Ninh Bình ký sự, nơi được gọi là chùa Bái Đính – Trò hỗn láo tiền nhân

FB Đỗ Ngà

16-6-2018

Năm 938, dân tộc chúng ta có thoát khỏi ngàn năm Bắc thuộc bởi công lao Ngô Quyền. Đến 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lên làm vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Ông cho dời đô từ Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) về Hoa Lư thuộc Ninh Bình ngày nay.

Tại sao vua Đinh lại cho dời đô từ Cổ Loa về Hoa Lư? Vì đây là vấn đề địa chính trị. Thời đó, Đại Cồ Việt còn non trẻ nên cần chọn địa điểm dễ thủ khó công để dựng kinh đô. Hoa Lư nằm lọt trong dãy Tràng An, quần thể này có chức năng thành trì bảo vệ kinh đô như thành Điếu Ngư đã bảo vệ Nam Tống vậy. Vì vậy đất Hoa Lư đã được làm kinh đô của 3 triều đại; nhà Đinh, nhà tiền Lê, và thời kì đầu của nhà Lý từ năm 968 đến năm 1010 thì Lý Công Uẩn cho dời đô về Thăng Long tức Hà Nội ngày Nay.

Chùa Bái Đính cổ là chùa được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây ngàn năm. Nơi đây là chốn linh thiêng ngàn năm. Ngay địa điểm Chùa Bái Đính cổ là nơi trước đây vua Đinh Tiên Hoàng đến đây lập đàn tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa. Sau này các vua đời Lý cũng đến đây lập đàn tế trời, vua Quang Trung chọn làm nơi tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra quân đánh đuổi quân Thanh. Nói theo nghĩa tâm linh, thì chùa Bái Đính cổ là nơi tích tụ hồn thiêng sông núi. Nơi mà những hồn của bậc tiền nhân ngự trị để che chở cho nước Việt.

Thế nhưng đùng một cái, năm 2008 VTV cho phát tán rầm rộ hình ảnh Chùa Bái Đính, họ hô hào “ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á”. Vào năm 2010, đại gia Xuân Trường đã bỏ tiền ra rước xá lợi từ Ấn Độ về Việt Nam. Lúc đó có bà Nguyễn Thị Doan tham dự. Và mới đây, tết Mậu Tuất 2018, Vũ Đức Đam cũng đến tham dự và đánh trống khai hội chùa Bái Đính. Chúng ta thấy có điều gì bất thường ở ngôi chùa này? Thứ nhất nó là một ngôi chùa giả danh ngôi chùa di sản ngàn năm. Thứ nhì, nó muốn đánh lừa tín đồ khắp đất nước để kinh doanh thứ lòng tin tín ngưỡng giả mạo để kiếm tiền. Thứ 3, về mặt tâm linh, nó là nơi hội tụ của ma quỷ vì nó đã cố tình xóa đi hình ảnh ngôi chùa linh thiêng ngàn năm trong kí ức người dân.

Chùa Bái Đính. Ảnh: Internet
PTT Vũ Đức Đam cùng các quan chức lãnh đạo tham dự lễ khai hội ở chùa Bái Đính. Ảnh: báo Nghệ An

Rất nhiều quan chức đã đến đây tham dự các lễ hội hoành tráng của ngôi chùa giả này là có ý nghĩa gì? Nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy những cá nhân ở Trung Ương có phần hùn trong ngôi chùa này. Quan chức to thường xuyên đến như là chiêu PR dụ khách đến cúng tiền và bọn họ lấy chia nhau làm giàu. Tự ý xây một chùa mới mạo danh ngôi chùa có lịch sử ngàn năm là hành động bán bổ thần thánh thuộc loại khốn nạn nhất. Đã là nơi linh thiêng thì địa điểm cũ phải được tôn trọng, chả nhẽ hồn thiêng của các tiền nhân để chúng mầy dùng tiền dắt đi đâu thì dắt được à?

Thật sự chùa Bái Đính hoành tráng này sẽ là một vết nhơ lịch sử. Nó là nơi mà một tập đoàn chính trị bất nhân kết hợp với bọn con buôn tiến hành chiếm danh một ngôi chùa gắn với ngàn năm lịch sử. Dùng chính lịch sử của chùa cổ để kinh doanh. Đó là trò lừa gạt lòng tin nhân dân. Một tội lỗi không thể dung thứ với các đấng tiền nhân gắn liền với cùa Bái Đính cổ.

Uy danh của đại ca Xuân Trường ở đất Nam Định ai cũng phải khiếp. Khiếp vì sức mạnh khiến các quan chức cao cấp Hà Nội phải ra tay bảo vệ cho nó. Tất cả các báo chí đều tung hô sự hoành tráng ngôi chùa này bằng cách cố ghép lịch sử ngôi chùa cổ với quần thể kiến trúc hoành tráng được gọi là chùa của đại gia Xuân Trường.

Khi vào khu kiến trúc giống chùa được gọi là “Chùa Bái Đính” này, việc đầu tiên tôi cảm nhận là sự lãnh lẽo của một phế tích, mặc dù có đầy đủ nhân viên chăm sóc. Như ta biết, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo chính thức được chính quyền CS công nhận. Rất nhiều sư trụ trì thuộc giáo hội này là người của ĐCS, họ làm theo chính sách của chính quyền CS, thế nhưng tại sao chùa Bái Đính – Xuân Trường này không có sư? Việc này khó mà giải thích, vì đơn giản, sư quốc doanh thì đầy.

Tôi tin với trò tiếm danh thần thánh, đám xây chùa này sẽ phải bị trừng phạt. Trò gian trá, hỗn láo với vong linh tiền nhân chính ngay người dân tỉnh ra họ cũng sẽ tẩy chay. Và dường như tất cả cũng đều chứng kiến cảnh người dân bắt đầu đến tham quan thưa dần theo thời gian. Chùa Bái Đính cổ, nơi mà tích tụ hồn thiêng sông núi không phải là nơi để các người đùa nhá. Nơi được gọi là Chùa Bái Đính của tay giang hồ Xuân Trường này, tôi tin nó sẽ sớm thành phế tích. Với thế hệ tương lai, nơi đây sẽ là nơi ghi dấu một tập đoàn chính trị kết hợp với giang hồ đổ tiền ra để bán bổ thần thánh.

Bình Luận từ Facebook