Cuộc khổ nạn của thầy Tuệ Sỹ

Nguyễn Đức Thành

25-11-2023

Ảnh: Từ trái qua, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thiền sư Lê Mạnh Thát và Hoà thượng Thích Quảng Độ. Ảnh trên mạng

Ghi chú cá nhân: Tôi không nhớ chính xác, có lẽ khoảng đầu những năm 2000, lần đầu tôi đọc một cuốn cổ sử Việt Nam do một nhà sư viết. Tác giả là Thích Trí Siêu, tục danh Lê Mạnh Thát. Vì cuốn sách viết theo một lối dân tộc chủ nghĩa lạ lùng, với một số khám phá mới theo cách rất đặc biệt, nên tôi thử tìm hiểu xem tác giả này là ai.

Hồi ấy đã có internet. Khi tra tên của ông, tôi biết đó là một tu sĩ, nhưng rất ngạc nhiên là ông từng bị án tử hình của chế độ, và rất mới thôi, ông vẫn ngồi tù. Đây là một cú sốc lớn vì hồi ấy tôi không bao giờ nghĩ là sư mà lại bị đi tù – không như thời nay bắt sư đi tù thì hết người coi chùa – và nghiêm trọng hơn lại còn bị kết án tử hình! Nhất là với một vị trí thức uyên thâm như tác giả cuốn sách.

Thế là từ đó tôi mới bắt đầu tìm hiểu và biết về cái gọi là Vụ án Già Lam. Qua đây, ngoài biết tới và hâm mộ cư sĩ – học giả Lê Mạnh Thát, tôi biết thêm một tu sĩ là Tuệ Sỹ, và cùng với đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cùng các vấn đề liên quan. Kể từ ấy, tôi tìm mua tất cả những gì được các vị này viết ra, và tôi hiểu đó là những long tượng của không chỉ Phật giáo Việt Nam hiện đại, mà là của cả nền văn hoá và học thuật Việt Nam. Tất nhiên cái án tử hình đối với họ luôn ám ảnh tôi. Tôi không thể hiểu vì sao chính quyền lại sợ hãi và nhẫn tâm với họ như vậy. Sau này rồi thì hiểu dần ra, tất nhiên, theo một cách không quá khó.

Vụ án Già Lam, tức cuộc khổ nạn thời hiện đại (rất gần) của Trí Siêu, Tuệ Sỹ và các vị sư cùng pháp hữu, không bao giờ được phổ biến ở truyền thông trong nước. Nên ở đây tôi cứ cóp nhặt từ nguồn có trên mạng để cho ai chưa biết thì tìm hiểu dần thêm – và tất nhiên bây giờ ai muốn tự tìm hiểu thì đều rất dễ rồi.

Tìm hiểu để biết các vị ấy, đặc biệt là Tuệ Sỹ, đã hành động như những thánh tử đạo như thế nào, và qua đó, biết thêm về công phu và hành trạng của họ, như kim cương bất hoại vẫn được nhắc tới trong kinh điển Phật giáo. Và chẳng ở đâu xa, không phải trong Thiền Uyển Tập Anh hay Cao Tăng Truyện của hàng trăm năm trước, mà vừa mới đây thôi, ngay cạnh chúng ta.

***

Năm 1978, ngài Thích Tuệ Sỹ bị công an ập vào chùa Già Lam, Sài Gòn, bắt mang đi cải tạo – với lý do như hàng trăm ngàn trí thức, công chức, cựu binh… của miền Nam, mà đường về nhà thì tùy theo vui buồn của các nhà lãnh đạo cộng sản, gọi là khoan hồng. Những tháng năm giam hãm “cải tạo” không tên gọi chính thức đó, kéo dài đến năm 1981.

Năm 1984, ngài bị bắt cùng 17 người nữa, trong đó có giáo sư Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Lý do bắt giữ, mà công an khép tội, nghe cũng rất quen thuộc là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng thực chất, cuộc bắt giữ nhằm chặn đứng phong trào phục hưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, sau khi nhà cầm quyền đã tìm cách phế bỏ tổ chức này, bằng cách lập ra một giáo hội Phật giáo của Nhà nước kiểm soát vào năm 1981, và tổ chức này vẫn hoạt động với sự yểm trợ chính trị của nhà nước Việt Nam cho đến nay.

Lúc bị bắt, công trình “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” lớn nhất của hai vị Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, hai bậc học giả Phật giáo hàng đầu của Việt Nam, là việc soạn cuốn Bách Khoa Phật học Ðại Tự Ðiển.

Vào những ngày tháng không có mạng xã hội, không có thư tín tự do và cũng không cơ quan truyền thông quốc tế nào được đi lại, dự khán tòa án, án tử hình đã được áp cho ngài Tuệ Sỹ trong tháng 9/1988. Với các phiên xử đấu tố theo kiểu miền Bắc trước năm 1975, có lẽ không có gì là quá bất thường trong xã hội Việt Nam khép kín bấy giờ, nhưng tin tức về bậc trí giả Phật giáo Việt Nam bị án tử hình đã làm cả thế giới chấn động. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, các tổ chức quốc tế và cơ quan Liên Hợp Quốc đã liên tục chất vấn và làm áp lực với Hà Nội khiến hai tháng sau, án tử hình được chuyển thành án tù chung thân.

Khi ấy, tòa án không có luật sư, và ngài Tuệ Sỹ cũng không làm đơn xin kháng án hay phúc thẩm. Án chung thân đưa ngài đi xa cả ngàn cây số khỏi miền Nam, và giam ở trại Ba Sao, Hà Nam, nhằm cắt đứt mọi liên lạc với giới tăng ni và tín đồ đang đau đớn dõi theo.

Nhưng khi Việt Nam bắt đầu nối kết với thế giới, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận vào năm 1994. Một phái đoàn đặc biệt được cử đến trại giam gặp ngài, và đề nghị ngài viết đơn xin ân xá, để được nhà nước khoan hồng. Thậm chí đơn được đánh máy sẵn, đề sẵn tên người gửi là chủ tịch Trần Đức Lương. Đơn chỉ cần ngài ký tên là xong.

Nhưng ngài Tuệ Sỹ đã từ chối lá đơn xin ân xá đó, và trả lời rằng: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi”. Việc ép buộc diễn ra với những kiểu khác nhau, và để chống lại, ngài đã tuyệt thực để phản đối.

Những năm anh đi

(Trích trường ca Trường Sơn của Tuệ Sỹ)

Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng,

Nhìn Quê hương qua chứng tích điêu tàn.

Triều Đông hải vẫn thì thầm cát trắng:

Truyện Tình người và nhịp thở của Trường Sơn.

Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị,

Yêu rừng sâu nên khoé mắt rưng rưng.

Tay anh với Trời cao chim chiều rủ rỉ,

Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường.

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối,

Tìm Quê hương trên vết máu giữa đồng hoang:

Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi,

Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.

Mười năm đó anh quên mình sậy yếu,

Trên vai gầy từ thuở dựng Quê hương;

Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu,

Bản tình ca vô tận của Đông phương.

Và ngày ấy anh trở về phố cũ,

Giữa con đường còn rợp khói tang thương;

Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ.

Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. TÁC GIẢ: L T V

    Năm 1926 đám tang cụ Phan Châu Trinh ở SG với hàng trăm ngàn người đưa tang trở thành đám tang đường phố lớn nhất từ trước cho đến tận hôm nay dành cho một sĩ phu yêu nước 🙏😢🙏❤️🙏

    Và ngày 24.11.2023 đã đi vào lịch sử của mạng xã hội VN với đám tang mạng lớn nhất từ trước đến nay dành cho một người con của Nước Việt.🙏😢🙏❤️🙏

    Tràn ngập mạng xã hội là hình ảnh thầy Tuệ Sỹ cùng những lời cảm phục, tôn vinh, tiếc thương thầy của cộng đồng mạng Việc Dân 🙏😢🙏❤️🙏

    Các nhà nghiên cứu chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hoá chính thống của đảng và nhà nước liệu có đặt câu hỏi; vì sao lại có hiện tượng chưa từng có trong lịch sử cộng đồng mạng Việc Dân này?🙏

    Một con người ra đi sao lại để quá nhiều tiếc thương của Dân tộc đến vậy trên cộng đồng mạng?🙏

    Tại sao nhiều nhà lãnh đạo của chính đảng, của nhà nước hiện nay ra đi lại không hề và không thể có được sự đồng cảm tiếc thương như vậy? Thậm chí có không ít vị sự ra đi của họ lại là sự thở phào nhẹ gánh Dân.🙏

    Tại sao?🙏

    Một khi dám hỏi, biết hỏi và dám nhận ra sự thật, biết nhận ra sự thật- sẽ là minh chứng cần thiết của sự trưởng thành.🙏

    Xin chia tay thầy, thưa thầy Phạm Văn Thương- Tuệ Sỹ 🙏😢🙏❤️🙏

    Tên của thầy là Thương- vâng cũng bởi một chữ Thương thôi mà thầy cả 79 mùa trọn vẹn xuân hạ thu đông đều rực lên ánh sáng Dâng hiến: Thương Dân 🙏😢🙏❤️🙏

    Thôi, thầy bình an lên đường nhé, còn lại mãi
    bao câu thơ rút tơ Thương của thầy 🙏😢🙏❤️🙏

    CON CHIM ẨN SĨ QUA VƯỜN
    LÀM RƠI CHIẾC BÓNG BÊN SƯỜN NƯỚC TRONG
    HỠI AI LẴNG LẶNG GIỮA DÒNG
    MÀ NGHE NỬA CÓ NỬA KHÔNG BÀNG HOÀNG 🙏😢🙏❤️🙏

    và:
    NGƯỜI CÓ BIẾT MẶT TRỜI KIA SẼ TẮT
    TA YÊU NGƯỜI BẰNG VẾT RẠN THỜI GIAN🙏😢🙏❤️🙏

    và:
    RỒI TRƯỚC MẮT NGỤC TÙ THÂN BÉ BỎNG
    NGÓN TAY NÀO GÕ NHỊP XUỐNG RONG RÊU
    RỒI NHẮM MẮT TA ĐI VÀO CÕI MỘNG
    NHƯ SƯƠNG MAI NHƯ ÁNH CHỚP BAN CHIỀU 🙏😢🙏❤️🙏

    Viết thêm:

    Thầy Tuệ Sỹ khi bị bạo bệnh, các bác sĩ hàng đầu Trung Quốc đã mời thầy qua Bắc Kinh bảo đảm chữa khỏi bệnh mà không tốn đồng nào. Thầy rất quý thời gian còn lại của mình để khát khao hoàn thành nốt những việc viết sách, dịch kinh cho đất nước, nhưng thầy đã từ chối qua Bắc Kinh chữa bệnh.🙏😢🙏❤️🙏

    Trước khi qua đời thầy di chúc như thầy Thích Quảng Độ “được hoả táng rải tro trên Biển Đông
    🙏😢🙏❤️🙏

    NGUỒN MẠNG


  2. Phật tử thuần thành thức trắng Đêm nay & Con chiên ngoan đạo ngoại đạo cũng thức trắng Đêm nay
    *******************

    https://www.youtube.com/watch?v=7PJKdHLqIOM
    Lễ Nhập Kim Quan Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (25.11.2023)

    Phật tử thuần thành thức trắng Đêm nay
    Con chiên ngoan đạo ngoại đạo cũng thức trắng Đêm nay
    Kể cả hơn Năm triệu Kiều bào hải ngoại
    Ôi Quốc sư ! Hỡi Thi sĩ Thiền sư !
    Dưới mái Chùa Nhà nơi Quê Nhà
    Điểm tựa Tinh thần Phật giáo trong Pháp nạn & Quốc nạn
    Ôi Quốc sư ! Người là Niềm tin
    Hỡi Thi sĩ Thiền sư ! Người là Hy vọng
    Trước Việt sử cùng Thế sử vào Điểm uốn Chuyển thời Hôm nay
    Nơi Paris ngắm Sao Bắc Đẩu
    Run rẩy vì Tình yêu Kính trọng
    Ôi Quốc sư ! Người là Niềm tin
    Hỡi Thi sĩ Thiền sư ! Người là Hy vọng

    https://nhatbaovanhoa.com/images/file/betguLBc2AgBANRD/w800/image001.jpg

    Sức mạnh vô song tiềm tàng
    Trong Dáng mảnh khảnh Quốc sư !
    Người là Giao điểm của Liên Tôn
    Công giáo cùng Cao Đài Hòa Hảo
    Cùng bên nhau thức tỉnh Tuổi trẻ Hôm nay
    Hiến dâng Tâm tình và Tâm trí giúp Mẹ Việt Nam
    Không không! Không bao giờ !
    Ôi Quốc sư ! Người là Niềm tin
    Hỡi Thi sĩ Thiền sư ! Người là Hy vọng
    Người là Bất tử đi vào Giáo sử Phật sử cùng Việt Sử
    Ánh Từ bi Ánh Đạo vàng vẫn là Bình minh Rạng đông
    Mỗi sáng mỗi ngày trên khắp Đất Việt
    Biến mất đi Tử thần !
    Hãy biến mất đi, ma tăng quỷ tăng !
    Hãy biến mất đi, thù trong giặc ngoài !
    Hãy biến mất đi, hận thù đói khổ chiến tranh !
    Vào Mùa Xuân Việt Nam, Dân tộc Việt sẽ tất thắng !
    Em sẽ thắng! Chị sẽ thắng!
    Anh sẽ thắng! Chúng ta sẽ cùng thắng

    https://phatviet.info/wp-content/uploads/2023/07/Panner-clip-Luat-Ty-kheo.jpg

    Ôi Quốc sư Tuệ Sỹ ! Người là Niềm tin
    Hỡi Thi sĩ Thiền sư ! Người là Hy vọng
    Sức mạnh vô song chân chánh tiềm tàng
    Trong Dáng mảnh khảnh Quốc sư Tuệ Sỹ !
    Người là Giao điểm Chung lớn của Liên Tôn
    Công giáo cùng Cao Đài Hòa Hảo
    Cùng bên nhau thức tỉnh Tuổi trẻ Hôm nay
    Hiến dâng Tâm tình và Tâm trí giúp Mẹ Việt Nam
    Không không! Không bao giờ !
    Ôi Quốc sư ! Người là Niềm tin
    Hỡi Thi sĩ Thiền sư ! Người là Hy vọng
    Người là Bất tử đi vào Giáo sử Phật sử cùng Việt Sử
    Mỗi sáng mỗi ngày trên khắp Đất Việt
    Ánh Từ bi Ánh Đạo vàng vẫn là Bình minh Rạng đông

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. 1, 香江現瑞御嶺稱尊横壯山河彰聖惠;
    TUỆ SỸ

    1 – Cố Hương vạn dặm buồn man mác
    Do Gió bụi hưng phế dậy sóng thần
    Thuyền nhân tựa lá thuyền nan
    Vá Cờ chép Kinh trên Đất khách

    https://www.youtube.com/watch?v=zrX_pYsQEp8
    Chopin – Spring Waltz (Mariage d’Amour) – Toscane, Italie

    2 – Đức Chân tu mấy bước mù sương
    Như sương Rạng đông hồng đồng vọng bóng
    Triệu cánh Thiên Hoa cùng Trăng Huyết
    Vạn dải Thiên hà vằng vặc Quê Mẹ Quê Cha

    2, 智地降魔冲虛示導巍然寶座冠紅輪。
    TUỆ SỸ

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT chuyển ngữ phỏng dịch phóng tác

    để Tưởng niệm Quốc Sư Tuệ Sĩ vừa Viên tịch để đa tạ Người đề Thơ đối tặng Kiều bào Việt tại Hải ngoại vì Người đã từng sinh bên Lào Quốc

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28


  4. Để Tưởng niệm một Tù nhân Lương tri Lương tâm : Quốc Sư TUỆ SĨ vừa Viên tịch tại Quê Nhà Quê Hương …

    ***********************

    https://scontent-cdg4-3.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/31206488_10157615463510620_6191730140741894144_n.jpg?stp=cp0_dst-jpg_e15_p526x395_q65&_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=7afa59&_nc_ohc=j_f1yW86bC8AX-UKMJl&_nc_ht=scontent-cdg4-3.xx&oh=00_AfAaIUuTn_AF7qDlwyiebKyIoSWS9qAcZuIoD8TXhB7HCw&oe=658A7D0F


    Rồi trước mắt Ngục tù thân bé bỏng
    Ngón tay nào gõ nhịp xuống rong rêu
    Rồi nhắm mắt Ta đi vào cõi mộng
    Như sương mai như ánh chớp ban chiều

    Quốc Sư TUỆ SĨ

    https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2022/09/301997452_10159122447643181_5960086172506236958_n.jpg?w=1024&h=468&crop=1

    Mười bốn năm trong Hành lang Tử thần
    Thiền sư vì Đạo Phật vì Nhân Dân
    Thoát từ Hố thẳm Học đại “Vạn Hạnh”
    Hang ổ “nằm vùng” vô luân vô thần
    Từ đấy mầm Ung thư gây Pháp nạn
    Tháng tư Đen sào huyệt thu đốt sách Dân
    Hàng trăm triệu cuốn cả Miền Nam
    Gần Cuối Thế kỷ 20 tái hiện
    Mao Xếnh Xáng nay hóa Tần Thủy Hoàng
    Đốt sách tống tù hàng vạn trại lao cải
    Thượng tọa Tuệ Sĩ vì Nước vì Dân

    https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/10/unnamed-2.jpg

    Cùng chung Số phận tang thương Dân Việt
    Người ung dung bước Tử tù chung thân
    Qua bao nhà tù khét tiếng ác nghiệt
    Xiềng xích sà lim đành thua Tinh thần
    Bất khuất Phật Việt Yên Tử lưu lại
    Triết lý Bao dung Ánh sáng Thiền tông
    Song sắt không khép Chân mây Viễn mộng
    Thiền sư vì Đạo Phật vì Núi Sông
    Vì Đời vì Dân suốt đời dâng hiến
    Ánh Từ bi vào Cõi bụi Trần hồng
    Quốc sư như Cánh Hạc vừa Viên tịch
    Nghĩa cử Cuối: Tro trên Biển Đông…
    Cùng sánh vai Chiến binh Việt ra trận

    https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTFNw5iKzkzLO9tCUUN3hVTtqBb0RsqGzBsVqVCLC0HBPNCN0ZrEK39cEibbYfivmm6Ss8&usqp=CAU

    Như Phật Việt xưa Đức Trần Nhân Tông
    Hai lần Toàn thắng phá toang Mông Cổ
    Gác kiếm về Yên Tử ngắm Sông Hồng
    Ngàn Năm Đà sống Dân Việt Bất khuất
    Dựng giữ Nam Hà*** Muôn đời Non Sông
    Hoàng Sa – Trường Sa đón chào Sư trưởng
    Quốc sư – Đại Bàng nhìn khắp Biển Đông !

    Đại Đức Thích Triệu Lương Dân
    cảm tác để Tưởng niệm Quốc Sư TUỆ SĨ vừa Viên tịch tại Quê Nhà Quê Hương …

    Paris, 26/11/Phật lịch 2567 – Dương lịch 2023
    11 giờ 10 phút giờ địa phương

    *** NAM HÀ = Bài thơ NAM Quốc Sơn HÀ (Sông Núi Nước Nam) còn được gọi là bài thơ Thần được cho là của Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) chống quân Tống năm 1077

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  5. Vào những ngày tháng không có mạng xã hội, không có thư tín tự do và cũng không cơ quan truyền thông quốc tế nào được đi lại, dự khán tòa án, án tử hình đã được áp cho ngài Tuệ Sỹ trong tháng 9/1988. Với các phiên xử đấu tố theo kiểu miền Bắc trước năm 1975, có lẽ không có gì là quá bất thường trong xã hội Việt Nam khép kín bấy giờ, nhưng tin tức về bậc trí giả Phật giáo Việt Nam bị án tử hình đã làm cả thế giới chấn động. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, các tổ chức quốc tế và cơ quan Liên Hợp Quốc đã liên tục chất vấn và làm áp lực với Hà Nội khiến hai tháng sau, án tử hình được chuyển thành án tù chung thân.

  6. Hình ghi chú sai,thưa tác giả.
    Nhà tu ở giữa mới là Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) ngồi đầu góc trái là T/Tuệ Sĩ.

  7. Những Nhân vật Lịch sử Hiện đại như

    Quốc sư Hoà thượng TUỆ SĨ cứu vớt Pháp nạn Phật giáo

    Mẹ Anh thư Cấn Thị Thêu và 2 con Anh hùng và hàng ngàn Tù nhân Lương tâm VÔ DANH và hữu danh như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Phạm Đoan Trang

    TS Lương Việt Quốc cứu vớt

    https://soha.vn/nguoi-viet-che-tao-drone-manh-nhat-the-gioi-noi-ve-bi-mat-giup-han-quoc-giau-co-va-con-duong-dua-viet-nam-den-hung-cuong-20231017014528097.htm

    mặc cảm Khoa học & Kỹ thuật có thể bắt kịp và đi hàng đầu của Công nghệ hiện đại mũi nhọn VÀ bài học vĩ đại cho DU HOJC SINH Việt Nam trở về cống hiến cho Đồng bào và dâng hiến Tài năng cho Quê Hương

    Nhà kinh doanh có Tinh thần Dân tộc như Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên Legend đáng cổ vũ CHỚ CÓ NHƯ Vạn Thịnh Phát của LÃ (Lê) thanh Hải HEO NỌC và Trương Muội LỢN XỀ
    https://soha.vn/chi-hon-500-ty-dong-lam-giau-cho-30-trieu-thanh-nien-chu-tich-trung-nguyen-legend-dang-le-nguyen-vu-dam-nghi-lon-mac-ke-che-bai-20231116102645311.htm

    Và nhiều Nhân vật nữa là những HY VỌNG Lớn và NIỀM TIN Lớn cho TÂN ĐẠI VIỆT Ngày mai

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây