Đôi điều về phương pháp luận tiếp cận các vấn đề lớn và phức tạp

Kim Văn Chính

24-6-2023

1. Trong khoa học, không kể là khoa học công nghệ, khoa học xã hội, khoa học chính trị, khoa học quân sự hay khoa học y khoa, tiếp cận hệ thống là rất cần thiết.

Đại để đối với các vấn đề phức tạp và rộng lớn, cần có các góc nhìn (cách tiếp cận) ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Đồng thời cần sử dụng đồng thời các tiếp cận chi tiết, bộ phận và toàn thể (trong quân sự gọi là tác chiến, chiến dịch và chiến lược).

Trong các cuộc chiến tranh, có tiếp cận quân sự, chính trị và ngoài giao.

Về tổ chức lực lượng có tiếp cận quân sự, chính trị (tinh thần – tư tưởng – thông tin) và hậu cần.

Người nhầm lẫn linh tinh cách tiếp cận hoặc không hiểu gì về cách tiếp cận thì chỉ giống anh thầy bói xem voi biết và nói cái mình biết, không để ý, không hiểu, thậm chí bỏ qua các điều cần biết bổ ích khác để biết sự vật và ra quyết định phù hợp với sự việc trên thực tế.

2. Mấy ông cầm chịch ở các nước theo CNXH là ví dụ điển hình về sự què quặt trong phương pháp luận tiếp cận và giải quyết các vấn đề.

Họ luôn tụng niệm: CNXH tất yếu sẽ thắng CNTB; CNTB tất yếu sẽ bị diệt vong; đất nước tất yếu sẽ tiến lên CNXH dù còn rất lâu…

Họ không thèm để ý đến các tiếp cận ngắn và trung hạn làm sao để cuộc sống người dân được cải thiện từng bước, tốt lên từng ngày, chính quyền làm sao khá hơn từng ngày, từng tháng.

Họ chỉ thích hô khẩu hiệu. CNXH nhất định thắng. Ai cãi lại thì đàn áp, vô tình họ đàn áp chính người dân của mình làm thui chột các nguồn lực quý giá của quốc gia.

Hệ thống các nước XHCN sụp đổ là vậy.

Nhiều nước Đông Âu (và Ukraina hiện nay nữa) họ coi tư duy kiểu CSCN là khắc tinh của phát triển quốc gia là vậy.

3. Ông De-Bono (1933-20210– chuyên gia hàng đầu về phương pháp tư duy đã đưa ra mô hình 6 chiếc mũ tư duy với phương pháp “Lateral Thinking”, tiếng Việt dịch là “tư duy cùng chiều” rất nổi tiếng.

Trong logic học cơ bản cũng đã có quy tắc khi tư duy và tranh luận: fact đối fact, opinion đối opinion…

Những nhà lãnh đạo và khoa học hiện đại đều biết và thầm nhuần các quy tắc cơ bản này của tư duy và tranh luận.

4. Ấy vậy mà hiện nay, nhất là khi bàn về cuộc chiến Ukraina – Nga, rất nhiều người (không chỉ có các fan Nga và những người ăn lương làm theo mục đích người trả lương yêu cầu), dường như quá quen với tư duy của các nhà lãnh đạo, nhà giáo dục ở Việt Nam, hoặc là do không được học hành đầy đủ về tư duy và phương pháp luận, hoặc là do họ để tình cảm yêu – ghét, địch – ta lấn át trí óc, họ mắc lỗi quá lớn khi đọc các thông tin nhiều chiều nhiều cấp độ về cuộc chiến.

Họ chỉ biết hô ta nhất định thắng, địch nhất định thua khi thấy bàn về chiến thuật, kỹ thuật chi tiết để làm sao Ukraina sử dụng sức người và vũ khí tiết kiệm, ít thiệt hại nhất.

Ai bàn về các vấn đề hoặc thông tin dữ kiện họ không thích nghe, không thích biết thì họ quy chụp luôn là phản động.

Họ luôn bỏ bóng đá người, không chịu tranh luận theo các quy tắc của tiếp cận vấn đề.

5. KẾT GÌ?

Mọi người cần học phương pháp tiếp cận khoa học

Hãy thận trọng với những gì mình nghĩ và nói, viết.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Họ không cần tiếp cận khoa học khoa hiếc gì cả, chỉ cần “tiếp cận” ngân sách mà thôi, ngân sách chính là vấn đề lớn nhất. Mồm họ hô khẩu hiệu, tay thì đục đẽo ngân sách, sau đó chi tiền (cuỗm được) ra, đưa con cái sang tư bản du học, mua nhà, mua ôtô, mua quốc tịch…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây