Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 (phần 1)

FB Hoa Mai

Nguyễn Hoàng Mơ

10-7-2017

Kính thưa quý độc giả,

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

Thư gửi em Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Yên Bái

FB Nguyễn Huy Toàn

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Yên Bái, ngày 10 tháng 7 năm 2017

Em Phạm Sỹ Quý thân mến!

Mấy hôm nay cả nước đang xôn xao, nể phục về tài làm kinh tế của em, nhiều người muốn lên Yên Bái để học tập, có người lại muốn xuất bản cả sách về cách làm giàu nữa. Vì một người từ buôn chổi đót, chè khô, lá chít mà vươn lên làm giàu…

Những cách làm giàu để có tiền xây biệt phủ em đã kể với báo chí và đoàn thanh tra rồi, nhưng anh nghĩ rằng, mấy cái em kể người ta khó tin, khó thuyết phục vì chẳng có chứng từ hóa đơn nào cả, thành thử cũng có người bán tín, bán nghi. Nhưng có lẽ em quên không kể đến một nghề tay trái mà em khá thành công, có cả bằng chứng thuyết phục, đó là ĐÁNH BẠC.

Bàn cờ thế Đồng Tâm

FB Nguyễn Anh Tuấn

Không rõ mọi người thế nào chứ đọc các bài báo thuật lại nội dung dự thảo kết luận thanh tra của chính quyền HN về đất Đồng Tâm tôi thấy rối rắm khó hiểu quá. Phần diễn giải dưới đây của cụ Kình đối với tôi dễ hiểu và mạch lạc hơn nhiều. Nếu có thời gian mời bạn xem toàn bộ clip, hoặc không thì đọc phần tóm tắt bên dưới.

BÀN CỜ THẾ ĐỒNG TÂM [Không rõ mọi người thế nào chứ đọc các bài báo thuật lại nội dung dự thảo kết luận thanh tra của chính quyền HN về đất Đồng Tâm tôi thấy rối rắm khó hiểu quá. Phần diễn giải dưới đây của cụ Kình đối với tôi dễ hiểu và mạch lạc hơn nhiều. Nếu có thời gian mời bạn xem toàn bộ clip, hoặc không thì đọc phần tóm tắt bên dưới.] —PHẦN 1: LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂMToàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua. Thật kỳ khôi khi Quân đội ngồi không hưởng tô lợi trên đất vốn của dân làng trước đây, song để có đất canh tác thì dân Đồng Tâm vẫn chấp nhận, nên mọi chuyện vẫn suôn sẻ bao năm nay, mãi tới khi Viettel gần đây rục rịch có dự án triển khai tại khu vực này. Khi đó nếu Quân đội chỉ thu hồi lại Khu A này giao cho Viettel thì dù có buồn vì phải mất đất canh tác, dân Đồng Tâm vẫn chịu, vì họ chấp nhận rằng khu đất này, dù gốc gác vốn là của làng đi chăng nữa, cũng đã được giao cho Chính phủ 37 năm trước. Họ hiểu họ chỉ đang mượn đất. Có mượn thì có trả, lẽ thường tình là thế. Nhưng không, Quân đội và Viettel muốn hơn thế. Họ nhắm cả Khu B bên cạnh, địa thế đẹp hơn với vị trí 2 mặt tiền (phía Nam và phía Tây giáp tỉnh lộ DT429, nối tới đường Hồ Chí Minh). Đây chính là đất đồng Sênh trong cách gọi của dân Đồng Tâm.Tranh cãi bắt đầu từ đây. Dân Đồng Tâm cho rằng 100% Khu B là đất nông nghiệp của xã, Viettel muốn lấy phải bồi thường theo quy định (ít nhất cũng vài trăm tỷ). Phía Quân đội và Viettel dĩ nhiên không muốn thế, nhưng thái độ lại phức tạp, bất nhất. Khi thì họ kết hợp với chính quyền Hà Nội định bồi thường bố trí tái định cư chỉ cho vài chục hộ dân (gồm cả sĩ quan của họ mới mua đất ở khu này) – tức là gián tiếp thừa nhận đây không phải là đất quốc phòng. Khi thì lại cho quân về rào đất, cắm biển đất quân sự trên toàn bộ khu đất trước khi tiến hành thu hồi. Để chứng minh quan điểm của mình, cụ Kình – đại diện dân làng Đồng Tâm, đưa ra các lập luận:Một, và quan trọng nhất: Nếu là đất quốc phòng thì sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại bồi thường bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây? Chưa phạt họ chiếm dụng đất quốc phòng đã là may cho họ rồi, sao lại còn ưu đãi đền bù hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân và lập dự án bố trí tái định cư cho họ nữa? Hai, khi rục rịch có chuyện thu hồi đất, dân làng Đồng Tâm khiếu nại cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn là Quân chủng Phòng không-Không quân thì được Quân chủng đề nghị liên hệ với các cấp chính quyền Hà Nội. Thế nghĩa là đất dân sự, chứ nếu là đất quốc phòng thì sao Quân chủng đẩy trách nhiệm sang cho chính quyền Hà Nội được?Ba, nếu là đất quốc phòng thì sao chính quyền xã Đồng Tâm bao lâu nay vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã cấp tạm đất?Bốn, chính quyền Hà Nội xác định tổng diện tích đất quốc phòng ở đây là 236,9 ha, song Lữ 28 – đơn vị trực tiếp quản lý đất dự án sân bay Miếu Môn – lại thừa nhận chỉ đang nắm 208 ha, bằng đúng diện tích Chính phủ thu hồi làm sân bay 37 năm trước. Sao lại có chuyện chênh lệch tới 28,9 ha?—PHẦN 2: PHẢN BÁC TỪ PHÍA CHÍNH QUYỀNCả bốn lập luận này đều không dễ phản bác. Tuy nhiên, sau sự kiện bắt giữ cán bộ vô tiền khoáng hậu ở xã Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội không còn lựa chọn nào khác phải chứng minh dân làng Đồng Tâm sai. Mà phải là sai hoàn toàn, thì các động thái đàn áp sau đó mới dễ được biện minh. Chính quyền Hà Nội đã làm thế nào?Bốn ngày trước khi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm, ngày 3/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị HĐND thành phố thu hồi dự án bố trí tái định cư cho các hộ dân trong Khu B (đất Đồng Sênh), với lý do thật lạ thường là “dân ở đó đã có đất, không cần tái định cư nữa” [1] Nghĩa là, để đối đáp lại lập luận thứ nhất của cụ Kình, chính quyền Hà Nội đã phải chấp nhận hi sinh phần nào lợi ích của vài chục hộ dân (hoặc là dân địa phương có liên đới với chính quyền xã, hoặc là các sĩ quan quân đội vừa mua đất đón đầu đền bù tái định cư). Động thái này mở đường đến việc công bố dự thảo kết luận thanh tra ngày 7/7, trong đó chính quyền Hà Nội kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là, chẳng có Khu A, Khu B nào cả, mà tất cả là đất quốc phòng hết. Chính quyền cơ sở đã sai khi buông lỏng quản lý, để mặc các hộ dân lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng (phản bác lập luận thứ ba của cụ Kình). Bên cạnh đó, sở dĩ cho sự chênh lệch diện tích lên tới 28,9 ha là vì “bị ảnh hưởng của thi công” và đây là đất thực hiện “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn” (phản bác lập luận thứ tư của cụ Kình). Diện tích này chưa được “các đơn vị quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ” cũng là một thiếu sót (phản hồi lại lập luận thứ hai của cụ Kình). [2]Khá khen cho chính quyền Hà Nội chỉ bằng một động thái thu hồi dự án và một bản dự thảo kết luận thanh tra đã phản bác đồng loạt 4 lập luận quan trọng của cụ Kình – người đang dẫn dắt dân Đồng Tâm đấu tranh giữ đất. —PHẦN 3: KẼ HỞ VÀ LỜI GIẢIKhông khó để thấy chính quyền Hà Nội chẳng qua chỉ đang tận dụng thế mạnh tuyệt đối của nó so với phía dân làng ở chỗ nắm giữ và tạo ra văn bản, cả cũ lẫn mới, và thông qua đó có thể kể một câu chuyện khác cho những gì đã xảy ra – một thứ sự thật thay thế (alternative fact).Tuy nhiên, kịch bản một khi đã ngụy tạo ắt hẳn có kẽ hở. Trong câu chuyện mới được kể của chính quyền Hà Nội, kẽ hở có thể nằm ở những điểm sau:Một là, tháng 5/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản 2590 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng Thành phố, UBND huyện Mỹ Đức và Tập đoàn Viễn thông Viettel trong đó ghi rõ “kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư do Tập đoàn Viettel chi trả”. [3] Nếu chính quyền Hà Nội khăng khăng đây là đất quốc phòng và dân lấn chiếm xây dựng công trình thì sao chính quyền Hà Nội lại yêu cầu Viettel bỏ tiền ra bồi thường hỗ trợ và tái định cư?Hai là, chênh lệch tới 28,9 ha với lý do “bị ảnh hưởng của thi công” là gì? Sao dự thảo kết luận thanh tra gần 2 tháng trời lại có một câu văn tối nghĩa đến như vậy? Đất nở ra vì ảnh hưởng của việc thi công công trình? Câu văn ngô nghê bất thường này cho thấy chính quyền Hà Nội dường như đang túng thiếu một lý do chính đáng trong khi thời gian thanh tra có hạn. Ba là, từ khi nào và trong văn bản nào có cái gọi là “giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn”? Một dự án treo 37 năm chưa có nhát xẻng làm giai đoạn 1, và mãi mãi sẽ không thực hiện, nay lại thu hồi đất cho giai đoạn 2?Nếu chính quyền Hà Nội tự tin với những lập luận họ đưa ra trong dự thảo kết luận thanh tra, tôi đề xuất thế này: Tổ chức một cuộc đối chất được điều phối bởi các luật sư và có truyền hình trực tiếp trên báo và mạng xã hội (Facebook, Youtube), trong đó từng điểm lập luận của mỗi bên được đưa ra mổ xẻ, tranh luận trước sự theo dõi của công luận. Các văn bản (trong đó quan trọng bậc nhất là tài liệu liên quan đến cái gọi là giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn) phải được công khai, và được các luật sư mời giám định độc lập xác định tuổi văn bản, tránh tình trạng dự án năm 1980 và các văn bản về nó lại được tạo lập năm 2017. —[1] [3] http://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-rut-du-an-thu-hoi-dat-tai-dinh-cu-o-xa-dong-tam-20170703114227262.htm[2] http://www.tienphong.vn/xa-hoi/toan-bo-khu-san-bay-mieu-mon-la-dat-quoc-phong-1165402.tpoPS: Clip cụ Kình diễn giải vấn đề tranh chấp đất đai Đồng Tâm được quay ngay sau khi chính quyền Hà Nội ra lệnh khởi tố vụ án bắt giữ người trái phép ở đây (Nguồn clip: FB Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội). Sở dĩ cụ Kình phải ngồi xe lăn để trình bày vì vào ngày 15/4 cụ đã bị các sĩ quan quân đội, công an đạp gãy chân khi lừa cụ ra đồng đo mốc giới để bắt giữ. Trong clip cụ có thuật lại diễn biến của vụ hành hung, bắt cóc đó. Xem thêm ở đây: https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/1766806500000902

Publié par Nguyen Anh Tuan sur lundi 10 juillet 2017

PHẦN 1: LẬP LUẬN PHÍA ĐỒNG TÂM

Toàn bộ sự việc Đồng Tâm liên quan tới hai khu đất riêng rẽ, nằm kề nhau, tạm gọi là Khu A (47,36 ha) và Khu B (59 ha).

Khu A là đất dự án sân bay Miếu Môn mà dân Đồng Tâm giao cho Chính phủ từ năm 1980. Dự án sân bay treo tới nay đã 37 năm nên để tránh lãng phí, Quân đội đã giao kèo với Đồng Tâm cho phép dân canh tác và nộp tô lợi cho Quân đội suốt hàng chục năm qua.

Cam Ranh và hơn thế nữa

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

10-7-2017

Gần đây, vấn đề Cam Ranh lại nổi lên với những đồn đại (lúc thực lúc hư), như một ẩn số và biến số, trong một đất nước có quá nhiều hằng số. Quy chế Cam Ranh rất nhạy cảm, trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt đang căng thẳng do Việt Nam xích lại gần Mỹ và Nhật (qua 2 chuyến đi gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) và do Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí tại Biển Đông (mỏ khí Cá Voi Xanh và mỏ dầu Cá Rồng Đỏ), bất chấp sức ép của Trung Quốc. Vai trò của Cam Ranh còn quan trọng hơn người ta tưởng, vì nó không chỉ là một căn cứ hải quân có vị thế chiến lược đặc biệt ở Biển Đông (và Tây Thái Bình Dương) mà còn là một ẩn số và biến số trong ván cờ Biển Đông, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).

‘Mừng chảy nước mắt’ khi Việt Nam chỉ có một người tham nhũng

Người Việt

9-7-2017

Tư dinh giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái. Đương sự khẳng định, khối tải sản trị giá vài trăm tỷ đồng này là tiền để dành từ thời trai trẻ do bện chổi, làm men nấu rượu, làm bánh kẹo, làm giá… Ảnh: Zing

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của Thanh Tra Chính Phủ trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ có “một trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.” Kết quả này tiếp tục hài hóa các tuyên bố, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam.

Theo báo điện tử Dân Trí, kết quả cuộc khảo sát chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2006 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố cách nay khoảng hai tháng thì Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, đứng hạng 137/176 và vì vậy vẫn thuộc nhóm các quốc gia mà tham nhũng là “vấn nạn nghiêm trọng.”

Phải mở rộng trách nhiệm cho Bộ Quốc phòng

Vũ Thạch

9-7-2017

Trụ sở Bộ Quốc phòng có cần mở rộng hơn nữa để có thể sát nhập thêm nhiều bộ khác? Ảnh: internet

Trong tình hình kinh tế khẩn trương hiện nay, lãnh đạo đảng ta không những nên để Bộ Quốc phòng tiếp tục làm kinh tế , mà các đồng chí lãnh đạo Bộ gọi là “trách nhiệm chính trị”,  mà còn phải khai dụng tối đa tài năng của Bộ Quốc phòng vào các lãnh vực khác. Cụ thể như sau:

– Dù sao thì Bộ Quốc phòng cũng đang nắm nhiều lãnh vực kinh tế biệt lập rồi (không ai được đụng đến), nên nếu giao luôn trách nhiệm kinh tế toàn quốc cho Bộ Quốc phòng, ta có một nền kinh tế chan hòa và quan trọng là có thể bỏ được Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ.

Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu

FB Nguyễn Sĩ Dũng

9-7-2017

TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ảnh: internet

Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu là cải cách việc tuyển chọn và bố trí nhân lực chủ chốt. Việc này đã được một số địa phương và Bộ Giao thông, Vận tải triển khai một vài năm trước đây thông qua thi tuyển cạnh tranh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cố gắng đơn lẻ, rời rạc. Với Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Bộ Nội vụ (được hướng dẫn thực hiện cuối tháng 5 năm 2017), cải cách thể chế quan trọng này hy vọng sẽ được triển khai đồng bộ hơn trong cả nước.

“Văn minh tân học sách” – Bước chuyển có ý thức sang nền văn minh mới

Phạm Khiêm Ích

9-7-2017

Trang 104 trong số 111 trang sách “Văn minh tân học sách”. Nguồn: internet

“Văn minh tân học sách” (VMTHS) là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt của Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT). PGS. TS. Chương Thâu gọi đây là “một tuyên ngôn, một cương lĩnh xây dựng nền giáo dục và nền học thuật mới, chìa khóa của tiến bộ quốc gia và dân tộc”. Nhà giáo Vũ Thế Khôi cho rằng VMTHS là “bản cương lĩnh cách mạng thực sự, đề xuất một chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ mục đích canh tân đất nước”.

VMTHS (Kế sách xây dựng nền học mới để đạt đến văn minh) là tác phẩm đầu tiên tập trung bàn luận về văn minh, đặc điểm của văn minh Việt Nam so sánh với văn minh phương Tây, nêu lên những nguyên nhân làm cho nước ta chậm tiến, đồng thời đề ra một loạt biện pháp cụ thể nhằm đưa nước ta tiến kịp các nước phương Tây. Tác phẩm bằng chữ Hán này ra đời năm 1904 trước khi xuất hiện phong trào ĐKNT. Ba năm sau, đầu năm 1907 VMTHS được in lại làm tài liệu sách giáo khoa của ĐKNT. Mãi đến năm 1961 Đặng Thai Mai mới dịch ra quốc ngữ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ ai là tác giả của VMTHS. Theo nhà giáo Vũ Thế Khôi, tác giả của VMTHS có thể là Ngô Đức Kế, về sau là thành viên Ban Tu thư – Dịch thuật của ĐKNT.

Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Liệu còn ai “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”?

“Những người lính phải ngày đêm tập luyện trên thao trường hay phải ở doanh trại 24/24 với đồng lương còm nhìn sang những “người lính làm kinh tế” với thời gian làm việc nhàn hơn, lương cao hơn và có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn, và hệ quả là lên cấp, lên chức nhanh hơn với suy nghĩ gì? Họ sẽ đặt câu hỏi, liệu có công bằng hay không giữa lính chiến đấu và lính kiếm tiền?”

Trung Nguyễn

9-7-2017

Những người lính này nghĩ gì về chủ trương “quân đội làm kinh tế”? Nguồn: QĐND VN

Hiện nay đang rộ lên tranh luận dữ dội về chuyện quân đội có nên làm kinh tế hay không. Về phía người dân, trí thức thì hầu như đồng tình với quan điểm quân đội nên chấm dứt làm kinh tế mà tập trung vào nhiệm vụ tập luyện, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn những tướng lãnh, quan chức cao cấp nhân danh những điều có vẻ cao đẹp hay tưởng chừng có lý để bảo vệ cho những công ty quân đội được tiếp tục hoạt động.

Từng là một người lính, có bố cũng là một cựu chiến binh, bạn bè, họ hàng cũng có một số người theo nghiệp lính, tôi chỉ muốn kể ra vài câu chuyện mà tôi thấy để các lãnh đạo đảng cộng sản có thêm thông tin để ra quyết định đúng. Vì e rằng họ ở cao và xa quá, bản thân chỉ nhận được những báo cáo màu hồng của cấp dưới mà không nghe được sự thật.

Chuyện của một thời

Kông Kông

9-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi chưa bao giờ về Việt Nam để du lịch, chỉ về thời gian rất ngắn vì không thể không về: Người thân qua đời. Sau đó tranh thủ thăm viếng người còn sống để nhỡ các cụ có về cõi thì cũng tự an ủi. Lần vừa rồi đến thăm người bạn cũ, người một thời nằm trong số lãnh đạo Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Tranh đấu trước kia. Ngày đó chúng tôi từng rất thân, rồi đường ai nấy đi vì khác chính kiến, nên khi gặp, tự nghĩ không nên nhắc đến quá khứ, chỉ thăm hỏi bạn bè một thuở, ai còn ai mất, sinh sống ra sao. Ngày đó và bây giờ!

Cho phép xả bùn xuống biển Vĩnh Tân: Những thắc mắc chờ giải đáp

TBKTSG

Đăng Nguyễn

8-7-2017

Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh Thành Hoa

Ngày 28-6-2017, Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) phát ra thông cáo báo chí về việc cấp giấy phép nhận chìm (bùn, chất thải) số 1517/GP-BTNMT cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Bộ TNMT cho biết khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 héc ta, cách khu bảo tồn Hòn Cau là 8 ki lô mét, nằm trong diện tích 300 héc ta đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm và xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được Bộ trưởng Bộ TNMT phê duyệt tại Quyết định số 1571/QĐ-BTNMT ngày 24-7-2014.

Dân Đồng Tâm lại bị dồn đến chỗ phải nổi loạn

Người Việt

8-7-2017

Ngay từ đầu, người dân Đồng Tâm đã khẳng định: “Nhân dân Đồng Tâm chúng tôi không chống đối nhà nước Việt Nam.” Họ chỉ bảo vệ lẽ phải cho chính mình. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 7 Tháng Bảy, chính quyền thành phố Hà Nội công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Theo đó, đòi hỏi của dân chúng xã này là vô lý, bởi vì “không có đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như kiến nghị của người dân Đồng Tâm,” theo báo điện tử VietNamNet.

Qua vụ Đồng Tâm, thêm một lần nữa, hệ thống công quyền Việt Nam minh định, khuyến cáo của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” là hoàn toàn chính xác.

Người Việt chết vì Hồi giao cực đoan: Nghĩa tử không được là nghĩa tận

FB Tâm Chánh

8-7-2017

Hai thủy thủ Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải bị phiến quân Philippines chặt đầu. Ảnh: internet

Hai người Việt Nam đầu tiên bị một lực lượng hồi giáo cực đoan bắt cóc và sát hại có thể là một bước ngoặc cho lựa chọn hội nhập quốc tế của nhà nước Việt Nam?

Một nền cai trị viện dẫn nhiều đặc thù chế độ chính trị dã không bị loại trừ bởi nạn khủng bố mang màu sắc hồi giáo cực đoan.

Nhà chức trách có thể tuyên bố kiên quyết bảo vệ người Việt Nam kiểu như đã tuyên bố bảo vệ ngư dân trước lưỡi bò đỏ ngang ngược.

Nhưng lãnh hải mênh mông mà mạng người thì cụ thể. Sự nhanh nhẹn và hiệu quả của công an đập tan thế lực này, tổ chức nọ chống đối sẽ là yêu cầu khắc nghiệt trong việc giữ mạng sống trước yêu cầu đòi tiền chuộc của lực lượng khủng bố thứ thiệt. Trong khi tiền thuế của người dân đóng để nuôi bộ máy nhà nước đang được cảm nhận ngày càng nặng nề.

“Dân tộc Việt Nam” đã đồng ý cho quân đội lấy đất?

FB Nguyễn Anh Tuấn

8-7-2017

Khi bị ông Bùi Văn Kỉnh, một dân làng Đồng Tâm, phản bác dự thảo kết luận thanh tra, cho rằng đất đồng Sênh là do “tổ tiên chúng tôi để lại, chênh 1m cũng là đất, phải đo đạc đàng hoàng”, Chánh Thanh tra Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng ngay lập tức viện dẫn “dân tộc Việt Nam” để bảo vệ quan điểm của mình:

“Đất này của dân tộc Việt Nam, sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, không có đất nào là cha ông để lại…Đây là gốc của vấn đề.”

Tin ở cụ Kình

Huy Đức

8-7-2017

Dự thảo kết luận thanh tra là tài liệu nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Nó phải được giao cho đối tượng bị thanh tra để họ chuẩn bị tài liệu giải trình trước khi kết luận và công bố. Tôi không hiểu vì lý do gì mà tướng Chung đã phải làm một việc trái luật, công bố “dự thảo thanh tra” trước khi người dân Đồng Tâm và các luật sư của họ có thể tiếp cận văn bản, trao đổi chứng cứ, đối chiếu ranh đất…

Các báo cáo thanh tra trước đây của HN đã từng chỉ ra rằng:

Bài báo đã bị gỡ: Đường sắt đô thị Hà Nội “thiếu bóng dáng doanh nghiệp Trung Quốc là điều đáng tiếc!”

LTS: Bài này đăng trên báo Tiền PhongInfonet nhưng chẳng bao lâu thì bị gỡ bỏ. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.

7-7-2017

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc thiếu vắng bóng dáng các DN Trung Quốc trong danh sách các DN muốn làm đường sắt đô thị là “một điều đáng tiếc” vì tiềm năng của Trung Quốc về tài chính cũng như kỹ thuật đang đứng nhất nhì thế giới.

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Ảnh: infonet

Công bố dự thảo thanh tra ở Đồng Tâm: Một phép thử trái luật


Trịnh Anh Tuấn

7-7-2017

Quang cảnh buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra. Ảnh: báo TP.

Hà Nội thanh tra chậm trễ và công bố dự thảo thanh tra là trái luật

Ngày 20/04, ông Nguyễn Đức Chung về Mỹ Đức đã công bố quyết định thanh tra đất đai Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Tuy vậy, ngày 21/06, hơn 60 ngày sau, Đoàn thanh tra mới công bố kết thúc cuộc thanh tra. Như vậy, thời hạn thanh tra đã bị chậm đến hơn nửa tháng.

Theo luật, sau khi kết thúc thanh tra, đoàn thanh tra có 15 ngày để gửi báo cáo và có thêm 15 ngày nữa để ra kết luận thanh tra chính thức. Đến nay, chính quyền chưa có kết luận thanh tra chính thức.

Võ Văn Thưởng và lời thách thức “không ngại đối thoại”

Lão mời các ông, đến với báo Tiếng Dân – một sân chơi hết sức Dân chủ. Nơi đó: Ai, cũng có thể đến dự – Ai, cũng có thể nói lên chính kiến của mình. Tiếng Dân, chấp nhận và tôn trọng mọi quan điểm khác biệt và không kiểm duyệt tư tưởng của bất kì một ai. Lão chắc chắn rằng họ không ngại và né tránh tranh luận. Họ cho rằng, có tranh luận, mới tìm được ra Chân lý“.

Nguyễn Tiến Dân

8-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1- Mẹ Việt nam, chưa hề thai nghén và đẻ ra cái gọi là Đảng CS Việt nam. Ai đó, đã cưỡng hiếp ai đó. Để rồi sau đó, chót sinh ra nó, ở trên đất Tàu. Tố Hữu – một Dư luận viên cao cấp, trong một đận trà dư – tửu hậu, đã hứng chí mà phọt ra mấy vần gọi là thơ, để mô tả về cái sự kiện này:

Như đứa trẻ, sinh nằm trên cỏ.

Không quê hương, sương gió tơi bời.

Đảng ta, con của giống giòi (à quên, giống nòi).

Một hòn máu đỏ, nên người hôm nay.

Nếu Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri Tôn…

Trương Nhân Tuấn

7-7-2017

Đảo Tri Tôn nằm về phía Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc Hoàng Sa. Ảnh: VCG/Getty Images

Đôi điều về lịch sử, pháp lý và hệ quả kinh tế chiến lược nếu VN từ bỏ chủ quyền ở đảo Tri tôn, nhân đọc bài báo “Đảo Tri tôn và năm điều cần biết” trên BBC Việt ngữ.

Sự việc tàu khu trục Mỹ đi qua hải phận 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thể hiện chiến dịch “freedom-of-navigation operation” gọi tắt là FONOP, ngày 2 tháng bảy vừa qua, phản ảnh trên thực tế điều 17 của Luật Biển quốc tế. Theo đó “quyền qua lại không gây hại của tàu bè trong vùng lãnh hải” được nhìn nhận.

Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm

Paulus Lê Sơn

7-7-2017

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Những cái tên được xiển dương với gương sống dấn thân vì tự do, dân chủ  và nhân quyền cho đất nước Việt Nam ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn trong những năm gần đây. Họ là những nam thanh nữ tú đang độ tuổi 20, lứa tuổi của những ước mơ, khao khát, hoài bão, lý tưởng và đầy đam mê. Họ tự nguyện ném tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trong chốn lao tù vì tình yêu quê hương. Họ hãnh diện và vui sướng vì điều đó.

Các nhóm lợi ích dùng “an ninh, quốc phòng” để cướp của dân!

FB Nguyễn Anh Tuấn

7-7-2017

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trao đổi với bà con Đồng Tâm sáng nay 7/7. Ảnh: TP

Sáng nay, trong buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai ở Đồng Tâm, khi được hỏi vì sao đất quốc phòng mà lại bỏ không, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đáp rằng người dân “không được phép đòi hỏi đất quốc phòng sử dụng vào việc gì, vì sao bỏ không, vì điều này thuộc về an ninh quốc gia” và yêu cầu “đừng hỏi “cùn” để lý sự, che lấp âm mưu khác”. [1]

Vì sao ông Chung phải gay gắt như vậy? Vì đây là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định cách nhìn của dư luận về sự việc, mà ông Chung không muốn mọi người đào sâu, không muốn ai đặt câu hỏi.

Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam

RFA

Hòa Ái, phóng viên RFA

7-7-2017

Một tù nhân (giữa) nhận quyết định ra tù tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia giam cầm tù nhân chính trị nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Cuộc sống bế tắc

“Hai chân hồi đó thời gian ba mươi mấy năm, bị cùm tổng cộng hết 11 năm 8 tháng. Bây giờ về, hai chân bị nhức, đau khớp và gân gần như bị liệt. Mấy ông thầy giỏi lắm, châm cứu miễn phí. Có khi cả tuần mình bỏ vô thùng phước sương hai-ba chục ngàn. Ông thầy châm cứu cản, không cho.”

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người kêu gọi VN trả tự do cho HT Thích Quảng Độ

7-7-2017

RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.

Bức thư này được đưa ra khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Đức quốc, dự hội nghị thượng đỉnh G-20.

Ngải Vị Vị ‘đưa’ tù nhân lương tâm Việt tới thủ đô Mỹ

VOA

Viễn Đông

7-7-2017

Ông Ngải Vị Vị, nghệ sĩ trực ngôn của Trung Quốc, mang chân dung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam tới thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc triển lãm kéo dài nhiều tháng, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tới xem.

“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.

Hơn 30 tổ chức kêu gọi điều tra cái chết của Nguyễn Hữu Tấn

VOA

7-7-2017


Chị Huỳnh Thị Muội bên cạnh quan tài của chồng, anh Nguyễn Hữu Tấn. Ảnh chụp từ Youtube 108TV Channel.

Ân xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.

Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.

Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hiếm có nước nào quân đội làm kinh tế

BBC

6-7-2017

Duyệt binh ở Việt Nam. Ảnh: HOANG DINH NAM/Getty Images

Từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, cho tới Hoa Kỳ, không ở nước nào mà quân đội ‘tham gia làm kinh tế’ như ở Việt Nam, theo các khách mời nói với BBC.

Từ California, Hoa Kỳ, hôm 06/7/2017, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói về quân đội Mỹ:

“Ở Hoa Kỳ, quân đội không đi làm kinh doanh, họ có thể có những nhiệm vụ nghiên cứu, làm sao để giải quyết những bài toán của tương lai. Và một số kết quả nghiên cứu đó cho đến bây giờ đưa ra chuyện chúng ta mới dùng iPhone, điện thoại thông minh…là xuất phát từ quân đội ra.

Cấm luật sư nói bậy trên mạng

Võ An Đôn

6-7-2017

Ảnh minh họa: Nguồn: interent

Bộ Tư pháp đang soạn thảo và Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa ban hành văn bản cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội. Quy định này bị dư luận và giới luật sư phản đối, vì nó xâm phạm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mỗi luật sư.

Hiện nay ở Việt Nam có trên 13.000 luật sư, nhưng chỉ có vài luật sư dám lên mạng xã hội viết bài, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm, số đông luật sư còn lại chỉ biết ngậm miệng ăn tiền.

Thủ tướng Đức có cuộc gặp ngắn TT Nguyễn Xuân Phúc đêm 6.7 ở Hamburg

Thời Báo

Trung Khoa

6-7-2017

Khách sạn Atlantic tại Hamburg là nơi Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ gặp chớp nhoáng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào đêm 6.7. Ảnh: Thời Báo

Như tin Thoibao.de đã đưa ngày 1.7, chuyến đi Đức của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ với danh nghĩa nước luân phiên chủ nhà của hội nghị APEC 2017 sẽ diễn ra ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm nay. 

ĐÃ TAN HÀNG RÃ ĐÁM CHƯA?

Phạm Trần

5-7-2017

Sách: Phòng, Chống “Tự Diễn Biến” “Tự Chuyển Hóa” Trong Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay. Ảnh: internet

Đội ngũ lãnh đạo tuyên truyền và làm công tác bảo vệ độc tài cai trị cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã quáng gà trong lý luận để loạn ngôn trong hành động.

Hiện tượng này đang lên cao trong phong trào được gọi là “phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên”, thi hành song song với công tác đổi mới cơ cấu lãnh đạo trên mọi lĩnh vực sau Hội nghị Trung ương 5/Khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017.

Đứng đầu chỉ huy đợt tiến công mới là Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Tuy còn quá sớm để kết luận phong trào làm sạch mới nội bộ đảng sẽ phải kéo dài bao nhiêu năm, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng và yếu tố tốt để giúp đảng viên tin công tác khó khăn này sẽ kết thúc thành công vào cuối nhiệm kỳ khoá đảng XII, năm 2021.