Hồi ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc

Văn Việt

Kỳ 1: Sẽ còn nhớ mãi đêm đầu tiên, sau mấy tháng Trường Sơn dầu dãi, chúng tôi vào đến cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu 5 hồi đó đóng trên dãy núi ven sông Nước Là, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Anh Nguyễn Đôn, bấy giờ là thiếu tướng tư lệnh quân khu chào đón tôi bằng hai câu xanh rờn.

Kỳ 2: Trường Sơn có những ngọn núi vòi vọi. Có hôm leo lên một đỉnh thật cao, chúng tôi đứng lặng nhìn về hướng Đông và thấy đồng bằng. Một dải đồng bằng mờ ảo, như trong mơ. Những đụn cát dài tít tắp, trắng mờ. Rồi biển, không cùng, xanh như thực như hư… Đồng bằng đấy!

Kỳ 3: Giữa năm 1964 tôi quyết định đi Bình Định, đổi sang một chiến trường mới xem sao. Cũng là nhân dịp có một chiến dịch nhỏ ở đấy.

Kỳ 4: Cuối tháng 4-1965 tôi rời Bình Định, trở về quân khu lúc này vẫn đóng ở vùng núi Nam Quảng Nam. Vùng giải phóng đã mở rộng thênh thang, địch cụm lại ở các thành phố, thị xã và từng đoạn trên quốc lộ 1. Nông thôn đã về ta. Đường giao liên không phải leo mãi Trường Sơn cao tít nữa, nay men dọc theo triền đồng bằng ven núi, xơ xác nhưng vẫn vui.

Kỳ 5: … Giữa 1967 tôi trở về quân khu. Lúc này đang rộn rã lắm. Bùi Minh Quốc, Vương Linh, Chu Cẩm Phong, Thế Vinh, Hà Xuân Phong, Khánh Cao, Phương Thảo, Phương Anh, Phan Huỳnh Điểu… từ Hà Nội vừa vào. Chúng tôi chuẩn bị đại hội thành lập Hội Văn nghệ Giải phóng miền Trung. Và chuẩn bị Xuân Mậu Thân.

Kỳ 6: Năm 1962, cùng Nguyễn Thi và tôi đi vào Nam, còn có hai tốp văn công, một tốp đi Khu 5 tốp kia đi Nam Bộ, mỗi tốp chỉ chừng mươi người, trong đó có ba nữ, tốp đi Khu 5 có cả ca sĩ Tường Vi bấy giờ đã nổi tiếng.

Kỳ 7: Chính vì nghĩ tới điều ấy tôi muốn nói đến một con người tôi đã được gần cả trong chiến tranh và sau đó nữa: anh Hồ Nghinh, bí thư Quảng Đà. Anh Nghinh xuất thân gia đình nho học. Thân phụ anh từng làm huấn học, tức quan chức chăm lo việc học ở hai huyện Quế Sơn, Tiên Phước Quảng Nam. Anh cũng đã học tú tài Tây ở Quốc học Huế. Ở con người ấy có thể nhận ra phong thái từ tốn, thâm trầm của nhà nho, lẫn tinh thần tự do, tự trị của người có Tây học.

Kỳ 8: Dạ Ngân đến nay vẫn thường đùa: Hồi đó chú Ngọc vô cư trú chính trị ở miền Tây Nam Bộ!

Kỳ 9: Tôi còn có một chuyến đi thấm thía ở Cà Mau, chắc chỉ là Cà Mau thuở ấy nay khó còn. Chuyến này Nguyễn Trọng Tín bận, tôi đi với Nghĩa, em ruột Tín, trắng trẻo, đẹp trai và cao lớn hơn anh.

Bình Luận từ Facebook