APEC 2017: Việt Nam đã đạt được gì?

The Diplomat

Tác giả: Charlotte Gao

Dịch giả: Trung Nguyễn

14-11-2017

Các lãnh đạo thế giới tại hội nghị APEC Đà Nẵng. Nguồn: Flickr/Presidencia de la República Mexicana

Việt Nam dường như đã tìm thấy một vị thế thoải mái hơn bằng cách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng tới các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, yêu cầu họ tự lo bằng cách đặt quốc gia của họ lên trên hết, cũng như ông ta “sẽ luôn đặt nước Mỹ trên hết”.

Đừng để ngư dân đơn độc

FB Bạch Hoàn

14-11-2017

Từ trái sang: thuyền trưởng Hứa Minh Trung, Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thừa, Lê Thanh Thiện, Lưu Văn Lý tại trại tạm giam ở đảo Natuna – Ảnh: Lê Nam/ báo TT

Suốt nhiều năm qua, biển Đông của Việt Nam vẫn chưa một ngày nào ngưng bão tố. Sau những mất mát của quá nhiều ngư dân Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn luôn khuyến khích, động viên ngư dân mình tiếp tục hành trình bám biển – vùng biển chủ quyền đã được xác lập bằng cả máu thịt người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngư dân ra khơi, có thể với họ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Nhưng ở cấp độ quốc gia, đó là sự xác lập chủ quyền lãnh hải.

Biển Đông qua chuyến thăm của Trump và Tập?

BBC

13-11-2017

CTN Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí được về việc kiểm soát các vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói.

Hai bên đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trên biển và phấn đấu cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định, Tân Hoa Xã hôm 13/11 đưa tin.

Cần hành động gấp để bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền

FB Bạch Hoàn

9-11-2017

Ảnh: FB Bạch Hoàn

Suốt từ tối qua đến nay, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại, sau khi lắng nghe, tôi thấy mình thực sự cần phải viết và mong các anh chị cùng tôi lên tiếng.

Có thể bằng cách tìm hiểu về câu chuyện tôi sắp kể sau đây và viết về nó, hoặc đơn giản nhất là chia sẻ để giúp bài viết này lan toả hơn. Chuyện không phải của tôi nhưng là của chúng ta, bởi nó liên quan đến số phận những ngư dân nước Việt hiện đang bị bắt giữ ở nước ngoài.

Tâm lý chuộng bề ngoài cũng đưa đến mất nước…

FB Trương Nhân Tuấn

5-11-2017

Tôi thấy tâm lý người VN hay chuộng cái “bề ngoài”, cái “tiêu biểu”, cái “hoa hòe cành lá”… của “vấn đề” chớ ít khi chú trọng tới cái “thực chất” của vấn đề chi đó.

Thử xét về phương diện nhà cửa. Các xứ tây phương, Nhật, Đài loan, Hàn…, nói chung là các nước giàu, người ta có thói quen quan tâm “bề trong” hơn là “bề ngoài” của căn nhà.

Các xứ Châu Âu, nhà cửa ở đây phần lớn là cũ kỹ, lâu đời. Những nhà tỉ phú, những chính trị gia, minh tinh tài tử… nổi tiếng phần lớn đều ở trong những ngôi nhà cổ, những lâu đài “cũ kỹ”, xây cất từ vài trăm năm. Nhưng điều này không quan trọng đối với họ. Họ sống sung sướng hay không là cái “tiện nghi” của căn nhà đó chớ đâu phải ở cái “hùng vĩ” của cổng ra vào, hay cái “lấp lánh” do sơn son mạ vàng từ trong ra ngoài? Ở các xứ này, chỉ dân nghèo mới ở trong những “nhà hộp cao tầng”.

Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

No-U FC: 6 năm, một chặng đường gian nan

FB Nguyễn Tường Thụy

1-11-2017

No-U Hà Nội tổ chức kỷ niệm 6 năm. Ảnh: Nguyễn Tường Thụy

Mãi đến trưa ngày 30/10/2017, tôi mới nhận được lời mời của đội bóng No-U đến dự sinh nhật lần thứ 6. Thông thường, tôi nhận được lời mời từ nhiều ngày trước. Đã tưởng năm nay, trong hoàn cảnh bị đàn áp gắt gao, No-U FC phải tạm thời bỏ sinh nhật. Kế hoạch tổ chức sinh nhật chỉ được gửi tới từng người trước vài giờ, nói lên việc tổ chức sinh nhật No-U FC năm nay, được tiến hành hết sức bí mật, nhằm tránh sự đánh phá của nhà cầm quyền.

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.

Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN

BBC

Nguyễn Xuân Vĩnh

31-10-2017

Biệt kích Trung Quốc ‘sẵn sàng chiến đấu’ trong sứ vụ của chiến hạm tại vùng biển Đông Phi. Ảnh: VCG

Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay.

Trung Quốc có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo.

Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị TQ bao vây chiến lược, phải tập hợp lực lượng’

VOA

An Tôn

24-10-2017

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế. Ảnh: VTC

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.

Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái.

Chạy đua vũ trang ở biển Đông: một huyền thoại

cogitASIA

Tác giả: Vũ Hồng Lâm (Alexander L. Vuving)

Dịch giả: Song Phan

12-10-2017

Tàu khu trục nhỏ Gregorio Del Pilar của Hải quân Philippines và tàu Edsa của Tuần duyên Philippines tham gia vào cuộc tập trận CARAT 2013.

Từ khi biển Đông nổi lên trở lại như một điểm nóng xung đột âm ỉ vào khoảng năm 2008, cách nghĩ thông thường cho rằng, căng thẳng trong khu vực này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia nằm ven biển này. Các chuyên gia, các nhà báo, và các nhà bình luận đã nói về một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực như là một thực tế, một xu hướng, hoặc một đe dọa đáng báo động. Một tường thuật gần đây trên đài Tiếng nói Hoa Kỳ nhận xét, “Khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đông đang tranh chấp, một cuộc chạy đua vũ trang đã phát triển giữa các nước có yêu sách trong khu vực”. Một bài bình luận trên trang The National Interest, nêu: “Khi căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang, cuộc chạy đua vũ trang này đặt ra một mối đe dọa đáng kể cho an ninh trong khu vực”. Một cái tựa lớn trên blog Lawfare viết, “Hải chiến: cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông leo thang”; một bài khác trên CNBC ghi là, “Chi tiêu quốc phòng châu Á: cuộc chạy đua vũ trang mới ở biển Đông”.

Việt Nam tại ngã ba đường: Thập diện Mai phục

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

16-10-2017

Tuy không biết ai dịch tên bộ phim “Thập diện Mai phục” (2004) của Trương Nghệ Mưu thành “House of Flying Daggers”, nhưng cái tên phim đó có vẻ hợp với thực trạng Việt Nam lúc này. Đất nước tại ngã ba đường, có quá nhiều rủi ro nguy hiểm, không chỉ có thiên tai mà còn nhân họa, không chỉ có thù trong mà còn giặc ngoài, rất dễ bị bắc thuộc.

Tai họa đến hẹn lại lên

Như đến hẹn lại lên, mỗi năm khi đến mùa bão lụt, cả nước lại rộ lên bức xúc trước những tai họa kinh hoàng, gây tổn thất nặng nề về người và của. Nhưng khi mùa bão lụt qua đi, người ta lại chóng quên, để rồi đến năm sau tai họa lại ập đến lớn hơn. Trong khi các quan chức mải mê thu hồi vốn vì “tư duy nhiệm kỳ”, thì người dân vẫn quen sống tạm bợ (như thời chiến). Trong khi các tượng đài hàng ngàn tỷ tại Sơn La, Lai Châu làm cạn kiệt ngân sách, thì các biệt phủ trăm tỷ tại Yên Bái góp phần làm người dân càng thêm nghèo đói.

Chức Năng Tư Vấn của Toà Án Công Lý Quốc Tế cho Tranh Chấp Biển Đông – Bài Học từ Thực Tiễn Tranh Chấp Chủ Quyền Quần Đảo Chagos

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Hoàng Sa

14-10-2017

Lời giới thiệu: Bài viết này là bước đầu tiên trong kế hoạch nghiên cứu của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tìm hiểu khả năng ứng dụng cơ chế tư vấn (advisory opinion mechanism) của Toà Công lý quốc tế (International Court of Justice) vào giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết được đăng dưới dạng working paper nhằm chia sẻ với công luận quan tâm những ý tưởng và những kết quả nghiên cứu ban đầu, với mong muốn khởi động cho một cuộc thảo luận học thuật về một hướng đi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, cũng như có thể nhận được những góp ý cho bài viết.

Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông

China Policy Analysis

Tác giả: Carlyle Thayer

Dịch giả: Song Phan

4-10-2017

Đảo Đá Đông (East London Reef) do VN làm chủ. Nguồn: internet

Hồi tháng 1/2017, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gây ra một cơn bão truyền thông tại Trung Quốc (TQ) trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ của ông khi trả lời câu hỏi liệu ông có ủng hộ một thái độ quyết đoán hơn đối với TQ hay không. Tillerson trả lời, “Chúng ta sẽ phải gửi tới TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, dừng lại việc xây dựng đảo và, thứ hai, sẽ không được cho phép truy cập vào những đảo này”. Tillerson cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong vùng “bày tỏ sự ủng hộ.”

Phạm Phú Thứ là người Việt Nam đầu tiên khám phá Thất Châu Dương không phải là Hoàng Sa

Nguyễn Văn Nghệ

22-9-2017

Trên trang web Tạp chí Thời đại có bài viết “Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa về lãnh vực sử địa cổ có liên quan đến Biển Đông được đề cập trong tác phẩm Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên” (1) của tác giả Hồ Bạch Thảo. Tác giả Hồ Bạch Thảo cho độc giả biết, trong tác phẩm “Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hối biên”, Hàn Chấn Hoa đã trưng dẫn nhiều sử liệu cổ như Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh sử… để rồi quy kết những đảo ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) là của Trung Quốc.

Trung Quốc Bắt Cóc Ngư Dân Việt Nam ở Biển Đông: Một Phân Tích từ Tư Liệu Gốc

Theo một nguồn tin thì Cảnh sát biển Việt Nam có ghi chép những vụ việc như vậy trên biển nhưng không công bố. Khi được liên lạc để yêu cầu bình luận về vấn đề này thì Bộ ngoại giao và Cảnh sát biển Việt Nam đều không phản hồi.

____

AMTI/ Đại Sự Ký BĐ

Tác giả: Elena Bernini

Biên dịch: Nguyễn Trịnh Đôn

14-9-2017

Một đoạn trích từ luận văn thạc sĩ của tác giả tại Đại học Oxford:

Tôi bị giữ 3 ngày, còn gia đình tôi phải đem tiền, 140 triệu đồng [khoảng 6.200 USD], tới Đà Nẵng để nhờ người ở đó giúp. Tụi tôi không biết người ta lấy tiền đó để làm gì… Họ giữ 3 tàu và giam tụi tôi trong cùng một nhà kho. Họ cho tụi tôi ăn như cho heo ăn vậy, một cục cơm trắng to… Đi vệ sinh hả? Họ đưa cho tôi một cái xô. Rồi tôi tự làm… Tụi tôi phải cúi mặt xuống. Họ không cho tụi tôi nhìn vô mặt họ nếu không họ đánh nhừ tử… Tàu của họ chạy nhanh tới 30–40 km/giờ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ 7 km/giờ của tàu tôi… Tụi tôi bị bắt ở giữa biển. Rồi tụi tôi bị đem qua một tàu khác để đưa tới đảo. Tụi tôi bị bịt mắt nên không biết đảo nhìn ra sao… 15 người bị bắt rồi giam trong cái nhà giống nhà kho. Rồi họ thả cho 12 ngư dân cùng tàu của mình về nhà, giữ lại 3 người với tàu. Tại vì đông quá, họ không có đủ đồ ăn… Họ đòi tụi tôi phải gửi tiền bằng chuyển khoản mà tụi tôi cũng không biết ai sẽ nhận tiền.

– Lời ngư dân Việt Nam bị bắt cóc (phỏng vấn năm 2016)

Hoàng Sa – nổi trôi vận nước

Luật Khoa

Quỳnh Vi

19-9-2017

Một phần của quần đảo Hoàng Sa – Paracels – từ trên không. Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Ngày 19/1/1974, một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Trung Quốc nổ ra, và hầu như không được giới truyền thông quốc tế xem là một điều quá to tát. Cuộc chiến Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn, và đó mới là mối quan tâm của thế giới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

Mối quan hệ Việt – Trung: Cân bằng địa lý và lịch sử

Business Mirror

Tác giả: Tường Vũ

Dịch giả: Trúc Lam

15-9-2017

Mối quan hệ Việt – Trung đã bắt đầu giảm sút kể từ tháng 6, sau khi Thượng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long rút ngắn chuyến thăm Hà Nội và hủy bỏ một cuộc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới giữa quân đội hai nước, nhằm xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Nguyên nhân của sự bất đồng này là hợp đồng khoan dầu ở Biển Đông mà Hà Nội đã ký với công ty Repsol của Tây Ban Nha. Điều này đã xảy ra trước đây nhưng lần này Bắc Kinh đe dọa thực hiện các biện pháp quân sự nếu Hà Nội không dừng và chấm dứt [khoan dầu]. Chỉ trong một tuần, Việt Nam đã hủy bỏ hợp đồng và đồng ý trả hàng triệu đô la tiền đền bù cho Repsol.

Quan hệ Việt – Trung ‘sóng gió’ tới mức nào?

VOA

Viễn Đông

17-9-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP Pool/Na Son Nguyen.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là “môi hở, răng lạnh” giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong “giai đoạn sóng gió nhất” trong nhiều năm.

Mối bang giao Việt – Trung, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, “đang ở mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng Năm tới tháng Bảy năm 2014”, khi hai quốc gia ở thế đối đầu quanh giàn khoan dầu HD 981 mà Hà Nội nói là Bắc Kinh đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

Stalin và Hoàng sa, Trường Sa

FB Lý Trực Dũng

17-9-2017

Ảnh: internet

Vì Stalin không tin tưởng Hồ Chí Minh, coi Hồ Hồ Chí Minh là người theo dân tộc chủ nghĩa – có tin cho biết Stalin đã giam lỏng Hồ Chí Minh một thời gian ở Maxcova – nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập từ 2/9/1945, nhưng đến tháng 1/1950 mới được Liên Xô công nhận. Ấy thế mà năm 1953 khi Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu từng là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Việt Nam đã khóc than:

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VII)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IV; phần Vphần VI

VII. Đời Thanh

1. Trong Ngã Quốc Nam Hải Chư Ðảo Sử Liệu Hối Biên [我國南海諸島史料滙编] (1) Hàn Chấn Hoa trưng tư liệu từ quyển 4 Quảng Đông Thông Chí [廣東通志], tại mục Hình Thắng phủ Quỳnh Châu ; để cho rằng Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Ðường được nhập vào lãnh thổ châu Vạn:

Châu Vạn có 3 đoạn nước bao bọc bởi biển, 6 chỗ liên tiếp với núi;tại châu trị trong chốn yên ba ẩn hiện Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Ðường”.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VI)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IVphần V

VI. Đời Minh

1. Địa Lý chí trong Minh Sử [明史, History of Ming] do bọn Trương Đình Ngọc biên soạn, là tư liệu quan phương có giá trị nhắm tìm hiểu chủ quyền Trung Quốc về biển đảo. Lãnh thổ đảo Hải Nam hiện nay, tức phủ Quỳnh Châu thời Minh là đảo cực nam, chép trong quyển 45, được dịch và dẫn nguyên văn như sau:

Phủ Quỳnh Châu đời Nguyên là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, tháng 10 năm thứ 2 năm Nguyên Thống [1334] đổi thành Càn Ninh An Phủ Ty, thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Phủ Ty. Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ nhất [1368] đổi thành phủ Quỳnh Châu; năm thứ 2 [1369] giáng thành châu, năm thứ 3 [1370] thăng trở lại thành phủ; có 3 châu, 10 huyện:

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần V)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần IIIphần IV

V. Đời Nguyên

1. Nguyên Sử [元史, History of Yuan] do Tống Liêm làm Tổng tài, trong quyển 63, phần Địa Lý Chí chép về đảo Hải Nam cũng tương tự như đời Tống, đảo có 3 quân ; riêng châu Quỳnh đời Tống, thì nay gọi là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty. Vị trí đảo Hải Nam từ bắc, sang tây, xuống nam, sang đông lần lượt gồm: Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, quân Nam Ninh, quân Cát Dương, quân Vạn An; tất cả đều trực thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Uỷ Ty. Xin dịch chi tiết như sau:

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần IV)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần IIphần III

IV. Đời Tống

1. Tống Sử [宋史, History of Song] do Thừa tướng Thoát Thoát đời Nguyên Chủ biên; tại quyển 96, phần Địa Lý Chí ghi đảo Hải Nam thuộc Quảng Nam Tây Lộ. Đảo gồm một châu tức Quỳnh Châu, và 3 quân: Nam Ninh, Vạn An, Cát Dương.

“- Quỳnh Châu chia làm 5 huyện:

Quỳnh Sơn, hạng trung; năm Hy Ninh thứ 4 [1071] cho Xá Thành nhập vào; có 2 sách: Cảm Ân, Anh Điền Trường.

Trừng Mại, hạng dưới. Năm Khai Bảo thứ 5 [972] phế Nhai Châu, đem Xá Thành, Văn Xương lệ vào.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần III)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần Iphần II

III. Các đời Tuỳ, Đường.

1. Tuỳ Thư [隋書, Book of Sui ] do Nguỵ Trưng đời Đường soạn, trong phần Chí chép nhà Tuỳ đặt 190 quận; đảo Hải Nam được gọi là quận Châu Nhai, là đảo cực nam nước này, với chi tiết như sau, trong quyển 31:

– Quyển 31, Chí thứ 26: Địa lý hạ.

Quận Châu Nhai đời Lương gọi là Nhai Châu, có 10 huyện thống thuộc, 19. 500 hộ. Gồm: Nghĩa Luân kèm theo quận lỵ, Cảm Ân, Nhan Lô, Tỷ Thiện, Xương Hoá có núi Đằng Sơn; Cát An, Diên Đức, Ninh Viễn, Trừng Mại, Vũ Đức có núi Phù Sơn.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần II)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I

II. Lục Triều:

1. Lục Triều gồm các triều đại Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần; mỗi triều đều có sử riêng. Sử đời Tấn có Tấn Thư [晉書, Book of Jin] do Phòng Huyền Linh đời Đường Chủ biên, trong quyển 15, Địa Lý Hạ, chép về Giao Châu, tức châu cực nam giáp biển; cho biết đời Ngô [Tam Quốc] lại đặt đảo Hải Nam thành quận Châu Nhai, đến đời Tấn thì ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố:

Năm Xích Ô thứ 5 [242] lại đặt quận Châu Nhai” … “Sau khi bình Ngô, nhà Tấn ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố

[赤烏五年,復置珠崖部…平吳後,省珠崖入合浦]

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần I)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Mặc dù năm 2016 toà Quốc tế La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về hàng hải và tài nguyên Biển Đông đều không hợp với luật pháp quốc tế; một yếu nhân Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân [劉振民] vẫn ngạo mạn tuyên bố rằng phán quyết đó chỉ là tờ giấy lộn. Bởi vậy cần thêm một lần nữa, đi vào sử, chí, các triều đại Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ xem nước này thực sự có chủ quyền về các đảo trên Biển Đông hay không?

Trung Quốc là một nước văn hiến, theo truyền thống nước này mỗi triều đại đều có một bộ sử lớn, gộp lại mệnh danh là Nhị Thập Ngũ Sử [Twenty- five History Books]; ngoài ra lại có hàng trăm bộ Địa Lý Chí. Nếu Trung Quốc thực sự chủ quyền đảo nào trên Biển Đông, ắt phải ghi rõ trong sử, chí của triều đình; ngược lại nếu sử, chí Trung Quốc không chép , thì rõ ràng nước này không thể hành sử chủ quyền về biển đảo.

Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc?

Quan Hệ Quốc Tế

Huỳnh Tấn Bửu

4-9-2017

Tử sĩ Hoàng Sa. Ảnh: internet

Sách báo Trung Quốc và một số tài liệu nước ngoài nêu lại thường cho rằng Việt Nam đã từng ba lần “công nhận” Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ nhất, có lẽ vào năm 1956, qua lời Thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam  Dân Chủ Cộng Hòa Ung Văn Khiêm và quyền Vụ Trưởng Vụ Châu Á Lê Lộc, rằng các quần đảo này về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Lần thứ hai, có lẽ vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 thông qua công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng, chiều rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Tuyên bố của Trung Quốc nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho tất cả lãnh thổ nước cộng hòa kể cả “Các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa bằng tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965, phản kháng lại việc chính phủ Mỹ ấn định khu vực chiến đấu của lực lượng vũ trang Mỹ tại Đông Dương. Hà Nội có lẽ đã tuyên bố rằng khu vực này xâm phạm vào “vùng biển Tây Sa” của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Các sự kiện này gắn vào với hiệu ứng estoppel (mặc nhiên thừa nhận) trong luật quốc tế.

VTV đăng hình những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin thời tiết

Một Thế Giới

14-9-2017

Nguồn ảnh: VTV

Cộng đồng mạng đang thắc mắc về clip bản tin thời tiết trong chương trình Cuộc sống Thường ngày hôm 13/9 trên VTV1 khi có những đoạn lạ trên Biển Đông trong bản tin này.

Bài báo đã bị gỡ: Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

LTS: Bài báo này của tác giả Châu Như Quỳnh, được báo Dân Trí đăng lúc 14h49, ngày 6-9-2017, nhưng chỉ vài giờ sau thì nó bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại để phục vụ quý độc giả.

_____

Dân Trí

Việt Nam – Trung Quốc: “Gác lại tranh chấp trên biển là thượng sách”

Châu Như Quỳnh

6-9-2017

Học giả Trung Quốc: Lăng Đức Quyền. Ảnh: TTXVN

Ông Lăng Đức Quyền đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã – cho biết: “Tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc là tài sản âm, gây tổn thương tình cảm của hai nước, nhiều thế lực thù địch coi đây là “tử huyệt” của quan hệ Việt – Trung”.

Vấn đề nói trên được ông Lăng Đức Quyền đề cập tới trong cuộc tọa đàm “Sáng kiến Vành đai và con đường: Cơ hội hợp tác Việt – Trung” diễn ra mới đây tại Hà Nội.