Ngày này 10 năm trước, hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị cơ quan an ninh điều tra bắt giam vì đưa tin ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong vụ PMU18.
Ngay trong ngày hôm sau, 13-5, báo Thanh Niên đưa trên trang nhất cái tít “2 nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt vì đưa tin vụ PMU 18” và dành 2 trang chứng minh nhà báo Nguyễn Việt Chiến vô tội. Báo Tuổi Trẻ cũng đưa tin, bài bảo vệ phóng viên của mình. Ban Tuyên giáo Trung ương không có chỉ đạo gì, nghĩa là báo chí có quyền đăng tiếp.
Tôi, cho đến giờ này, vẫn là một bạn đọc hàng ngày của Tuổi Trẻ. Và, cho dù hôm nay có thêm một người bị các nữ phóng viên tố cáo, thì vẫn muốn tin tệ nạn này chỉ dừng lại ở yếu tố cá nhân. Tuy nhiên, tôi vẫn viết vài dòng về điều mà tôi nghĩ đang là “vấn đề của Tuổi Trẻ”.
Sau vụ “Anh Thoa”, phản ứng phổ biến của các bạn Tuổi Trẻ là phê phán những ai “đánh đồng một cá nhân với Tuổi Trẻ” thay vì ý thức đầy đủ tính nghiêm trọng khi tệ nạn đó xuất hiện trong tờ báo của mình. Cái đáng lo hơn không phải là có hay không có một vụ hiếp dâm mà khuynh hướng nặng về phê phán cách ứng xử của nữ CTV. Và, thậm chí, một vài nhà báo nam trong chỗ riêng tư coi chuyện những phóng viên có “quan hệ” với nhau là “chuyện nhỏ”.
Mô hình kiểm duyệt của Trung Quốc do nhà nước kiểm soát tin tức, đang được các nước châu Á sao chép, điển hình là Việt Nam và Campuchia. Các nền dân chủ ở Bắc Á đang cố gắng tự thiết lập các mô hình thay thế. Bạo lực đối với các nhà báo ngày càng đáng lo ngại ở Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và Philippines.
Tôi đã dành hai ngày nay để nhìn cách dư luận ứng xử với sự việc quấy rối tình dục ở tòa soạn lớn. Ngay sau cuộc họp đầu tiên, hàng trăm tin nhắn đã được seeding qua ngả “nhắn nhủ riêng” để người ngoài cuộc cảm thấy mình đang bị “troll” và tham gia vào một cuộc mâu thuẫn cá nhân.
Sự việc chưa hề ngã ngũ. Và tôi nhìn thấy những điều khác hẳn:
Cách đây vài năm, khi nghe câu “Ai biểu đi xe tay ga, đeo hột xoàn chi cho nó chém?!” Của người nhà hung thủ vụ chặt tay cướp xe SH, tôi đã shock!
Nạn nhân không có quyền đi xe tay ga, mang hột xoàn ư? Và vì đi xe tay ga, mang hột xoàn thì đáng bị xâm hại sức khỏe, thân thể, tính mạng một cách vi phạm pháp luật, vi Hiến ư? Nghĩ gì kỳ vậy?
Vụ bê bối xâm hại tình dục đang làm báo Tuổi Trẻ tuột dốc thê thảm, trở thành xấu xa trong mắt rất nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, người từng xem TT như một tờ báo nhà nước mà “chơi được”, và tôi cũng có nhiều bạn bè ở đó.
Nguyên nhân rất rõ ràng là do chính báo TT “làm nên” điều này chớ không ai khác, nhưng nguyên nhân sâu xa, mang tính khách quan lại không do chính những người tâm huyết với TT, mà do chính “cơ chế” rất éo le của nó, khi TT mang một nội tại đầy mâu thuẫn: Xếp theo “thứ bậc” tại VN, Tuổi Trẻ là báo loại ba: nghĩa là vừa là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địa phương (TP.HCM), đó là cấp thấp nhất trong hệ thống báo chí, nhưng TT lại được đánh giá là tờ báo hàng đầu VN trong thời “vàng son” 1990-2005 và cho cả đến gần đây.
Sự kiện một ông sếp báo Tuổi Trẻ liên can vụ quấy rối một phóng viên tập sự, thật ra, với những người lăn lộn lâu năm trong làng báo, thì chuyện này không cá biệt. Đằng sau những trang báo (nói chung, không phải riêng Tuổi Trẻ) – viết về những tiêu cực xã hội, lên tiếng gay gắt những vụ án hiếp dâm, khai thác từng centimet chuyện tình tay ba, tay tư của những người nổi tiếng – là những câu chuyện gần như tương tự xảy ra ngay bên trong làng báo. Trong buổi café sáng hay bàn bia buổi chiều, một trong những “món nhắm khoái khẩu” mà một số nhà báo thích “nhậu” là những vụ xì căng đan tình ái xảy ra giữa đồng nghiệp trong “nhà” mình hay “nhà hàng xóm”. Nói cách khác, làng báo là một xã hội thu nhỏ. Chuyện gì “ngoài đời” có thì làng báo có, từ hối lộ, lăng nhăng, hù dọa, phe nhóm, đâm thọc, đến đố kỵ… Dĩ nhiên, cũng như trong xã hội, làng báo không phải chỉ có người xấu.
Tôi không có bình luận gì về vụ việc bị nghi là cưỡng hiếp mà nhiều người đang nói tới, tôi không rõ thực hư.
Tôi chia sẻ những chuyện (khác) của chính tôi, về chuyện quấy rối trong nghề báo.
1. Tôi tốt nghiệp năm 2001, đi thực tập tại báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Cùng ban có anh làm phóng viên ngồi giảng giải phải làm nghề (kiểu của ảnh) ra sao, rủ tôi lên xe theo ảnh đi làm tin bài. Nào ngờ, chạy tới Gia Lâm thì ảnh rẽ ngang đẩy tôi vào nhà nghỉ (đã lấy chìa khóa). Tui cũng ngu nhưng chưa ngu đến thế, quyết không lên phòng. Ảnh quay ra, đẩy tiếp tôi vào cà phê vườn sát đó (hồi đó còn dạng cà phê chia ngăn).
Sau đó mấy năm, nghe tin báo đó có phóng viên bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp. Đầu tui ngờ ngợ (vì đã từng nghe ảnh “giảng” nghề), chính là Nguyễn Hùng Sơn – nhân vật đẩy cô sinh viên thực tập trẻ măng là tôi hồi đó vào nhà nghỉ: Nhận 10.000 USD, một phóng viên bị bắt (TT).
Bảy năm trước, một bạn gái đồng nghiệp của tôi, từ văn phòng báo Tuổi Trẻ Sông Tiền về lại Sài Gòn và bỏ nghề, chuyển sang làm PR. Tôi không bao giờ được biết vì sao bạn đột ngột bỏ việc – từ bắt nguồn là một người yêu công việc đi viết hơn tôi.
Ngay khi Tuổi Trẻ đăng bản tin tạm đình chỉ công việc nhà báo Đặng Anh Tuấn (Anh Thoa), trưởng phòng Truyền hình báo Tuổi Trẻ để làm rõ những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến nhà báo này thì trên mạng xã hội, một nickname có tên Kim Ngan tự xưng là nữ CTV từng làm việc tại Báo Tuổi Trẻ sau nhiều năm im lặng, đắn đo mãi giờ quyết định lên tiếng về việc từng bị “sếp” Văn phòng Sông Tiền của báo quấy rối tình dục buộc phải nghỉ việc.
“B ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp 1 tờ báo – nơi tôi từng làm việc).”
“B ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy….”
Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.
Một lần khác, ông ấy vuốt tóc, xoa đầu tôi. Văn phòng buổi tối, chỉ còn mình tôi.
LTS: Cư dân mạng đang bàn tán về vụ bê bối xảy ra ở tờ báo lớn nhất nước: Một cộng tác viên bị Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ hiếp dâm, nạn nhân uất ức tự tử và đã đưa vào bệnh viện cấp cứu sáng sớm hôm nay 19/4.
Một Facebooker cho biết, đây là lần thứ hai cô gái này tự tử. Nạn nhân là nữ sinh viên khoa Báo Chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, và là cộng tác viên báo Tuổi Trẻ, làm việc dưới quyền của nghi phạm. Một số Facebooker đưa tin, nghi phạm chính là nhà báo Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa, Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ.
Sự hỗn loạn của thông tin trong cuối tuần qua rõ nét nhất khi truyền thông lên tiếng đầy mâu thuẫn về kết quả của vụ tấn công các cơ sở nghiên cứu và kho vũ khí hóa học của Syria.
Hiện nay phong trào viết tâm thư đang nở rộ như hoa cỏ mùa xuân. Tâm thư thể hiện sự quan tâm, đi sâu đi sát của lãnh đạo trong quần… chúng nhân dân.
Tâm thư được viết ra từ dòng máu nóng hừng hực chảy trong huyết quản, chảy trong toàn cơ thể. Để có được điều này cần hy sinh thân mình, phải uống khá nhiều loại rượu Tây rất mắc tiền, rất cao độ, “rất khó chịu”.
“Mình thấy nặng trĩu buồn đến thắt ruột, buồn lặng luôn suốt mấy ngày nay vì thấy người ta tìm mọi cách hủy diệt một thương hiệu mạnh Việt Nam sao ác độc thế? Còn mấy kẻ gọi là làm báo sao mà rẻ rúng thế? Không phải kiểu lá cải mà là lá ngón, và các chuyên gia marketing, pháp lý thì giỏi đến rợn tóc gáy”.
Quá náo loạn, mình muốn yên để làm một núi chuyện mà rồi cũng đành phải nói. Công ty dịch vụ marketing nào chuyên nghiệp lạnh người luôn. Không có tí teo tình cảm thật nào mà chỉ là một chiến dịch, một business, được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một đội ngũ chuyên nghiệp hùng hậu.
Hôm vừa rồi, ông Võ Văn Thưởng – người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, dư luận xã hội còn gọi ông là tổng biên tập của làng báo chí quốc doanh – đến thăm và chỉ đạo VTV. Trước đó không lâu, ông Thưởng đến báo Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của đảng CS Việt Nam – cùng mục đích như vậy.
Hồi đi học tôi kính nể các anh chị làm báo lắm nhưng chẳng khi nào nghĩ có cơ hội quen biết thậm chí chơi với họ. Cho đến khi gia đình gặp sự cố, chị tôi liên hệ qua đường dây nóng và ngay lập tức họ có mặt. Lúc đó tôi là một đứa trẻ, 20 tuổi nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ trong nhận thức. Tôi không hiểu vì sao anh ấy và chị ấy hơi khép nép, rụt rè khi đến lấy tin. Nhưng sau này rồi tôi mới hiểu, xung quanh chúng tôi là công an dày đặc, anh chị có những e ngại riêng.
Kể từ ngày Caubay gia nhập nhóm “Thiên thần mũ đỏ” thì cuộc sống có nhiều niềm vui hơn. Ngoài những lần được mời tham dự đại hội thường niên của binh chủng thiện chiến nhất của quân đội Miền Nam, còn lai rai họp mặt thật vui vẻ cùng các anh cựu chiến binh, không riêng gì bên nhảy dù mà thuộc nhiều binh chủng khác như biệt kích, không quân… Cởi mở, vui vẻ, phong thái rất nhà binh là đặc điểm của các anh, dù nay tuổi xuân không còn nữa.
Gần đây ngành Tâm lý học Việt Nam hay sử dung phương pháp “Phân tích chân dung tâm lý” (có khi gọi là “Nghiên cứu trường hợp” – case study). Phân tích tâm lý, có thể theo cấu trúc nhân cách; có khi theo đường đời. Ở đây chọn cách lấy ra một số việc làm tiêu biểu để khắc họa vài nét chân dung tâm lý/ hay tính cách của ông Trương Minh Tuấn từ ngày lên làm Bộ trưởng Bộ TT-TT, mà mình để ý quan sát. Từ đó, hy vọng cơ bản thấy được ông là NGƯỜI THẾ NÀO?
LTS: Như quý bạn đọc đã biết, hàng loạt bài báo về vụ “Bộ Thông tin truyền – Thông tin phản bác Thanh tra Chính phủ”, đăng vào chiều tối qua, đã bị gỡ khỏi các trang mạng, trong đó các văn bản của Bộ Truyền thông – Thông tin phản bác kết luận của Thanh tranh Chính phủ về việc Mobifone mua AVG, đồng loạt biến mất.
Một kỷ lục vừa được thiết lập khi báo chí đồng loạt “ngỏm củ tỏi” sau chỉ “3 nốt nhạc”. Sau khi kết luận Thanh tra vụ AVG được bạch hóa, vừa xong, Bộ 4T cũng công khai ý kiến phản đối. Và ngay sau đó đã kịp thời tứ bất tử (404).
Bây giờ đã là ngày 1/3/2018, tôi đã lập xong kế hoạch công việc cho 5 năm tới của mình, đáng ra, tôi đã có thể yên tâm đóng cửa làm việc, nhưng còn một chuyện khiến tôi lấn cấn. Thực ra, đó là một suy nghĩ, hay nói đúng hơn, đó là một mối lo đeo bám tôi suốt nửa năm qua.
Tôi còn nhớ, lần đầu gặp anh Osin, anh có kể về việc anh gặp gỡ Noam Chomsky, anh nói: “Chỉ tiếc là khi đó ông ấy đã mất khả năng nghe, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. Rồi anh đưa ra một bình luận khác: “Vả lại ai cũng biết ông ấy thiên tả, mà khi đã thiên về bất cứ phía nào, tả hay hữu, thì với giới tri thức phương Tây đều mất giá trị”.
Ngăn cấm một cuốn sách không những vi phạm quyền được viết của tác giả, mà còn vi phạm quyền được đọc của công chúng.
Bạn có thể thấy ý tứ câu trên có phần quen thuộc, bởi cảm hứng của nó được lấy từ một câu nói của nhà cải cách xã hội huyền thoại người Mỹ Frederick Douglass (1818 – 1895): “Đàn áp tự do ngôn luận là hai lần sai trái. Nó vi phạm quyền tự do của người nói, đồng thời cũng vi phạm quyền tự do của người nghe”.
Ngày 15/02/2017, dư luận xôn xao về vụ án giết gia đình 5 người ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 24 giờ sau, công an điều tra đã bắt nghi phạm đầu tiên nhưng một số trang báo điện tử đưa tin đã bắt được hung thủ giết người.
Trong khi đó, nghi phạm giết người và hung thủ giết người là hai khái niệm rất khác nhau.
Câu chuyện không vui trong nghề báo, đối với người làm báo. Em vẫn mong muốn không phải nói ra những điều này, về cơ quan mà mình từng công tác. Nhưng thú thực, em không còn cách nào khác. Kính mong các anh chị chia sẻ:
Năm 2016, thời điểm em còn là PV ở báo Đời sống & Pháp luật – báo Người đưa tin. Em có viết bài báo, được đăng trên báo Người đưa tin. Sau khi đăng 5 phút, phía công ty (em xin giấu tên là Công ty A) trực tiếp gọi điện cho em xin được gỡ bài. Do là PV mới, chưa bao giờ dính đến hợp đồng hay gỡ bài gì nên em đã liên hệ với trưởng ban. Sau đó trưởng ban cho người công tác trong báo (em xin giấu tên), tạm viết tắt là anh T gọi cho em bảo em gỡ đi rồi Cty A sẽ ký cho hợp đồng 200 triệu (cụ thể 100 triệu cho ĐS&PL, 100 triệu cho NĐT).
Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.
Năm xưa khi xa Việt Nam (ngày này 5 năm về trước), một trong những điều tôi nhớ nhất là… tòa soạn và những ngày tháng bên cạnh đồng nghiệp báo Pháp luật TP.HCM. Mà một trong những điều tôi nhớ nhất ở tòa soạn là những buổi chiều trên căn gác nhỏ đó và tiếng gõ bàn phím lách cách của mọi người.
Ít ai biết rằng tiếng bàn phím đã trở thành một thứ âm thanh ám ảnh tôi từ những ngày đầu đi làm báo. Có những chiều tôi trùm chăn nằm ngủ dưới gầm bàn, trên ghế, bạn đồng nghiệp vẫn lặng lẽ, lách cách gõ máy. Liên tục tiếng “chát, chát” của phím space bar, xen với tiếng rì rầm nhẩm lại bài. Đôi khi tôi như nhìn thấy đôi lông mày của bạn chau lại, nhíu nhíu khi tìm cách diễn đạt một ý nào đó. Đôi khi tôi cảm thấy cả tiếng thở dài của một bạn nào đó, khi mà “tin còi quá, bài chán quá, chẳng có gì viết”.
Năm vừa qua là một năm có quá nhiều biến động về thời cuộc, xã hội và các sắc màu cảm xúc. Nó phơi bày, phô diễn những góc khuất sâu kín nhất, mà mỗi con người trong cuộc đời của mình, thường muốn cố che dấu nó đi.
Mới mấy tháng trước, người ta còn thấy Thanh Niên, Tuổi Trẻ nhận hàng tỷ đồng từ Vũ nhôm đi làm từ thiện. Họ, kín đáo ca ngợi hảo tâm. Họ, về nhà post lên face mình những bức ảnh đầy tình thương và lòng trắc ẩn, không phân biệt xuất thân, nghèo giàu, chỉ có lòng thương vô bờ bến. Họ cùng nhà tài trợ sheo-fì cười tươi đầy ấm áp. Mấy sau, cũng chính họ quay ngoắt 180 độ vạch tội Vũ nhôm như bao công tái thế, kiểu tôi đã biết lâu rồi, có ngày nó sẽ chết.