Hun Sen lo sợ Bắc Kinh hơn là sợ virus corona

Foreign Policy

Tác giả: Audrey Wilson

Dịch giả: Trúc Lam

22-2-2020

Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN bắt tay trên sân khấu tại hội nghị thượng đỉnh về virus corona được Trung Quốc kêu gọi ở Viêng Chăn, Lào, vào ngày 20/2. Ảnh: Dene-Hern Chen / AFP/ Getty Images

Nhà chuyên chế Campuchia đang đặt người dân mình vào nguy hiểm để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc.

Khi các chính phủ trong khu vực tranh nhau trả lời những tin tức ban đầu về sự bùng phát của virus corona hồi tháng trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, nhà độc tài ngồi ghế lãnh đạo lâu nhất châu Á, đã không nao núng. Ông ta nhìn thấy một cơ hội. Trong khi các nước khác thi hành các hạn chế đối với du khách Trung Quốc, Hun Sen tìm cách trấn an không phải công dân của ông mà là Bắc Kinh, nơi ông phụ thuộc vào hỗ trợ chính trị và tài chính. “Xin hãy tiếp tục hợp tác với Trung Quốc. Đừng cấm các chuyến bay từ Trung Quốc. Đừng cấm vận chuyển đường biển Trung Quốc, và đừng cấm khách du lịch Trung Quốc“, ông nói trong một cuộc họp báo ngày 30/1.

Trước đó vài ngày, Campuchia đã ghi nhận ca nhiễm virus đầu tiên và duy nhất được xác nhận cho đến nay: một người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi, bay từ Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, đến Sihanoukville, một thị trấn có các sòng bạc đang bùng nổ qua sự đầu tư của Trung Quốc.

Hun Sen đã nắm giữ quyền hành ở Campuchia trong 35 năm, và ông đang biến đất nước này thành một quốc gia khách hàng của Trung Quốc khi ông ta siết chặt hơn. Trong khi Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ gần đây đã trừng phạt hoặc chế tài Campuchia về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nước này, đặc biệt là khi Hun Sen chuyển sang đè bẹp phe đối lập còn lại hồi năm 2017, Trung Quốc vẫn là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, cung cấp gần 3,6 tỷ đô la 2018 – phần lớn trong xây dựng. Hun Sen biết rằng ông ta không đủ khả năng để xúc phạm Bắc Kinh.

Tuần trước, nhà lãnh đạo Campuchia đã nhìn thấy một cơ hội khác để khẳng định lòng trung thành của mình với Trung Quốc – lần này, có nguy cơ lây nhiễm toàn cầu. Cá nhân Hun Sen đã chào đón Westerdam, một du thuyền rời Hồng Kông ngày 1/2 và đã bị năm quốc gia từ chối trước khi nó được phép lên đường tới Sihanoukville hôm thứ Sáu [14/2]. Mặc dù các quan chức Campuchia đã tiến hành kiểm tra nhiệt độ và xác định không ai trong số 2.257 hành khách và phi hành đoàn nhiễm virus corona, nhưng một người sau đó đã thử nghiệm có kết quả dương tính ở Malaysia sau khi dừng lại tại sân bay.

Sự cố Westerdam đã gây lo ngại cho các chuyên gia y tế, rằng các trường hợp không có triệu chứng khác có thể không bị phát hiện – đặc biệt là trong thời gian ủ bệnh của virus, có thể kéo dài 14 ngày hoặc lâu hơn. Trong khi con tàu cập cảng ở Sihanoukville đã không tạo ra một cụm virus cỡ như tàu Diamond Princess đã bị cách ly ở Nhật Bản, nhưng rủi ro thì tương tự. “Nguy cơ là bạn có một cộng đồng khép kín. Bạn đã có thời gian ủ bệnh. Bạn đã có các xét nghiệm chẩn đoán không đáng tin cậy. Bạn đã có tiềm năng lây lan mà không bị phát hiện“, Richard Coker, giáo sư danh dự tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn (London School of Hygiene and Tropical Medicine), cơ sở Bangkok, nói.

Sau khi trường hợp Westerdam được xác nhận tại Malaysia, Campuchia đã bắt đầu kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với các hành khách vẫn ở trong nước này. Đến lúc đó, hàng trăm người đã rời khỏi. Đối với những người còn lại, các chuyến trở về của họ càng bị hạn chế: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Đài Loan đã từ chối nhận hành khách từ tàu này, gây khó khăn cho việc tới châu Âu hoặc Hoa Kỳ. Hôm thứ Năm [20/2], một chuyến bay thuê chở 283 hành khách từ tàu Westerdam đã được chuyển hướng sang Pakistan sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép máy bay hạ cánh.

Nếu Hun Sen tạo ra một sự cố quốc tế, thì đó là chuyện công vụ của chính ông ta. Bằng cách cho phép tàu du lịch cập cảng, thủ tướng đã tự cho mình là một người nhân đạo – cung cấp nơi ẩn náu cho các hành khách bị mắc kẹt, nhiều người trong số họ là người châu Âu hoặc công dân Hoa Kỳ. Thời điểm đó cho phép Hun Sen đánh lạc hướng những tin xấu trong tuần: Liên minh châu Âu đã hủy bỏ một số ưu đãi thương mại đối với Campuchia trên cơ sở vi phạm nhân quyền.

Hành động này cũng theo cách tiếp cận chung của chính quyền Hun Sen đối với sự bùng phát của virus corona, vốn đã làm giảm nguy cơ rủi ro để tranh thủ sự ủng hộ Trung Quốc. Thủ tướng đã xua đuổi các phóng viên do họ đeo mặt nạ phẫu thuật.

Bộ Y tế đã nhấn mạnh rằng Campuchia quá nóng để virus có thể lây lan, mặc dù khoảng 3.000 công dân Trung Quốc đã đến Campuchia từ Vũ Hán trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hun Sen đã từ chối tổ chức sơ tán công dân Campuchia ở Trung Quốc, gồm một số sinh viên ở Vũ Hán – một quyết định không được chào đón nhận ở nhà.

Hun Sen đã bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 5/2 trong một biểu hiện của sự đoàn kết, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi dịch virus corona bắt đầu. Ông Ou Virak, một nhà hoạt động nhân quyền có trụ sở ở Phnom Penh và người sáng lập Future Forum, nói: “Ông ấy đang cố gắng về cơ bản để tiếp tục với câu chuyện kể rằng không có mối nguy hiểm thực sự nào. Bằng cách nào đó, anh ấy đang gửi một thông điệp tới Trung Quốc, rằng Hun Sen và Campuchia đang sát cánh với Trung Quốc“.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tranh thủ lòng trung thành này. Ngoại trưởng Vương Nghị đã chủ trì một cuộc họp trong tuần này tại Viêng Chăn, Lào, với các đối tác của ông từ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về sự bùng phát. Việc tập hợp, được gọi vào phút cuối, dường như giống như một yêu cầu hỗ trợ hơn là kêu gọi hành động: Các bộ trưởng đã được ghi nhận chung tay và bày tỏ tình đoàn kết với Trung Quốc. “Sự sợ hãi đe dọa nhiều hơn virus và sự tự tin thì quý hơn vàng”, Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo sau đó.

Tuy nhiên, các nước ASEAN khác, gồm Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đã áp đặt các hạn chế đi lại hoặc có những lời khuyên để đối phó với virus. Chính những nước phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và mắc nợ Trung Quốc, chẳng hạn như Campuchia và Lào – đã báo cáo không có trường hợp nhiễm virus corona – đã áp dụng thái độ lỏng lẻo.

Nhưng các nước này cũng nghèo hơn và thiếu các dịch vụ y tế để xử lý ngay cả đối với một số ít các trường hợp nhiễm virus ít nghiêm trọng, chưa phải là một ổ dịch. Một nghiên cứu năm 2012 sử dụng các mô hình dựa trên đại dịch cúm 2009, cho thấy, trong trường hợp xảy ra đại dịch cúm khác, Campuchia và Lào có thể tránh được trường hợp có tỷ lệ tử vong cao dựa trên các lỗ hổng về các nguồn nguyên liệu cần thiết bị thiếu nghiêm trọng như máy thở và giường bệnh viện. Coker, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Khả năng ứng phó với đại dịch quan trọng sẽ vô cùng khó khăn“.

Mặc dù Quỹ An sinh Xã hội Quốc gia của Campuchia chi trả chăm sóc sức khỏe cho một số công nhân, nhiều người Campuchia cuối cùng đã trả tiền túi tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư nhân khi họ bị bệnh. Nếu các phòng khám tư nhân không thường xuyên liên lạc với các cơ quan công cộng, điều đó có thể dẫn tới sự chậm trễ trong báo cáo, Mishal Khan, phó giáo sư tại Trường London School of Hygiene and Tropical Medicine, cho biết. “Có thể có những thách thức lớn, với sự chẩn đoán sớm các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 ở các quốc gia, nơi phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân được đa số mọi người sử dụng”, bà viết trong một email.

Trong khi Hun Sen nối giáo cho Trung Quốc, một số người ở Campuchia đang bực bội về sự truyền đạt không nhất quán của chính phủ về virus, đặc biệt là sau sự cố tàu Westerdam. Bộ Y tế Campuchia đã chỉ thị cho các chuyên gia, ít nhất một tổ chức làm việc với chính phủ về phản ứng y tế công cộng, rằng không được nói chuyện trực tiếp với các nhà báo. Tình hình trở nên phức tạp do thực tế là chế độ Hun Sen đã phá hủy một tổ chức truyền thông độc lập của đất nước, đóng cửa một tờ báo tiếng Anh quan trọng và bị cáo buộc tổ chức bán một nhà đầu tư khác cho một nhà đầu tư có quan hệ với chính phủ.

Nếu có nhiều trường hợp virus corona được phát hiện từ tàu Westerdam bên trong Campuchia, liệu chúng có được xác nhận? Ông Ou Virak, nhà hoạt động nhân quyền nói: “Bất kể câu chuyện nào họ đang cố gắng đưa ra, mọi người nghĩ rằng vấn đề nằm ngược lại. Bởi vì chính phủ Campuchia phải có một số chương trình nghị sự. Sự thật phải là điều trái ngược“.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN


  1. Lấy lòng thầy Tàu Khựa nâng bi Tập Cận Bình Hồng đế : tên độc tài đỏ HÙN SÉN xứ Chùa tháp Campuchia
    ***********************************************************

    Đặt cược với Đại dịch chú HÙN SÉN
    Chơi bài xập xám với Siêu vi khuẩn mang tên
    Corona như Pon Pot chơi Diệt chủng
    Nửa dân số Cao Miênxuống huyệt đài đền
    HUN SEN tên hoạt đầu chính trị cơ hội
    Kiến thức y học của hắn bằng hạt đậu miên
    Lấy lòng nâng bi Tập Cận Bình Hồng đế
    C..uốc du thăm mẫu c..uốc Tàu đầu tiên
    HUN SEN còn oai muốn đến tận Vũ Hán
    Nhưng Thầy Tập còn bận không lagm Giao liên
    Bắt chước đón Du thuyền Kim Cương Công chúa
    Nay nhìn xem Phố cảng Nhật kinh hãi thấy liền
    Đúng bọn độc tài bạo chúa thường hay chơi trội
    Xem sự nghiệp Hồng đế Ngai vàng chúng ưu tiên !!!

    TỶ LƯƠNG DÂN
    cảm tác nhân đọc bài báo

    Hun Sen’s Political Gamble: The Coronavirus Epidemic
    https://thediplomat.com/2020/02/hun-sens-political-gamble-the-coronavirus-epidemic/
    Hun Sen is playing a high-stakes political game by downplaying fear of the coronavirus. Will his strategy pay off?

    Hun Sen đang chơi poker một trò chơi chính trị có tính đặt cược cao bằng cách hạ thấp nỗi sợ hãi về coronavirus. Chiến lược của Hun Sen có được đền đáp không?
    Hun Sen is playing a high-stakes political game by downplaying fear of the coronavirus. Will his strategy pay off?

  2. Trích: “Tình hình trở nên phức tạp do thực tế là chế độ Hun Sen đã phá hủy một tổ chức truyền thông độc lập của đất nước, đóng cửa một tờ báo tiếng Anh quan trọng và bị cáo buộc tổ chức bán một nhà đầu tư khác cho một nhà đầu tư có quan hệ với chính phủ.”

    Làm thế nào để “bán một nhà đầu tư” cho một nhà đầu tư khác? Chẳng hạn, làm sao để bán Warren Buffett cho Bill Gates?

Comments are closed.