Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

East Pendulum

Tác giả: Henri K

Dịch giả: Tuấn Khanh

2-9-2017

Khu vực đánh dấu chữ X màu vàng và màu đỏ là nơi mà Trung Quốc tập trận, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’

VOA

1-9-2017

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu). Nguồn: AP

Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Sách giáo khoa Trung Quốc: Biển Đông thuộc Trung Quốc!

Tuổi Trẻ

Phúc Long

1-9-2017

TTO – Bất chấp những phản bác mạnh mẽ và liên tục của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn đưa thông tin sai quấy mô tả Biển Đông “là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”.

Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Ngày 1-9, hàng triệu học sinh tiểu học và trung học ở Trung Quốc bắt đầu năm học với loạt sách giáo khoa mới mô tả Biển Đông “là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”.

Theo báo Japan Times, không chỉ Biển Đông, sách giáo khoa Trung Quốc còn “khoanh” luôn quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc về mình.

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

LTS: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra đúng một tuần, kể từ ngày 29/8 đến 4/9, trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỗ gần nhất cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý!

Nhưng bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hôm qua, chỉ phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nhưng cuộc tập đó đã kết thúc… 8 ngày trước (TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 1/8 đến 23/8). Cuộc tập trận của TQ ở Vịnh Bắc Bộ, có chỗ cách bờ biển Móng Cái 50 km, tức 27 hải lý!

Có lẽ khi TQ tập trận ngay trước sân nhà Việt Nam suốt gần một tháng qua nhưng không nhận được bất kỳ phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục tập trận ngay sát cửa nhà Việt Nam, cách bờ biển Đà Nẵng 75 hải lý, thử xem phản ứng của Việt Nam ra sao.

Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, từ ngày 29/8 đến nay, nhưng vẫn chưa nghe lãnh đạo đảng, nhà nước, hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối. Hiện chỉ thấy báo Thanh Niên đưa tin này.

_____

Thanh Niên

1-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9 Đồ họa: S.D

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.

Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?

RFI

Mai Vân

30-8-2017

Ảnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017. Ảnh: Reuters

Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển Đông là gì?

National Interest

Tác giả: James Holmes

Dịch giả: Trung Nguyễn

27-8-2017

Tàu chiến Trung Quốc 574. Nguồn: Reuters

Năm ngoái, bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, khẩn nài cả nước phải sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển”. Mục tiêu của cuộc vận động này? Để “bảo vệ chủ quyền” sau phán quyết bất lợi của Tòa Trọng tài Quốc tế về luật biển. Tòa đã ủng hộ ý nghĩa rõ ràng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), phán quyết rằng tuyên bố của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” chiếm 80 tới 90% diện tích biển Đông là vớ vẩn.

Nói cách khác, một quốc gia mạnh có bờ biển dài, không thể đơn giản giành lấy vùng biển quốc tế hoặc vùng biển thuộc về các quốc gia láng giềng yếu hơn và nói rằng đó là của mình.

Thách thức ngoại giao của Việt Nam trong thời hội nhập

LS Nguyễn Văn Thân

26-8-2017

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: Bộ Ngoại giao VN.

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông.

Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ”gã miệng thối”. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc. Chỉ có Singapore là còn có quan điểm và lập trường nhất quán về Biển Đông nên đã bị Trung Quốc trừng phạt và không nhận được thiệp mời tham dự diễn đàn Đới Lộ của Tập Cận Bình.

Việt Nam chỉ nghiêm trị ngư dân đánh cá trong hải phận ngoại quốc

Người Việt

24-8-2017

Thái độ khinh khỉnh của viên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Việt Nam (giữa) trong cuộc họp nhằm tìm giải pháp răn đe để ngư dân ngưng xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác ở Quảng Ngãi. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu áp dụng hàng loạt biện pháp hành chính để giải quyết tình trạng càng ngày càng nhiều ngư dân Việt Nam xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác.

Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Ian Storey

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện

Hiệu đính: Huệ Việt

ISEAS ngày 8-8-2017

Đá Chữ Thập ngày 16/6/2017 với các hầm chứa tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự mới. Nguồn: CSIS/AMTI và Digital Globe.

Tóm tắt

  • Tại Manila vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Mặc dù bản khung này là một bước tiến trong quá trình quản lý xung đột trên Biển Đông, nó thiếu tính chi tiết và chứa đựng nhiều các nguyên tắc và quy định tương tự trong Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Cách Ứng Xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC), một bản tuyên bố vẫn chưa được thi hành thậm chí một phần.
  • Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ “ràng buộc pháp lý”, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài.
  • Bản khung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo về COC. Những cuộc thảo luận này có thể kéo dài và gây phiền toái cho các thành viên ASEAN, những người mong muốn thấy được tính ràng buộc, toàn diện và có hiệu lực pháp lý của COC.

Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam

LTS: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.

Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng

Không một ai đứng về phía ngư dân, lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, khủng bố của tàu Trung Quốc, mà chỉ có Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên tiếng: “Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“.

____

Người Lao Động

Văn Duẩn

23-8-2017

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động của những người trên tàu Trung Quốc số hiệu 46106 đã liên tiếp tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá với hàng chục ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực

Ngày 23-8, tin từ Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Trần Văn Quý vừa ký văn bản kịch liệt phản đối và lên án các hành động của những người trên tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá Việt Nam.

Hãy dừng chiêu trò ở Biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Robert A. Manning James Przystup

Dịch giả: Trúc Lam

17-8-2017

Tướng Joseph Dunford (Trái), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, ngày 17/8/2017. Nguồn: ANDY WONG/AFP/Getty Images

Mỹ lo ngại Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông là hơi quá và Trung Quốc thừa hiểu điều đó.

Phán đoán từ bình luận về chính sách đối ngoại được đưa ra và sử dụng ở Hoa Kỳ, bạn sẽ nghĩ Biển Đông là bờ biển nằm ở phía Đông nước Mỹ. Mọi hành động của Trung Quốc ở vùng lãnh hải tranh chấp đều được phân tích như thể nó là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn của Mỹ.

Không có nghi ngờ gì về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển xa bờ của họ đã gây ra sự lo lắng nhiều hơn trong khu vực. “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra làm cơ sở cho các yêu sách của họ, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực mà các nước láng giềng [của Trung Quốc] đã tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines.

Thêm nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển

Đại Đoàn Kết

Chí Đại

16-8-2017

Sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã vừa cập bến trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.

àu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK

Trước đó, chủ tàu QNg 90513TS (thuyền trưởng Phạm Minh) trình báo bị tàu lạ cướp phá tài sản.

Bài báo đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền

LTS: Bài báo này được đăng ở trang Dân Trí, nhưng chưa đầy 6 tiếng sau thì bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy trong bộ nhớ cache của Google. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

____

Dân Trí

Châu Như Quỳnh

16-8-2017

Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Kiến nghị này được đưa ra trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi tới Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 16/8.

Những ‘căn cứ ‘ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

BBC

15-8-2017

Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/ AMTI

Việt Nam hiện có 48 cơ sở trên 27 đảo, bãi đá và bãi ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một tổ chức chuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS).

Con số này không bao gồm hai cơ sở xây cất trên Đá Núi Le (tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef) vốn bị bão gây hư hại hồi cuối năm 2015 và hiện không rõ bị bỏ hoang hay là không, bài viết đăng đầu tháng Tám 2017 của AMTI nói.

Tài liệu tối mật về tranh chấp biên giới, biển đảo cũng bị lộ

Dân Trí

P.Thảo

11-8-2017

Trong số những vụ bị mất, lộ bí mật nhà nước có những tài liệu quan trọng liên quan việc giải quyết tranh chấp biên giới, biển đảo. Ảnh: internet

Đã có 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước được phát hiện từ năm 2001 đến nay. Báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, có nhiều tài liệu trong số đó thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo…

Việt Nam ‘buộc lòng phải dùng đòn bẩy’ trước TQ

BBC

11-8-2017

Bộ trường Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2017. Ảnh: Getty Images.

Việt Nam đã buộc phải dùng đến một số ‘đòn bẩy’ để đối phó với các thách thức về an ninh và chủ quyền quốc gia, nhất là dưới các áp lực ‘ngày càng gia tăng’ trên Biển Đông của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).

Trong khi đó, có thể coi Hội nghị các Bộ trưởng Asean lần thứ 50 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) là một ‘thắng lợi’ về ngoại giao của Việt Nam, trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và muốn ‘giảm nhẹ’ hồ sơ Biển Đông, vẫn ý kiến này nói với BBC hôm 10/8/2017.

Quân đội Việt Nam cần phải cải tổ

Shephard Media

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Vũ Thạch

2-8-2017

Hải quân Việt Nam. Ảnh: Shephard Media

[Quân đội] Việt Nam phải bắt đầu nghiêm chỉnh tiến trình hiện đại hóa và cải tổ cơ cấu nếu muốn cầm cự được trước sự kiểm soát Biển Hoa Nam (Biển Đông) ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về việc này, báo Shephard đã tham khảo một loạt chuyên gia quốc tế xem họ có những đề nghị gì.

Nói cho công bằng thì nhiều nguồn dữ kiện cho thấy quân đội Việt Nam có liên tục hiện đại hóa từ năm 1975, tuy có những giai đoạn xao lãng.

Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ ghé Việt Nam lần đầu tiên vào năm tới

Người Việt

8-8-2017

Bộ Trưởng Jim Mattis (trái) và Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch tại Ngũ Giác Ðài. (Hình: Bộ Quốc Phòng Mỹ)

ARLINGTON, Virginia (NV) – Việt Nam sẽ lần đầu tiên tiếp một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào năm tới, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Mỹ.

Ðây là một trong những chủ đề của cuộc thảo luận giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt tại Ngũ Giác Ðài, Arlington, Virginia, hôm Thứ Ba, 8 Tháng Tám.

Theo Ngũ Giác Ðài, Bộ Trưởng Jim Mattis gặp Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch để thảo luận gia tăng quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt và các thách thức về an ninh khu vực.

Tàu cá bị “tàu lạ” tông chìm, một thuyền trưởng mất tích

LTS: Sáng nay, 6/8 một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị “tàu lạ” đâm chìm, cách Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu, khoảng 48 hải lý về phía tây nam, cách mũi Vũng Tàu khoảng 150 hải lý về phía nam tây nam, theo báo Pháp Luật TP. Như vậy là bọn “tàu lạ” này đã đuổi ngư dân Việt Nam vào gần tới bờ rồi.

Mời nghe clip:

CSVN lấp liếm về hiện trạng Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

6-8-2017

Ảnh minh họa. Giàn khoan Repsol. Nguồn: internet

Trở lại “cuộc chiến thông tin”, giữa nhà báo Bill Hayton của BBC với Reuters, (nếu có thể gọi đây là một “cuộc chiến”), về giàn khoan của Repsol đang khai thác ở lô 136-03, ta thấy hiển nhiên BBC&Hayton đã “chiến thắng” đối thủ một cách “vẻ vang”.

Những sự kiện Bill Hayton đã nói trong các bản tin (24 và 26 tháng bảy), hầu hết đều được kiểm chứng.

Các ngoại trưởng ASEAN không có thông cáo chung ‘do VN’

BBC

5-8-2017

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Há miệng mắc quai

Phạm Trần

3-8-2017

Bản đồ các lô dầu trên Biển Đông, trong đó có lô 136/3. Ảnh: Google Earth

Việt Nam (CSVN) có Lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ với số quân phỏng định là 5,495.000 người. Nhưng lực lượng này có thể làm gì trước đe dọa tấn công của Trung Cộng, hay đã há miêng mắc quai thì cứ lờ đi cho đỡ nhục?

Trước hết, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Lực lượng Quân đội bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an bao gồm An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.”

Tài liệu chi tiết cho thấy Việt Nam có 455,000 quân chính quy; 5.000.000 dự bị và 40,000 bán quân sự.

Tuần lễ Donald Trump đánh mất biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Bill Hayton

Dịch giả: Song Phan

31-7-2017

Bản đồ lô 128, 136/03. Ảnh: Google Earth.

Sự đầu hàng của Việt Nam cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc lo rằng, Mỹ không còn ủng hộ họ nữa.

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện hào hùng chống Trung Quốc. Nhưng tháng này, Hà Nội đã quỳ gối trước Bắc Kinh, bị hạ nhục trong đua tranh về việc ai kiểm soát biển Đông, tuyến đường thủy gây tranh cãi nhất thế giới. Hà Nội đang nhìn về Washington tìm dấu hiêu ủng hộ ngầm giúp tránh các đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền Trump đã cho thấy rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đúng mức tới lợi ích của bạn bè và các đối tác tiềm năng của mình ở Đông Nam Á để bảo vệ họ chống lại Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ kết luận rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng hậu thuẫn họ. Và trong khi Washington tự làm suy yếu chính mình về vụ gián điệp Nga và các cuộc tranh luận về chính sách chăm sóc y tế, một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

2-8-2017

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Nếu sự kiện dàn khoan HD 981 (5/2014) tạo ra cú sốc và một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Việt, đánh dấu “khủng hoảng Biển Đông lần thứ nhất”, thì đối đầu Trung-Việt đang diễn ra tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank) từ giữa tháng 6/2017, có thể là “khủng hoảng Biển Đông lần thứ hai”. Lần thứ nhất, Trung Quốc đã xô đẩy Việt Nam xích lại gần Mỹ, và thúc đẩy Mỹ phải xoay trục sang Châu Á. Lần thứ hai, Trung Quốc đang thúc đẩy Mỹ-Nhât-Ấn-Úc liên minh tại Biển Đông và xô đẩy Việt Nam trở thành đồng minh. Đó là “hệ quả không định trước”, và là cái giá cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

30-7-2017

Ảnh: internet

Câu hỏi đặt ra cho mọi người là trước sự gây hấn thường xuyên của TQ trên vùng biển thuộc vùng “Kinh tế độc quyền” của VN, điển hình là vụ Repsol rút giàn khoan ở lô 136-03 vào tuần qua, VN phải làm gì?

Theo tôi, quan điểm có từ rất lâu, ngoài phương pháp “đi kiện” thì VN sẽ không có phương án nào khác, hòa bình, giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền tại các vùng “Kinh tế độc quyền” hay “thềm lục địa” của mình.

Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’

BBC

29-7-2017

Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017.

Việt Nam đang ở trong thế ‘chỉ có một mình’ khi đương đầu với Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần này.

Biển Đông: “Hoạt động dầu khí thuộc chủ quyền VN”

Bill Hayton: “Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có đúng hay không là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?) ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan dầu, nhưng hai (ủy viên) thì không. Và hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không, vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và Bộ trưởng Quốc phòng“.

BBC

28-7-2017

Một giàn khoan của tập đoàn Repsol – hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa. Nguồn: Bloomberg

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trong lúc trả lời báo chí chiều 28/07/2017 giờ Hà Nội đã khẳng định rằng hoạt động dầu khí gần đây diễn ra tại khu vực ‘hoàn toàn thuộc chủ quyền’ Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy không nói rõ vị trí của các điểm mà truyền thông nước ngoài cho là có hoạt động khai thác khí và khoan tìm dầu của Talisman – Vietnam thuộc công ty Tây Ban Nha Repsol, bà Lê Thu Hằng được trích lời nói:

Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông

East Asia Forum

Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra

Dịch giả: Song Phan

28-7-2017

Những người tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đánh dấu 43 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19-1-2017. Ảnh: Reuters / Kham

Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.

Nếu như Trung Quốc và Philippines tuân theo những kết luận của phán quyết này như yêu cầu của luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ là người hưởng lợi chính vì bốn lý do.

Sắp có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam?

28-7-2017

Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh có đăng Thông báo của Ban Chỉ huy Quân sự phường 13, quận Bình Thạnh, “về việc trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đơn vị theo lệnh của Ban CHQS quận Bình Thạnh“, do ông Hoàng Nhật Nhân, chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường 1, ký tên.

Thông báo có đoạn: “Tình hình trên cả nước cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng, trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều tình hướng phức tạp khi giàn khoan Hải Dương – 760 của Trung Quốc đặt tại biển Đông.

Hoa Kỳ có thể đặt một chân ở cánh cửa của Việt Nam?

Sephard

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Song Phan

25-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Sephard/ internet

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể ít phức tạp hơn Washington mong muốn, bất chấp việc Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực buộc Hà Nội ngưng khoan trên biển Đông mới đây.

Điều thú vị là trong tuyên bố chung ngày 31 tháng 5 của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Hoa Kỳ sẽ không cam kết giúp đỡ Hà Nội trong việc đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.