Nghiên cứu chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Mark Atwood Lawrence

Dịch giả: Song Phan

Humanities

Mùa Thu năm 2017 (tập 38, số 4)

Tình trạng nghiên cứu đã giúp thay đổi như thế nào

Hai lính Mỹ ở Pleiku, miền Nam Việt Nam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ tháng 5/1967. Nguồn: Everett Collection / Alamy Stock Photo

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

16-10-2017

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Chức Năng Tư Vấn của Toà Án Công Lý Quốc Tế cho Tranh Chấp Biển Đông – Bài Học từ Thực Tiễn Tranh Chấp Chủ Quyền Quần Đảo Chagos

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Hoàng Sa

14-10-2017

Lời giới thiệu: Bài viết này là bước đầu tiên trong kế hoạch nghiên cứu của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tìm hiểu khả năng ứng dụng cơ chế tư vấn (advisory opinion mechanism) của Toà Công lý quốc tế (International Court of Justice) vào giải quyết tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Bài viết được đăng dưới dạng working paper nhằm chia sẻ với công luận quan tâm những ý tưởng và những kết quả nghiên cứu ban đầu, với mong muốn khởi động cho một cuộc thảo luận học thuật về một hướng đi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, cũng như có thể nhận được những góp ý cho bài viết.

Hậu quả của việc Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Hiếu Bá Linh, biên dịch

7-10-2017

Ảnh chụp bài báo trên nhật báo TAZ của Đức

“Những cuộc đi thăm cấp cao”, như Bộ Ngoại giao Đức nói, tối thiểu là sẽ bị hạn chế trong tương lai. Đức sẽ không ký kết những dự án (viện trợ) mới, cho đến khi nào Hà Nội đáp ứng phù hợp những yêu cầu của phía Đức.

Nhật báo TAZ của Đức, ấn bản in – số ra cuối tuần 7./8.10.2017, cũng như bản điện tử online, đăng một bài báo nói về nguyên do tại sao chính phủ Đức quyết định đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và những hậu quả của nó, mới đây nhất là không còn miễn visa cho những nhà ngoại giao Việt Nam và những người mang hộ chiếu ngoại giao khi vào Đức.

Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông

China Policy Analysis

Tác giả: Carlyle Thayer

Dịch giả: Song Phan

4-10-2017

Đảo Đá Đông (East London Reef) do VN làm chủ. Nguồn: internet

Hồi tháng 1/2017, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gây ra một cơn bão truyền thông tại Trung Quốc (TQ) trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ của ông khi trả lời câu hỏi liệu ông có ủng hộ một thái độ quyết đoán hơn đối với TQ hay không. Tillerson trả lời, “Chúng ta sẽ phải gửi tới TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, dừng lại việc xây dựng đảo và, thứ hai, sẽ không được cho phép truy cập vào những đảo này”. Tillerson cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong vùng “bày tỏ sự ủng hộ.”

Mật vụ Đông Đức đã hỗ trợ mật vụ Việt Nam kiểm soát và đàn áp người dân như thế nào?

Nhân kỷ niệm ngày nước Đức tái thống nhất nhìn lại: Mật vụ Đông Đức đã hỗ trợ mật vụ Việt Nam kiểm soát và đàn áp người dân như thế nào?

Tác giả: Sử gia Đức Martin Großheim

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Biên tập: Hiếu Bá Linh

3-10-2017

Ảnh cơ quan trung tâm của mật vụ Stasi ở Berlin bị người dân Đông Đức tràn vào đập phá, sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Nguồn: Tagesspiegel.de

Giới thiệu

Sau khi Đông Đức sụp đổ, nước Đức tái thống nhất vào 03/10/1990 các nhà nghiên cứu, các sử gia được tiếp cận kho hồ sơ khổng lồ của Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức, thường được gọi tắt là “Stasi”, vốn nổi tiếng là một trong những cơ quan tình báo được tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả nhất trong khối xã hội chủ nghĩa.

Một cuộc cách mạng lật đổ thể chế đảng thống nhất xã hội chủ nghĩa Đức

Tác giả: Eckhard Jesse (1)

Dịch giả: Lê Quang NgọLê Quí Trọng

Luận đề: Những biến cố trong mùa Thu năm 1989 xuất phát từ bản tính cách mạng. Chúng đã tìm thấy nguyên nhân của chúng trong sự phá sản kinh tế, chính trị và đạo đức của thể chế SED toàn trị. Khi cuộc bầu cử chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989 bị cáo buộc gian lận, lần đầu tiên cuộc khủng khoảng có hiệu quả cộng đồng đã có thể nhận biết được. Đó đã là một cuộc cách mạng ôn hòa, dựa vào lời kêu gọi “Không sử dụng bạo lực” và vào sức mạnh của lời nói và của những ngọn nến. Những kẻ uy quyền trở nên bất lực, những người bị trấn áp trở nên có ảnh hưởng. Cuộc cách mạng thống nhất năm 1990 nối tiếp cuộc cách mạng tự do trong mùa Thu năm 1989 – Cuộc cách mạng ôn hòa đầu tiên thành công.

***

Cộng sản đã giấu kho báu của họ ở đâu sau khi Liên Xô sụp đổ?

Russia Beyond

Tác giả: Oleg Yegorov

Dịch giả: Trúc Lam

26-9-2017

Một số nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô có thể là những người rất giàu có. Nguồn: Varvara Grankova

Khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, có nhiều tin đồn về số phận của “vàng dự trữ” của Đảng Cộng sản. Vài sử gia và các nhà báo tin rằng, các quan chức Đảng đã tích lũy nhiều khoản tiền khổng lồ, bí mật chuyển vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS LX) hơn cả một đảng chính trị. Được hưởng quyền độc quyền cho đến cuối thập niên 1980, các cấp trên của ĐCS LX – Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị – tồn tại dưới dạng một đất nước riêng biệt và nhiều quan chức này được hưởng các đặc quyền mà không phải lúc nào cũng hợp pháp.

Trịnh Xuân Thanh: Trùm tham nhũng hay là nhà cải cách?

The Diplomat

Tác giả: Bennett Murray

Dịch giả: Trúc Lam

25-9-2017

Hình ảnh cựu giám đốc điều hành dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh được nhìn thấy trên màn hình TV của đài truyền hình VTV, nói rằng ông ta tự nộp mạng tại một đồn cảnh sát ở Hà Nội, Việt Nam ngày 3/8/2017. Nguồn: REUTERS/Kham

Khi Đức gia tăng áp lực về vụ bắt cóc Thanh, cảnh ngộ của ông đã làm cho mọi người gia tăng chút cảm thông.

Một cựu viên chức cộng sản đào tẩu đã bị tóm trên đường phố Berlin giữa ban ngày bởi các gián điệp Việt Nam có vũ trang. Một chuyến đi bí mật qua Đông Âu cho một chuyến bay bí mật về Hà Nội. Một lời thú nhận trên truyền hình của đài truyền hình nhà nước Việt Nam, có thể bị cưỡng ép. Một Bộ Ngoại giao Đức bị xúc phạm và các nhà ngoại giao Đức tuyên bố, một nhà ngoại giao không được chào đón.

Phe bảo thủ thanh trừng các đồng minh của phe cựu Thủ tướng Dũng

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

18-9-2017

Dũng – Trọng, đối thủ truyền kiếp. Ảnh: internet

Khi chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng năm ngoái, những người bên ngoài có thể nhận thấy một cuộc tranh đua quyết liệt giữa phe cải cách và phe bảo thủ. Những người bảo thủ dán nhãn cho phe cải cách là những kẻ ‘cơ hội’ và họ thường nói đúng. Phe cải cách cười to khi người bảo thủ lập luận rằng hệ tư tưởng (theo Lenin, chứ không phải Marx) sẽ giữ cho Việt Nam an toàn trong một thế giới hỗn loạn và đe dọa.

Đại hội đã kết thúc với thắng lợi rõ rệt về phe bảo thủ. Kết thúc cuộc đấu đá nội bộ đảng công khai một cách bất thường là việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hưu và thông báo một Bộ Chính trị mới bị chi phối bởi những kẻ mù quáng, các tướng công an và đặc biệt bởi Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng.

Điểm ba cuốn sách về trật tự thế giới của Trung Quốc

New York Books

Tác giả: Andrew J. Nathan

Dịch giả: Song Phan

Số phát hành 12/10/2007

Tập Cận Bình qua nét vẽ của Siegfried Woldhek

“Kết thúc thế kỷ châu Á: Chiến tranh, trì trệ, và những rủi ro cho khu vực năng động nhất thế giới”, của tác giả Michael R. Auslin, NXB Yale University Press, dài 279 trang, giá 30.00 Mỹ kim.

“Hậu thế giới phương Tây: Các cường quốc mới trỗi dây đang định hình lại trật tự thế giới như thế nào”. Tác giả Oliver Stuenkel, NXB Polity, sách dày 251 trang, giá bìa cứng 64,95 Mỹ kim, bìa giấy giá 22,95 Mỹ kim.

“Buộc phải đi tới chiến tranh: Mỹ và TQ có thể thoát bẫy Thucydides không?” Tác giả Graham Allison, NXB Houghton Mifflin Harcourt, dày 364 trang, giá 28 Mỹ kim.

Phải chăng cuộc thanh trừng ở Việt Nam đã đi quá xa?

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trung Nguyễn

21-9-2017

Đồng chí X và bác Cả, mối thù truyền kiếp. Ảnh: internet

Cuộc vận động chống tham nhũng của người đứng đầu đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã làm rối loạn hệ thống chính trị độc đảng thường rất yên bình, và làm bộc lộ sự hủ bại sâu sắc trong hệ thống ngân hàng mờ ám.

Mối quan hệ Việt – Trung: Cân bằng địa lý và lịch sử

Business Mirror

Tác giả: Tường Vũ

Dịch giả: Trúc Lam

15-9-2017

Mối quan hệ Việt – Trung đã bắt đầu giảm sút kể từ tháng 6, sau khi Thượng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long rút ngắn chuyến thăm Hà Nội và hủy bỏ một cuộc giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới giữa quân đội hai nước, nhằm xây dựng niềm tin lẫn nhau.

Nguyên nhân của sự bất đồng này là hợp đồng khoan dầu ở Biển Đông mà Hà Nội đã ký với công ty Repsol của Tây Ban Nha. Điều này đã xảy ra trước đây nhưng lần này Bắc Kinh đe dọa thực hiện các biện pháp quân sự nếu Hà Nội không dừng và chấm dứt [khoan dầu]. Chỉ trong một tuần, Việt Nam đã hủy bỏ hợp đồng và đồng ý trả hàng triệu đô la tiền đền bù cho Repsol.

Lần đầu tôi gặp Mỹ

New York Times

Tác giả: Bảo Ninh

Dịch giả: Lê Nguyễn Duy Hậu

5-9-2017

Tác giả Bảo Ninh. Nguồn: Vietnam Film Project/ Florentine Films

Lời người dịch: Đây là một bài khá dài và nặng nề nhưng rất bổ ích, cho mọi người. Điều thú vị là mình đang dịch sang tiếng Việt một bài viết tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh.

Tôi đến Mỹ lần đầu tiên vào mùa hè năm 1998. Lúc đó, tôi được mời tham dự một hội nghị văn chương tại Montana cùng bốn tác giả Việt Nam khác. Chúng tôi khởi hành từ Hà Nội đến Đài Loan và sang Los Angeles. Tôi ngủ suốt hành trình bay xuyên Thái Bình Dương, qua nhiều múi giờ và chỉ bị đánh thức khi máy bay chạm mặt đất. Chúng tôi đi vào một sảnh rất to để kiểm tra hộ chiếu, và đó là lúc tôi cảm thấy giựt mình: bọn Mỹ khắp nơi, bao vây chúng tôi! Tôi không bao giờ quên được cảm giác kì lạ đó. Mọi thứ thật dễ sợ, không thể tin được, và siêu thực với tôi. Tôi, một cựu quân nhân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đang ở Hoa Kỳ, và xung quanh toàn là người Mỹ.

Trấn áp mạng xã hội ở Việt Nam, nhưng nhiều người không sợ

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

4-9-2017

Nhà hoạt động xã hội Anh Chí đang lướt mang tại quán cà phê Tự Do ở Hà Nội. Nguồn: REUTERS / Kham (Kham / Reuters)

HÀ NỘI – Cảnh sát ở đất nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo đã và đang đàn áp đặc biệt mạnh tay hơn lên quyền tự do diễn đạt trên mạng xã hội trong vài tháng qua.

Hoặc, ít nhất là các chuyên gia, những người sử dụng [mạng xã hội] thường xuyên và các blogger bất đồng chính kiến ​​có thể nói, có vẻ như vậy.

Bà Janice Beanland, nhà vận động của Tổ chức Ân xá quốc tế, cho biết: “Ngay cả các nhà hoạt động ở Việt Nam cũng đã cố gắng để nói rằng có bao nhiêu người thực sự bị bắt và bị bắt” vì hoạt động trên mạng. “Nhưng một điểm đáng chú ý là các nhà hoạt động xã hội Việt Nam dường như không hề nao núng”.

Ken Burns và Lynn Novick nói về cuộc chiến Việt Nam

New York Times

Tác giả: Jennifer Schuessler

Dịch giả: Tấn Chi

Hiệu đính: Minh Trần

1-9-2017

Lính thủy quân lục chiến hành quân ở Đà Nẵng, VN năm 1965. Nguồn: AP/ PBS

Năm 1990, Ken Burns quay bộ phim “Nội chiến” thu hút lượng khán giả kỷ lục cho đài PBS và bắt đầu khôi phục lại sự yêu thích của công chúng về đề tài này. Gần ba thập niên với hơn 20 bộ phim tài liệu sau đó, có lẽ ông ấy là thương hiệu phim lịch sử đáng tin cậy nhất của đất nước, một biểu tượng được người Mỹ yêu thích như môn bóng chày (chủ đề của bộ phim tài liệu gồm 9 phần trong năm 1994 của ông) và món bánh nhân táo (một trong những đề tài ít ỏi truyền thống của Mỹ mà ông không làm).

Quốc khánh Việt Nam: Ngờ vực ngày càng cao

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

2-9-2017

Năm nay Đại sứ quán hủy bỏ buổi tiếp tân nhân ngày Quốc khánh 02.09.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã mang lại sự bất tín.

BERLIN taz | Đức D. đứng trong quán ăn nhanh của ông ta ở Lichtenberg và chờ khách. “Tôi rất vui khi cảnh sát đã bắt được một tên gián điệp, kẻ dường như đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, người này nói với TAZ và bốc giá cho vào chảo. “Mật vụ Việt Nam chả có nhiệm vụ gì ở Đức. Chúng phải cút đi. Chúng chỉ gây hại cho những người Việt Nam đơn giản như chúng tôi ở Bá-linh“.

Mỹ thách thức Trung Quốc bằng nhiều cuộc tuần tra hơn trong các vùng biển tranh chấp

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon LuboldJeremy Page

Dịch giả: Trung Nguyễn

1-9-2017

Lịch trình các chiến dịch hải quân đã được thiết lập lần đầu tiên trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 3/2017. Ảnh: Erik De Castro/ Reuters.

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

East Pendulum

Tác giả: Henri K

Dịch giả: Tuấn Khanh

2-9-2017

Khu vực đánh dấu chữ X màu vàng và màu đỏ là nơi mà Trung Quốc tập trận, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

Facebook của giới bất đồng chính kiến đang kiểm tra giới hạn của nhà nước Cộng sản

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến. Ảnh: Reuters.

HÀ NỘI (Reuters) – Tại một quán bar ồn ào, trong những con phố hẹp của Khu Phố Cổ Hà Nội, nhà hoạt động Anh Chí nói “Ở đây không giống như Trung Quốc. Họ không thể chặn Facebook được”.

40.000 người theo dõi trang Facebook của ông làm cho Chí trở thành một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhưng không có nghĩa là lớn nhất của Việt Nam, trong một nhà nước cộng sản mà những nỗ lực trấn áp các nhà bất đồng chính kiến đã va chạm với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài.

Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

26-8-2017

Do hệ thống chính trị khép kín của Việt Nam giữ bí mật những âm mưu ngoại giao, nên hầu hết người dân bình thường không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP / Getty Images.

HÀ NỘI — Các công dân Việt Nam phát triển một trò tiêu khiển không bình thường của đất nước: Trên cả nước và mạng xã hội, người ta đưa ra những nghi ngờ rằng chính phủ của họ đang bí mật đầu hàng một nước Trung Quốc hung hãn. Và gần đây, đã có rất nhiều chứng cứ cho những tin đồn của họ.

Nghi ngại gia tăng trước sự vắng mặt bí ẩn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Dân Luận

Atsushi Tomiyama/ Nikkei

Tqvn2004 chuyển ngữ

25-8-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bên phải, bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp tháng 6 ở Moscow, là lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng cách đây khoảng một tháng. © Reuters

Sự vắng mặt trong vòng một tháng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm nổi lên những tin đồn…

HÀ NỘI – Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã không xuất hiện trước công chúng trong gần một tháng mà chính phủ không hề có lời giải thích, tạo ra những đồn đoán về một cuộc đấu tranh quyền lực và dự đoán rằng nhà lãnh đạo cao nhất của quốc gia – người đứng đầu Đảng Cộng sản – có thể từ chức vào năm sau.

Số phận của các lãnh đạo phong trào sinh viên Hồng Kông và cuộc đấu tranh giành dân chủ của họ sẽ ra sao?

Study International

Tác giả: Lee Lian Kong

Dịch giả: Trúc Lam

24-8-2017

Ảnh Hoàng Chí Phong một ngày trước bản án liên quan tới phong trào ủng hộ dân chủ “Cách mạng dù” năm 2014, ngày 15/8/2017. Nguồn: Reuters

Khi thẩm phán Hồng Kông Wally Yeung đọc phán quyết kết án tù các nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chí Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang hồi tuần trước vì tập hợp bất hợp pháp, rõ ràng là để ngăn cản bất kỳ ai nghĩ tới chuyện tiếp bước con đường của họ.

Bộ Ngoại giao Đức đối thoại với Việt Nam về vụ bắt cóc

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

25-8-2017

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gặp nhau tại Hội nghị các Bộ trưởng G20, tháng 2/2017. Nguồn: internet

Trong vụ việc người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh, một nghi can đã bị tạm giam hầu tra.

BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.

Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Ian Storey

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện

Hiệu đính: Huệ Việt

ISEAS ngày 8-8-2017

Đá Chữ Thập ngày 16/6/2017 với các hầm chứa tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự mới. Nguồn: CSIS/AMTI và Digital Globe.

Tóm tắt

  • Tại Manila vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Mặc dù bản khung này là một bước tiến trong quá trình quản lý xung đột trên Biển Đông, nó thiếu tính chi tiết và chứa đựng nhiều các nguyên tắc và quy định tương tự trong Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Cách Ứng Xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC), một bản tuyên bố vẫn chưa được thi hành thậm chí một phần.
  • Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ “ràng buộc pháp lý”, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài.
  • Bản khung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo về COC. Những cuộc thảo luận này có thể kéo dài và gây phiền toái cho các thành viên ASEAN, những người mong muốn thấy được tính ràng buộc, toàn diện và có hiệu lực pháp lý của COC.

Hãy dừng chiêu trò ở Biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Robert A. Manning James Przystup

Dịch giả: Trúc Lam

17-8-2017

Tướng Joseph Dunford (Trái), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, ngày 17/8/2017. Nguồn: ANDY WONG/AFP/Getty Images

Mỹ lo ngại Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông là hơi quá và Trung Quốc thừa hiểu điều đó.

Phán đoán từ bình luận về chính sách đối ngoại được đưa ra và sử dụng ở Hoa Kỳ, bạn sẽ nghĩ Biển Đông là bờ biển nằm ở phía Đông nước Mỹ. Mọi hành động của Trung Quốc ở vùng lãnh hải tranh chấp đều được phân tích như thể nó là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn của Mỹ.

Không có nghi ngờ gì về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển xa bờ của họ đã gây ra sự lo lắng nhiều hơn trong khu vực. “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra làm cơ sở cho các yêu sách của họ, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực mà các nước láng giềng [của Trung Quốc] đã tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines.

Người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh: Một tên bắt cóc đã bị bắt giữ

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

18-8-2017

Ảnh minh họa.

Cảnh sát Tiệp đã bắt giữ một người Việt Nam. Người này dường như là tên tài xế đã bắt cóc một người Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua ở Bá-linh.

BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã có một vụ bắt giữ. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, đã phát biểu với TAZ. “Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi không thể nói thêm về việc này”.

Theo những điều tra của TAZ, người bị cáo buộc là tài xế của chiếc xe gây án đã bị đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp bắt giữ vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha. Nhiều nhân chứng mục kích cũng như một phóng viên người Việt Nam đã tường thuật với TAZ. Hiện nay vẫn chưa được biết rằng người bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn ở Praha hay tại trụ sở của Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe.

Bất chấp đối diện tù đày, nhà tranh đấu cho dân chủ Joshua Wong vẫn nói “Hồng Kông đang bị đe dọa”

Time

Tác giả: Feliz SolomonAria Chen/ Hong Kong

Dịch giả: Tuấn Khanh

16-8-2017

Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.

Vào thứ Năm, người thanh niên 20 tuổi này đang đối mặt với án tù vì đã khởi động những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở đây ba năm trước. ‘Tôi chưa thực sự chuẩn bị đủ cho nó’, anh nói với báo TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, Wong và một nhóm nhỏ các nhà hoạt động sinh viên khác đã tạo nên một trận cuồng phong ở tiền đường trụ sở chính phủ Hồng Kông nhằm phản đối những gì mà họ coi là sự xâm lăng chính trị và xã hội từ đại lục. Lúc đầu chỉ là ở không gian quảng trường, sau đó đến khu hội chợ cũng bị rào chắn vào năm 2014 để ngăn chặn những người biểu tình, từ các nhà hoạt động dân chủ tới các nhà vận động nhân quyền, cùng phối hợp ở đó.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: “Sẽ có ngay hai vụ bắt giữ trong vụ án bắt cóc này”

Taz

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

13-8-2017

Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Berlin. Nguồn: DPA

Sau vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chiếc xe thuê được tìm thấy ở Praha

Sau vụ việc bị cáo buộc bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam, chiếc xe gây án đã xuất hiện. Trong thời gian qua, Công tố viện Liên bang bắt đầu điều tra.

BERLIN taz | Liên quan đến vụ việc bị cáo buộc mật vụ Việt Nam bắt cóc cựu chính trị gia người Việt Trịnh Xuân Thanh ở Bá-linh, những điều tra viên Tiệp đã thu được chiếc xe gây án và chuyển về Đức. Chiếc xe cho thuê mang biển số Tiệp đã được tìm thấy ở Praha. Đài BBC đã đưa tin về điều này.

Carl Thayer: 5 Nguyên nhân của việc Việt Nam gia tăng bắt bớ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ

FB Lê Quốc Tuấn

14-8-2017

Bốn nhà hoạt động bị bắt bớ trong vụ trấn áp gần đây nhất: (từ trái qua) Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: internet

Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?

Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?