Vì sao “Báo chí Cách mạng” câm miệng trước việc tử hình oan?

Blog RFA

Gió Bấc

8-8-2023

Ba ngày qua, trước nguy cơ cái chết oan ức được báo trước của “tử tù” Nguyễn Văn Chưởng, dư luận xã hội mang Facebook sôi sục kêu oan, kiến nghị hoãn thi hành án… Ngược lại, 800 tổ chức Báo chí Cách mạng là “cơ quan ngôn luận của đảng, là tiếng nói của nhân dân” lại đồng loạt im lặng.

Sư im lặng bối rối, sự im lặng ngoan ngoãn của đàn cừu phục tùng ngọn roi của kẻ chăn, bỏ mặc cho sinh mạng của đồng loại, đồng bào. Cơ quan ngôn luận của đảng cạn chữ, tiếng nói của nhân dân lại yếu hơi đến thế sao? Phải giương cao chính nghĩa chỉ ra đích danh “thế lực thù địch” đang chống phá đi chứ?

Ngay chiều 4-8, khi nhà báo Nguyễn Đức đưa thông tin gia đình “tử tù” Nguyễn Văn Chưởng kêu cứu xin hoãn thi hành án, mạng xã hội Facebook và báo chí truyền thông tiếng Việt đã bùng lên cơn bão thông tin phản đối, kiến nghị. 21 giờ ngày 6-8, dùng từ khóa “tử hình Nguyễn Văn Chưởng” trên mạng tìm kiếm Google có đến 1,420,000 lượt kết quả (1).

Từ các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, RFA, …. báo chí việt ngữ ở hải ngoại như Người Việt, Đất Việt, Sài Gòn Nhỏ … các trang mạng xã hội như báo Tiếng Dân, Chân Trời Mới, Luật Khoa tạp chí đồng loạt đăng thông tin kêu cứu từ gia đình Nguyễn Văn Chưởng, ý kiến của những người có liên quan như Luật sư Lê Văn Hòa, nguyên Vụ trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, từng là tổ trưởng tổ giám sát vụ án này 8 năm trước, phân tích hồ sơ vụ án có nhiều sai phạm tố tụng nghiêm trọng, nhiều hồ sơ bị mất, vật chứng vụ án bị đánh tráo, nhiều bị cáo khai bị tra tấn, ép cung, chứng cứ ngoại phạm Nguyễn Văn Chưởng, vào thời điểm xảy ra vụ án Chưởng có mặt tại Hải Dương cách hiện trường vụ án hơn 40km không được xem xét. Tất cả các kênh thông tin này đều theo một hướng phản biện, cho rằng việc buộc tội Nguyễn Văn Chưởng giết người là không có cơ sở và thi hành án tử hình oan là nền tư pháp tăm tối và phi nhân.

Những hình ảnh ông Nguyễn Trường Chinh, cha ruột Chưởng, cắt tay lấy máu viết thư kêu oan cho con, mẹ và em Chưởng trương lời kêu gọi hoãn thi hành án, liên tục cập nhật trên mạng xã hội, gây xúc động lòng người.

Đặc biệt từ ngày 5-8, trên mạng xã hội đã có trang đăng KIẾN NGHỊ HOÃN THI HÀNH ÁN TỬ TÙ NGUYỄN VĂN CHƯỞNG thu thập được gần 3000 chữ ký và đang tiếp tục cập nhật. Thỉnh nguyện thư này gửi đến Chủ tịch Nước Võ Văn Thưởng, tóm tắt ý kiến của Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết, tại tòa, cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung). “Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở”.

Thỉnh nguyện thư cũng nhắc quan điểm của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao quyết nghị Giám đốc Thẩm vụ án đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm. Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân. Nhưng TANDTC đã bác bỏ kiến nghị này mà không có cơ sở buộc tội vững chắc. Gia đình bị án liên tục kêu oan từ đó đến nay.

Thư Thỉnh Nguyện đề nghị: “Chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án để bảo vệ mạng sống của công dân Nguyễn Văn Chưởng trong vụ việc có dấu hiệu oan sai. Quyết định của Chủ tịch nước cũng là cơ hội để thể hiện cam kết cải thiện nền tư pháp, bảo vệ quyền con người của công dân” (2).

Đặc biệt, nhà báo Nguyễn Đức, Biên Tập viên báo Pháp Luật TP.HCM, liên tục tác nghiệp và cập nhật thông tin trên Facebook cá nhân và kênh Youtube về những diễn tiến mới của vụ việc. Đích thân Nguyễn Đức đã gửi tin nhắn và nhận được tin nhắn phản hồi từ Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng. Một số đại biểu Quốc Hội gửi tin nhắn cho Chủ Tịch Nước và cũng nhận được phản hồi. Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên đại biểu Quốc Hội nhiều khóa, hiện là Phó Ban Dân Nguyện Quốc Hội, cũng gửi tin nhắn cho Chủ tịch Nước và nhận được phản hồi.

Nguyễn Đức cũng gặp, trao đổi và ghi lại phát biểu ý kiến ông Lưu Bình Nhưỡng, khẳng định rằng “Có đủ căn cứ để Chủ tịch nước cho hoãn thi hành án tử và giao cấp thẩm quyền xem xét theo thủ tục đặc biệt đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng… để tránh oan khuất” (2b).

Ông Lưu Bình Nhưỡng đã nêu ra những vi phạm tố tụng, thiếu cơ sở buộc tội của bản án đã được Viện Kiểm Sát Tối Cao quyết nghị, đồng thời chỉ ra Bộ Luật Tố Tụng năm 2015 đã mở ra điều luật mới để xem xét lại các bản án Giám Đốc Thẩm có vi phạm nghiêm trọng. Ông Nhưỡng còn khẳng định, ngoài Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, Việt Nam còn có nhiều bản án tử hình chưa có cơ sở vững chắc, vì vậy ông kiến nghị Chủ Tịch Nước cần cân nhắc hết sức thận trọng khi ký các quyết định bác các đơn xin ân xá.

Để khách quan, Chủ Tịch Nước không nên nghe ý kiến một chiều từ các cơ quan giúp việc, mà phải thành lập Hội Đồng Tư Vấn xét đơn ân xá độc lập. Theo ông đây là vấn đề cần hết sức cẩn trọng vì là công lý của nền tư pháp và còn là quyền con người.

Phải nói là các tác nghiệp của nhà báo Nguyễn Đức thật sắc sảo, nhạy bén và rất chính danh, bảo vệ sự công bằng, minh bạch của nền tư pháp. Nhưng đáng tiếc là toàn bộ các nội dung tác nghiệp ấp không được chuyển tải lên tờ báo Pháp Luật TP.HCM mà Nguyễn Đức đang là Biên Tập Viên, mà chỉ phổ cập trên Facebook cá nhân.

Xét về tôn chỉ, mục đích thì đề tài này đúng hoàn toàn phù hợp và là sở trường đắc địa của báo Pháp Luật TP.HCM. Hơn 20 năm trước, tờ báo này cũng từng đi đầu đấu tranh xây dựng nền tư pháp công bằng nói chung và đấu tranh cho những nạn nhân bị án oan. Báo từng theo đuổi đấu tranh cho một tử tù ở Đồng Nai bị oan nhưng theo pháp luật thời đó đã hết cấp xét xử. Bị án chết vì bệnh. Ông Vũ Đức Khiển, Phó chủ Tịch Quốc Hội, thời đó đã thân hành đến gia đình tử tù này thắp nhang như một cách giải oan. Vậy tại sao trong lần này Nguyễn Đức phải đơn độc lên tiếng với tư cách cá nhân mà không có điểm tựa từ cơ quan báo chí mà mình đang cộng sự?

Nhìn lại kết quả tìm kiếm trên Google, không riêng báo Pháp Luật TP.HCM mà toàn bộ 800 tờ báo lề phải đều đồng lòng ngậm miệng trước bản án oan này. Trên 1 triệu lượt thông tin về thi hành án Nguyễn Văn Chưởng đếu từ báo chí nước ngoài và mạng xã hội. Ngay tờ báo Tuổi Trẻ từng có những thông tin tường thuật có giá trị về vụ án thì bài mới nhất thông tin về vụ này là “Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã “hết đường” kháng nghị” từ năm 2014 (3)

Vì sao 800 tờ báo đảng, báo nhà nước, báo chí cách mạng hay còn gọi là báo lề phải báo quốc doanh lại tự nguyện câm lặng, tự khước từ quyền thông tin trước một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh mạng của công dân? Bản án đúng sai còn là  lằn ranh giữa minh bạch, công bằng, nhân đạo hoặc tối tăm, bất công và man rợ của nền tư pháp. Lựa chọn sư im lặng trước bản án tử hình oan ức là a tòng với nền tư pháp man rợ, phục tòng và phục vụ cho một thế lực ác quỷ đội lốt con người.

Phải chăng đúng như người ta nói 800 tờ báo này có chung ông Tổng Biên Tập và chính ông Tổng ra lệnh cấm hoặc chưa cho phát lệnh nói nên tất cả đồng thủ khẩu như bình.

Nhà nước công sản hằng rêu rao vai trò của báo chí. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng xưng tụng theo bài bản chung về vai trò báo chí là “Báo chí đã trở thành lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Với đội ngũ hùng hậu trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ, có tính chuyên nghiệp cao và tiếp cận nhanh với công nghệ báo chí, truyền thông hiện đại, người làm báo thực sự là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa như Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”.

Vị Thủ Tướng cũng chia sẻ vấn đề hết sức “xôi thịt” trong cuộc cạnh tranh báo chí và mạng xã hội là “ “Tôi cũng xin chia sẻ những khó khăn mà báo chí và đội ngũ những người làm báo đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh báo chí chính thống bị mạng xã hội cạnh tranh khốc liệt cả về mức độ ảnh hưởng, thị phần thông tin và quảng cáo…” (4)

Báo chí chiến đấu hết mình vì đảng, cạnh tranh giành quảng cáo với mạng xã hội còn chuyện sống chết, oan ưng của dân, chuyện công bằng xã hội, chuyên chế của ông an, bất công của tòa án, báo chí cách mạng ngậm miệng ăn tiền dành phần cho mạng xã hội.

Một nhiệm vụ quan trọng, chiêu sở trường của báo chí cách mạng là gắp lửa bỏ tay người đã được Tuyên Giáo đảng khẳng định trong bài “Vai trò của báo chí trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Ngay trong vụ chuyến bay giải cứu hàng đàn cán bộ cấp cao của 5 bộ ngành bóp cổ hút máu dân ngay cơn hoạn nạn, báo CAND vẫn tìm thấy thế lực thù địch nói xấu nhà nước.

Sao đến nay báo chí chưa xuất chiêu này? Chắc còn bất ngờ, trí tuệ của những con … người quen đi theo lề phải chưa phân định được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, ông Phó Ban Dân Nguyện Quốc Hội, nhà báo Nguyễn Đức ai sẽ là kẻ xấu, là thù địch.

Sự dũng cảm đơn độc tác nghiệp trên mạng xã hội của nhà báo Nguyễn Đức quả là sự đơn độc đến mong manh. Mong rằng đừng có thêm oan án mới!

1- https://www.bing.com/search?q=t%e1%bb%ad+h%c3%acnh+nguy%e1%bb%85n+v%c4%83n+ch%c6%b0%e1%bb%9fng&FPIG=9FED807D7A1342069CEC98687FC7A36C&first=11&FORM=PERE

2-https://secure.avaaz.org/community_petitions/en/chu_tich_nuoc_vo_van_thuong_chanh_an_tand_tp_hai_p_kien_nghi_hoan_thi_hanh_an_tu_tu_nguyen_van_chuong/

2b- https://www.facebook.com/nxdien2k15/videos/296830626263902

3- https://tuoitre.vn/vu-tu-tu-nguyen-van-chuong-da-het-duong-khang-nghi-723209.htm

4- https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-bao-chi-dang-phai-canh-tranh-khoc-liet-voi-mang-xa-hoi-20190621223044483.htm

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. HỌC GIẢ: BÙI CHÍ VINH

    Thời gian còn rất ngắn
    Nhưng cuộc chiến rất dài
    Đối đầu với cái ác
    Không được phép chùn tay

    Đối đầu với cái ác
    Phải tỉnh táo lạ thường
    Nếu ham sống sợ chết
    Thì đừng làm văn chương

    Nếu ham sống sợ chết
    Cứ im lặng là vàng
    Cam phận kiếp bồi bút
    Liếm gót mà làm quan

    Cam phận kiếp bồi bút
    Phản bội lại đồng bào
    Viết những điều dối trá
    Quỳ gối rước giặc Tàu

    Viết những điều dối trá
    Ngược lại với lòng trời
    Trong khi dân kêu cứu
    Mỗi ngày một khàn hơi

    Thơ lấy dân làm gốc
    “Bất cứu mạc anh hùng”
    Chữ nghĩa là ngòi nổ
    Chưa bao giờ biết run !

    NGUỒN MẠNG

  2. Trong lịch sử tư pháp của Việt Nam mà tôi quan sát, hiếm khi có một vụ trọng án mà cơ quan điều tra chịu bó tay. Không ít vụ án được phá trong một thời gian kỷ lục. Nhưng, cũng hiếm khi tôi thấy những vụ án oan nghiêm trọng nhất được chủ động phát hiện bởi các cơ quan tố tụng.
    Năm 1983, cho dù mang “trái tim trong trắng” [kịch Lưu Quang Vũ], ông Nguyễn Sỹ Lý vẫn bị giam cầm 2.000 ngày. Và, ông Lý chỉ được minh oan khi một người bạn tù được tha trước, âm thầm giúp ông tìm ra thủ phạm. Ông Huỳnh Văn Nén cũng chỉ nhìn thấy ánh sáng sau 17 năm nhờ hung thủ, bị giữ tình cờ trong một vụ vi phạm luật giao thông, tự thú. Ông Nguyễn Thanh Chấn ở tù 10 năm cho đến khi hung thủ tự đến đồn công an.
    Chuyện không phải của thời mông muội. Chỉ mới cách đây 10 năm, 7 thanh niên ở Sóc Trăng cũng chỉ được minh oan sau 4 tháng tạm giam nhờ hai nữ hung thủ cướp của giết người ra đầu thú.
    Những người chịu “án oan thế kỷ”, trong phòng tạm giam, đều khai nhận “hành vì giết người” hoàn hảo. Trừ 7 thanh niên ở Sóc Trăng, tất cả, khi đứng trước tòa, đều phản cung và đều bị tòa căn cứ “án tại hồ sơ”, bác bỏ. Và, chỉ khi hung thủ thật bị lương tâm cắn rứt khai ra, những gì họ tố cáo bị bức cung mới được xác nhận hóa ra là đúng.
    Với hai tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, nếu thực sự oan, không rõ, chúng ta có thể chờ đợi lương tâm của những người đã tiến hành tố tụng hay lại phải chờ lương tâm hung thủ.
    Khi nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu công tác xét xử “không được để xảy ra oan sai”. Đây là điều mà những người tiền nhiệm ông cũng đều nhấn mạnh.
    Không phải lúc nào thông điệp này cũng được diễn dịch giống nhau. Nó tùy thuộc vào một hệ thống tư pháp sợ OAN cho thường dân hay chỉ sợ cái SAI của mình bị phát hiện.
    Tôi không biết hiện nay, ngành tòa án có còn giữ tiêu chí “án bị cải sửa” làm căn cứ bình xét thi đua và căn cứ để tái bổ nhiệm thẩm phán nữa không. Sợ sai, sợ án bị cải sửa là lý do mà các cơ quan tố tụng rất khó từ bỏ một tiền lệ rất sai là họp án [“ba bộ đồng tình…”] và thỉnh thị án.
    Nếu một nền tư pháp vận hành theo hướng để dân không bị OAN, nền tư pháp đó phải luôn đặt ra khả năng tố tụng có thể SAI. Không phải tự nhiên mà ngay từ xa xưa loài người đã nghĩ đến việc tách bạch các cơ quan tố tụng và phân ra nhiều cấp xét xử.
    Một nền tư pháp mà hướng tới mục tiêu hoàn hảo, các cơ quan tố tụng không bao giờ sai thì chỗ của những người thực sự bị oan là ở trong tù chứ chưa chắc đã phải là những người được tuyên vô tội.
    Tôi đã từng phỏng vấn tử tù “Phước Tám Ngón” và có mặt tại pháp trường cái buổi sáng 3 bị án trong vụ Tamexco bị bắn. Trừ những loại giết người do bệnh lý, thích chơi trò cân não với cơ quan điều tra, phần lớn những hung thủ thật sự giết người rất ít khi kêu oan. Chúng chấp nhận đã vay [mạng người] thì trả.
    Chúng ta đang nghe những lời kêu oan từ hai bị án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Chúng ta có thể vĩnh viễn không biết sự thật nằm ở đâu. Nhưng, tôi nghĩ những người tiến hành tố tụng trong hai vụ án này biết rõ.
    Chúng ta đã phải đợi cho đến khi hung thủ thật sự ra đầu thú mới biết là Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn bị oan. Nhưng, những người tiến hành tố tụng chắc chắn đã biết điều đó khi họ bắt đầu sử dụng nhục hình và mớm cung bị cáo.
    Đã từng có khá nhiều hung thủ thật ra đầu thú để minh oan cho người gánh án thay mình; nhưng, trong nền tư pháp nước ta, ít khi có một cán bộ từng tiến hành tố tụng tự nhận là mình sai để minh oan cho nạn nhân của chính mình và cộng sự.
    Trong các vụ án oan như Nguyễn Sỹ Lý, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… đều có vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Chúng ta chứng kiến, việc khăng khăng tuyên bố “sai phạm tố tụng” nhưng “không làm thay đổi bản chất vụ án” đáng sợ thế nào.
    Một nền tư pháp mà chỉ sợ lộ ra cái SAI sẽ không bao giờ tránh được OAN [khiên – cho dân].
    Cứ tống vào tù một dân oan là cấp phép tự do cho một tên tội phạm [hung thủ trong vụ án Huỳnh Văn Nén từng gây án đâm, chém trong thời gian ông Nén bị tù oan].
    Không có mô hình tư pháp nào hoàn hảo. Mô hình ưu việt hơn không phải là có khả năng lập thành tích “phá án 100%”, là không phải không có “án bị cải sửa” mà là có khả năng tự phát hiện sai sót.
    Mục tiêu của một nền tư pháp là công lý chứ không chỉ là phá án. Chính vì thế mà trong nhiều trường hợp, các cơ quan tố tụng phải chấp nhận thua; bởi, một khi các cơ quan tố tụng cứ khăng khăng thắng sẽ không có chỗ cho công lý.
    FB H.Đ


  3. Tân Quốc ca cho Việt Nam Dân chủ Tự do
    **************************

    http://batkhuat.net/images/covang-basocdo.gif

    Xin chào Người Việt Nam Dân chủ
    Bạn ở đâu ? Trong hay ngoài Quê Hương
    Xin trả lời thay cho Thơ tôi nhé !

    Xin chào Người Việt Dân chủ
    Bạn ở đâu ? Trong hay ngoài Quê Mẹ
    Xin trả lời giùm cho Thơ tôi nghe !

    https://vuongthuc.files.wordpress.com/2014/03/animatedpicture2quochan2014-600-450-24.gif?w=900

    Vận Nước & Định mệnh Lịch sử đưa Bạn
    Lưu vong lưu đày lưu sinh về đâu ?
    Đất Xưa Ngàn năm Thăng Long vẫn còn mãi vẫy gọi

    https://media.tenor.com/yvEUfY2POnsAAAAC/vnch-south-vietnam.gif

    Cờ Vàng Ba sọc Đỏ máu Lạc Hồng Ba Miền
    Lý tưởng Tự do Dân chủ Hoàng kỳ vẫn còn mãi vẫy chào
    Dân quyền Dân sinh Nhân quyền Nhân vị

    Xin chào Người Việt Tự do
    Trả lời từ Paris – cái Nôi Dân chủ Thế giới !
    Xin chào Người Việt khao khát Tự do đang lưu đày ngay giữa Quê Hương
    Xin chào Người Việt Tự do khắp Năm châu Bốn bể

    https://1.bp.blogspot.com/-43wX-AG1a1E/YGL_jPIVuyI/AAAAAAABVlc/XSAAxppEBT8S_CP2qMlo8mJqdUAxgGLTACLcBGAsYHQ/w640-h480/covnch-b-7-animation.gif

    Xin chào Người Việt Tự do
    Trả lời từ Little Saigon, Cali – Thủ đô Tị nạn Việt Nam Toàn Thế giới !
    Xin chào Người Việt khao khát Tự do đang lưu đày ngay giữa Quê Mẹ
    Xin chào Người Việt Tự do khắp nẽo Bốn bể Năm châu

    Vận Nước & Định mệnh Lịch sử đưa Bạn
    Lưu vong lưu đày lưu sinh về đâu ?
    Đất Xưa Ngàn năm Thăng Long vẫn còn mãi vẫy gọi

    https://vinhdanhcovang.files.wordpress.com/2010/03/qkvietnam.gif

    Cờ Vàng Ba sọc Đỏ máu Lạc Hồng Ba Miền
    Lý tưởng Tự do Dân chủ Hoàng kỳ vẫn còn mãi vẫy chào
    Dân quyền Dân sinh Nhân quyền Nhân vị

    https://media.tenor.com/1bjZy2eZhuoAAAAM/south-vietnam-flag-south-vietnam.gif

    Người Việt Tự do ngoài Tổ Quốc
    Người Việt khao khát Tự do đang lưu đày ngay giữa Quê Hương
    Bạn sẽ vẫn mãi Cờ Vàng trong trái tim tôi!
    Bạn sẽ vẫn mãi Hoàng kỳ vẫy gọi trong Giấc mơ Việt Nam Hôm nay !

    Vận Nước & Định mệnh Lịch sử cùng bao Cơn Gió bụi đưa Bạn
    Lưu vong lưu đày lưu sinh về đâu ?
    Đất Mẹ Quê Cha Nghin năm vẫn còn mãi vọng đồng réo gọi

    https://vietbao.com/images/file/CBX66z1b0ggBAM1G/co-vnch-03.jpg

    Vận Nước & Định mệnh Lịch sử đưa Bạn
    Lưu vong lưu đày lưu sinh về đâu ?
    Đất Xưa Ngàn năm Thăng Long vẫn còn mãi vẫy gọi
    Bạn sẽ vẫn mãi Hoàng kỳ vẫy gọi đến lìa trần !
    Đất Mẹ Quê Cha vẫn còn mãi réo gọi đến Mai sau !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  4. “…sự im lặng ngoan ngoãn của đàn cừu phục tùng ngọn roi của kẻ chăn, bỏ mặc cho sinh mạng của đồng loại, đồng bào. Cơ quan ngôn luận của đảng cạn chữ, tiếng nói của nhân dân lại yếu hơi đến thế sao”

    Báo chí của đảng-nhà nước là “đàn cừu” !
    Báo chí của đảng-nhà nước là “tiếng nói của nhân dân” !

    Dùng từ nghe KHÔNG ỔN chút nào!

  5. Bài này tư liệu đầy đủ và vững chắc
    Giá mà có các đề mục để bạn đọc dễ theo dõi và nắm được vấn dề thì tốt quá

  6. Báo chí Cách mạng Việt Nam nên lên tiếng nghiêm khắc cảnh cáo Phi vì đã xảy ra biểu tình trước sứ quán nước ta . Đã vậy còn đốt lá CỜ ĐỎ SAO VÀNG, cờ Tổ quốc, là lá Quốc Kỳ của những ai vẫn còn tự hào mình là người Việt .

    Quan trọng hơn những thứ lẻ tẻ khác

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây