BTV Tiếng Dân
13-7-2019
TuanVietNam có bài của GS Lã Ngọc Khuê: Cả thế kỷ nữa chắc gì xây xong đường sắt cao tốc. Căn cứ vào các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM, tốc độ thực hiện “như sên”, trong khi độ phức tạp và trình độ kỹ thuật của các dự án này chẳng là gì so với dự án đường sắt cao tốc, nên GS Khuê lo ngại, “cả thế kỷ nữa chắc gì đã xây xong, và ai biết điều gì sẽ xảy ra khi ấy?“
GS Khuê phân tích, “tuyến đường sắt cao tốc mà chúng ta chủ chương tạo nên một năng lực thông qua 160 đôi tàu/ngày đêm, nhưng theo báo cáo tiền khả thi, thì tới năm 2055 chỉ có thể lấy đầy trên dưới 40% công suất vận tải hết sức to lớn đó. 60% năng lực còn lại đành bỏ phí và hoàn toàn vô dụng đối với nhu cầu vận tải hàng hóa Bắc Nam”.
Một độc giả bình luận dưới bài này: “Cũng may Pháp họ làm đường sắt rồi VN thụ hưởng chứ nếu không thì đến giờ này VN chắc gì đã có đường sắt đừng nói đến cao tốc với chả cao tốc”.
***
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ KHĐT làm Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các bộ ngành và các địa phương liên quan.
Hội đồng này có trách nhiệm thuê liên danh tư vấn trong và ngoài nước để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. “Hội đồng được sử dụng con dấu và tài khoản (nếu cần) của Bộ KH-ĐT”, trong tình hình Bộ KHĐT đang mâu thuẫn với bộ GTVT về vấn đề phí đầu tư dự án. Bộ KHĐT cho rằng, có thể xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư 26 tỉ USD, tiết kiệm tới hơn 32 tỉ USD so với phương án của Bộ GTVT.
Biz Live dẫn lời Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông giải thích phương án làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam hơn 58 tỉ USD: “Nếu làm đường sắt 200 km/h thì sau lại phải đập đi nâng lên 350 km/h”. Ông Đông lập luận: “Làm đường sắt tốc độ 200 km/h thì sau này phải đập đi xây lại nếu muốn nâng lên 350 km/h. Điều này cũng giống như đường sắt từ thời Pháp chỉ chạy tối đa được 100 km/h, còn những đoạn khác chỉ chạy được 50-60 km/h”.
Vấn đề cơ sở hạ tầng đường sắt VN chính là lý do khiến một số người hoài nghi tính khả thi của cả hai kịch bản làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Ngay cả phương án 26 tỉ Mỹ kim cũng không rẻ và không dễ hoàn vốn, khi thu nhập bình quân trên đầu người ở VN quá thấp, không biết có bao nhiêu người VN có tiền để sử dụng loại đường này.
Báo Dân Trí có bài: Dù tiền nhiều hay ít, cũng xin nghĩ đến dân. Bài viết dẫn lời TS Nguyễn Xuân Thủy, giải thích tại sao ông ủng hộ phương án của Bộ KHĐT: “Nếu chúng ta xây đường sắt cao tốc nhưng chi phí cao, tất nhiên ngân sách không thể bù giá vé được, như vậy mặc nhiên chỉ có nhiều tiền mới đi được, người ít tiền thì không bao giờ được đi. Như thế là không hợp lý”.
VnExpress đặt câu hỏi: Tại sao không làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo hình thức BOT và BT? Tại vì sẽ chẳng có bao nhiêu người dân sử dụng đường này do phí quá cao, nên không ai dám bỏ tiền ra đầu tư, vì sẽ chẳng bao giờ thu hồi vốn, hoặc tới lúc thu hồi được vốn thì chủ đầu tư đã ngủm củ tỏi lâu rồi.
Dân VN đa số là lao động nghèo, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thu nhập quá thấp so với mặt bằng thế giới, lấy tiền đâu ra mà đi cao tốc? Ngay cả máy bay giá rẻ, có được bao nhiêu phần trăm người dân sử dụng? Cho nên người nào bỏ tiền ra đầu tư, rủi ro không thu hồi được vốn là rất lớn.
______
Mời đọc thêm: Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước với dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam (BizLive). – Sẽ làm rõ đường sắt cao tốc Bắc – Nam chênh 32 tỷ USD giữa 2 Bộ (VNN). – Bộ GTVT sợ bị hiểu lầm về đường sắt ‘rẻ hơn 32 tỉ USD’ (PLTP). – Việt Nam là nước ‘nghèo’ nhất đầu tư đường sắt cao tốc? (TT).
– Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Lỗ cũng nên làm? (BBC). – Kêu gọi đầu tư đường bộ cao tốc Bắc – Nam: Vì sao nhà đầu tư nước ngoài áp đảo? (TP). – 7 dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc – Nam đã mở thầu sơ tuyển (HNM). – Thủ tướng lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam (VOV).
-Cho đến nay, vận tải đường bộ vẫn đảm nhận khoảng 77% nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Vận tải đường sắt và đường thủy nội địa vẫn “lẹt đẹt”: đường sắt với thị phần là 3,57% hành khách, 1,7% hàng hóa; đường thủy nội địa 6,8% hành khách, 18% hàng hóa. Phần còn lại là thị phần của hàng không. Chi phí vận tải chiếm tới gần 60% chi phí logistics, mà vận tải đường bộ có sức chở hàng hóa không bằng đường sắt và đường thủy nhưng lại chiếm chủ yếu, đã khiến hàng hóa Việt Nam có chi phí logictics thuộc hàng cao trên thế giới, ước tính chiếm khoảng 20% GDP. Vậy để giảm chi phí vận tải, tăng sức cạnh tranh hàng hóa và với dư địa vận tải đường sắt còn rất nhiều thì phải tăng năng lực vận chuyển đường sắt, lấy lại thị phần từ vận chuyển đường bộ, bằng cách nâng tốc độ tàu hàng lớn hơn tốc độ xe tải chạy. Phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu thành đường đôi khổ 1.435mm, khai thác chung tàu khách và tàu hàng có tốc độ 200km/giờ dc nhiều chuyên gia lựa chọn, vì khi đó vận chuyển hàng hóa đường sắt nhanh, thuận lợi hơn đường bộ sẽ làm giảm chi phí cho xã hội, có hiệu quả hơn là chỉ vận chuyển hành khách.
-Việc Bộ GTVT đưa PA đường sắt tốc độ cao có tốc độ khai thác 320km/giờ, tốc độ thiết kế 350km/giờ là căn cứ:
1/Tàu cao tốc đạt tốc độ 350km/giờ mới gọi là tốc độ cao, còn 200km/giờ không phải tốc độ cao.
2/Chỉ chở khách, không chở hàng để cạnh tranh với hàng không.
3/Bộ GTVT dự kiến rằng:
*Từ năm 2032, số lượng hành khách Hà Nội – Vinh và Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh đi tàu cao tốc nhiều hơn đi bằng máy bay.
*Từ năm 2032-2040, số lượng hành khách Vinh – Đà Nẵng đi tàu cao tốc nhiều hơn đi bằng máy bay.
*Từ 2040-2050, số lượng hành khách Đà Nẵng – Nha Trang đi tàu cao tốc nhiều hơn đi bằng máy bay.
*Từ 2050 trở đi, số lượng hành khách Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh đi tàu cao tốc nhiều hơn đi bằng máy bay.
4/Tàu cao tốc đạt tốc độ 350km/giờ là đáp ứng được yêu cầu đi thẳng đến hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung, đảm bảo đến năm 2045 không bị lạc hậu so với thế giới.
-Nhận xét với các mốc thời gian dự kiến nêu ra tại mục 3/ mà khi đã có tàu cao tốc nhưng khành khách vẫn chủ yếu đi máy bay thì PA Bộ GTVT chỉ còn cạnh tranh dc với hành khách đi xe giường nằm.
-Khi PA thất bại thì chạy tàu sẽ lỗ, ko chạy tàu thì tốn chi phí bảo trì, tiền vay để nằm một đống phơi mưa nắng ko sinh lãi, tiền vốn + lãi vay xây dựng đường sắt tốc độ cao trả hàng tháng ko biết lấy nguồn thu nào đắp vào.
P/s: Việc khai thác chung tàu khách và tàu hàng tương tự như việc mua xe bán tải vừa vận chuyển hàng vừa đi giao dịch hay đi nghỉ dưỡng. Với sự phát triển công nghệ thì đến năm 2032, 2040,2050 con ng chủ yếu ngồi tại chỗ giao dịch qua màn hình, bấm nút,…rồi giao hàng nên việc vận chuyển hàng hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu.
“Cả thế kỷ nữa chắc gì xây xong đường sắt cao tốc”
No Star Where. Ít nhất ta biết đường cao tốc sẽ hoàn thành trước khi có 1 thay đổi ở Việt Nam . Theo nhà dự báo Nguyễn Tiến Tường, chiện thay đổi ở Việt Nam là chiện ngàn năm . Tiến sĩ Trần Nguyễn Nhật Quang A cũng đã nói rằng thì là mà cuộc đấu chanh cho cái gì có Trời biết sẽ rất là lâu, tớ đoán chắc cũng lâu như lời tiên tri của nhà dự báo Nguyễn Tiến Tường . Lê Nguyễn Duy Hậu thì khẳng định sẽ lâu hơn 1 thế hệ . Bác Tổng-Chủ thì tới cuối thế kỷ này chưa chắc thấy chủ nghĩa xã hội . So far, đường cao tốc sẽ beat every single one of them. Và thực tế (practical) hơn tất cả những thứ đã nêu trên cộng lại . Besides, mọi người đang chia nhau ủng hộ tất cả những thứ “dân túy” (phi thực tế, pgs-ts học viện chính chị Hồ Chí Minh) tớ nêu ở trên. So yeah, it got my vote. Nếu ai tin vào chiện đấu chanh (1), VN thay đổi (2), chủ nghĩa xã hội (3), hoặc cả 3, logically, cần ủng hộ xây đường sắt cao tốc . Tổng cộng, toàn bộ những người gọi-là Việt Nam, ngoại trừ tớ (a bad Vietnamese, them told me), đều ít nhiều tin vào mấy thứ đó . i dont wanna feel left out. cant beat’em, join’em. Cả nước ủng hộ đưa cho Trung Quốc xây đường cao tốc, kể cả tớ .