Trung Quốc xây dựng chỗ chứa tên lửa mới trên các đảo ở biển Đông

Financial Times

Tác giả: Demetri Sevastopulo từ Washington và Charles Clover từ Bắc Kinh

Dịch giả: Song Phan

29-6-2017

Các cơ sở quân sự Trung Quốc đang xây dựng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập. Ảnh: CSIS/ AMTI

Trump không thể thay đổi tiến trình của Bắc Kinh dù có quan hệ thân thiện với Tập

Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự mới trên các đảo đang tranh chấp ở biển Đông, cho thấy mối quan hệ thân thiện mà Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhen nhóm tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4, đã không thuyết phục Trung Quốc thay đổi tiến trình của họ trên biển.

HRW tố cáo Việt Nam sử dụng côn đồ thay Công an để khép công dân vào khuôn khổ

Asia Sentinel

Dịch giả: Song Phan

20-6-2017

LTS: Sử dụng côn đồ để “dạy dỗ” những người không tuân theo ý của chính quyền, là một vấn đề quá quen thuộc ở Việt Nam, nhưng ít người nước ngoài biết đến. Cho nên báo cáo này của một cơ quan phi chính phủ phương Tây, đáng chú ý.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra nhiều chi tiết về việc đánh đập, hăm dọa

Những nhà hoạt động sau khi bị công an chìm “dạy dỗ”. Ảnh: AS/ internet

Khắp đất nước Việt Nam, thành phần côn đồ trẻ đang được sử dụng làm tay chân của công an, thực hiện việc đánh đập những công dân mà công an chưa muốn bắt, hoặc có lẽ thà không bắt sẽ tốt hơn, theo một báo cáo mới được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York công bố ngày 19 tháng 6.

Những điểm yếu của quân đội Việt Nam

Diplomat

Tác giả: Shang-su Wu

Dịch giả: Song Phan

27-6-2017

Xe tăng chủ lực kiểu 59, được sử dụng thời chiến tranh Việt Nam (cuộc chiến với Mỹ). Ảnh: Wikimedia Commons/ Bukvoed

Mặc dù có những khoản đầu tư quốc phòng đáng kể nhưng một số bộ phận bị xao lãng của Quân đội Việt Nam lại dễ bị Trung Quốc tấn công.

Trong hai thập kỷ qua, Hà Nội đã tập trung nguồn lực hạn chế của mình để tăng cường một số khả năng không quân và hải quân, nhưng những thứ khác trong thiết bị quân sự của Việt Nam đang đi tới chỗ lỗi thời do thiếu đổi mới. Mặc dù không có một định nghĩa phổ quát, tính lỗi thời quân sự có thể được xem xét từ hai cách nhìn: tuyệt đối và tương đối. Cách nhìn đầu liên hệ tới sự sẵn sàng hoạt động, và cách sau là việc so sánh các khả năng giữa một nước và kẻ địch tiềm năng của nó. Trong trường hợp của Việt Nam, cách nhìn tương đối quan trọng hơn do việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự toàn diện. Trong khi các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, và tàu khu trục mới của Hà Nội không kém hơn các loại tương ứng của Trung Quốc thì các khả năng khác của Việt Nam sẽ là những điểm yếu cho Bắc Kinh khai thác. Tàu quét mìn, xe thiết giáp và pháo binh là ba ví dụ chính.