Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

14-7-2018

Tiếp theo phần 1

Các phân tích

Chính các công dân là kẻ định nghĩa xã hội và quốc gia nơi mà họ đang sống chớ không phải chính quyền hay chính phủ; và nếu công dân tự nhận là mình đang bị khổ sai hóa bởi một chế độ, một định chế, một chính quyền, thì chúng ta phải đi từ khái niệm khổ sai của tội phạm học để đi tới một phạm trù rộng hơn xã hội học thực nghiệm, để hiểu tại sao các công dân của một quốc gia lại tự nhận đang bị quy chế khổ sai không nhà tù, không trong vòng lao lý nhưng hằng ngày phải sống thực cảnh lao lý.

Ngày ngày sống cảnh trên đe dưới búa, cá nằm trên thớt, cá chậu chim lồng trong tăm tối, trong quyền sinh sát của một chế độ công an trị, được quyền khát máusát nhân, được sự bảo kê của một bạo quyền bất chấp đạo lý và công lý. Các chỉ báo sau đây của xã hội học hiện đại, để định vị rồi định luận các quá trình khổ sai hóa trong quần chúng, nơi mà xã hội sống hằng ngày của họ bị hệ chế (áp chế, cưỡng chế, ức chế) qua hệ bạo (bạo quyền dùng bạo lực để bạo hành) nơi mà xã hội lẩn dân tộc đều là nạn nhân:

– Khổ sai hóa một xã hội có quá trình dựa trên nguyên tắc kín trong đó sự thật về khổ sai luôn bị giấu kín (cấm nói, chặn họng, bịt mắt kiểu luật An Ninh mạng) qua kiểm duyệt mà bạo quyền luôn cấm điều tra, nghiên cứu, điền dã về quá trình này. Vì sự thật của các kết quả điều tra, nghiên cứu, điền dã trong khoa học xã hội và nhân văn sẽ lột được mặt nạ của tà quyền, và các kết quả đó sẽ là tiền đề cho các cuộc đấu tranh đòi hệ công (công bằng, công lý, công pháp). Tất cả các bạo quyền đều lo sợ, đều mất ăn mất ngủ về các chân lý của khoa học xã hội và nhân văn, vì nó đủ khoa học tính để “lật tẩy” tà quyền đang khổ sai hóa dân tộc của nó. Chính bạo quyền luôn kèm kẹp, luôn bóp nghẹt sự phát triển và sức giải luận liêm chính của khoa học xã hội và nhân văn, và cũng chính bạo quyền thay thế vào đó bọn văn nô, bồi bút, điếm báo… để tráo lận và bôi nhọ các điều tra, nghiên cứu, điền dã nghiêm túc trong khoa học xã hội và nhân văn, bằng tuyên truyền, qua nhồi sọ, để xóa não…tức là xóa sự thật biết nói lên chân lý để đi tới lẽ phải.

– Khổ sai hóa một xã hội mang thực chất của sự bóc lột triền miên, vừa thường trực, vừa lâu dài, nơi mà nạn nhân mang kiếp nô lệ mà không được đặt tên là nô lệ, kẻ thống trị không đặt tên và không gọi đúng tên để tiếp tục bóc lột bền bỉ, tận xương tủy kẻ bị khổ sai không tên, để chúng yên tâm mà vơ vét qua bòn rút, trong một xã hội mà luật pháp không làm ra để bảo vệ dân, mà để bao che cho bạo quyền thống trị. Những xảo ngữ của tà quyền còn biết đặt tên ngược lại: tòa án nhân dân, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, nơi mà chính nhân dân không bao giờ muốn tới, và mỗi lần tới đều bị tới với tư cách tội phạm, tội nhân.

– Khổ sai hóa một xã hội luôn kèm theo một quá trình ngầm là diệt cá tính của cá nhân biết đòi hỏi công bằng, tự do, dân chủ. Diệt cá tính tức là diệt chủ thể, cụ thể là diệt sự thông minh và sức sáng tạo của chủ thể, tìm mọi cách vây xiết cá tính, không cho cá nhân phát triển cá tính tức là bản lĩnh, nội công, tầm vóc của mình để tự giải phóng mình, để tự thay đời đổi kiếp của mình. Ma thuật của tà quyền dùng bạo quyền để ngăn chặn cá nhân, tập thể, cộng đồng rời bỏ kiếp xấu, tồi, thấp, hèn để tìm tới một kiếp khác hay, đẹp, tốt, lành hơn.

– Khổ sai hóa một xã hội là cuộc đổi chát bỉ ổ về luân lý cộng đồng, thô bỉ về đạo lý dân tộc, khi tà quyền dùng bạo quyền để tổ chức cường quyền bằng cách lấy kết quả bóc lột đa số quần chúng, để chia sẻ qua bổng lộc, qua tham nhũng cho một thiểu số trong guồng máy của chính quyền của nó, và ngoài guồng máy như bọn thầu đất, buôn công trình, lãnh đạo ngân hàng…qua các tổ chức “sân sau”, qua sử dụng quyền-tiền, để “chống lưng” cho nhau. Cuộc đổi chát này luôn dựa trên ý đồ nô lệ hóa quần chúng để khổ sai hóa một xã hội, nơi mà tà quyền thao túng để vơ vét, kiềm kẹp để truy bức bằng cách gạt hẳn tam quyền phân lập, nó luôn nắm hành pháp, nó xiết lập pháp và nó giật dây tư pháp.

– Khổ sai hóa một xã hội nơi mà các nạn nhân bị nô lệ hóa trong khổ sai giữa trời, giữa đất không nhà tù, nhưng chính các nạn nhân sẽ tường trình trong tự thuật, sẽ hồi ký hóa các án khổ sai không tên mà họ phải lãnh chịu, để nói lên sự thật qua đấu tranh và cũng qua tâm sự, trong đó một số kiếp khổ sai luôn kéo theo một tập thể lúc thì gia đình, thân tộc, lúc thì làng xóm, đồng nghiệp… Chính quá trình tự thuật như trần tình, sẽ làm lộ tà diện của tà quyền, bạo lực của bạo quyền, trong đó tà quyền vùng vẫy trong tà đạo, vừa lộng hành trong âm địa, nhưng cũng vừa ngoi ngóp trong sợ hãi ngày nó bị lôi ra pháp luật để công pháp trị nó bằng công lý của nhân tri.

– Khổ sai hóa một xã hội tới từ một bạo quyền thường qua hai xảo thuật: canh giữtrừng trị, canh giữ nạn nhân, bắt họ phải nhận khổ sai trong kiếp nô lệ không nhà tù, và trừng trị họ khi họ làm khác: xé rào, phá lưới, chặt xiềng… để đòi hỏi tự do chính đáng của họ qua đấu tranh. Ngoài hai xảo thuật trên, tà quyền không ngần ngại dùng vu khống, vu cáo để chụp mũ, vu oan giá họa các nạn nhân. Và, bạo quyền cũng sẵn sàng dùng khủng bố, bắt bớ, tra tấn, kể cả ám sát và thủ tiêu các chủ thể đấu tranh vì nhân quyền cho công bằng và công lý.

– Khổ sai hóa một xã hội tới từ sự ngăn chặn toàn diện của tà quyền trong quá trình hình thành một xã hội hiện đại, trong đó tự do của công dân sẽ làm nên tự chủ của nhân quyền, tạo ra tự tin cho chủ thể đấu tranh chống khổ sai hóa, chống nô lệ hóa, chống bần cùng hóa, từ đó thiết lập ra hệ công (công bằng, công lý, công pháp) đó là điều mà tà quyền không bao giờ muốn, vì đó là hồi chuông báo tử cho hệ độc (độc tài, độc trị, độc tôn) qua độc đảng.

– Khổ sai hóa một xã hội là thực thể bị áp đặt bởi tà quyền luôn tìm mọi cách để ngăn chặn bất tuân dân sự dựa trên tự do nói lên: sự thật, chân lý, lẽ phải, tức là khả năng lột mặt nạ tà quyền vì nó là tác giả và thủ phạm tạo ra một chế độ khổ sai hóa xã hội, để nô lệ hóa quần chúng, bần cùng hóa dân tộc. Bất tuân dân sự luôn là bước đầu trong đấu tranh chống tà quyền, nơi mà chủ trương bất bạo động là sự thông minh chỉ dùng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để lập nên hệ đối (đối kháng bằng đối thoại, đối trọng bằng đối chất). Chính tà quyền tạo ra một xã hội bị khổ sai hóa luôn “lo ra”“đứng ngồi không yên” vì sức sáng tạo “muôn hình vạn trạng” của bất tuân dân sự, tức là sức mạnh dân tộc đủ lực đốn tận gốc, rễ, cội của tà quyền, chỉ biết dùng tà thuật của nó là bạo lực. Chính tà quyền sẽ nhận ra bạo động của bạo lực làm nên diện mạo của bạo quyền chỉ là cái xác không hồn! Một loại khôn nhà dại chợ cấp điếm nhục của kiếp cúi đầu-khoanh tay-qùy gối theo kiểu hèn với giặc ác với dân.

– Khổ sai hóa một xã hội là sự dàn dựng của tà quyền, vừa bóc lột nạn nhân của nó qua nô lệ hóa quần chúng, bần cùng hóa dân tộc, vừa được bày biện qua diện mạo đạo đức giả của nó là đặt nạn nhân đã bị khổ sai ngay trong xã hội họ đang sống vào thế phạm pháp, vào chỗ phạm tội, một loại bị can không tiền án, cần được “xét xử” để được “xét tra” bởi tà quyền. Đây là xảo thuật của tà quyền, luôn dùng tòa án do nó tổ chức để buộc tội hoặc xiết án các nạn nhân của nó. Nhưng cùng lúc tà quyền rất sợ các dữ kiện tạo ra chứng từ với chứng nhân nói lên sự thật trước tòa án, các chứng thư làm nên chân lý, các hành động chân chính làm nên lẽ phải. Tà quyền thích thú khi tổ chức các tòa án với bọn quan tòa là âm binh tai sai của nó, nhưng nó lại rất hèn hạ khi cấm các nạn nhân đưa ra ánh sáng mọi hành vi chống công lý, mọi hành động phản đạo lý, mọi hành tác diệt dân chủ của nó.

– Khổ sai hóa một xã hội là sự dối trá của tà quyền, luôn răn đe quần chúng qua bạo lực của công an, cảnh sát, rồi bắt dân chúng xem đó là chuyện bình thường vì an ninh. Tà quyền bình thường hóa chuyện phi nhân của nó khi nó áp chế rồi cưỡng chế bằng công an trị, cùng lúc tuyên truyền chuyện bắt bớ, tra tấn, tù ngục là lẽ thường, là chuyện thường, để giữ an ninh. Tà quyền không bao giờ dám nói thật, nói thẳng là nhân loại đã một sớm một chiều loại hẳn ra các chế độ nô lệ, các chế độ khổ sai bằng nhân tínhnhân tri, nhân đạonhân trí, nhân nghĩanhân lý, nhân tâmnhân từ, vì chính hệ nhân này có thể dẹp tà quyền là thủ phạm của khổ sai hóa dân tộc trong chớp mắt, khi một dân tộc biết nhận nhân phẩm để giữ nhân cách của mình.

Các luận điểm

Sau khi điều tra các dữ kiện, kế đến là đưa ra các phân tích để nhận diện từ tác giả tới thủ phạm của quá trình khổ sai hóa xã hội, quần chúng, dân tộc, giờ đây là lúc đưa các luận điểm của các tư tưởng gia về quá trình đi tìm tự do, công bằng, dân chủ để bảo vệ nhân tính, nhân đạo, nhân cách của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, để chống lại tà quyền luôn dùng bạo quyền để chống nhân lý:

– Spinoza: Sau mỗi sự thật là sự quyết đoán của hành động, tới từ nguyên nhân sâu xa của suy tính có trong từng chủ thể, muốn đi về hướng của tự do, tức là ngược lại với hướng của nô lệ, chống lại hướng của khổ sai. Có những định đề về tự do làm nên các định luận trong hành động sáng suốt bảo vệ tự do, tự chủ, tự tin trong mỗi cá nhân, khi tà quyền tìm mọi cách diệt tự do, tức là nó biết hơn ai hết chính quá trình đấu tranh vì tự do, công bằng sẽ là ngày tàn của nó.

– Kant: Phải sử dụng tính công cộng của cái lý để thắng áp bức, tức là công cộng của công lý, công pháp dựa trên công bằng. Vì mọi thủ đoạn tà quyền trong chính trị không phải là lý thuyết khoa học (đúng hay sai), nó lại càng không phải là phạm trù của siêu hình học (đạo lý, luân lý) lấy cái tốt chống cái xấu. Tính công cộng của công lý phải dựa vào 3 loại tự chủ: tự chủ tư của cá nhân phải được dân chủ bảo vệ; tự chủ công cộng của tập thể; tự chủ công dân phải được cộng hòa phát huy. Khi 3 tự chủ này được công lý hóa, thì không sao tà quyền có thể khổ sai hóa được xã hội.

– Rousseau: Cá nhân trong xã hội bình thường phải hiểu và tin vào công lý, đây là động cơ của về xã hội tính của một cá nhân muốn được cộng đồng che chở và bảo vệ. Có hai loại tự do: tự do cá nhân dùng bởi cá nhân, tự do trong cộng hòa cho phép cá nhân dùng tự do của mình để tham gia mọi sinh hoạt của xã hội, từ định chế tới cơ chế. Tự do giáo dưỡng tự chủ là phải bảo vệ nhân phẩm để chống lại các sức ép kinh tế, chính trị, hành chính tới từ tà quyền. Chính các tự do này làm nên tự tin luôn biết dựa vào niềm tin tạo nên , dựng nên luận, để đi tìm công lý của lẽ phải. Một khi tự do được bảo chứng bởi công lý, thì tà quyền biết rõ hơn ai hết là chính tự do và công bằng sẽ bảo đảm phương trình xây dựng-tháo gỡ-xây dựng lại từ quốc gia tới chính quyền vì nhân phẩm của dân tộc, chớ không phải tà quyền thao túng xã hội để áp đặt một chế độ khổ sai hóa trên quần chúng.

– Levinas: Bất an của mình tới từ khuôn mặt lo ra của tha nhân, mà tha nhân là quần chúng, là dân tộc làm ra cái bất an của tà quyền, vì đứa con của nó là bạo quyền đã làm ra nỗi khổ của tha nhân. Chính các khuôn mặt vô vọng của dân oan, các khuôn mặt tuyệt vọng của dân đen, các khuôn mặt thất vọng của dân chúng làm nên nỗi bất an của tà quyền, và tà quyền chỉ có độc đảng để hà hơi tiếp sức cho độc tài, nhưng ngày ngày vẫn ăn ngủ không yên vì sau các khuôn mặt vô vọng, tuyệt vọng, thất vọng là những ngọn lửa đang nhen nhúm của hy vọng, của kỳ vọng, của ước vọng một ngày mai sáng đẹp, để làm cuộc thay đời đổi kiếp, để tìm tới những chân trời của nhân tính được bảo đảm bởi nhân tri, được bảo hành bởi nhân văn, được bảo trợ bởi nhân bản.

– Deleuze: Tự do luôn tạo nên phong trào, và mọi tà quyền đều sợ phong trào, vì nó là sự đứng dậy đòi tự do, ra đi đòi tự chủ, hướng về phía chân trời đòi nhân tính cho nhân tri. Tà quyền không sợ khẩu lịnh, không sợ tuyên truyền vì chính nó là tác nhân và thủ phạm của mọi tuyên truyền để nhồi sọ qua ngu dân, qua xóa não của người dân. Tà quyền chỉ sợ các phong trào của nhân quyền tới tự đấu tranh dân chủ, và nhân quyền song hành với dân chủ luôn mang theo nội chất của tự do, làm nên phong trào trong xã hội. Mà khi tự do thành phong trào rồi thì nó như cường lực của thủy triều có thể tạo ra hùng lực của một trận đại hồng thủy mà không có một tà quyền nào có thể kềm chế được.

– Foucault: quyền dùng bạo quyền để trùm phủ tà luật lên toàn xã hội bằng canh giữ và trừng phạt, đây là bạo lực trong phản xạ của bạo quyền, diệt dân chủ vì sợ chủ thể không những biết đòi hỏi tự do mà còn biết sáng tạo ra tự do để đập đổ mọi rào cản của canh giữ, mọi cực hình của trừng phạt. Tà quyền luôn tìm cách len lỏi vào các quan hệ xã hội giữa các cá nhân để soi lùng nguyện vọng chân chính của chủ thể; tà quyền luôn tìm cách canh giữ các quan hệ xã hội giữa các tập thể để lục soát của động lực làm nên phong trào xã hội đòi nhân quyền; tà quyền luôn tìm cách soi mói các quan hệ xã hội giữa các tầng lớp xã hội để lục lọi các ước nguyện tạo nên đấu tranh trong xã hội. Cho nên tà quyền phải dùng công an bất lương và quân đội bất chính, còn nhân quyền dùng tự do của lương tri và chính nghĩa của công lý.

– Ricoeur: Lý đúng phải dựa trên lý tốt, chính cái tốt dẫn dắt cái lý để làm ra cái luật, để bảo đảm cái hợp pháp, và khi đã mang kiếp người thì con người của cái lý, cái luật, cái hợp pháp luôn muốn sống trong một xã hội tốt, có định chế tốt, có cơ chế tốt trong một đời sống tốt. Chính lý tốt làm nên lý đúng tạo dựng ra một chính quyền tốt, nếu chính quyền làm ngược lại thì chỉ là tà quyền, và khi tà quyền chống lại cái tốt, diệt cái lý, hủy cái đúng, thì chính nó đang tự vào tử lộ.

– Bourdieu: Đạo lý của bền chí, có trong kẻ bị khổ sai hóa là nạn nhân của hệ chế (khống chế, áp chế, ức chế) được chế tác từ tà quyền, thì chính khi nạn nhân ra đi để tìm phương cách quyết thay đời đổi kiếp của mình qua hệ ý (ý nguyện làm nên ý lực, tạo ra ý chí) trong bền chí, để vượt thoát kiếp khổ sai, để vượt thắng tà quyền vì nhân phẩm của mình, vì thân thuộc cùng số phận với mình. Nếu một xã hội bị rơi vào hệ chế (khống chế, áp chế, ức chế), thì ta phải hiểu là không có một chế độ nào ăn đời ở kiếp được với nó, vì chính hệ ý (ý nguyện làm nên ý lực, tạo ra ý chí) trong bền chí sẽ đấu tranh với nó tới cùng, vừa vì công lý, vừa vì quyền lợi của kẻ không muốn mình là nạn nhân của bất cứ ai trên đời này.

– Boudon: Cái tốt phải là cái đúng, thì tà quyền luôn dùng cái sai để diệt cái đúng, từ đó bóp chết cái tốt ngay trong trứng nước, bằng cách che mắt, bịt tai, khóa miệng các nạn nhân muốn đi tìm cái tốt qua cái đúng. Ngay khi nạn nhận đã nhận thức ra cái đúng và cái tốt không những sinh đôi mà còn song hành trong cuộc đời, thì khi đó cặp đôi cái đúng-cái tốt đã trở thành nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan của nhân tính tốt, mà không một tà quyền nào khỏa lấp được, che giấu được, bóp chết được. Chính cái đúng của cái tốt làm ra cái lý của cái luận để chế tác ra cái luật, mà nếu đúng là luật thì phải là công luật của công lý, luật pháp là công pháp, mà không một tà quyền nào có thể vo tròn, bóp méo được.

– Habermas: Không gian công chúng của đối thoại dựa trên đạo lý truyền thống của dân chủ là nơi báo tử của mọi chế độ tà quyền đang khổ sai hóa quần chúng. Mỗi xã hội đều có cặp đôi song hành là xã hội tính và xã hội hóa: xã hội tính để đối thoại và xã hội hóa để tạo ra dân chủ. Đây là hướng đi của công lý trong đó nhân tínhnhân tri luôn giáo dục ra con người yêu công lý, vì xã hội là nơi đạo lý hóa các xã hội tính, giúp con người phát huy công lý. Từ đây, công lý phải định nghĩa rõ ràng thế nào là công bằng, tức là ngang hàng nhau để ngang tầm với nhau, từ đó tìm mọi cách để cùng nhau có ngang vốn.

– Rauw: Xã hội có tự do là một xã hội tôn trọng tự do của tha nhân, cùng lúc biết thừa nhận bất bình đẳng trong các điều kiện, trong các môi trường, trong các hệ thống giáo dục để có đầy đủ nhận thức mà bảo vệ cho bằng được người nghèo, kẻ yếu. Muốn làm được chuyện này, thì quần chúng tức là cá nhân, tập thể, dân tộc đang là nạn nhân của tà quyền phải có 4 công đoạn tin tức trong truyền thông tới từ 4 nguồn: hiến pháp, pháp luật, xã hội, cộng đồng, để có đường đi nước bước đúng theo lý của luật để chống lại tà quyền.

– Tourain: Sáng tạo của sử tính, là dùng hiểu biết của sử liệu để thấu hiểu sử học, dùng sử học để giải luận sự tính: chính là các vận hành lịch sử của quá khứ, của hồi ký, của ký ức để tránh không lặp lại các sai lầm của dĩ vãng, để tránh không lập lại các nhược điểm của tổ tiên. Nắm sử tính để tránh không nhai lại các thói quen vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm với dân tộc, với đất nước, với tiền đồ tổ tiên để dẫn tới mất nước như mất chính nhân phẩm của mình. Nắm sử tính để ngăn chặn bọn bán nước đi trên vai, trên lưng, trên đầu của mình khi chúng mang dã tâm bán nước cho ngoại bang. Sức sáng tạo của sử tính là sáng suốt làm ra sử hiện tại với sức thông minh của chính mình; sáng tạo của sử tính là tỉnh táo viết nên sử tương lai cho mình và cho con cháu, cho các thế hệ mai sau, để chứng minh là mình đã tránh được, đã loại được các nhược điểm, các khuyết điểm, kể cả các khuyết tật của quá khứ, để làm tốt cho hiện tại, để làm đẹp cho mai hậu.

– Gauchet: Dân chủ làm cách mạng vì nhân quyền, trong đó dân chủ mang sức thông minh cụ thể để bảo vệ nhân quyền qua đầu phiếu, bầu cử trong hệ đa (đa tài, đa năng, đa hiệu) trong minh luật của đa nguyên. Tại đây, một chính quyền dân chủ, một chính phủ nhân quyền không có phản ứng chèn ép dân, đàn áp dân, khủng bố dân; và không có phản xạ bắt bớ dân, tra tấn dân, giết chóc dân, vì chính quyền và chính phủ này từ dân và do dân bầu ra, nên nó không cần công an trị và quân đội cai. Chỉ có tà quyền mới dùng bạo lực với dân bằng bạo quyền qua độc quyền của độc đảng, như là một băng đảng đứng ngoài, đứng trên, đứng ngược lại với lợi ích của dân tộc, với chủ quyền của đất nước, từ đó tà quyền mới có hành vi sợ dân và hành động thù dân, nên hèn với giặc (để dựa vào giặc), ác với dân (để lộng quyền và tham quyền).

– MorinSự phức hợp của kiến thức, trong đó sự phức hợp vừa là tổng kết, vừa là kết quả thống hợp của tất cả sự phức tạp đang có mặt trong đời sống xã hội hiện đại, từ khoa học kỹ thuật tới truyền tin và truyền thông, từ quan hệ quốc tế chồng chéo tới toàn cầu hóa hỗn hợp hiện nay. Nơi mà sức lệ thuộc lẫn nhau giữa các châu lục, giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa các khu văn hiến khác nhau ngày càng cao, tạo ra một loại kiến thức phức hợp đòi hỏi phải có một chính quyền tri thức, phải có một chính phủ trí thức, phải có một chế độ ý thức, với tầng lớp lãnh đạo có nhận thức trước các biến đổi khôn lường của thế giới hiện nay, có tâm thức để bảo vệ dân tộc, đất nước và tiền đồ của tổ tiên.

Các lối ra (chỉ chung quanh một thuật ngữ): sạch

– Sạch toàn bộ môi trường cả nước, không những để bảo vệ môi sinh, từ sức khỏe tới y tế của dân tộc, mà còn là trí tuệ của một chính sách có tri thức, dựa trên phát triển có nhận thức, mà trong các quốc gia văn minh đặt tên là kinh tế kiến thức, lấy môi trường làm định hướng cho công nghiệp sạch, lấy môi sinh để tạo sức hút du lịch. Nuôi chủ trương kinh tế kiến thức để khẳng định phát triền bền vững bằng an sinh trường kỳ cho xã hội, cho dân tộc, cho các thế hệ sau, mà Costa-Rica cùng nhiều quốc gia phương Tây đã chọn định hướng này.

– Sạch mà bắt đầu là dẹp sạch hệ độc (độc tài, độc quyền, độc trị) của độc đảng, như khẳng định một quyết sách vừa để cứu nguy dân tộc, vừa để bảo tồn tiền đồ tổ tiên, vừa để giữ vững biên cương, bờ cõi, với quyết tâm bảo vệ đất nước cho bằng được, chấp nhận trực diện với Tàu tặc, để loại Tàu họa, để khử Tàu nạn, gạt các mưu đồ tối tăm và bẩn thỉu của Tàu hoạn.

– Sạch, mà bắt đầu là khử sạch hệ tham (tham quyền sinh ra tham ô đẻ ra tham nhũng), vì chúng chính là bọn sâu dân mọc nước, đã và đang bòn rút không những tài nguyên của đất nước mà cả sinh lực của Việt tộc, đã và đang truy diệt mọi khả năng phát triển của giống nòi, vì chúng đã và đang làm suy kiệt hằng ngày, hằng giờ sức sáng tạo, trí thông minh của Việt tộc, giết dần mòn bao vốn liếng, bao nguyên khí của quốc gia. Quét sạch bọn buôn quyền bán chức, bứng sạch bọn âm binh này chỉ biết tiền-quyền, vì chúng chính là thủ phạm bao tụt hậu mà dân tộc đang gánh chịu.

– Sạch, mà bắt đầu là trừ sạch hệ bất (bất tài, bất chính, bất tín), vì chúng chắc chắn là bất trung, sẵn sàng đánh lận con đen vì tư lợi, chúng đang thao túng các định chế, đang tràn lan trong các cơ chế, sống nhờ mua chức bán quyền, một loại ký sinh trùng gặm nhấm để truy hại tiềm năng đất nước, tiềm lực của dân tộc, với thói quen ăn bám, tiêu hoang của chúng. Chúng tồn tại qua bè đảng, chúng lòn lách qua băng đảng trong mạng lưới tà quyền bỉ ổi của chúng: quan hệ-tiền tệ-hậu duệ.

– Sạch, để bảo tồn hệ giáo (giáo khoa đúng, giáo trình hay, giáo án tốt), loại hẳn không thương tiếc vết nhơ hiện nay học giả-thi giả-bằng giả, để thế vào đó một nền giáo dục sạch, không vì tiền mà vì tri thức, không bị mua bằng bán cấp để mua chức bán quyền. Gầy dựng lại đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để bảo vệ luân lý đúng có bổn phận với dân tộc, trách nhiệm với đất nước, tìm lại đạo đức Việt biết tôn kính tổ tiên, biết ăn ở có hậu.

– Sạch, trong cả quá trình của hệ thức: Tiếp nhận kiến thức để gầy dựng tri thức, xây dựng trí thức để trợ lực cho ý thức tập thể và cộng đồng, lấy nhận thức sáng suốt để tạo nên tâm thức yêu nước thương nòi, biết quý trọng tha nhân, biết quý yêu nhân loại, nơi mà nhân sinh quan sạch bảo đảm cho thế giới quan đúng, cho vũ trụ quan lành.

– Sạch, để tạo dựng ra hệ đa, để có đa đảng qua đa tài, đa năng, đa hiệu, chớ không phải là những đảng phái trục lợi qua chính trị, không phải là những băng đảng vơ vét qua quyền bính. Vận dụng hệ đa của đa đảng qua đa tài, đa năng, đa hiệu để làm nên khối đại đoàn kết dân tộc, chớ không phải để gây nên một cuộc huynh đệ tương tàn mới trong tương lai.

– Sạch, để chế tác ra hệ sáng (sáng kiến, sáng tạo, sáng lập), dùng trí thông minh để phát minh qua nhiều lĩnh vực tự khoa học kỹ thuật tới văn hóa nghệ thuật, từ giáo dục tới kinh tế, từ thương mại tới quốc phòng… làm tiền đề cho phát triển, hiểu biết để học tập bao tấm gương cụ thể của các hàng xóm, láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên với ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

– Sạch, để bảo tồn hệ nhân (nhân tính, nhân đạo, nhân nghĩa) lấy giá trị nhân phẩm của tổ tiên đã có trong bản sắc Việt, văn hóa Việt, biết ăn ở sao cho có hậu, đủ sạch để chống lại bản năng thú tính vị kỷ đang tràn lan trong xã hội Việt hiện nay, vì đã là nạn nhân của một ý thức hệ vô nhân, của một bạo quyền phi nhân, của một chế độ bất nhân.

– Sạch, để bảo quản hệ nhân (nhân lý, nhân tri, nhân trí), chống lại vô minh sinh ra vô tri, đẻ ra vô giác, để rồi lòi ra quái thai là vô cảm, đang làm ô uế giá trị tâm linh Việt, làm ô nhiễm quan hệ xã hội Việt, làm ô nhục dân tộc Việt. Xóa sạch hậu quả vô minhvô trivô giácvô cảm, để gội rửa từ trong ra ngoài, từ đầu tới chân, từ tư duy tới tâm linh, để làm lại nhân phẩm Việt.

Sạch từ trong não trạng ra ngoài xã hội vì môi trường, sạch trong tâm linh để sạch trong quan hệ xã hội, sạch trong tâm lực để sạch trong trí lực phục vụ dân tộc và đất nước. Sạch trong định chế để sạch trong mọi cơ chế, tạo nền cho một chế độ sạch vì một tổ quốc sạch. Sạch trong tư duy lãnh đạo chính quyền để sạch trong hành động của chính phủ, để làm ra quốc sách sạch, cho một tương lai sạch vì Việt tộc.

***

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các lập luận qua nghiên cứu của VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) qua www.facebook.com/vungkhaluan/

____

Mời đọc lại các bài khác của tác giả: Thư gởi tuổi trẻ của Việt tộc  —  Thư gởi các đảng viên của ĐCSVN: Trả lại thẻ đảng để nhận lại nhân phẩm Việt!  —  Thư gởi các ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN  —  Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!  —  Thư gởi các Bộ trưởng của chính phủ: Chạy chức hay chạy dân? —  Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí  —  Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 1)  —  Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 2)  — Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 3) —  Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 1)  —  Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 2)  —  Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 1)

Bình Luận từ Facebook