Bệnh hoạn giáo dục

Thái Hạo

9-4-2024

Cũng đúng vào thời điểm này cách đây hai năm, tôi đã đưa sự việc tồi tệ “ép học sinh không thi lên lớp 10” ra công luận, từ một đoạn tin nhắn trong nhóm phụ huynh Hà Nội. Dư luận dậy sóng, báo chí “vào cuộc”, chính quyền và sở giáo dục Hà Nội như từ trên trời rơi xuống, tỏ ra ngạc nhiên rồi “chỉ đạo”, nào là “nghiêm cấm”, là “xử lý nghiêm”, v.v. và v.v…

Nhưng ngay năm sau, năm 2023, tình trạng không những không được giải quyết mà còn trầm trọng và nở rộ hơn, không chỉ Hà Nội (xin search Google để đọc báo). Và sang năm nay cũng vẫn thế, cứ bước vào học kỳ 2 là các trường THCS lại “mở chiến dịch”, lại “ra quân”. Nào là “tư vấn”, dỗ ngọt, nào là “ưu tiên”, nào là đe dọa, nào là mời phụ huynh, nào là “làm công tác tư tưởng”… Sớm, trưa, chiều, tối.

Đứa trẻ đang tuổi đi học, chưa kịp biết năng lực và định hướng của bản thân thì đã bị thầy cô nhồi vào đầu đủ thứ độc hại, mà nói trắng ra là “Em học ngu lắm, không thi được đâu, đừng có thi, phải đi học trường nghề hay ra tư thục”.

“Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”? Thầy cô giáo và các nhà trường không rảnh để đến mức suốt ngày kêu phụ huynh và học sinh lên để “làm công tác tư tưởng” như vậy đâu. Vì tỉnh/ thành phố “giao chỉ tiêu”, “đánh giá chất lượng” của sở; thế là sở đánh giá phòng, phòng phải xếp loại trường, rồi trường phải áp lên đầu giáo viên. Thi đua, thi đua, và thi đua.

Cứ sau mỗi kỳ thi 9 lên 10, các trường THCS bị đưa vào một bảng “tổng sắp huy chương” để thấy điểm trung bình so sánh ở địa phương, rồi trường nào nhiều em được vào trường chuyên nhất, trường nào bị rớt nhiều nhất. Những con số này sẽ quyết định sinh mệnh nghề nghiệp của giáo viên, quyết định cái ghế của hiệu trưởng. Hỏi làm sao mà họ không loại ngay những học sinh mà họ cho là sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích của mình?

Cho nên, muốn dẹp những thứ quái thai này, không phải là “chỉ đạo”, là “xử lý nghiêm” kiểu động tác giả ấy nữa; mà là nhà nước và ngành giáo dục phải nhìn thẳng vào sự thật, rằng, bệnh thành tích không phải từ trời rơi xuống. Nó do chính các vị đẻ ra và đang nuôi dưỡng bằng những thứ thi đua bệnh hoạn kia. Các vị chỉ cần tự “chỉ đạo” và “xử lý” mình, thì bệnh sẽ hết.

Căn bản hơn, là bớt xây tượng đài, cổng chào, và hội hè đình đám đi, dành tiền mà xây trường, tuyển giáo viên, cung cấp đủ trường lớp cho trẻ em được học hành, lúc đó tùy theo nhu cầu tự thân của xã hội, mỗi người sẽ có lựa chọn phù hợp. Và bệnh sẽ được “chữa lành”.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Chiện kêu học sinh là ngu muội, cái đó là từ xã hội, nhứt là đám phản biện các bác . Và hổng có dừng ở ngu muội mà lan wa những thứ khác như đạo đức & tất cả những thứ khác .

    Đoàn Bảo Châu nổi lều bều như 1 chiên da zìa đạo đức . Ông luôn nói thía này, người này, chiện này là khốn nạn … nhưng mình thì tất nhiên là trong sạch . Níu ĐBC nói ai đó khốn nạn, người đó chắc chắn là khốn nạn, bỉ ổi, chớ ông ta is nowhere near that xít . Chỉ những người não phẳng mới xem ổng và đối tượng bị ổng thóa mạ là sêm xít

    Chiện kiu người khác ngu thì Tiến Sĩ Mạc Văn Trang & chính Thái Hạo là ngọn cờ đầu của phong trào thi đua này . May mà 2 người đó hổng có quyền bính, chắc vì vậy mà họ trở thành trí thức phản biện .

    Noi gương họ, những chiên da chích đùi của họ cũng dữ dằn hổng kém chó ngao . Vô học, mẹ là đĩ bị Mỹ hiếp … là vài thí dụ khá nhẹ nhàng . Cứ thử họ nắm quyền hành thì nền chiên chính có thỉa sẽ đổi tên nhưng chiên chính vưỡn là chiên chính . Đúng, xã hội có thể sẽ sạch boong như thời Bác Hồ Ít Le, & đó phải chăng là 1 xã hội mà mọi người mong mún, ai cũng hiền lành, chân thật, kính trọng những người đáng kính trọng . Không một bóng dáng Nga ngố, Tàu chệt, mọi đen … nói chung những thứ dân rác rưởi làm bẩn mắt những người trung thực, cao quý là các bác . Théc méc 1 điều, where them all gone?

    Oh, nói chung tớ ủng hộ Thái Hạo & những viễn kiến khá kinh hoàng của anh & những người như anh

  2. Úng hộ Thái Hạo bài này

    Thi đua, thi đua, và thi đua … Những con số này sẽ quyết định sinh mệnh nghề nghiệp của giáo viên, quyết định cái ghế của hiệu trưởng

    Rất hoan nghênh Thái Hạo . Những điều TH chỉ ra rõ ràng chỉ có ở những xã hội tư bửn . Mình là Xã hội chủ nghĩa hổng nên có những thứ này .

    Chiện “thi đua” ở ngoài này trá hình là cạnh tranh . Vô hình chung tạo ra những áp lực trong học tập cho con nít bên này . Hổng ít con nít & cha mẹ mún con mình vô những trường tuyển như Harvard, Jail, lộn, Yale … nên tụi nó học ngày học đêm . Và nhận được cái giấy trúng tuyển với full scholarship mừng còn hơn trúng số, lên du tú bà khoe rầm trời thiên hạ . Nhận được cái giấy wish you all the luck cũng lên du tú bà khóc thảm thiết .

    Và trường bin này cũng lấy thành tích để quyết định sinh mệnh nghề nghiệp của giáo viên . Giáo viên cà chớn cỡ Nguyễn Hữu Liêm thì sẽ được mời dạy ở Community Colleges, còn giáo sư xịn, Nobel Laureates, tất nhiên, sẽ được MIT, Harvard, Princeton … mời tới . Và ngay cả được mời, các gs cũng phải è cổ ra để giữ vị trí của mình, ở cả 2 mặt; thành công cá nhưn & sự hài lòng/thành công của học sinh, sinh viên . Hổng ít người đi theo con đường nghiên cứu đã chọn lập gia đình trễ, để dành thời gian & trí óc cho sự nghiệp

    Và học sinh sinh viên cũng è cổ . Cháu mình học luật, mẹ nó than học ngày đêm, rùi volunteer những việc liên wan tới tòa án, rùi thi BAR khó khăn . Sau đó là biệt tăm biệt tích, chớ ai như luật sư VN, phè phỡn quá đỗi nên nhàn cư vi bất thiện . Học y thì thôi lun . 17 tuổi đã volunteer làm trợ lý cứu thương từ 4h-7h sáng, 8h30 vô học, chiều về volunteer ở ER, NICU … Giáo dục tư bửn nên làm con nít hổng còn bít gì hít zìa tuổi thơ, phát triển tự nhiên như không khí, như nắng gió .

    Hồi đó tớ cũng zịa . Wa trễ nên phải vô Community Colleges, nên học được hổng ít thói hư tật xấu . Nhưng phải học cật lực, vừa đi học lại vừa đi làm, tới hết 1 năm nhờ điểm hơi cao cao bên cửa sổ nên được chút ít học bổng . Nhưng cũng hổng đủ nên vẫn cật lực đi lờm . Trung bình mỗi ngày ngủ 4 tiếng . Bạn nói mày hơn tao 1 tiếng . Cách nào hay vậy, chỉ cho tao với .

    Việt Nam nên dẹp cạnh tranh, uyển ngữ thành thi đua đi . Và đừng có đánh giá giáo viên dựa trên thành tích nữa, sẽ tạo áp lực hổng đáng có cho cả giáo viên lẫn học sinh . Cứ như hồi xưa í, bộ đội chuyển ngành cà ịch cà đụi viết xong bài thi tiếp Pháp trên bảng thì hít mịa nó giờ cho học sinh làm bài . Thằng lớp trưởng phát hiện ổng đi học tiếng Pháp vỡ lòng ở trung tâm văn hóa Pháp, còn nó thì lớp 4. Và đưa lại bộ sách của nhà giáo Nhân Dân Phạm Toàn đáng kính . Vì bộ sách đó mà con nít hổng cần văn mẫu, 12 năm học đúng 1 kiểu nói, 1 kiểu xi nghĩ, nó trở thành quán tính . Lúc đó mới có thỉa nhìn ra độ sáng tạo, & khả năng nắm bắt vứn đề .

    Hồi đó tớ hổng hiểu tại sao tồn tại lớp chuyên Văn, tới khi đọc bài tụi nó mới bít . À thì ra …

    Dẹp chiện thi đua lẫn đánh giá đi, chỉ tạo ra những áp lực hổng đáng có cả cho giáo viên lẫn học sinh . Hãy tạo ra những môi trường mà cả giáo viên lẫn học sinh đều là những active participants trong quá trình tự hoàn thiện mình . Học sinh than khổ vì giáo viên quá dốt môn mình dạy, ví dụ vậy . Và giáo viên thì bỉu đây là nhịm zụ Đảng giao, các em nên giúp tui hoàn thành .

    Now thats the one i actually miss. Đây là những kỷ niệm & kinh nghiệm của ngày xưa mà thời nay chắc hổng còn . Thày thì vui dạy, trò cũng hổng thèm học vì giáo viên còn dốt hơn mình

  3. Dân nuôi hầu hết các thầy đặc biệt là cán bộ chứ không phải nhà nước nuôi đâu ạ.
    Sự trao đổi thẳng thắn của các vị phụ huynh trong cuộc họp không chỉ mang ý nghĩa đấu tranh cho quyền lợi của con em quí vị mà còn ngăn chặn những thú được cho là “bệnh hoạn giáo dục” đã, đang ‘nở rộ’ trên đất nước.
    Hy vọng các vị sẽ là tấm gương sáng cho các bậc phụ huynh trên khắp mọi miền đất nước: đồng lòng tẩy uế những “bệnh hoạn giáo dục”.
    Kính chúc các vị sức khỏe.

  4. Chuẩn không thể chỉnh! Cảm ơn Thái Hạo cho tình yêu con người và đất nước! Chúc Thái Hạo cùng gia quyến khỏe mạnh, hạnh phúc và an lành.

  5. Hồ Chí Minh nói :”Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”.
    Bệnh thành tích từ đó mà ra, chứ còn từ đâu nữa.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây