Tính chính danh cho một thẻ định danh

Mai Bá Kiếm

14-2-2024

Từ 1/7/2024, Bộ Công an sẽ cấp mẫu căn cước mới khiến dư luận xôn xao. Nhà báo Nguyễn Thông viết: Với tên của nó là Căn Cước, đặt vậy là hết sức bậy. Đó chỉ là tính từ, không thể thành tên được. Nó phải có chữ thẻ”, tên đầy đủ của nó phải là “Thẻ Căn Cước”, như tên tiếng Anh là “Identity card”, phải có chữ “card”.

Nhà báo Cù Mai Công viết bài “Đi đâu loanh quanh cho đời mệt mỏi”, trong đó có “mạn phép liệt kê”: Từ thời Pháp thuộc trước năm 1945 đến 01/7/2024 có 10 lần thay đổi tên từ Thẻ Căn cuớc, Thẻ Công dân, Giấy Chứng minh, Giấy chứng nhận Căn cước, Giấy CMND, CMND 9 số, CMND 12 số, Thẻ Căn cước Công dân mã vạch, Thẻ Căn cước gắn chip, Căn cước; kèm theo Sơ đồ “kiếp luân hồi của một chiếc Thẻ”.

Dư luận cho rằng, thay đổi tên thẻ vòng vèo chỉ làm tốn kém thời gian và ngân sách. Riêng tôi, tôi thấy việc thay đổi thủ tục hành chánh nào cũng làm mất thời gian tiền bạc của dân. Nhiều từ ngữ chính trị và hành chánh có sai văn phạm và ngữ pháp chứ không riêng gì chữ Căn Cước.

Thí dụ, câu “Đồng chí có vấn đề” tuy vô nghĩa, nhưng ám chỉ “đồng chí có hành vi hoặc tư tưởng trái với lập trường”. Phần cuối báo cáo tổng kết bao giờ cũng có hai mục “những mặt tích cực” và “những mặt tồn tại”. Tồn tại là cái hiện hữu (không mất đi) như “cái quần què” vậy sao đưa vào báo cáo làm gì? Chẳng qua do không dám viết “những mặt tiêu cực”.

Mất thời gian, tiền bạc, sai ngữ pháp là thường tình, tôi chỉ lo ngại, mất gần 80 năm mà sao Công an không chọn được cái tên chính danh cho cái thẻ nhận dạng hay định danh cho công dân mình? Tôi ngại vì trong quá khứ xa xưa mỗi danh tánh (tên gọi) của chính quyền và công an gọi cho ai thường ẩn chứa quan điểm, lập trường của thời kỳ đó.

Thí dụ, dùng từ “địa chủ”, “phú nông” thể hiện “lập trường đào tận gốc” thời cải cách ruộng đất, hoàn khác “quan điểm cởi mở” với từ “chủ trang trại” ngày nay. Từ “tư sản”, “gian thương” thời cải tạo Công – Thương – Nghiệp trái nghĩa với “doanh nhân thành đạt” ngày nay. Từ “người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc” hồi 1975-1989 tương phản với “Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm”.

Tên gọi hay kèm định kiến, thời bao cấp có một số tên gọi là xú danh hay hỗn danh, dành cho một số thành phần trong xã hội. Nhưng đến thời mở cửa, hội nhập các xú danh, hỗn danh được điều chỉnh thành chính danh.

Định danh bằng thẻ căn cước có gắn chip hay nhận dạng bằng thẻ CMND có dấu vân tay và đặc điểm nhận dạng trong tiếng Anh họ đều dùng một từ là IDENTIFICATION. Mong rằng, Bộ Công an sớm đặt “chính danh cho một thẻ định dạng (hay nhận dạng) cho công dân mình.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Đọc các bàn luận (bên dưới) thì thấy chúng ta vẫn rất… ngây thơ.
    CA là thanh kiếm và là chắn bào vệ sự độc quyền cai trị, và tấn công lại.
    CA làm gì đều có mục đích đối phó (ai nghĩ ràng họ bịa việc để tăng thu nhập… là người ngây thơ).
    Những việc làm gần đây nói lên tình hình đã thay đổi bất lợi cho sự cai trị.
    Xin lưu ý: CA chính quy đã có trụ sở ở xã, đứng đầu (tối thiểu) là trung tá. Rất dễ tính ra số biên chế cần tăng thêm.

  2. Có dự án là có tiền bỏ túi riêng.Nghe nói rằng một vị đại biểu quốc hội,chủ tịch một công ty trách nhiệm hữu hạn làm ăn thua lỗ,nợ ngập đầu, chỉ nhờ thế lực của chồng sau,một thủ trưởng đương quyền,thế lực ai cũng sợ,chạy được hai dự án rồi sang lại cho kẻ khác mà tiền lời đủ trả hết nợ,còn dư hàng trăm tỷ.Vậy thì có quyền lập và tự thực hiện dự án, dễ ăn thế,dại gì bỏ qua.

  3. Thẻ Căn Cước là chữ thời VNCH, đánh thắng nó và kêu nó là ngụy mà bây giờ phải dùng chữ của nó ư ? chứng tỏ nó giỏi hơn mình hả ? đó là lý do tướng quân bóp đầu suy nghĩ mãi, đi loanh quanh cả chục vòng vẫn chưa tìm ra cách giải quyết sao cho không mang nhục tập thể, kiểu này tướng quân mà ngồi ghế tổng thì dân cứ tối tăm mặt mũi vì cứ phải chạy lòng vòng.

  4. C.sản thích “nói chữ” . Tuy cùng nghĩa, nhưng vẫn cứ sửa lại ( cho nó khác với chế độ VNCH ?! ) . Thì cứ nói mẹ nó rằng còn nhiều mặt chưa tốt, chưa hoàn thành, còn nhiều tiêu cực. . .lài xài “còn nhiều mặt tồn tại” . Nói thế là để che dấu lầm lỗi nhau, “đ*o” ai hiểu cái tồn tại đó là cái con mẹ gì ?!
    Báo cáo trong hội nghị nào , người ta chắc chắn là sẽ nghe “thành công tốt đẹp”, “thắng lợi hoàn toàn”. Thì cứ nói mẹ là tín nhiệm, bất tín nhiệm, lại còn tín nhiệm cao, tính nhiệm, rồi lại tín nhiệm thấp . . .
    Có thể sưu tầm cả một bài dài về kiểu nói vòng vèo, tối nghĩa nầy . Chán mớ đời !

  5. Phải thay đi đổi lại nhiều lần như vậy thì cả bộ máy công an cồng kềnh kia mới có việc làm.
    Chúng ăn không, đứng đường chặn xe chặn cộ chảy bụng ra mãi rồi cũng chán.
    Mỗi năm mỗi thay đổi thẻ, chứng tỏ bộ công an có tư duy đổi mới.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây