Nghiêm Huấn Từ
13-7-2020
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 và phần 5
XI. Cách thức bầu Quốc hội chúng ta từng trải nghiệm
4- Lẽ ra thí sinh phải trình trước ban giám khảo 2 hồ sơ
Đó là hai văn bản: 1) bản Tiểu sử cá nhân và 2) bản Chương trình hành động. Cả hai phải được công bố sớm (dán lên tường, in trên báo, đưa lên mạng, phát tay cho cử tri…)
– Tiểu sử cá nhân để các giám khảo (tức là cử tri) đánh giá chung về quá trình, học vấn, nghề nghiệp, tín nhiệm xã hội… Một vi phạm phải lập tức bị cử tri xóa tên trong lá phiếu: Đó là đang ăn lương đầy tớ, lại toan chiếm ghế của ông chủ trong Quốc hội. Ví dụ, phải gạch bỏ ngay, nếu danh sách ứng cử có bộ trưởng, thủ tướng, giám đốc sở, công an, sĩ quan… (thuộc hành pháp), quan tòa, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên (thuộc tư pháp). Quốc hội không phải chỗ của quý vị, vì vi phạm nguyên tắc Tam quyền phân lập. Nhưng ở VN, từ 1960 tới nay lại là chuyện “lẽ ra”.
– Chương trình hành động (lẽ ra) nhất thiết phải có.
Trên đời không có cuộc sát hạch nào mà thí sinh chỉ đưa ra vài dòng tiểu sử. Sao dám hỗn như vậy? Nhưng ở nước CHXHCNVN chúng ta, những người tập tễnh bước vào cơ quan quyền lực cao nhất lại được Luật Bầu Cử cho phép vô lễ với 70 triệu người trưởng thành đang sử dụng quyền công dân của mình. Trách gì Quốc hội chẳng ra Luật Đất Đai, tước quyền sở hữu của ông chủ.
5- Ứng viên coi cử tri như mẻ
Đây là một thái độ cụ thể nằm trong khái niệm “hỗn láo”. Lẽ ra, thí sinh không dám coi thường các vị giám khảo. Nhưng ở VN thì khác. Lẽ thường ở đời, nếu dự thi để được chọn làm ca sĩ thì phải cất giọng hát thử.
Nếu muốn làm thầy giáo thì phải chứng minh năng lực sư phạm… Liệu hai loại thí sinh nói trên có ai dám cả gan không thèm hát thử, không thèm dạy thử, mà chỉ ấn vào mặt Ban Giám Khảo một bản tiểu sử “con ông, cháu cha”… (đã nói trên) mà vẫn ung dung cứ trúng tuyển?
Thí sinh thì thế. Nhưng giám khảo cũng chẳng có tư cách và hiểu biết gì hơn. Vì họ là sản phẩm của một nền giáo dục không muốn đào tạo ra những công dân đúng nghĩa. Ví dụ, đáng lẽ gạch bỏ tên những ông đầy tớ trong là phiếu, thì có những cử tri hễ thấy ứng viên “kiêm công chức cao cấp” là… bầu.
6- Coi cử tri như robot
Cách thức bầu hiện nay khiến hầu hết ứng cử viên thấy cử tri là vậy. Bởi vì, tuyệt đa số ứng viên chắc mẩm khả năng trúng cử. Điều này khiến họ ít sợ cử tri, thậm chí coi thường. Nhất là các đấng đầy tớ kễnh. Đó là họ thấy trước tỷ lệ trúng cử sẽ rất cao (không bao giờ phải bầu lại, lần 2), vì danh sách ứng cử có số dư rất thấp.
Ví dụ, cuộc bầu năm 1960: Số người ứng cử là ấn định là 455, sẽ chọn ra tới 362 đại biểu. Nếu vậy, tỷ lệ trúng cử lên tới 80%. Do vậy, một đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên, sẽ trúng cử 4. Và mọi người rất dễ nhận ra một vị đóng vai “quân xanh”. Do vậy, 4 vị còn lại (trong thâm tâm) coi cử tri như đám robot.
Từng có trường hợp, một ông được “vinh dự” giới thiệu ứng cử Quốc hội. Nhưng khi lập xong danh sách, ông ta tự thấy mình chỉ là cái bung xung (quân xanh) liền xin rút. Khốn nỗi, danh sách đã công bố thì hết quyền xin rút.
7- Vừa bầu xong, đã quên béng cả lũ…
Đó là cách ứng xử khi mình bị coi như mẻ và như robot.
Vừa bầu xong, đã rất khó nhớ mình đã “gạch ai, để ai” (vì gạch bừa, hoặc gạch chéo cho nhanh). Hôm sau, quên tuốt. Đây cũng là câu trả lời phù hợp cho cái khẩu hiệu nhắc nhở cử tri “sáng suốt lựa chọn…”
Lẽ ra (lại “lẽ ra”) muốn ứng cử ở vùng nào, ứng viên phải hoạt động ở vùng đó, được dân “nhẵn mặt”; vì đã lăn lộn trong dân để chứng minh sự tận tâm vì quyền lợi của dân. Lẽ ra, phải quy định ứng viên cần thu thập “càng nhiều càng tốt” số chữ ký thể hiện người dân nơi đó “tán thành ông này ra ứng cử”.
Lẽ ra, nếu làm như trên, mỗi đại biểu QH chỉ đại diện cho một vùng dân cư nhất định (vẫn đồng thời đại diện cả nước). Có chuyện gì trái ý, dân có địa chỉ cụ thể để phàn nàn, kêu cứu. Một thực tế là, có ứng cử viên sống ở Thái Nguyên, được giới thiệu vào tận Tây Nguyên ứng cử, vẫn cứ lọt vào QH (!).
Một thực tế khác là khi bị oan trái, dân rất ít tìm đến đại biểu quốc hội, mà chủ yếu lạy lục đám đầy tớ. Sao vậy?
8– Đầu vào, khúc giữa và đầu ra
– Trong bầu cử Quốc hội, giới cầm quyền (danh nghĩa là cõng dân, thực chất cưỡi dân) kiểm soát rất chặt đầu vào – tức là rà soát để chọn danh sách ứng cử vừa ý.
Quyền ứng cử tuy được khẳng định trong mọi bản Hiến Pháp, nhưng thực tế bị hạn chế tối đa. Có cuộc bầu cử dường như không ai ứng cử. Thật ra, nếu có ai tự ứng cử đều bị vận động hoặc đe dọa, để phải rút. Vì đây là những trí thức đã nhìn ra chân tướng chế độ tập quyền. Ngay những đảng viên cũng bị đảng CS cấm tự ứng cử.
Nhưng xã hội thời internet không còn ngoan và lép như xưa. Trong cuộc bầu gần đây nhất (năm 2016) có tới 162 đơn xin tự ứng cử. Cao vọt so với những lần trước đó, mà nguyên nhân là “tưởng bở”. Chế độ tập quyền buộc phải lộ diện, tìm đủ cách loại bỏ tới 94%, chỉ còn 11 vị được đưa vào danh sách ứng cử. Nhưng sau khi bầu, chỉ có 2 vị trúng cử, và… đều là đảng viên. Dư luận nói rằng, hai vị này được phép giả vờ đóng vai ứng viên tự do; không hiểu đúng đến đâu. Dư luận còn nghi ngờ số phiếu của hai vị này; vì việc kiểm phiếu không công khai.
– Khi đã có danh sách “đầu vào” vừa ý – nghĩa là bất cứ ai trúng cử đều có thể được OK – dân chúng (danh nghĩa là “ông chủ”) bị lùa đi bầu, đông đảo tới mức thế giới ngạc nhiên. Một khẩu hiệu nhằm buộc người dân phải tới hòm phiếu mà chúng ta đều từng đọc, là “Đi bầu vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân“. Đúng ra, bầu cử là quyền, thích thì sử dụng – nếu thấy đó là thực quyền; còn nếu thấy đó chỉ là thứ hư quyền thì… vứt. Nay, bầu cử là nghĩa vụ (?), chả lẽ đầy tớ có quyền “điệu” ông chủ tới hòm phiếu?
– Đã đến vậy, mà giới cầm quyền còn nắm nốt đầu ra. Tức là độc quyền kiểm phiếu.
9- Tuyên truyền rùm beng
Xin khỏi nói dài, vì ai cũng từng trải nghiệm ít nhất 1 lần trong đời, trừ những cháu từ 5 tuổi (trở xuống). Cuộc bầu năm 2016, những đứa trẻ sinh ra sau thời điểm này, đến nay chỉ 5 tuổi.
Tuyên truyền diễn ra khá sớm trước bầu cử và khá muộn sau bầu cử. Sớm nhất và muộn nhất là báo chí. Sau đó là khẩu hiệu đỏ-vàng rợp trời, ca ngợi ý nghĩa, công ơn và cổ động toàn dân đi bỏ phiếu. Câu hỏi: Những ai thật sự chú ý tới chúng (?), mọi người đều có thể tự trả lời.
Báo chí được dịp thực hiện nhiệm vụ chính trị, đã viết rất nhiều bài. Bạn đọc có thể tự vấn: Chúng tạo được bao nhiêu ảnh hưởng tới cá nhân mình? Cờ, đèn, kèn, trống ầm ỹ và lóa mắt hơn bao giờ hết. Chúng làm được bao nhiêu người vui?
10- Đánh giá: Đại thắng lợi. Ai thắng lợi?
Chúng ta không thể nhớ hoặc lưu lại bất cứ ấn tượng nào, mặc dù báo chí ca ngợi và đánh giá cuộc bầu là đại thắng lợi. Ai thắng lợi?
Xin đọc đoạn dưới đây (nguyên văn) trong một bài đăng trên báo Nhân Dân để trả lời câu hỏi trên: Ai thắng lợi?
Kính thưa…
Cách đây gần hai tháng, ngày 22-5-2016, trên đất nước ta đã diễn ra một sự kiện chính trị trọng đại; đó là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Hơn 67 triệu cử tri khắp mọi miền Tổ quốc đã nô nức đi bầu cử, sáng suốt lựa chọn, bầu được 494 đại biểu Quốc hội và 321.392 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp – những người thay mặt nhân dân gánh vác trọng trách ở cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân từ Trung ương đến địa phương. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong không khí dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội lớn của toàn dân. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt chào mừng thắng lợi toàn diện, to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021… |
XII. Sản phẩm của cách thức bầu: Một quốc hội hổ lốn
Quốc hội ta xứng đáng là bản minh họa rất sát sao và… trắng trợn cho câu Tuyên Ngôn 8 chữ: Nhà nước ta không tam quyền phân lập. Xin nêu vài điều ai cũng thấy.
1- Cương lĩnh và Hiến Pháp, lẽ ra…
Ở nước ta, Hiến Pháp – sản phẩm của Quốc hội (thay mặt 100 triệu dân, gần 70 triệu cử tri, làm ra) lẽ ra phải là văn bản quan trọng nhất, nhưng thực tế, nó chẳng qua chỉ là sự thể chế hóa và cụ thể hóa Cương Lĩnh của một đảng cầm quyền chỉ có nhõn 4 triệu thành viên. Cái câu nhiều người còn nhớ, được vị đầu đảng sưng sưng nói ra, chẳng cần lựa lời: Hiến pháp là văn kiện quan trọng của quốc gia, chỉ đứng sau Cương Lĩnh.
2- Chắc chắn điều trên sai bét đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới
Ở các quốc gia này, đảng chính trị nào cũng phải có cương lĩnh – để lấy lòng dân, chứ không phải để áp đặt lên đầu, lên cổ nhân dân. Giả sử một nước có chục đảng hoạt động, dẫu có gộp cả 10 cương lĩnh lại vẫn không dám sánh với Hiến Pháp. Cả gan so sánh như vậy sẽ chết mất ngáp. Bởi vì, Hiến Pháp là “luật của luật”, phải được toàn dân thông qua mới chính thức được coi là luật “mẹ”, tối cao. Trong Hiến Pháp có những điều khoản quy định khuôn khổ cho các đảng chính trị hoạt động. Không có chuyện lộn tùng phèo như ở các nước đảng trị.
Do vậy, đảng tây nào cũng rất biết điều, nhưng đảng ta không thế.
2- Cũng chẳng oan
Khốn nỗi, một quốc hội được nặn ra, để gọi là “có” làm sao nó không méo mó, như hàng second hand?
3- Quốc hội có địa vị nào, Hiến Pháp có vai trò ấy
– Để Quốc hội nhanh nhẹn thông qua Luật Đặc Khu, vị chủ tịch nói thẳng (ý): Việc này, Bộ Chính trị đã quyết rồi…
– Có thể diễn ý câu này theo cách khác, đầy đủ hơn và bản chất hơn.
Ví dụ, 20 người do đảng bầu ra “đã quyết rồi”. Vậy thì 500 người do toàn dân bầu ra phải coi đó là lệnh…
Hoặc: Chiếu chỉ đã ban, triều thần hãy bàn cách thực hiện…
4- Hẩu lốn
Về hình thức, tam quyền quy tụ vào Quốc hội, nhưng Quốc hội là con đẻ của đảng (rặt đảng viên) và tất nhiên nằm dưới đảng. Quốc hội lại đẻ ra chính phủ (rặt đảng viên) và tòa án (cũng rặt đảng viên). Mời quý bạn đọc vẽ một mô hình để minh họa.
Và chú thích của mô hình phải là: Nhà nước ta không tam quyền phân lập
5- Đầy tớ lũng đoạn Quốc hội
Nhưng muốn làm đầy tớ, phải là đảng viên cái đã. Người ngoài đảng không thể lũng đoạn Quốc hội.
6- Đầy tớ, nhưng không phải của dân, mà là của Đảng
Tất nhiên. Vì đầy tớ là đảng viên, khiến dân chỉ là ông chủ danh nghĩa, số phận được quy định cứng nhắc trong câu:
Đảng lãnh đạo tuốt (tất nhiên gồm toàn đảng viên).
Nhà nước quản lý tuốt (rặt đảng viên).
Còn chỗ nào trống, dân cứ tha hồ làm chủ.
Không là tiếng nói đối lập gắt gao mà là những lời đối thoại chân tình ,nồng ấm.
..“ …độc đảng là sai,
đa nguyên là tiến bộ,
dân chủ tự do là quyền cơ bản Con người.
phản bội lẽ này,
chúng ta sai.
nhận đi!
đừng nói với tôi,
về Dân chủ tự do.
khi nói thật,
vẫn phải ngoái đầu nhìn lại.
đất nước mình không có Tự do.
nếu có một bức tường Hà Nội,
như Béc-lin,
ta sẽ xô đổ,
Hà Nội sẽ vẫn còn.
như Béc-lin,
bức tường đã đổ.
họ cũng như mình,
họ cũng đã từng sai. NĐK
https://scontent-cdg2-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/107555049_3084241904964753_570763591414957591_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_sid=1480c5&_nc_ohc=8z6LLW7jDAYAX8Isw84&_nc_ht=scontent-cdg2-1.xx&oh=db3af675086c4dd4922da63fdfa56a6e&oe=5F329022
NO COMMENT
“Nhà Nước ta không tam quyền phân lập” là nguyên văn lời tuyên bố của CS do Nguyễn Phú Trọng nói ta. Không phải lời của tác giả bài này.
Bác Choi Song Djong (đây là tên Tàu hay Ta vậy?) đùa hay thiệt đó?
Nhà nước ta là nhà nước nào ? Cái nhà nước chuyên cướp bóc này không phải là nhà nước của dân và chỉ có thế là nhà nước của riêng tác giả, chữ ta ở đây là bao gồm toàn dân và điều đó sai.
– Tác giả có văn phong riêng, nhưng đã gửi đăng ở Tiếng Dân đủ nói lên lập trường quyết liệt, không phải là “nửa đùa, nửa thật” cho nhẹ bớt đối đầu với CS đâu ạ…
– Ngay cái tên bài (dùng câu Tuyên Ngôn của người đứng đầu ĐCS) đủ thấy.
Từ nay, tôi ghi nhớ câu 8 chữ này, của chính cái đảng này, không úp mở về chế độ độc tài của nó
Đọc hết loạt bài của tác giả NHT.thì có nhận xét là bài viết có giọng văn nửa đùa
nửa thật hay “thật mà như đùa” để phê phán cho nhẹ nhàng,dù phải nói thẳng ra
bầu cử quốc hội CsVN.chỉ là một trò hề,không hơn không kém.
Theo tôi,đoạn nói về “Tuyên truyền rùm beng” cũng đủ để khẳng định đó là trò hề,
là màn hài kịch.Tại sao họ phải đánh trống khua chiêng ầm ỹ từ đầu làng đến cuối
phố như thế cơ chứ ? Bởi vì bầu cử theo cách phản dân chủ,cho nên phải hò hét to
lên,phải dùng hình thức loè loẹt ồn ào bên ngoài thi may ra lừa được dân đen.Nội
dung rỗng tuếch thì hình thức phải diễn tuồng cho …”hoàng tráng”.
Trò hề chỉ đơn giản vậy thôi !