Về một lời phê phán thiển cận

Nguyễn Đình Cống

1-10-2019

Khi biết ai đó có phản biện về đường lối, chính sách của lãnh đạo, một số người phê phán rằng: “Có giỏi sao không làm đi”. Đó là một lời phê phán thiển cận của những người kém trí tuệ mà thích tỏ ra “ta đây”. Họ thường là các dư luận viên, là những người một lòng tin tưởng mù quáng vào lãnh đạo.

Có rất nhiều người mà “Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Đó là những người hoạt động chính trị và xã hội, làm giáo dục, làm bề trên. Có một số đông người làm nhiều mà ít nói. Đó là những người trực tiếp sản xuất. Lại có một số ít người chủ yếu là nói hoặc viết, mà ít có hoạt động thực tế. Đó là các nhà nghiên cứu (về chính trị, xã hội), các triết gia, các văn sĩ v.v…

Những người hoạt động thực tiễn, những bề trên, để tạo được lòng tin và uy tín trong quần chúng thì bắt buộc thực hiện được “Việc làm đi cùng lời nói”. Nói cho hay, nào là vì nước vì dân, liêm chính, trách nhiệm, đạo đức, mà làm thì vì lợi ích phe nhóm, tham nhũng, cửa quyền thì đó là bọn sâu mọt, bọn lừa dối và trộm cắp chứ không phải cán bộ, không phải người lương thiện.

Những nhà nghiên cứu, những triết gia, thứ họ có là trí tuệ chứ không phải lực lượng vật chất. Sự đóng góp chủ yếu của họ cho nhân loại, cho cộng đồng không phải bằng hoạt động cụ thể mà bằng các ý tưởng sáng tạo, bằng những phản biện chính xác. Phản biện quan trọng nhất là đối với những lý thuyết đã hình thành, là đường lối của lãnh đạo quốc gia. Những nhà hoạt động thực tiễn sẽ đem những nghiên cứu, những phản biện để vận dụng vào đời sống. Người vừa là triết gia, đồng thời là nhà hoạt động thực tiễn thành công là rất hiếm.

Ngay những nhà nghiên cứu, có nhiều khả năng sáng tạo thì cũng được Osborn chia ra hai loại. Loại giỏi về phát ý tưởng và loại giỏi về phân tích ý tưởng (trong phương pháp Não công – Brainstorming method). Hai loại này cần làm việc tách rời nhau. (Có thể có người giỏi cả hai, nhưng rất hiếm).

Một lời phản biện đúng, vạch ra được cái sai của lãnh đạo nhiều khi có sức mạnh rất lớn, hơn cả đống của cải, hơn cả sức mạnh đạo quân.

Vì vậy câu phê phán “có giỏi sao không làm đi” dùng cho các quan chức, các lãnh đạo là đúng, nhưng lại dùng cho các nhà phản biện là sai. Muốn làm được việc tốt, ngoài ý tưởng phải có lực lượng, có quyền hành. Tạo lực lượng và quyền hành thuộc lĩnh vực hoạt động khác chứ không nằm trong việc phản biện.

Xin nhắn với những kẻ to mồm phê phán, khích bác những người phản biện rằng “có giỏi sao không làm đi”. Các ngươi muốn tỏ ra nguy hiểm, nhưng thật ra chỉ đáng bị khinh bỉ vì kém trí tuệ mà thích phô trương, phần đông là loại “nhàn cư vi bất thiện”.

Có những kẻ to mồm, huyênh hoang về việc này việc nọ, ăn theo, nói leo, thùng rỗng kêu to. Với những kẻ đó, không nên đếm xỉa đến, hoặc vạch ra các thủ đoạn của chúng chứ không cần nói thách “có giỏi sao không làm đi”.

Để làm phê phán, phản biện cần có trí tuệ, có lương tâm và phương pháp đúng. Thiếu những thứ đó mà làm bừa theo một vài cảm nhận hời hợt, lại bị sự cuồng tin, ngu tín chi phối thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

Mong những nhà phản biện luyện cho trí tuệ minh mẫn, chỉ đâu trúng đó, không ngại gì bọn bút nô ngu dốt chọc ngoáy.

Bới móc nhược điểm của bạn bè, của hàng xóm là thể hiện phẩm chất thấp kém. Ngược lại, người phản biện các lý thuyết, người vạch ra sai lầm của lãnh đạo đất nước là những Triết gia. Cầu mong cho Dân tộc có nhiều người như thế. Những kẻ quen phê phán “có giỏi sao không làm đi” cần suy nghĩ thật thấu đáo khi nói câu này.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Khi đuối lý, bọn con nít, trẻ con thường gào to: “Có giỏi sao không làm đi”. Lúc đó ng lớn chỉ cười, bỏ qua ko chấp. Bác Nguyễn Đình Cống lâu lâu cũng có bài viết để độc giả đọc giải lao phải ko Bác. Chúc Bác khỏe.

  2. Nghệ thuật chửi bới của Vn nhất thế giới, nó sâu cay, tỷ mỉ, tục tĩu, mát mẻ… có vần điệu ,có ngôn ngữ để diễn tả …bởi được kế thừa từ ngày xưa, và bây giờ càng được phát huy cao độ do những nỗi thất vọng trong cuộc sống, với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp xã hội, từ thực tế đến phim ảnh…. Tóm lại muốn chửi đúng là phải hiểu. Phản biện chính sách của một quốc gia là một việc không đơn giản bởi nó có rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong thời đại 4.0 ,hơn nữa trình độ của người Việt đang ở trong giai đoạn” tiếp thu còn chưa nổi, nói gì đến phát minh “.bởi còn đang loay hoay chưa biết học gì,học như thế nào…

  3. ĐẤT NƯỚC là của NHÂN DÂN, còn, TỔ QUỐC lại là CỦA TAO, cho nên, bọn đi ké máy bay chính là bọn LÀM LỢI CHO TỔ QUỐC nhiều nhất đó!

  4. “Bới móc nhược điểm của bạn bè, của hàng xóm là thể hiện phẩm chất thấp kém. Ngược lại, người phản biện các lý thuyết, người vạch ra sai lầm của lãnh đạo đất nước là những Triết gia”

    Cái này gọi là biện pháp “tẩy trùng”, thường xuất hiện ở những self-proclaimed “triết gia” hay “cao quý” (noble). Họ bới móc nhược điểm của người khác thì gọi đó là “phản biện” và tự xem mình thuộc loại “triết gia”, nhưng nếu người khác “phản biện” họ thì, vì xúc phạm tới bậc “triết gia”, thuộc loại thấp kém, hạ đẳng . Tương tự như Bác Hồ kính yêu định nghĩa phản động tức là chống lại chủ nghĩa xã hội, vì bản chất chủ nghĩa xã hội là cao quý .

    Nếu ở 1 xã hội bình thường, ai viết ra bài này sẽ được/bị xem là … well, không ai thèm để ý vì quá khùng. Nhưng đây là xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có nghĩa nó bình thường trong cái chuẩn kinh khủng của chính nó . I bet có người đọc bài này sẽ gật gù tâm đắc, khen lấy khen để . Bô (full of) xít sẽ đăng lại, rùi nó sẽ xuất hiện tiếp trên những trang của hằng hà sa số “triết gia” kiểu này .

    Nhưng nếu có ai đó không may còn tỉnh táo trong xã hội xã hội chủ nghĩa tuyệt vời của chúng ta đọc phải bài này mà không bị choáng, nên in nó ra làm tài liệu về “ngụy biện”. Có những “ngụy biện” trong bài này phải cao học (giá chót master) về logic, linguistics, criminology hay ngành psy chuyên khoa ab-psy mới đề cập tới .

    Kết luận: Borderline vĩ cuồng . Thật ra đã vượt biên từ lâu rùi, nhưng “kính lão đắc thọ”, nhất là loại “lão thành cách mạng” nữa .

    Loại này ra mấy vườn hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, lâu lâu có 1 anh thanh niên nói năng búa xua rùi trổ tài võ nghệ, múa may ì sèo . Sêm Xít . Nói chiện với hắn sẽ thấy tư di giống y chang bài này .

    • Bài này thì không có gì phải gật gù tâm đắc hay ném đá quá tay. Có lần có tên thách tôi phản biện một loạt các tác giả, trong đó có anh Cống này.
      Tôi bèn đọc vài bài của anh Cống thì thấy anh Cống viết vô thưởng vô phạt, giọng văn cứ đều đều như bài này. Nói chung, chả có gì cần phản biện anh Cống cả.

      Cái chuyện dlv ưa thách có ngon, có giỏi thì làm yyyy hoặc xxx thì nhiều, theo kiểu khích tướng để dụ con nít nổi máu anh hùng lên đi ăn cứt gà sáp thì nhiều.
      Còn có giỏi thì làm đi tôi cho là cách nói khác của câu Hãy làm bằng người ta đi rồi chê.
      Còn “có giỏi thì làm đi”?
      Ai cho làm, ở Việt nam từ lúc 30/4/75 đến bây giờ đã phân ra làm hai loại:
      Loại làm được và loại được làm.
      Không phải loại được làm thì ai cho làm mà hỏi ngu như thằng Krisna thế ?

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây