Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi mốt

Đỗ Duy Ngọc

28-8-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38 — phần 39 — phần 40 — phần 41 — phần 42  phần 43  phần 44  — phần 45 — phần 46 — phần 47 — phần 48  — phần 49  phần 50

Lại thêm một ngày nữa, thêm một ngày chịu đựng, thêm một ngày chứng kiến cơn đại dịch bùng phát, thêm một ngày nơm nớp lo âu. Những con số không chịu ngừng lại, những khoanh tròn đen trên facebook vẫn lần lượt xuất hiện báo hiệu những mất mát và tang thương. Cơn bệnh nặng của Sài Gòn vẫn chưa chịu thuyên giảm.

Tự nhủ cố gắng, cố gắng lạc quan, cố gắng lòng tin. Tự nhủ mình vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người khi còn được ở yên trong căn nhà của mình, còn được ngày hai bữa cơm dù có thể không ngon, không lắm món như thường ngày. Vẫn còn được thở bằng chính hơi thở của chính mình, được gần gũi với những người thân thuộc. Trong khi ngoài kia, biết bao người phải xa nhà, lìa xa con cái, cách xa cha mẹ, ông bà để đứng trên tuyến đầu chống dịch đến kiệt sức.

Trong khi trong nhiều xóm nhỏ, biết bao người, biết bao cảnh ngộ đang thiếu ăn, đang bế tắc trong cuộc sống không lối ra. Trong khi ngoài kia, biết bao người bệnh đang cần một chỗ nằm, đang cần một hơi thở để được sống. Trong khi ngoài kia, biết bao gia đình đã tan tác, cha lìa, người thân rời nhà và trở về trong hủ cốt. Thế thì thôi, đừng trách móc nhau nữa, đừng chửi rủa nhau nữa, đừng thù hằn nhau nữa. Tham lam, sân hận để làm gì khi ranh giới của sinh tử chỉ là một khoảnh khắc.

Lên án nhau làm gì khi biết bao số phận lặng lẽ cúi đầu gánh lấy những khốn khổ của cuộc đời. Hơn nhau làm chi khi cả thành phố trong cơn đau nặng. Sung sướng gì, hả hê gì, đắc thắng làm gì khi cả nước đang oằn mình gần như kiệt sức để vẫy vùng thoát khỏi cơn đại dịch. Miệng nói yêu nước, thương dân mà không chia sẻ nỗi đau của đồng bào khi hoạn nạn mà chỉ rình mò để chửi rủa, để thoá mạ, để thoả cái tự ái của cá nhân. Đó cũng có thể xem như là tội ác.

Tháng bảy mưa dầm dề, trời phương Nam mang một màu u ám. Những con đường vắng về đêm như thành phố ma làm hoảng sợ những người yếu bóng vía. Người chết nhiều quá, những oan hồn vất vưởng hoà với quỷ ma mùa xá tội vong nhân. Mùa Vu Lan đầy những hoa trắng cài lên ngực nhưng lại thiếu những mâm cúng và tiếng kinh cầu. Một tháng bảy u buồn lắm bi thương. Có một tiếng đàn piano lạc lõng từ căn nhà hàng xóm, một tổ hợp hợp âm buồn của một ca khúc buồn hiu.

Tiếng chim sẻ không còn ríu rít trong sân vườn vì mưa, ngày lặng lẽ đến và lặng lẽ đi qua bất kể những nỗi đau đang hiện diện. Thời gian như một tiếng thở dài. Biết đến bao giờ được trở lại những ngày tháng cũ. Những tháng năm bình thường của cuộc sống. Người ta thường thấy tiếc nhớ những gì đã bị đánh mất. Những thứ khó tìm lại được vì sau cơn đại dịch này, mỗi người đã có cách sống khác, suy nghĩ khác và nhiều người đã có hoàn cảnh khác. Tiêu cực hơn hay tích cực hơn, cũng tuỳ tình cảnh của mỗi người.

Sài Gòn vẫn giới nghiêm. Sài Gòn vẫn đầy người dính bệnh. Những biện pháp, kế hoạch chống dịch vẫn tiếp tục được thi hành. Có cảm giác nhà nước và chính quyền đang cố gắng hết sức trong trách nhiệm của mình, nhưng nhiệm vụ quá khó khăn. Dân đâu đó vẫn còn kêu than, đâu đó vẫn còn bất bình dù hàng triệu gói cứu trợ đã xuất ra và đến với dân. Trong góc khuất nào đó của thành phố này vẫn có người đang đói. Con số 1022 chưa làm tròn trách nhiệm của nó.

Ông Thủ tướng đã một lần khi đến thăm một khu lao động nhờ dân gọi đến trước sự chứng kiến của ông nhưng tổng đài không hoạt động. Thế dân biết kêu vào đâu nữa khi thiếu ăn cần hỗ trợ. Thực hiện một tổng đài nhận yêu cầu, đề nghị của dân làm việc 24/24 không khó. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp làm được chuyện này rất dễ dàng, không bao giờ để khách hàng chờ đợi. Thế sao Mặt trận Tổ Quốc Thành phố không làm được, những số khẩn cấp để dân cần dân kêu không làm được? Thiếu trách nhiệm, thiếu cái tâm với nhân dân, vô cảm trước những nỗi khổ của dân, tư duy mặc kệ chúng nó là những lý do cơ bản khi con số điện thoại liên lạc này khó kết nối.

Rất nhiều người nghèo trong con dịch này sống được qua ngày nhờ những tổ chức, cá nhân thiện nguyện. Biết bao người được cứu sống kịp thời nhờ những chuyến xe mang oxy cho người cần. Biết bao gia đình đã phần nào được an ủi và thoát được khó khăn khi nhóm Mai táng không đồng đến đúng lúc lo hậu sự cho người chết. Nếu Sài Gòn không có những nhóm thiện nguyện như thế này, Sài Gòn chắc sẽ còn lắm bi thương hơn nữa.

Thế nhưng, khi Sài Gòn giới nghiêm, tối ngày 26.8, tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình dịch, các phóng viên cơ quan báo chí đã đưa ra nhiều thắc mắc khi một số nhà hảo tâm, hội nhóm thiện nguyện không xin được giấy đi đường do Phòng CSGT đường bộ, đường sắt TP.HCM (PC08) và Công an quận, huyện, TP.Thủ Đức cấp.

Trao đổi về những thắc mắc này, đại diện Công an TP.HCM cho biết rất chia sẻ và ủng hộ việc một số cá nhân, tổ chức chung tay cùng cơ quan nhà nước chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên theo Công an TP.HCM, việc hội nhóm thiện nguyện di chuyển trong thời gian giãn cách cũng có thể phát sinh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, không an toàn cho chính cá nhân đi làm từ thiện. Đồng thời việc cấp giấy này sẽ không đạt mục đích tăng cường giãn cách xã hội của TP.HCM là “ai ở đâu, ở yên đấy”.

Liên quan đến việc làm từ thiện của các hội nhóm thiện nguyện, đại diện Công an TP.HCM cho rằng quan điểm của TP là tổ chức tập trung. Vì vậy, hội nhóm thiện nguyện khi tiếp nhận ủng hộ, có thể liên hệ, đưa nhu yếu phẩm về Tổ công tác đặc biệt tại địa phương để đưa đến những nơi có nhu cầu. Hoặc hội nhóm thiện nguyện có thể ở nhà báo cho lực lượng tại địa phương tới tiếp nhận nguồn hàng.

Trước phát biểu này của công an thành phố. Nhiều tổ chức, cá nhân làm từ thiện lâu nay đã có ý kiến. Theo họ, khi chủ trương không cấp giấy đi đường cho những người làm thiện nguyện là thiển cận, máy móc và thất nhân tâm. Việc từ chối này cũng là chối bỏ một thực tế khi cho rằng tấm lòng từ thiện rộng lớn lâu nay của người Sài Gòn là nhỏ lẻ, nghĩ như vậy là phủ nhận tình cảm của người Sài Gòn với đồng bào của mình.

Từ khi có dịch, Nhóm Oxy cho sự sống của bác sĩ Xuân Sơn Võ đã cung cấp oxy cho mấy trăm người bệnh. Trạm Oxi cộng đồng Sài Gòn đã hỗ trợ hơn 1.500 ca cấp cứu khẩn. Nhóm Giang Kim Cúc và các Cộng Sự với “Quỹ từ thiện mai táng 0 đồng” hỗ trợ, vận chuyển, mai táng miễn phí bà con có hoàn cảnh khó khăn không may mất vì mắc dịch. Hàng trăm bếp ăn, tổ chức từ thiện tại SG cung cấp hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn suất ăn/ngày cùng hàng ngàn tấn lương thực cho bà con nghèo…

Những đóng góp đó, những tấm lòng đó không thể gọi là nhỏ lẻ được. Chính nhờ những hành động từ thiện cao cả này đã giúp rất nhiều cho con dân thành phố khi chính quyền chưa chăm lo hết được cho dân, khi nhà nước chưa có chính sách cụ thể, đang lúng túng để tiếp cận lo cho người nghèo.

Đại diện cho Công an TP.HCM cho rằng:” “Nhóm đối tượng này nên tập trung lại theo tổ chức hoặc chuyển về tổ công tác đặc biệt để đưa về các nơi có nhu cầu”. Có nghĩa là sẽ tập trung về cho các tổ chức nhà nước? Hãy nhìn vào sự thật là các tổ chức của chính quyền đã bất lực trước công việc này, thực tế đã chứng minh điều đó. Hơn nữa, giao cho tổ chức nhà nước thường xảy ra tình trạng túi từ thiện không đến đúng nơi, đúng người đáng được nhận, điều mà các nhóm, đội từ thiện làm được một cách dễ dàng.

Hơn nữa, kiểu thủ tục rắc rối và đẩy qua đưa lại quả bóng trách nhiệm của các tổ chức địa phương khiến công chuyện chậm trễ và không kịp thời cứu giúp được cho người cần. Và cuối cùng, cũng xin nói thật mất lòng là những người mạnh tường quân, những người làm từ thiện không tin vào các tổ chức của nhà nước nên không chấp nhận tập trung để giao cho” Các tổ công tác đặc biệt”.

Hiện nay, địa phương nào cũng thành lập cái tổ này, nhưng chỉ có việc lưu tâm giúp đỡ những F0 cách ly điều trị tại nhà với điều phối mua hàng hộ mà còn rối như gà mắc tóc thì thử hỏi giao thêm cho tổ này chuyện lo oxy, lo cơm cho người nghèo, lo áo quan và đem thiêu cho người chết, thử hỏi tổ công tác đặc biệt này làm có nổi không, hay là rồi bỏ mặc cho dân đói, không có oxy để chết và chết rồi chẳng ai lo? Tước đi việc để cộng đồng góp phần vào công việc chống dịch là một cách làm thiếu suy nghĩ. Cấm các tổ chức từ thiện tham gia bằng cách không cấp cho phép họ đi hoạt động là việc làm thất nhân tâm. Công an thành phố nên chấn chỉnh lại quy định này.

Một tin gây lo ngại cho rất nhiều người là vừa qua Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide.Đây là chất có hại cho sức khỏe con người và không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.

Hiện có 3 dòng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI, bao gồm 2 sản phẩm của Việt Nam là mì tôm chua cay Hảo Hảo và miến Good vị sườn heo – đều do công ty Acecook Việt Nam sản xuất; và 1 sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc – đó là mì Yato vị hải sản. Việt Nam đã là nước dùng mì gói nhiều, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Đang lúc giãn cách, giới nghiêm hình như nhà nhà đều ăn mì, thùng quà nào cho dân cũng có mì. Tin này làm dân lo là đúng chứ. Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm về thực phẩm cũng như hãng sản xuất phải giải thích tường tận chuyện này. Nếu là thật thì chúng ta đang bị đầu độc tập thể à?

Đọc báo thấy hiện giờ vaccine đã về với số lượng nhiều ở Việt Nam. Dân mong vaccine. Người chưa được chích mong được chích. Người đã chích mũi 1 ngóng chờ mũi 2. Vì ai cũng hiểu chỉ có vaccine thì mới mong dập được dịch dù biết rằng đã tiêm chủng cũng có thể nhiễm bệnh, nhưng sẽ hạn chế được số tử vong. Mà giảm tử vong là điều mà nhà nước và toàn dân mong ước lúc này. Sống chung với dịch là chuyện không thể tránh, nhưng có vaccine, dân an lòng hơn nhiều lắm.

Toàn thành phố đã ghi nhận gần 200.000 trường hợp mắc bệnh dịch, một nửa trong số đó đã được điều trị khỏi, xuất viện về nhà. Cuộc chiến với dịch bệnh dự báo còn nhiều khó khăn, thành phố đang tăng cường các giải pháp phòng chống và hỗ trợ tích cực cho người bệnh.

Tuy nhiên, trong ngày cũng ghi nhận thêm 287 trường hợp tử vong nâng tổng số tử vong vì virus tại thành phố lên 8.097 trường hợp.

Giờ đã là trưa, Sài Gòn vẫn có mưa, bầu trời vẫn một màu u ám. Mong một ngày nắng ráo, dịch bị kềm hãm để được chạy ra phố, nhìn thấy đường chen chúc người hoặc kiếm con đường thân quen, rú ga đến gặp bạn bè. Mong lắm Sài Gòn thân yêu ơi!

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN


  1. Xin thầm bảo Sài Gòn về một Điều chẳng lành cấm kỵ ấy !

    Anh lo sợ lo âu
    Vì vậy, ngại thể hiện điều Anh quan tâm
    Liệu Sài Gòn dấu yêu yêu dấu ấy bây giờ trên Cao điểm Đại dịch
    Có nghĩ rằng Anh ủy mị yếu đuối không ?
    Nếu Anh run run khi nói thầm với Sài Gòn
    Ôi điều gì bất hạnh sẽ xảy ra nếu …
    Có một cái khác mà Sài Gòn ấy đang nghĩ đến
    Có lẽ Sài Gòn đa cảm đa tình ấy đang vẫn thầm yêu
    Thầm nhớ nhung về những Ngày xưa vô cùng thân ái thương yêu ấy !
    Anh giờ đây cảm thấy mình như một kẻ ngốc lẩm cẩm gã khờ
    Cuộc sống và Bể dâu lại có thể tàn nhẫn như vậy sao ?
    Anh giờ đây đành bó tay bất lực không biết phải làm gì
    Anh đã từng lưu sinh nơi đấy
    Giữa Lòng Sài Gòn của tháng năm Thanh Xuân vọng động
    Trằn trọc trăn trở về Chiến tranh và Hòa bình
    Nhớ nhung tương tư về biết bao Tình yêu
    Với trái tim Anh trong đôi bàn tay của Anh
    Sẵn sàng hết lòng hết tình dâng hiến
    Nhưng những gì Em của Ngày xưa thân yêu ấy phải hiểu
    Em không thể để cơ hội thời cơ vận hội lướt qua
    Để yêu Sài Gòn ấy – Hòn Ngọc Viễn Đông năng động
    Thắng vượt qua cả ngay chính cả Em
    Chỉ giờ Anh mới thú tội nói lên Sự Thật này
    Anh có nên hay không ?
    Xin thầm bảo Sài Gòn về một Điều chẳng lành cấm kỵ ấy !

    Xin thầm bảo Sài Gòn về một Điều chẳng lành cấm kỵ ấy !
    Rằng Thái dương và Vầng nguyệt
    Trỗi dậy vào Bình minh và Hoàng hôn
    Trong đôi Mắt nhung đen của Sài Gòn Ngày ấy
    Trước tháng Tư Đen 1975

    Xin Em liên lạc liên hệ với Sài Gòn ấy
    Và thỏ thẻ thì thầm
    Lời nói dịu dàng ngọt ngào
    Nhưng chớ đừng nước lú đường mật
    Tuyên giáo như bọn LÃ Thanh Hải + Nguyễn Văn Đua tuyên truyền lưỡi gỗ
    Giọng điệu ngố nghế bần cố Mao-ít dáo Mác lưỡi Lê
    Vì Sài Gòn thông minh bao dung chắc sẽ giật mình
    Cười nhạo bằng môi cong mùi kẹo Ô Mai bật té ghế !

    Xin Em liên lạc liên hệ với Sài Gòn ấy
    Và như Anh bảo đây hãy thỏ thẻ thì thầm
    Lời nói dịu dàng ngọt ngào
    Ôm thật chặt Sài Gòn bất tử bất diệt ấy thật gần
    Để cảm nhận nhịp đập của Trái tim Sài Gòn Vĩ đại rộng lượng ấy
    Tình yêu Người Safi Gòn sẽ là món quà
    Tặng vật dành cho Em
    Đôi tay ngọc ngà chạm vào Sài Gòn yêu dấu dấu yêu của Chúng mình
    Với sự dịu dàng thầm kín trầm lắng
    Mà Em giao cảm cảm nhận bên trong
    Tình yêu của Em chắc không bao giờ bị từ chối
    Sự Thật về Tình yêu sẽ giải thoát Em
    Cũng như Chân lý về Việt Sử sẽ giải phóng thật sự Người Sài Gòn

    Em sẽ có những gì có ý nghĩa là
    Tất cả Thời gian Em đã đang chiêm nghiệm thấy
    Anh yêu Sài Gòn ấy da diết tha thiết biết mấy làm sao !
    Trong số đó nội hàm thầm hiểu có cả Em
    Có cả hàng triệu Người Sài Gòn vô danh âm thầm
    Lao động tảo tần xây dựng Sài Gòn cho một Tương lai phồn vinh
    Anh có thể chắc chắn với Em về Tình yêu về Sài Gòn
    Cũng như Anh có thể chắc chắn với Em về Tình yêu về Thăng Long

    Anh không nghĩ rằng Anh có thể chịu đựng nổi nữa
    Khi nhìn theo dõi thông tin Sài Gòn đang quằn quại cố thủ
    Chống Đại dịch siêu vi trun..g c..uốc gần hai tháng qua
    Khi Anh giờ gần cuối đời lưu vong phải thốt lên nhiều điều để nói
    Tình yêu Quê Hương là Ánh sáng chắc chắn sẽ phát sáng và tỏa sóng-hạt
    Trong hàng triệu Người Việt Tự do xa Quê Mẹ
    Đa số Trái tim này được tôi luyện về một Tình Ái Quốc trong sáng
    Đó là Hồn Việt – một Ngọn lửa ổn định phát triển âm thầm không ngừng
    Hãy tiếp lửa cho Bếp lửa ấy
    Bằng tất cả niềm đam mê mà Em là Quê Hương có thể thể hiện

    Đêm nay vẫn Tình yêu cao thượng vĩnh cửu ấy
    Vẫn chiếm vị trí cao nhất trong hàng triệu con tim Người Sài Gòn còn đang xa xứ
    Thời gian không thể xóa nhòa Bộ nhớ Chết này
    Nhưng thực sự Sống mãi ký hiệu mã hiệu bằng dòng Cơ sơ Hai bất tận
    Cả tin vào Ý thức hệ Đỏ mù quáng ấy
    Đang đưa Chiến dịch chống Đại dịch siêu vi Tàu phù đến đâu
    Cần phải Khoa học không mê tín tín điều bảo thủ
    Cần phải biết siêu vi Vũ Hán như Liêu Trai
    Như Tần Cối như Tào Tháo như Mao Xếnh Xáng béo mập tào lao
    Vì siêu vi trun..g c..uốc vô cùng nguy hiểm như các tổ sư chệt
    Chúng vô hình vô cảm vô thần vô giáo vô đạo vô tâm
    Cũng như tình yêu mù quáng sẽ chẳng đưa Tình Yêu Lớn đi về và đến đâu

    Xin thầm bảo Sài Gòn về một Điều chẳng lành cấm kỵ ấy !
    Sài Gòn ơi ! Đừng bao giờ để Cố nhân
    Nay là Bà nội Bà ngoại tóc bạc như mây trắng ngàn năm lãng du
    Sài Gòn ơi ! Xin cẩn trọng giùm Nàng cho ta trong Sóng thần Đại dịch
    Xin thầm bảo Sài Gòn về một Điều chẳng lành cấm kỵ ấy !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

Comments are closed.