Các nhóm nhân quyền hướng tầm nhìn vào nước Mỹ của Trump (Phần 2)

Politico

Tác giả: Nahal Toosi

Dịch giả: Trúc Lam

1-7-2020

Tiếp theo phần 1

Những người biểu tình ở Mỹ hóa trang thành tượng Nữ thần Tự do, xuống đường chống Trump vì những vi phạm nhân quyền. Ảnh: Ân xá Quốc tế

‘Họ muốn gì?’

Ngay từ đầu, rõ ràng là Trump không ưu tiên về nhân quyền. Ông ta đã sử dụng chiến dịch năm 2016 của mình để kêu gọi đưa sự tra tấn trở lại và giết chết các thành viên gia đình của những kẻ khủng bố. Ông ta cũng cho thấy, có rất ít sự quan tâm đến các tổ chức quốc tế, có nghĩa là kiểm tra hành vi của các chính phủ. Nếu ông ta nói bất cứ điều gì có ý nghĩa trong việc hỗ trợ nhân quyền, thì điều ông ta nói thường ở dạng kịch bản như trong một bài phát biểu.

Nhưng ở nước ngoài, những tuyên bố đó thường không được thực hiện nghiêm túc như những bình luận đầy ngẫu hứng của Trump trên Twitter và các chỗ khác.

Vụ Trump đối mặt với Bắc Hà là một bài học. Ngay từ sớm, ông ta đã nhiều lần lên án kịch liệt hồ sơ nhân quyền của đất nước này, gọi Kim Jong Un, nhà lãnh đạo toàn trị nước này là “một thằng điên, không quan tâm tới chuyện bỏ đói hay giết chết người dân của mình”. Nhưng một khi Kim đồng ý gặp Trump để đàm phán vấn đề hạt nhân lịch sử, tổng thống Hoa Kỳ đã ngừng lên tiếng về nhân quyền. Sau cuộc gặp đầu tiên hồi tháng 6 năm 2018, Trump tuyên bố rằng Kim “yêu thương người dân của ông ta”.

Các nhà hoạt động hy vọng rằng, nếu Trump không quan tâm đến quyền con người, thì cấp dưới của ông ta có thể quan tâm. Trên mặt trận đó, họ đã tìm thấy một bức tranh hỗn loạn.

Rex Tillerson, Ngoại trưởng đầu tiên của Trump, nói rằng Hoa Kỳ không nên để các giá trị – bao gồm cả quan điểm về cách các chính phủ khác đối xử với người dân của họ – tạo ra “những trở ngại” theo đuổi lợi ích quốc gia. Tillerson mang sắc thái trong tuyên bố của mình, nhưng ý kiến ​​của ông làm nhiều nhà ngoại giao Hoa Kỳ thất vọng.

Brian Hook, một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao, sau đó đã viết một bản lưu ý cho Tillerson, lập luận rằng, Hoa Kỳ nên sử dụng nhân quyền làm vũ khí chống lại kẻ thù, như Iran và Trung Quốc. Nhưng các đồng minh hà khắc, như Ai Cập và Ả Rập Saudi, nên cho qua, bản ghi nhớ viết. “Các đồng minh nên được đối xử khác biệt – và tốt hơn – so với đối thủ. Nếu không, chúng ta nhiều đối thủ hơn và ít đồng minh hơn”, ông Hook viết.

Nhìn lại, bản lưu ý [của ông Hook] dường như đã đưa ra cách tiếp cận chính sách mà chính quyền Trump đã thực hiện đối với nhân quyền, ngay cả sau khi Tillerson bị sa thải hồi đầu năm 2018. Người kế nhiệm của ông, Mike Pompeo, thường xuyên cân nhắc về quyền con người nhưng hầu như chỉ dành cho các chính phủ thù địch với Hoa Kỳ hoặc, đôi khi với những nước mà Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược hạn chế.

Có sự thay đổi đáng chú ý so với chính quyền trước. Dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ, các quan chức hàng đầu trong quá khứ ít nhất cũng lên tiếng – một tuyên bố lên án hoặc có thể là một hành động nhỏ như hạn chế bán vũ khí – để bày tỏ sự thất vọng với sự lạm dụng ở các quốc gia đối tác của Hoa Kỳ. Nhóm Trump hiếm khi làm vậy, thậm chí làm điều tối thiểu. Nếu có làm, thường là do áp lực từ công chúng. Thay vào đó, đôi khi nhóm này còn đi xa hơn để bảo vệ các đối tác lạm dụng [nhân quyền] của Hoa Kỳ, như họ đã làm bằng cách thúc đẩy việc bán vũ khí cho Ả Rập Saudi, mặc dù nước này đã ám sát một phóng viên của báo Washington Post.

Bà Sarah Snyder, một nhà sử học về nhân quyền, giảng dạy tại Đại học Mỹ, nói: “Chính quyền hiện tại không tin rằng, hầu hết những người ủng hộ họ quan tâm đến vi phạm quốc tế về quyền con người một cách rộng rãi. bác bỏ ý kiến ​​cho rằng, Hoa Kỳ cần phải là một công dân tốt về những vấn đề này. một sự từ chối ý tưởng rằng Hoa Kỳ nên bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào”.

Các trợ lý của Trump bác bỏ những lời chỉ trích như thế, không công bằng và không thực tế, thường xuyên bảo vệ tổng thống, bất kể những bình luận trong quá khứ của ông ta về quyền con người.

Dù đó là tự do cho người dân Hồng Kông, nhân quyền cho người Rohingya, trên toàn thế giới, Donald Trump hiểu rằng, điều quan trọng đối với nước Mỹ là một ngọn hải đăng thật sự cho tự do và nhân quyền trên toàn cầu”, Ngoại trưởng Pompeo tweet hôm 23 tháng 6.

Trong nội bộ, các quan chức chính phủ nói rằng, họ làm rất nhiều công việc xuất sắc về nhân quyền mà không được chú ý. Họ lưu ý rằng, Quốc hội tiếp tục tài trợ cho phần lớn công việc đó, mặc dù Trump cố gắng cắt giảm khoản tài trợ đó. Họ cũng lập luận rằng, các mục tiêu và ưu tiên của nhóm Trump rõ ràng hơn so với các chính quyền trong quá khứ, đặc biệt là khi phân biệt bạn bè với kẻ thù. Trong khi Obama cố gắng lôi kéo Tehran và Havana, chính quyền Trump cho rằng những chế độ đó không thể tha thứ, và sẵn sàng tấn công vào nhân quyền ở các chế độ này để làm suy yếu chúng. Mặt khác, trong khi Obama giữ khoảng cách với nhà lãnh đạo Hungary, thì Trump đã chào đón ông ta đến tòa Bạch Ốc. Các nhà phê bình có thể xem đó là một ví dụ khác về việc Trump thích những kẻ độc tài, nhưng các trợ lý của ông ta nói rằng, đó là cách để hạn chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở Đông Âu.

Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói: “Nhân quyền là một phần và là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng chúng là một phần. An ninh quốc gia là rất quan trọng. Các yếu tố kinh tế và thương mại cũng rất quan trọng”.

Các quan chức chính quyền Trump cũng nói rằng, các nhà hoạt động nhân quyền không bao giờ hài lòng, bất kể ai ở trong tòa Bạch Ốc. Đây không phải là một cuộc tranh luận không công bằng: Các nhóm thường xuyên chỉ trích ngay cả các chính quyền thân thiện nhất với mục tiêu của họ. Tổng thống Bush đã bị loại bỏ về cách xử lý cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là quyết định xâm lược Iraq của ông, mặc dù ông và các phụ tá của ông đã khẳng định rằng, họ đang giải phóng và bảo vệ người dân. Di sản nhân quyền của Obama được tuyên bố là “lung lay”. Đối với các quan chức Hoa Kỳ, những người phải đưa ra lựa chọn giữa cái xấu và cái tồi tệ hơn mỗi ngày, những lời chỉ trích bất tận là sự bực bội.

Một quan chức cấp cao thứ hai của Bộ Ngoại giao hỏi: “Cộng đồng nhân quyền quốc tế họ muốn gì? Họ có muốn làm biểu tượng không, trong trường hợp nào họ có thể cảm thấy tốt và về nhà? Hay họ muốn xuống chiến hào nơi chúng ta đang làm việc?

Sự coi thường cộng đồng nhân quyền của Pompeo là một trong những lý do mà ông ta đã tạo ra điều được gọi là Ủy ban về Các quyền Không thể chuyển nhượng. Ngoại trưởng [Pompeo] khẳng định rằng, các nhà hoạt động tiếp tục cố gắng tạo ra các loại quyền, và rằng “không phải mọi thứ đều tốt, hoặc mọi thứ đều được chính phủ ban cho, có thể là một quyền phổ quát”.

Các nhà hoạt động nhân quyền lo ngại Ủy ban sẽ xây dựng một “hệ thống phân cấp” quyền, điều này sẽ làm suy yếu sự bảo vệ quyền phụ nữ, người LGBTQ và những người khác, trong khi có thể nâng cao quyền tự do tôn giáo lên trên các quyền khác. Họ đã tổ chức gửi thư, làm chứng trước ủy ban và thậm chí kiện để làm cả trở công việc của Ủy ban.

Khi được hỏi, liệu Ủy ban sẽ xây dựng một “hệ thống phân cấp” hay không, quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao làm nhẹ khả năng này nhưng đã không loại trừ nó. “Nếu có một ý tưởng nào đó mà mọi thành viên trong ủy ban đều cam kết rõ ràng, thì đó là ý tưởng rằng đất nước này dành riêng cho nhân quyền. Nhân quyền là quyền vốn có của tất cả mọi người. Ủy ban lấy đó làm tiền đề bắt đầu của chúng tôi”, quan chức này nói.

Sự trừng phạt và ban ơn

Các nhà lãnh đạo nhân quyền nói rằng, có hai điểm sáng đáng chú ý trong hồ sơ của chính quyền Trump.

Nó đã đưa các nguồn lực quan trọng vào việc thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế – thường xuyên lên tiếng về chủ đề này, tổ chức các cuộc họp mặt cấp bộ hàng năm về [tự do tôn giáo] và ra mắt một liên minh quốc tế của các quốc gia để thúc đẩy lý tưởng. Vài tuần trước, Trump đã ban hành một sắc lệnh, chỉ đạo ông Pompeo hòa nhập hơn nữa việc thúc đẩy tự do tôn giáo trong công tác ngoại giao của Hoa Kỳ.

Chính quyền cũng đã sử dụng một công cụ pháp lý tương đối mới là Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, để áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nhiều cá nhân liên quan đến vi phạm nhân quyền ở nước ngoài. Các lệnh trừng phạt đã rơi vào những người từ các quan chức quân đội Myanmar bị nghi ngờ trong vụ tàn sát hàng loạt người Hồi giáo Rohingya cho đến một quan chức cảnh sát Pakistan bị cáo buộc lạm dụng.

Các nhà hoạt động nhân quyền đã hoan nghênh những những hành động như vậy của chính quyền Trump, nói rằng họ đã mang đến sự cảnh báo cần thiết cho người dân và các khu vực thường không nhận được.

So với phần còn lại của hồ sơ nhân quyền, chính quyền Trump sử dụng các biện pháp trừng phạt toàn cầu Magnitsky đã vượt quá mong đợi”, ông Rob Berschinski, một quan chức cấp cao của Tổ chức Nhân quyền Trước tiên (Human Rights First), nói.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền cho biết, các sáng kiến ​​có vẻ bị chính trị hóa. Ví dụ, liên minh tự do tôn giáo, bao gồm các quốc gia như Hungary, nơi chính phủ Hoa Kỳ đang cố gắng đưa ra tòa nhưng chỉ về chuyện bài Do Thái. Sự thúc đẩy tự do tôn giáo cũng phù hợp với sự ưu tiên của những người Kito giáo ủng hộ Trump, những người từ lâu đã thúc đẩy sự bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo ở nước ngoài nhiều hơn.

Theo các biện pháp trừng phạt của đạo luật Magnitsky, chính quyền chủ yếu đưa ra các hình phạt giới hạn cho những người sống ở các quốc gia mà họ coi là đối thủ hoặc nơi Hoa Kỳ có lợi ích hạn chế. Và bởi vì các lệnh trừng phạt nhắm vào các cá nhân, họ ít có khả năng gây ra xích mích với các chính phủ. Dưới áp lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chính quyền đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với hơn một chục người Arab Saudi về vụ sát hại ký giả Jamal Khashoggi của báo Washington Post; nhưng nó đã không trừng phạt người đàn ông mà cộng đồng tình báo Hoa Kỳ coi là người chịu trách nhiệm chính cho vụ giết người, đó là Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman, là người mà Trump bảo vệ.

Tình hình thảm khốc của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc cho thấy, nỗ lực của đạo luật Magnitsky và tự do tôn giáo đã va chạm với các ưu tiên của chính Trump như thế nào.

Chính quyền Trump từ lâu đã coi Trung Quốc là kẻ thù của Hoa Kỳ và quan hệ với Đảng Cộng sản cầm quyền đã đạt mức thấp mới kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu. Nhưng Trump đã tìm cách duy trì mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, một phần vì ông ta đã cố gắng tấn công các thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đưa họ vào các trại tập trung, từ đó xuất hiện những báo cáo xấu về lạm dụng. Trung Quốc tuyên bố họ đang “cải tạo” những người Duy Ngô Nhĩ để dập tắt suy nghĩ khủng bố trong dân chúng. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội rất tức giận về việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ.

Trong khi đó, ông Pompeo đã đưa người Duy Ngô Nhĩ ra làm ví dụ về lý do tại sao Hoa Kỳ phải thúc đẩy tự do tôn giáo.

Nhưng Trump đã không sẵn sàng sử dụng các biện pháp trừng phạt của luật Magnitsky đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.

Trump nói với báo Axios rằng, ông ta không muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt vì điều đó có thể làm hỏng các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, thành công mà ông ta coi là quan trọng đối với việc tái tranh cử của mình. Theo cuốn sách mới của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, Trump thậm chí còn bày tỏ sự ủng hộ đối với việc giam giữ hàng loạt người Hồi giáo trong các cuộc đàm phán với Tập. Trump phủ nhận điều này.

Một số chính phủ nước ngoài đã xem thông điệp mâu thuẫn của Hoa Kỳ về quyền con người là đèn xanh để theo đuổi các chính sách áp bức. Những lời chỉ trích kịch liệt của Trump chống lại các nhà báo – và tuyên bố của ông ta rằng nhiều cơ quan truyền thông hợp pháp là tin giả giả mạo – được cho là đã truyền cảm hứng cho một số quốc gia áp đặt luật cứng rắn hơn trong việc cắt giảm tự do báo chí.

Các đối thủ của Hoa Kỳ cũng đã sử dụng cái chết của ông Floyd và sự sụp đổ của nó như một sự tuyên truyền để cố gắng thuyết phục người dân của họ tin rằng, Washington không có quyền giảng dạy cho họ về quyền con người khi Hoa Kỳ không thể giải quyết vấn đề ở chính nước họ. Khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] gần đây tweet những lời chỉ trích về cách đối xử của Bắc Kinh đối với các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, một quan chức Trung Quốc tweet đáp trả lại cô ta bằng những từ cuối cùng của Floyd rằng: “Tôi không thể thở được”.

Ai là kẻ đạo đức giả?

Các nước đối thủ từ lâu đã tìm cách tận dụng cuộc xung đột chủng tộc trong nội bộ Hoa Kỳ.

Năm 1957, khi thống đốc bang Arkansas, sử dụng Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn chín sinh viên da đen vào học tại một trường trung học chỉ có người da trắng, Liên Xô đã chế nhạo Hoa Kỳ với các tiêu đề như “Quân đội Tiên phong Chống Trẻ em!” Và khi Tổng thống Dwight Eisenhower gửi Sư đoàn Dù 101 đến hộ tống các sinh viên da đen vào trường, ông đã viện dẫn cuộc đấu tranh trong Chiến tranh Lạnh của Mỹ để biện minh cho hành động này. Ông nói: “Kẻ thù của chúng ta đang hả hê vì sự cố này và sử dụng nó ở khắp mọi nơi để xuyên tạc cả dân tộc chúng ta”.

Trước công chúng, nhóm Trump đã thể hiện rất ít sự kiên nhẫn đối với các chỉ trích nhân quyền quốc tế nhắm vào Hoa Kỳ, đặc biệt là khi nó đến từ các cơ quan của Liên Hiệp quốc hoặc các đối thủ như Trung Quốc. Thay vì bỏ qua những lời chỉ trích, họ thường đáp trả.

Năm 2018, ông Philip Alston, một đặc phái viên của Hoa Kỳ, đã tiết lộ những phát hiện của một cuộc điều tra về nghèo đói ở Mỹ. Ban đầu, ông Alston cho biết, ông được mời nghiên cứu chủ đề này dưới thời chính quyền Obama, nhưng chính quyền Trump – dưới thời Tillerson [làm Ngoại trưởng] – đã gia hạn lời mời. Báo cáo của Alston đã cắt nhỏ vài từ. Ông báo cáo, Hoa Kỳ là nơi cư trú của hàng chục triệu người nghèo và điều đó có khả năng bị làm trầm trọng thêm bởi các chính sách kinh tế của Trump.

Nikki Haley là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp quốc lúc đó, đã đáp trả lại. Bà gọi công việc của ông Alston là “lừa dối và có động cơ chính trị”, nhấn mạnh rằng các kế hoạch của chính quyền Trump giúp người dân thoát nghèo và cho rằng Liên Hiệp quốc nên tập trung vào nghèo đói ở các nước kém phát triển.

Gần đây, chính quyền Trump đã đả kích Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về những nỗ lực điều tra các tội ác chiến tranh ở Afghanistan, một cuộc điều tra bao gồm các hành động của quân đội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không phải là thành viên của ICC, với nhiều người trong đảng Cộng hòa cũng như Dân chủ không muốn buộc người Mỹ phải chịu quyền tài phán. Chính quyền Trump đã làm nhiều hơn cả việc từ chối hợp tác: Nó đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các nhân viên của ICC và cảnh báo có thể cấm họ và gia đình họ vào Mỹ.

Hội đồng Nhân quyền có trụ sở tại Geneva xem xét một cuộc điều tra về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ, đã chứng kiến ​​chính quyền Trump làm việc mang tính đòn bẩy, ngay cả khi họ đã từ bỏ tư cách thành viên hội đồng.

Cuộc thảo luận được tổ chức theo lệnh của một số nước châu Phi trong Hội đồng [Nhân quyền] và được ủng hộ bởi nhiều nhóm nhân quyền, cũng như sự ủng hộ của ông Philiseise, anh trai của Floyd. Điều khác thường ở đây là nó được gọi là một “cuộc tranh luận khẩn cấp” – một dạng mà hội đồng không thường sử dụng. Yêu cầu ban đầu là để hội đồng thành lập một “ủy ban điều tra”  – một công cụ kiểm tra mạnh mẽ nhất của nó – vào Hoa Kỳ.

Trong khi đó, các đối thủ của Hoa Kỳ như Trung Quốc và Nga đã sử dụng dịp này để chê bai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Trong trích dẫn gửi cho các phóng viên, Andrew Brprice, đặc phái viên Hoa Kỳ đã thừa nhận “những thiếu sót” của họ ở Mỹ, nhưng nhấn mạnh rằng, không giống như một số đối thủ độc đoán của mình, chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra minh bạch trong vấn đề phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát.

Khi bà Lana Marks, đại sứ Hoa Kỳ tại Pretoria, tìm kiếm sự ảnh hưởng của các quan chức Nam Phi trong việc định hình cuộc tranh luận của Hội đồng, bà đã nhiều lần được họ trấn an, theo điện tín ngoại giao. Một quan chức cấp cao của Nam Phi nhấn mạnh rằng, lãnh đạo của đất nước ông “cam kết tăng cường hơn nữa và củng cố mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ”. Quan chức này nói rằng Nam Phi sẽ – có lẽ thông qua mối quan hệ của họ với các nước châu Phi trong Hội đồng – “tìm cách chuyển cuộc trò chuyện ra khỏi sự tập trung cụ thể vào Hoa Kỳ và hướng tới một cuộc thảo luận phổ quát hơn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.

Cuối cùng, các nước châu Phi đã đồng ý. Thay vào đó, Hội đồng đã yêu cầu một báo cáo rộng rãi hơn, chung chung hơn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người da đen và cũng hỏi thông tin về cách các chính phủ trên toàn thế giới đối phó với các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, nghị quyết đã đề cập đến cái chết của Floyd và báo cáo dự kiến ​​sẽ gồm Hoa Kỳ, trong số các nước khác.

Điều này là quá nhiều đối với Pompeo.

Trong một tuyên bố có tựa đề, “về đạo đức giả của Hội đồng Nhân quyền LHQ”, Ngoại trưởng Mỹ đã chỉ ra rằng các chế độ độc tài như Venezuela là thành viên của cơ quan đa phương và cho biết kết quả của cuộc tranh luận khẩn cấp đã khiến Hoa Kỳ tin tưởng hơn nữa, quyền ra khỏi Hội đồng.

Nếu hội đồng nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền con người, có rất nhiều nhu cầu chính đáng cần sự chú ý của họ, chẳng hạn như sự bất bình đẳng về chủng tộc có hệ thống ở những nơi như Cuba, Trung Quốc và Iran”, ông Pomp Pompeo nói.

Ông ta nói thêm: “Nếu hội đồng thành thật, họ sẽ nhận ra những điểm mạnh của nền dân chủ Mỹ và thúc giục các chế độ độc tài trên toàn thế giới để xây dựng nền dân chủ Mỹ và giữ cho quốc gia của họ đạt tiêu chuẩn cao về trách nhiệm và minh bạch mà người Mỹ chúng ta áp dụng lên chính chúng ta”.

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây