16-8-2021
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22 — phần 23 — phần 24 — phần 25 — phần 26 — phần 27 — phần 28 — phần 29 — phần 30 — phần 31 — phần 32 — phần 33 — phần 34 — phần 35 — phần 36 — phần 37 — phần 38
Hôm nay, dù cái gọi là “di biến động dân cư” không còn được thi hành nữa vì đã gây ùn ứ xe cộ trên các giao lộ có chốt chặn. Tuy nhiên, sáng nay, nhiều con đường vẫn kín xe ùn tắc vì kiểm tra giấy đi đường. Nguyên nhân là siết chặt thời hạn giấy đi đường, khiến nhiều người dân buộc phải quay đầu xe.
Lực lượng chức năng giải thích cho người dân giấy ra đường chỉ có hiệu lực trong 7 ngày, gây bất ngờ cho mọi người vì hầu hết người dân cho rằng chưa được thông báo là giấy ra đường có hiệu lực chỉ trong 7 ngày, nên không thể chủ động. Điều đó cho thấy rằng, trong các đợt giãn cách, không biết bao nhiêu là thông báo, bao nhiêu là chỉ thị, bao nhiêu là yêu cầu khiến cho dân cứ rối tinh lên, chẳng biết đường nào mà chuẩn bị.
Không phải ai cũng có điều kiện theo dõi, ai cũng có phương tiện để nắm rõ những thay đổi xoành xoạch của các ban bệ nhà nước. Hết Uỷ ban đến công an, hết y tế đến công thương, hết tiêm chích, xét nghiệm đến thông báo đi siêu thị, mỗi bộ phận một kiểu, chẳng thống nhất lại nhiều khi tréo ngoe với nhau.
Nội cái mã code không thôi người dân cũng đã rối trí rồi. Lại thêm là mã chích ngừa, mã sổ sức khoẻ điện tử, mã Bluezone, mã di biến động dân cư, mã xe chở hàng, mã cho shipper.. .không biết sắp tới còn cái mã code nào không nữa.
Tại sao không thống nhất một Ban chống dịch của thành phố quy tụ các thành phần liên quan, mọi biện pháp, chỉ thị, yêu cầu đều do ban này đồng thuận để ra một thông báo chung và người dân chỉ cần tuân theo nội dung của ban ấy. Tránh cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như hiện nay.
Tình trạng các văn bản thay đổi liên tục xuất phát từ việc thực hiện giãn cách thiếu chuẩn bị và thiếu tầm nhìn. Người đưa ra văn bản và bộ phận trợ lý thiếu tầm và thiếu tư duy, nên văn bản khi đưa ra thực hiện không khả thi và có nhiều lỗ hổng đành chỉnh sửa và ra văn bản tiếp. Nhưng thực chất văn bản kế tiếp đó cũng không phù hợp thực tế và cũng không triển khai được. Tiếp nữa, nhiều văn bản, thông báo thiếu cụ thể, nhiều chữ nhưng chung chung khiến bộ phận thi hành ở dưới xử lý theo cảm tính, cửa quyền, lạm dụng quyền lực và tuỳ tiện.
Một quyết định sai, hàng triệu người lãnh hậu quả. Cho nên văn bản trong thời gian nước sôi lửa bỏng này phải rõ ràng, khoa học và khả thi. Tránh những kiểu đánh trống bỏ dùi và hô khẩu hiệu. Tất cả những hạn chế đó cuối cùng người dân là nạn nhân. Rất nhiều chủ trương, chính sách của thành phố vừa qua bị những hạn chế này khiến dân tình thêm lao đao.
Ngày hôm qua ở thành phố đã có hàng ngàn người tìm cách về quê bằng xe gắn máy đợt hai, dù chính phủ đã ra chỉ thị cấm và thành phố yêu cầu ai ở đâu ở đó. Đoàn người bị chận lại và đêm hôm qua rất nhiều người trong đoàn đã ngủ qua đêm trên hành lang xa lộ. Nhìn những người nằm vạ vật bên đường, trong đó có cả người già, phụ nữ và trẻ em, ai lại không thấy đau lòng. Cũng may là không xảy ra tai nạn, nằm lề đường kiểu này lúc đang đêm rất dễ gây ra cảnh chết người.
Họ còn biết về đâu? Lớp thì bị chủ nhà đuổi vì không còn tiền trả tiền thuê, người thì đã đành thu xếp lại để quy hương. Còn đâu chốn để trở về lại. Thì đành nằm giữa xa lộ này thôi. Cũng cám ơn trời đêm qua không mưa, lỡ có mưa không biết họ xoay xở thế nào nữa? Nhưng sương đêm, gió lạnh và không khí trong mùa dịch. Không biết đêm qua rồi có ai phải dính dịch không? Còn 30 ngày nữa, ba mươi đêm nữa họ phải sống làm sao giữa đất trời như thế?
Thật ra họ cũng đâu muốn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất như vậy, ai không muốn có giường có chiếu, ai lại không muốn có một mái nhà che thân. Nhưng hoàn cảnh buộc họ không còn chọn lựa nào khác. Họ phải tháo chạy để khỏi phải đói, khỏi phải thấy cái chết đang rình rập. Trong cơn dịch này, tầng lớp người dễ bị dính nhất là họ, nên họ phải lìa bỏ thành phố này để trở về.
Lần quay về lần trước, nhà nước đã có đề nghị cứu trợ khẩn cấp nhưng rồi đã ra lệnh chấm dứt từ 1.8.2021. Mà ngay lần trước việc cứu trợ cũng không hiệu quả và nhiều nơi không đúng đối tượng vì nhiêu khê về thủ tục. Đứng trước tình cảnh của hôm nay, đề nghị chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ cho đồng bào.
Có thể tổ chức lại những chuyến xe tình nghĩa, có thể trợ cấp không qua các thủ tục rối rắm để họ có thể an tâm ở lại chờ ngày cuộc sống trở lại bình thường. Những người dù chỉ là tạm trú cũng nên được chích ngừa và được bình đẳng trong việc hỗ trợ lương thực, cũng như khi vào bệnh viện. Đó không những là trách nhiệm của người lãnh đạo mà còn là nghĩa đồng bào.
***
Sáng hôm qua 15.8, thành phố tổ chức lễ “Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh”. Trong buổi lễ, Phó Bí thư Phan Văn Mãi có phát biểu: Với tinh thần “lấy sức dân chăm lo cho dân”, TP đã kêu gọi và nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ đầy nghĩa tình từ khắp nơi trong cả nước.
Câu nói “lấy sức dân chăm lo cho dân” gây cho dân thêm nỗi lo âu. Giãn cách kéo dài, đời sống của nhân dân càng lúc càng khó khăn, nhất là tầng lớp nhân dân lao động nghèo. Dân còn sức đâu mà lấy chăm cho dân. Bản thân từng gia đình còn phải vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày không còn phương sinh kế, sức còn đâu nữa.
Đây là dịp mà các doanh nghiệp lớn ra tay giúp dân. Cũng là cơ hội những cán bộ ở biệt phủ, đi xe đắt tiền, ăn chơi phung phí, tiền bạc, đô la, hột xoàn đầy túi nên mở hầu bao, két sắt giúp dân, cũng là một dịp để trả nợ cho dân. Hay là quý vị đã đem mua thẻ xanh, mua lâu đài, mua trang trại và cho vào trương mục nước ngoài hết rồi.
Trải qua mấy cơn dịch, chưa thấy cán bộ nào bỏ tiền giúp dân một cắc bạc nào. Chỉ thấy mấy tên lợi dụng cơ hội mua bán nâng khống giá kiếm tiền. Lại cũng thấy nhiều quan an nhàn vác gậy đánh golf, hẹn hò tình tự ngoài luồng, ăn nhậu say khướt. Sống chết mặc bây. Tao có tiền tao có quyền. À mà giờ có tin báo đăng ông bà cán bộ nào đó bỏ tiền túi ra làm từ thiện, chắc mọi người sẽ không tin đâu nhỉ!
Thời chiến tranh, không có dân lấy đâu có chiến thắng để có chức tước, tài sản như bây giờ. Khi nắm được chính quyền có mấy quan còn nghĩ đến dân, đến những người hi sinh thân mình, tài sản của mình để góp phần làm nên chế độ. Bây giờ, trong cơn hoạn nạn lại đòi lấy sức dân. Đây là lúc nhà nước thể hiện tinh thần vì dân, lo cho dân hợp tình, hợp lý nhất.
Từ hồi đại dịch đến nay, biết bao tổ chức, biết bao cá nhân đã hết lòng với dân nghèo. Một anh thanh niên 30 tuổi suốt ngày rong ruổi trên mọi nẻo phố để tặng cho những người nghèo hè phố những ổ bánh mì, những hộp khẩu trang, những chai dầu gió với những lời nói rất chân tình và vui nhộn.
Khi ca nhiễm mới vẫn không ngừng tăng cao, số tử vong mỗi ngày một nhiều hơn. Không chỉ chết ở các bệnh viện mà số người qua đời ở ngay tại nhà cũng rất nhiều. Đa số người chết tại nhà ở trong các khu lao động nghèo, không có tiền và phương tiện để lo hậu sự và đem thiêu.
Trong những khó khăn như thế, tình người và tinh thần đùm bọc lại có dịp phát huy khi gia đình có người qua đời vì dịch bệnh, nhóm hỗ trợ mai táng 0 đồng của chị Giang Thị Kim Cúc và các cộng sự đã rong ruổi trên nhiều tuyến đường của Sài Gòn giúp đỡ mai táng cho những hoàn cảnh không may qua đời trong thời gian này.
Nhóm mai táng 0 đồng sẽ hỗ trợ trọn gói miễn phí 100% cho những bệnh nhân xấu số mắc bệnh dịch có hoàn cảnh khó khăn, từ khâu khâm liệm tới lúc mang tro cốt về cho gia đình hay gửi lên chùa. Có nhìn thấy những clip và hình ảnh công việc của nhóm người ta mới thấy tình người đẹp biết bao và nhiều người xem họ như Bồ Tát giữa đời thường.
Bất kể ngày đêm, bất kể ở khu vực nào, khi có cuộc gọi, tất cả đều lên đường. Có nhiều người chết ở trong hẻm nhỏ chỉ một người qua lọt, có người chết trên tầng trên của một căn nhà chỉ 1.2 mét chiều ngang. Xác không mang xuống được, cả đội phải kê ván, ghép cây làm cầu thang ở hành lang để mang xác xuống. Các khâu tìm áo quan, tẩm liệm, đem thiêu với các thủ tục giấy tờ nhóm đều lo tất cả.
Nhóm của chị Cúc có 5 thành viên là nữ, và 8 thành viên nam, mỗi người đều được phân một nhiệm vụ khác nhau. Họ có sợ không? Họ có ngại nhiễm bệnh không? Có chứ! Dù khi bắt tay vào công việc, ai cũng phải trang bị cho mình bảo hộ đầy đủ để tránh nhiễm dịch bệnh.
Họ thuộc nhiều thành phần khác nhau, có người kinh doanh, có người tiếp viên máy bay, có người đang làm việc nhà nước, có kẻ làm ăn tư nhân nhưng họ cùng đồng lòng trong việc lo toan hậu sự cho những người đã mất. Ai trong nhóm cũng đều nghĩ rằng: “Việc mà chúng mình làm đều xuất phát từ trái tim” và vì vậy họ không còn sợ hãi khi tiếp xúc với xác chết, sẵn sàng xông pha để giúp đỡ cộng đồng.
Phan Quế Chi, sinh năm 1996, là nữ tiếp viên hàng không của Bamboo Airways là một trong số những thành viên nữ của nhóm mai táng 0 đồng phát biểu: “Những việc chúng mình làm đều xuất phát từ trái tim, vì từ trái tim sẽ chạm đến trái tim. Mình rất xót xa khi mỗi ngày chứng kiến quá nhiều sự mất mát, đau thương. Bởi vậy, mình không nghĩ gì nhiều, cứ thế mà đi thôi, giúp được gì thì giúp, phụ được gì thì phụ. Mình không đủ sức khỏe để làm các công việc nặng thì mình sẽ làm những khâu giấy tờ, kiểm đếm vật tư. Mong muốn lớn nhất trong hành trình này của mình là có thể sát cánh với đồng đội giúp đỡ thêm được nhiều nhiều người hơn nữa. Ước gì có thể giúp được hết tất cả, mong dịch bệnh sẽ mau qua trả lại sự bình yên vốn có cho đất nước mình…”.
Xin trân trọng cám ơn các bạn trẻ với lòng cảm phục vô cùng. Tấm lòng của các bạn như những đoá hoa nở bùng trong màn đen tối của cơn đại dịch. Sài Gòn đang có những giọt nước mắt nhưng việc làm của các bạn đã khiến cho những giọt nước mắt đấy bớt bi thương.
Hiện nay ở thành phố không biết bao nhiêu tổ chức, hội nhóm, cá nhân lặng thầm làm từ thiện. Và SOSmap một bản đồ từ thiện ra đời như một sợi chỉ nối liền khoảng cách giữa những người khó khăn dù ở bất cứ nơi đâu trên tổ quốc với các mạnh thường quân luôn sẵn sàng dang tay cứu nguy.
Dựa trên nền tảng của Google map, SOSmap đã định vị vị trí của những người cần nhận/ cho, kèm theo một số thông tin cụ thể như số lượng hàng hóa cần cho/ nhận, cũng như hoàn cảnh của người muốn nhận. Với sự giúp đỡ của SOSmap, chỉ qua một vài thao tác đơn giản, những người cần và người cho đã có thể kết nối được với nhau.
Nhờ có SOSMap, các tổ chức từ thiện dễ dàng tìm thấy những khu vực, những hàng hoá người nghèo đang cần để đáp ứng một cách thiết thực và khẩn trương nhất. Trong khó khăn dịch bệnh, đã xuất hiện nhiều sáng kiến tiện lợi và có ích, giúp được cho cộng đồng. Tuy vậy cũng có những sáng kiến chỉ làm cho cộng đồng thêm rối rắm và cản trở công việc chống dịch. Khỏi nói ai cũng biết rồi.
Mặc dù SOSmap đã giúp đỡ được rất nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn vượt qua cơn hoạn nạn bởi sự sẻ chia của các mạnh thường quân. Tuy nhiên, do số lượng người cần nhận hỗ trợ quá lớn cũng như hệ thống của SOSmap vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên không thể tránh khỏi những trường hợp chưa được nhận kịp thời, đầy tiếc nuối.
***
Kết thúc nhật ký hôm nay, xin đăng một status của một facebook cho thấy trách nhiệm của những lãnh đạo cấp địa phương vô cùng quan trọng. Hiện nay có nhiều nơi, lãnh đạo cấp phường và tổ trưởng dân phố vì lười biếng, vì thiếu trách nhiệm, vì sợ lây nhiễm nên không hoàn thành nhiệm vụ với dân nhiều khi gây hậu quả rất là nghiêm trọng.
CHẾT LÀ ĐIỀU KHÔNG ĐÁNG SỢ, THỜI GIAN CHỜ CHẾT MỚI LÀ ĐIỀU ĐÁNG SỢ
Cả gia đình 7 người ở giữa lòng SG (Chung cư Tôn thất Thuyết, số 04 vĩnh hội, phường 4, quận 4 ), tự test nhanh dương tính từ ngày 11/8 thì báo cáo cho phường nhưng phường không có bất kỳ động thái gì nên gia đình tự tìm đến Medic Hoà Hảo làm PCR có kết quả hầu như CT<30 là F0 phải cách ly tập trung theo qui định
Nhưng đưa kết quả PCR cho phường thì phường cũng im re không hề có bất kỳ động thái gì không giám sát, không cách ly, không phong toả … Cho F0 tự do đi lại trong khi cả khu vực này F0 rất nhiều.
Người nhà cũng tự điều trị đến 15/8 thì có Cụ lớn tuổi suy hô hấp và SpO2 chỉ 82% nên đã xử lý thở oxy để duy trì và song song gia đình vẫn tự liên hệ BV Dã Chiến số 4 (Vĩnh Lộc – Bình Chánh) đồng ý tiếp nhận nhưng yêu cầu phường phải đẩy số liệu dịch tể học lên cổng thông tin của hệ thống thì mới nhận b/n được. Phía phường thì nói không biết cổng gì cả ….và bệnh nhân thì ngày càng thoi thóp …
Khuyên người nhà cứ đưa ngay vào BV thì chắc chắn sẽ nhận … nhưng người nhà nói b/n yếu quá rồi nên phải có chỗ chịu nhận mới dám đưa đi – Nghe cũng phải thôi!
“Con gà và quả trứng”: Giữa lòng SG , biết kêu ai? Hay cứ duy trì thở oxy tại nhà và chờ chết?
Thật sự hết biết?
Càng triển khai mô hình điều trị F0 tại nhà nhưng phương án back up khi chuyển nặng không rõ ràng, cụ thể cho cả hệ thống thì đúng là: “ai còn sống trong lúc này chỉ là ơn trời”.
Đúng là trong đại dịch, tất cả là ơn trời, hên xui.
_____
Một số hình ảnh:
“lấy sức dân, chăm lo cho dân.”
Tiền thuế của dân thì lấy tổ chức đại hội đảng hơn nửa năm trời từ địa phương tới trung ương, xây hết tượng đài này tới tượng đài kia khắp cả nước. Giờ đây lại muốn móc túi dân để “chăm lo cho dân”!
“Đi chết đi cộng sản!”
XIN ĐA TẠ Họa sĩ Lê Sa Long với những bức tranh PHÁC HỌA TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN trong Mùa Đại dịch SIÊU VI TRUN..G C..UỐC
MONG XIN Danh họa LÊ SA LONG BỨC CHÂN DUNG Cô giáo TRẦN THỊ THƠ vừa mới BỊ ĐUỔI VIỆC của Đại học “DUY TÂN” kiểu anh hùng xa lộ Sai Ghềnh SIÊU TRÙM Lã (LÊ) Thanh Hải và con mụ xẩm già LIÊU TRAI Trương Mỹ Lan HÚT MÁU Dân Thủ Thiêm Sài Gòn
Chẳng thấy các Đồng chấy QUAN ĐỎ người vịt cao quý như văn nô VŨ HẠNH viết như Trần Huy Liệu nặn ra cái Anh Hùng LÊ VĂN TỐM như anh hùng LÔI FONG Trun..g C.;uốc như anh hèn SIÊU TRÙM Lã (LÊ) Thanh Hải và con mụ xẩm già LIÊU TRAI Trương Mỹ Lan HÚT MÁU Dân Thủ Thiêm Sài Gòn
Tình người Sài Gòn thời dịch qua tranh
https://vnexpress.net/tinh-nguoi-sai-gon-thoi-dich-qua-tranh-4300639.html
Chủ nhật, 27/6/2021
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-8-jpeg-4920-1624777735.jpg
Nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bé gái mắc Covid-19, những gian hàng 0 đồng… hiện lên sống động qua nét cọ họa sĩ Lê Sa Long.
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-3-jpeg-5763-1624777735.jpg
Khi thành phố giãn cách, những gian hàng 0 đồng xuất hiện khắp nơi, hướng đến người lao động nghèo, bị mất thu nhập. Họa sĩ Lê Sa Long chọn vẽ khung cảnh đó để khắc họa tính hào hiệp của người Sài Gòn. Với anh, Sài Gòn là vùng đất của những người bộc trực, hào sảng, những thùng trà đá miễn phí, thùng bánh mì “ai cần cứ lấy”, những hiệp sĩ bắt cướp, quán cơm 2.000 đồng, chuyến xe nhân ái, những giao dịch “đưa nhiêu đưa”, ATM gạo…
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-7-jpeg-9403-1624777736.jpg
Đề tài thân phận người lao động nghèo mưu sinh thời dịch cũng gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ.
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-4-jpeg-6503-1624777736.jpg
Đề tài thân phận người lao động nghèo mưu sinh thời dịch cũng gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ.
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-6-jpeg-7440-1624777736.jpg
Họa sĩ ghi lại khoảnh khắc một cô gái phát thùng mì cho người bán vé số với lời nhắn: “Chú ơi, nhận giùm thùng mì về dùng, khi nào cần chú cứ đến chỗ thiện nguyện này nghen”.
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-11-jpeg-9215-1624777736.jpg
Đề tài thân phận người lao động nghèo mưu sinh thời dịch cũng gợi nhiều cảm xúc cho họa sĩ. Bức “Người đàn bà và con chó nhỏ” anh vẽ vào đầu tháng 6. Khi đó, anh gặp một phụ nữ lượm ve chai ngồi buồn bã, nói: “Quán xá không bán, làm gì có phế liệu hay đồ dư mà lượm chú ơi. Dịch giã như thế này thì lấy tiền đâu mà sống!”. Chỉ có chú chó bà nuôi 5 tháng qua vẫn hồn nhiên quấn quýt bên chân.
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-12-jpeg-7978-1624777736.jpg
Họa sĩ vẽ một phụ nữ bán vé số người Quảng Ngãi lúc 11h, giữa ngã tư đang quẹt mồ hôi, than: “Ế lắm chú ơi. Sáng giờ chỉ bán được có mấy tờ, chú ủng hộ giùm”. Anh mua vội giúp bà vài tờ, chỉ an ủi sơ rồi vội vã đi, cảm thấy như người có lỗi. Anh đặt bức tranh tên “Mơ là triệu phú”, lấy ý tưởng từ bài “Kỷ niệm” (nhạc sĩ Phạm Duy) với câu hát: “Tôi mơ thành triệu phú/ Cứu vớt gái bơ vơ”
https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/06/27/saigon-10-jpeg-5645-1624777736.jpg
Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch, họa sĩ vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Vợ qua đời từ lâu, người cha 58 tuổi chạy xe ôm nuôi con 34 tuổi bị bại não bẩm sinh. Dịch bùng phát, thất nghiệp, cha con ông sống nhờ quà thiện nguyện, may mắn được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe máy. Họa sĩ nói: “Tôi vẽ ông Hưng với hình ảnh đôi tay ôm hai vai Tài như muốn che chở con, còn Tài thì cười và chỉ vào ba như muốn nói: Người cha vĩ đại của tui đó!”.
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT