi-to-230875.htm

[2] https://thanhnien.vn/nhan-hoi-lo-cuu-bi-thu-tinh-uy-dong-nai-tran-dinh-thanh-lanh-11-nam-tu-1851538705.htm

[3] https://cand.com.vn/phap-luat/lanh-dao-tinh-dong-nai-moc-noi-voi-ai-de-xin-duoc-von-tu-trung-uong–i678668/

[4] https://vov.vn/kinh-te/172000-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-trong-nam-2023-post1068531.vov

[5] https://www.tuyengiao.vn/hon-60-nghin-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-trong-2-thang-dau-nam-153103

 

 

Quốc hội và… ‘gỗ quý’

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2024

Tuần này, thiên hạ tỏ ra hết sức bất bình khi ông Phạm Văn Hòa (Phó Đoàn đại biểu của tỉnh Đồng Tháp tại Quốc hội, kiêm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) đề nghị dùng luật pháp vạch “lằn ranh đỏ” để “cán bộ, doanh nghiệp đã có những việc làm không đúng quy định pháp luật, thu lợi bất chính từ đấu thầu, giao đất không qua đấu giá, bắt tay nhau để đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn tác động để tiêu cực” dừng lại, tự thú và hoàn trả những khoản tiền đã chiếm đoạt.

Công an Yên Bái bị chê là ‘quá vụng’ khi đặt bẫy nhà báo

Người Việt

26-6-2017

YÊN BÁI, Việt Nam (NV) – “Quá vụng,” đó là nhận định chung của nhiều người về vụ bắt giữ ông Lê Duy Phong. Khác với nhiều lần trước, lần này, dường như báo giới Việt Nam sẽ theo đuổi việc bảo vệ đồng nghiệp tới cùng.

Tư dinh của giám đốc Công An tỉnh Yên Bái. (Hình: Báo Giáo dục Việt Nam)

Ông Lê Duy Phong, 32 tuổi là trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo Giáo Dục Việt Nam. Tại Việt Nam, Ban Công Tác bạn đọc của các cơ quan truyền thông là nơi tiếp nhận – điều tra các khiếu nại, tố cáo do độc giả, khán giả, thính giả gửi tới.

Đức đòi Hà Nội ‘trả’ Trịnh Xuân Thanh

VOA

2-8-2017

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức gửi cho VOA

Chính phủ Đức hôm 2/8 ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức “ngay lập tức.”

Thông cáo Bộ ngoại giao Đức gửi cho VOA có đoạn: “Chúng tôi yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại nước Đức ngay để có thể tiến hành việc Việc Nam yêu cầu dẫn độ (ông Thanh) và yêu cầu xin tị nạn của ông (ấy) được xem xét thấu đáo.”

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Xin thưa, chúng nó “ăn bạo” lắm!

Mạnh Kim

4-9-2017

Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ của tác giả.

Báo Tuổi Trẻ ngày 3-9-2017 cho biết, “Trong một năm qua, TP.HCM có một vụ tham nhũng được phát hiện qua kiểm tra, giám sát nội bộ, là vụ việc liên quan đến cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP”. Báo nói rõ: “UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng từ 1-8-2016 đến 31-7-2017. Theo đó, qua kiểm tra, giám sát nội bộ đã phát hiện, chuyển công an TP điều tra xử lý 1 vụ việc”.

Sự lạm quyền của Thanh tra Bộ Y Tế!

FB Ngô Nguyệt Hữu

17-9-2017

Ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Trong ảnh là Thư mời công dân tố cáo lên làm việc của Thanh tra Bộ Y tế.

Điều đáng nói, đơn thư trả lời cho công dân hoàn toàn không nằm trong quy định đóng dấu Mật, nhưng Thanh tra Bộ Ý Tế vẫn bất chấp để đóng dấu Mật.

Phiếm và Biếm: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh được đề cử giải Nobel Toán học … đầu tiên, vì thế giới chưa từng có giải này!

FB Hoàng Lan

26-9-2017

TS Nguyễn Xuân Anh. Nguồn: Zing

Tin mới nhất, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh đến từ Đà Nẵng vừa được đề cư giải Nobel toán học năm 2017. Theo quy trình, Uỷ ban giải Nobel toán học Na Uy tiếp nhận đề cử từ những cá nhân đủ tiêu chuẩn, giáo sư đại học, các tổ chức uy tín và cố vấn đặc biệt của Uỷ ban Nobel. Dự kiến giải thưởng sẽ được công bố vào trung tuần tháng 12 năm nay.

Được biết tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh sinh trưởng tại Đà Nẵng, tốt nghiệp online ngành quản trị kinh doanh trường đại học California Southern University (Hoa Kỳ). Trước đó ông Nguyễn Xuân Anh đã trải qua một khoá học ngắn hạn về kiến thức quản trị kinh doanh tại một trường cao đẳng chuyên về hội hoạ và công nghệ tại Canada.

‘Đã nhúng chàm liệu còn rửa được không?’

BBC

12-10-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Bài phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 hôm thứ Tư có những điểm gây ‘khó hiểu’, theo một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Bình luận về Hội nghị vừa kết thúc sau bảy ngày làm việc và đặc biệt về diễn văn bế mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, hôm 12/10/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC:

Tướng quân Mặt lộ

FB Nguyễn Anh Tuấn

26-10-2017

Tướng quân “Mặt lộ” Nguyễn Văn Thành trong buổi tổng duyệt diễu binh, chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nguồn: internet

Trung tướng Nguyễn Văn Thành nguyên là Phó Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. 13 tuổi đã theo cách mạng, ngày nhận Huy hiệu 40 năm tuổi đảng, tướng Thành vẫn “nguyện trung thành chiến đấu trọn đời cho lý tưởng cộng sản”. [1]

Cá tra và BOT

FB Mai Quốc Ấn

6-12-2017

BOT Cai Lậy lòi ra tùm lum sai phạm làm “lộ” ra ông Chủ tịch UBND tỉnh Trần Kim Mai cũng ký văn bản yêu cầu Bộ Giao thông vận tải mau chóng làm ngay tuyến tránh.

Ông Nguyễn Văn Danh- Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang ký văn bản “Đề nghị khi làm dự án này, đồng thời với việc xây dựng tuyến tránh phải kết hợp tăng cường mặt đường, sửa chữa hệ thống thoát nước dọc QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy…” Ông Danh nay lên làm Bí thư tỉnh ủy Tiền Giang.

Mỹ từ chối các dự án BOT ở Việt Nam vì tham nhũng

Người Việt

11-12-2017

Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội. (Hình: nhadautu)

Các nhà đầu tư Mỹ từ chối tham gia các dự án BOT tại Việt Nam vì đòi hỏi “lại quả” của giới quan chức nhà cầm quyền Việt Nam.

Đó là tiết lộ của ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ  (Amcham) tại Hà Nội, để giải thích tại sao đến nay người ta không thấy giới đầu tư Mỹ đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam dù kỹ thuật xây dựng cầu đường, cao ốc của Mỹ vốn nổi tiếng trên thế giới.

Vũ “nhôm” – anh là ai?

FB Ngô Nguyệt Hữu

19-12-2017

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Sau thời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bí Thanh, Đà Nẵng phút chốc rơi vào chốn “quần ngư tranh thực” trong mắt của đám đông với bữa tiệc mang tên “Biệt thự trên bán đảo Sơn Trà” – bàn thiêng của xứ Quảng Đà xưa.

Bí thư Nguyễn Bá Thanh mất, người được nhắc nhiều nhất tại Đà Nẵng không phải là Bí thư mất chức Nguyễn Xuân Anh hay Chủ tịch tại vị Huỳnh Đức Thơ, mà chính là ông Vũ “nhôm”.

Vì sao chống tham nhũng ở Trung Quốc chỉ là nói suông?

Trí thức VN

Trí Đạt

31-12-2017

Ảnh: Getty Images

Ông Tập Cận Bình đã có khoảng thời gian dài 5 năm mạnh tay “đả hổ” chống tham nhũng, tuy nhiên năm nay (2017), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã điều tra xử lý 37.800 vụ vi phạm 8 quy định của Trung ương, các khoản chi công cho du lịch, ăn uống của quan chức các cấp chỉ tăng mà không giảm. Nhiều phương diện cho thấy người dân đã mất lòng tin đối với chống tham nhũng. Có bình luận cho rằng, vấn đề quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham ô hủ bại là vấn đề thể chế chuyên chế.