LA0 ĐỘNG, CÔNG VIỆC VÀ SỰ SIẾT THỜI GIAN
Chúng ta không thể hiểu thấu khủng hoảng Biến đổi Toàn cầu, và áp lực tích tụ lên precariat, mà không đánh giá đúng xã hội thị trường toàn cầu đang làm gì cho cảm nhận của chúng ta về thời gian.
Về lịch sử, mỗi hệ thống sản xuất đã hoạt động với một quan niệm cá biệt về thời gian như cấu trúc chỉ dẫn của nó. Trong xã hội nông nghiệp, lao động và công việc đã được thích nghi theo nhịp điệu của các mùa và các điều kiện thời tiết. Bất kể ý tưởng nào về một ngày làm việc đều đặn 10 hay 8-giờ đã là phi lý. Đã chẳng có ích gì trong việc cố đi cày hay thu hoạch trong mưa tầm tã. Thời gian có thể đã không đợi ai cả, nhưng con người đã tôn trọng các nhịp điệu và những biến đổi đột biến của nó. Điều đó vẫn thế trong nhiều phần của thế giới.
Tuy vậy, với công nghiệp hóa sự tổ chức thời gian đã đến. Giai cấp vô sản mới sinh được đồng hồ khép vào kỷ luật, như sử gia E. P. Thompson (1967) đã ghi tao nhã đến vậy vào biên niên sử. Một xã hội thị trường công nghiệp quốc gia đã nổi lên, dựa vào sự tôn trọng bị ép buộc đối với thời gian, lịch và đồng hồ. Trong văn học, điều kỳ diệu của nó đã được cuốn Vòng quanh Thế giới trong 80 ngày của Jules Verne tóm lấy. Sự định thời gian của cuốn sách đó, và sự hấp dẫn nó đã khuấy động giữa những người thời Victoria trong các năm 1870, đã không phải là sự trùng khớp ngẫu nhiên. Năm mươi năm sớm hơn, nó đã có vẻ là phi lý; 50 năm muộn hơn, nó đã có thể là không đủ kỳ lạ để kích thích sự tưởng tượng.
Với sự quá độ từ các xã hội nông thôn sang các thị trường quốc gia dựa vào công nghiệp, và từ đó sang một hệ thống thị trường toàn cầu được điều chỉnh cho hợp với các dịch vụ, hai sự thay đổi về thời gian đã xảy ra. Thứ nhất đã là sự không tôn trọng gia tăng đối với đồng hồ sinh học 24 giờ. Trong thế kỷ thứ mười bốn, chẳng hạn các phần khác nhau của nước Anh đã hoạt động với các biến thể địa phương của thời gian, được thích nghi với các ý tưởng truyền thống của nông nghiệp địa phương. Đã cần nhiều thế hệ trước khi nhà nước đã có thể áp đặt một tiêu chuẩn quốc gia. Thiếu sự tiêu chuẩn hóa vẫn còn đây với chúng ta, trong việc chúng ta có một xã hội và nền kinh tế toàn cầu nhưng nhiều múi giờ. Mao đã ép buộc toàn bộ Trung Quốc theo giờ Bắc Kinh, như một hình thức xây dựng quốc gia. Những người khác đang chuyển theo cùng hướng nhân danh tính hiệu quả kinh doanh. Tại Nga, chính phủ đang lập kế hoạch giảm số vùng thời gian từ mười một xuống năm.
Các vùng thời gian hoạt động bởi vì chúng ta đã quen một cách tự nhiên với ánh sáng ban ngày và đã quen về mặt xã hội với khái niệm về ngày làm việc. Nhịp điệu của thân thể hòa hợp với ánh sáng ban ngày và bóng tối, khi con người ngủ và nghỉ ngơi, phục hồi lại từ các sự ráng sức của ban ngày. Nhưng nền kinh tế toàn cầu không có sự tôn trọng nào đối với sinh lý học con người. Thị trường toàn cầu là một cỗ máy 24/7; nó chẳng bao giờ ngủ hay nghỉ ngơi; nó không có sự tôn trọng nào đối với ánh sáng ban ngày và bóng tối của bạn, đêm và ngày của bạn. Các truyền thống về thời gian là cái gây khó chịu, sự cứng nhắc, các rào cản đối với thương mại và đối với vật tổ (totem) của thời đại, tính cạnh tranh, và ngược với mệnh lệnh của tính linh hoạt. Nếu một nước, hãng hay cá nhân không thích nghi với văn hóa thời gian 24/7, sẽ có một cái giá phải trả. Không còn đúng về ‘con chim dậy sớm bắt được sâu’; chính con chim không ngủ mới là con chim làm vậy.
Sự thay đổi thứ hai liên quan đến chúng ta xử lý bản thân thời gian thế nào. Xã hội công nghiệp đã mở ra một thời kỳ độc nhất trong lịch sử con người, mà đã kéo dài không hơn một trăm năm, của cuộc sống được sắp theo các khối thời gian (time bloc). Các tiêu chuẩn đã được chấp nhận như chính đáng bởi đa số sống trong các xã hội công nghiệp hóa và được xuất khẩu ra khắp thế giới. Chúng đã là một dấu hiệu của nền văn minh.
Xã hội và sự sản xuất hoạt động quanh các khối thời gian, các ý tưởng đồng thời về các chỗ làm việc và chỗ ở cố định. Trong đời, người dân đi đến trường trong một thời gian ngắn, rồi dùng phần lớn đời họ trong lao động hay công việc và sau đó, nếu may, có một giai đoạn ngắn của hưu trí. Trong ‘các năm làm việc’ của họ, họ dậy vào buổi sáng, đi đến nơi làm việc của họ trong 10 hay 12 giờ, hoặc bất cứ gì được quy định trong các hợp đồng được xác định lỏng lẻo của họ, và sau đó về ‘nhà’. Đã có ‘những ngày nghỉ’, nhưng các ngày nghỉ này đã co lại trong công nghiệp hóa, để được thay thế một cách từ từ bằng các khối ngắn của các kỳ nghỉ lễ. Mặc dù hình mẫu đã thay đổi theo giai cấp và giới, điểm chính là thời gian bị chia thành các khối. Đối với hầu hết người dân, có lý để nghĩ họ ở nhà, thí dụ, 10 giờ một ngày, ‘ở nơi làm việc’ trong 10 giờ, thời gian còn lại là cho hòa nhập xã hội. Sự tách biệt ‘nơi làm việc’ và ‘nơi ở’ là hợp lý.
Làm việc, lao động và vui chơi đã là các hoạt động khác nhau, về mặt khi nào chúng được tiến hành và đâu là ranh giới của mỗi thứ bắt đầu và kết thúc. Khi một người đàn ông – và đã điển hình là một người đàn ông – rời nơi làm việc của mình, nơi anh ta đã thường bị kiểm soát trực tiếp, anh ta cảm thấy mình chính là ông chủ của mình, cho dù anh ta đã quá kiệt sức để tận dụng nó, ngoài việc áp đặt các đòi hỏi độc đoán lên gia đình của anh ta ra.
Kinh tế học, thống kê học và chính sách xã hội đã thành hình dựa vào cái phông của xã hội công nghiệp và cách tư duy nó đã gây ra. Chúng ta đã có nhiều tiến bộ kể từ đó, nhưng chúng ta vẫn phải điều chỉnh các chính sách và các định chế. Cái đã nổi lên trong thời đại toàn cầu hóa là một tập các tiêu chuẩn phi chính thức mà gây căng thẳng với các tiêu chuẩn thời công nghiệp mà vẫn thấm vào sự phân tích xã hội, lập pháp và hoạch định chính sách. Thí dụ, thống kê học lao động chuẩn tạo ra các số liệu ấn tượng ngăn nắp cho biết rằng người lớn trung bình ‘làm việc 8,2 giờ một ngày’ (hay có thể là bất kỳ con số nào) trong năm ngày một tuần, hoặc rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 75 phần trăm, ngụ ý rằng ba phần tư của dân cư trưởng thành đang làm việc trung bình tám giờ một ngày.
Trong xem xét precariat – và những người khác – phân bổ thời gian thế nào, các con số như vậy là vô ích và gây lầm lạc. Làm cơ sở cho những gì kế tiếp là một lời biện hộ: Chúng ta phải phát triển một khái niệm về ‘thời gian tertiary (khu vực ba)’, một cách để xem chúng ta phân bổ thời gian thế nào cho phù hợp với một xã hội tertiary (dịch vụ), không phải một xã hội công nghiệp hay nông nghiệp.
Công việc là gì?
Mỗi thời đại đã có các tính đặc biệt của nó về cái gì là và cái gì không là công việc (work). Thế kỷ thứ hai mươi đã cũng ngớ ngẩn như bất cứ thế kỷ nào trước nó. Đối với những người Hy Lạp cổ, lao động (labour) được làm bởi các nô lệ và banausoi, những người ngoài, không phải bởi các công dân. Những người mà đã lao động đã có ‘an toàn công ăn việc làm’ nhưng, như Hannah Arendt (1958) đã hiểu, theo cách nhìn Hy Lạp điều đó đã là đáng thương vì chỉ người đàn ông không an toàn mới tự do, một cảm nghĩ được precariat hiện đại hiểu.
Để gợi lại các điểm được đưa ra trong Chương 1, tại Hy Lạp cổ, công việc, như praxis (thực hành; tục lệ), đã được làm vì giá trị sử dụng của nó, với những người thân và bạn bè quanh nhà, trong việc chăm sóc những người khác – tái sinh họ như những người có khả năng tự trở thành các công dân. Công việc đã là về xây dựng tình bạn công dân (philia). Vui chơi đã cần thiết cho sự nghỉ ngơi nhưng, được phân biệt với điều đó, những người Hy Lạp đã có một khái niệm về schole, mà có một nghĩa kép, biểu thị thời gian rảnh rỗi và sự học, được xây dựng quanh sự tham gia vào đời sống của thành phố (polis). Tri thức đến từ sự khoan thai, từ sự yên tĩnh cũng như sự can dự. Aristotle đã tin sự lười biếng (aergia) nào đó là cần thiết cho việc vui hưởng thời gian rỗi đúng đắn.
Các denizen, các banausoi và metic, đã bị từ chối tư cách công dân bởi vì họ đã được cho là không có thời gian để tham gia vào cuộc sống của polis. Ta không muốn bảo vệ một mô hình xã hội có chỗ hỏng – như sự đối xử của họ đối với các nô lệ và phụ nữ và sự phân biệt các loại công việc phù hợp cho các công dân – nhưng sự phân chia thời gian của họ thành (thời gian cho) lao động, công việc, vui chơi và thời gian rỗi là một sự phân chia có ích.
Sau những người Hy Lạp, những người theo chủ nghĩa trọng thương và các nhà chính trị kinh tế học cổ điển như Adam Smith đã gây ra một tình trạng lộn xộn của việc quyết định cái gì là lao động sản xuất, như được thảo luận ở nơi khác (Standing, 2009). Nhưng tính ngu xuẩn của việc quyết định cái gì là công việc và cái gì không là đã đến tới một người vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, khi công việc chăm sóc đã bị bỏ xó như chẳng dính dáng gì đến kinh tế. Arthur Pigou, nhà kinh tế học Cambridge ([1952] 2002: 33), đã thừa nhận tính phi lý khi ông châm biếm, ‘Như thế, nếu một người đàn ông lấy cô dọn nhà hay cô nấu ăn của mình làm vợ, thì lợi tức quốc gia bị giảm đi’. Nói cách khác, cái đã là lao động phụ thuộc không phải vào cái gì được làm mà vào nó được làm cho ai. Nó đã là một chiến thắng cho xã hội thị trường đối với lẽ thường tình.
Suốt thế kỷ thứ hai mươi, lao động – công việc có giá trị trao đổi – đã được đặt lên một cái bệ, còn tất cả công việc mà không là lao động đã không được đếm xỉa đến. Như thế công việc được làm vì tính hữu ích vốn có của nó không xuất hiện trong các số thống kê lao động hay trong lối nói hoa mỹ chính trị. Ngoài sự thành kiến giới của nó, điều này là không thể bảo vệ được vì các lý do khác nữa. Nó hạ cấp và hạ giá trị của một số hoạt động cần thiết và có giá trị nhất – sự tái tạo các năng lực của chính chúng ta cũng như các năng lực của thế hệ tương lai và các hoạt động duy trì sự tồn tại xã hội của chúng ta. Chúng ta cần thoát khỏi cái bẫy lao động chủ nghĩa. Không nhóm nào cần việc đó xảy ra nhiều hơn precariat.
Nơi làm việc tertiary (khu vực ba)
Trước khi đi thêm vào công việc (work), chúng ta có thể nêu bật một sự thay đổi lịch sử liên quan. Sự phân biệt cổ điển giữa nơi làm việc và nhà ở đã được hình thành trong thời đại công nghiệp. Trong xã hội công nghiệp, khi các quy định thị trường lao động, luật lao động và hệ thống an sinh xã hội của ngày hôm nay đã được xây dựng, chuẩn đã là một nơi làm việc cố định. Đó đã là nơi mà giai cấp vô sản đã đi tới mỗi buổi sáng sớm hay theo ca – các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và các xưởng đóng tàu – và nơi salariat (giai cấp hưởng lương) đã đi tới, muộn hơn một chút vào ban ngày. Mô hình đó đã sụp đổ.
Như đã lưu ý trong Chương 2, một số nhà quan sát đã nhắc đến hệ thống sản xuất ngày nay như một ‘nhà máy xã hội’, để ngụ ý rằng lao động được làm ở mọi nơi và rằng kỷ luật hay sự kiểm soát đối với lao động được thực hiện ở mọi nơi. Nhưng các chính sách vẫn dựa vào giả định rằng có lý để vạch ra những sự phân biệt sắc nét giữa nơi làm việc và nhà ở, và giữa nơi làm việc và nơi công cộng. Trong một xã hội thị trường tertiary, điều đó không có ý nghĩa gì.
Những thảo luận về ‘sự cân bằng công việc–cuộc sống’ là nhân tạo một cách tương tự. Nhà (ở) thậm chí không còn là nơi người yêu ở nữa, xét đến ngày càng nhiều người, đặc biệt là những người trong precariat, đang sống một mình, sống với cha mẹ hay với một loạt bạn chia phòng hay đối tác ngắn hạn. Một phần gia tăng của thế giới coi nhà của họ như phần của nơi làm việc của họ. Mặc dù ít được chú ý hơn, nhiều thứ một thời đã là việc riêng của nhà được làm trong hay quanh nơi làm việc.
Trong nhiều văn phòng hiện đại, các nhân viên đến sớm vào buổi sáng trong quần áo thường hay thể thao, tắm và ăn mặc chỉnh tề chải chuốt mình trong giờ ‘làm việc’ đầu tiên. Nó là một bổng lộc được che giấu của salariat. Họ để quần áo ở văn phòng, có các vật kỷ niệm từ cuộc sống gia đình rải rác xung quanh và trong vài trường hợp cho phép con trẻ chơi, ‘chừng nào chúng không quấy rầy bố hay mẹ’, mà, tất nhiên, chúng quấy. Vào buổi chiều, sau bữa trưa, salariat có thể đánh một ‘giấc ngủ trưa’, từ lâu đã được coi như một hoạt động ở nhà. Nghe nhạc trên iPod không phải là lạ trong giờ làm việc.
Trong lúc đó, nhiều công việc hay lao động được làm bên ngoài chỗ làm việc danh nghĩa, ở các quán café, trong xe và ở nhà. Đồng thời các kỹ thuật quản lý cũng đã tiến hóa, thu hẹp phạm vi riêng tư, thay đổi các hệ thống tiền công và vân vân. Mô hình cũ về sức khỏe nghề nghiệp và quy định an toàn khớp một cách kỳ cục vào nơi làm việc tertiary bị mờ đi này. Salariat có đặc ân và các profician, với các đồ dùng và hiểu biết chuyên gia của họ mà với chúng họ có thể che giấu họ làm bao nhiêu ‘công việc’, có khả năng để lợi dụng sự mờ đi này.
Những người gần hơn với precariat bị xui khiến để tăng cường nỗ lực của họ và số giờ họ dùng trong lao động của họ, vì sợ không đạt các dự tính. Thực tế, nơi làm việc tertiary tăng cường một hình thức bất bình đẳng, dẫn đến nhiều sự bóc lột precariat hơn và một sự làm dễ chịu nhẹ nhàng các thời hạn của những người có đặc ân, khi họ ăn các bữa trưa dài của họ và các đợt giải lao uống cà phê hay tác động qua lại trong các phiên họp liên kết trong các khách sạn được xây dựng cho mục đích đó. Các chỗ làm việc và chỗ chơi mờ đi trong hơi mờ của rượu và cà phê nồng.
Thời gian tertiary
Trong một xã hội tertiary mở, mô hình công nghiệp về thời gian, gắn cặp với sự quản lý thời gian quan liêu trong các nhà máy lớn và các tòa nhà văn phòng, sụp đổ. Ta không nên than vãn sự qua đi của chúng nhưng phải hiểu rằng sự sụp đổ đã bỏ chúng ta lại mà không có một cấu trúc thời gian ổn định. Với các dịch vụ cá nhân được hàng hóa hóa, bao gồm hầu hết các hình thức chăm sóc, chúng ta đang mất cảm giác về sự phân biệt giữa các hoạt động khác nhau mà hầu hết người dân làm.
Trong việc này, precariat bị rủi ro ở trong một sự xoay tròn thường xuyên, bị ép để tung hứng các đòi hỏi về thời gian hạn chế. Nó không đơn độc. Nhưng khó khăn của nó là đặc biệt căng thẳng. Có thể được tóm tắt như một sự mất kiểm soát đối với tri thức, đạo đức và thời gian.
Cho đến đây, chúng ta đã chưa tìm được cách để kết tinh một ý tưởng về ‘thời gian tertiary’. Nhưng nó đang đến. Một khía cạnh là tính không thể chia được của sự sử dụng thời gian. Ý tưởng về làm một hoạt động nhất định trong một khoảng thời gian có thể xác định được nhất định ngày càng ít có thể áp dụng được. Việc này được làm cho tương xứng bởi sự xói mòn của chỗ làm việc cố định và sự chia các hoạt động theo nơi chúng được làm. Nhiều thứ được coi như hoạt động ở nhà được làm bởi một số người ở văn phòng và ngược lại.
Xem xét thời gian từ viễn cảnh của các đòi hỏi được đặt trên nó. Cách trình bày chuẩn trong các sách giáo khoa kinh tế học, các báo cáo chính phủ, truyền thông đại chúng và pháp luật là nhị nguyên, chia thời gian giữa ‘công việc’ và ‘rảnh rỗi’. Khi họ nói công việc họ muốn nói là lao động, phần của công việc mà được ký hợp đồng hay được trả tiền công trực tiếp. Việc này là sự sai lầm như một cách đo lường thời gian dành cho công việc, ngay cả công việc cần để có được thu nhập, nói chi đến các dạng mà không có quan hệ trực tiếp nào đến lao động. Mặt kia của chủ nghĩa nhị nguyên, thời gian rỗi, cũng gây lầm lạc ngang thế. Các tổ tiên Hy Lạp của chúng ta chắc đã chế giễu.
Sự tăng cường lao động
Một đặc điểm của xã hội tertiary và sự tồn tại precariat là áp lực quá đáng lên lao động. Precariat có thể nhận vài việc làm đồng thời, một phần bởi vì tiền lương sụt giảm, một phần vì bảo hiểm hay quản lý rủi ro.
Phụ nữ, đối mặt với gánh nặng gấp ba, bị kéo vào gánh nặng gấp bốn, về phải chăm sóc con cái, chăm sóc người thân già nua và làm có lẽ không phải một mà hai việc làm. Hãy nhớ lại có thêm bao nhiêu phụ nữ ở Hoa Kỳ đang làm nhiều hơn một việc làm một phần thời gian. ỞNhật Bản nữa, phụ nữ cũng như đàn ông ngày càng mải mê vào việc nhận nhiều việc làm, kết hợp cái có vẻ là việc làm toàn thời gian với các việc làm-phụ phi chính thức mà có thể được làm ngoài giờ làm việc hay ở nhà. Các việc này có thể thêm tám hay mười giờ một ngày trên đỉnh của một ngày tám tiếng. Một phụ nữ trong thế đó đã nói với New York Times nó đã là một chính sách bảo hiểm nhiều như bất cứ thứ gì khác (Reidy, 2010): ‘Không phải là tôi ghét việc làm chính của mình. Nhưng tôi muốn có một thu nhập ổn định mà không bị phụ thuộc hoàn toàn vào công ty’.
Một điều tra Nhật Bản năm 2010 đã thấy rằng 17 phần trăm những người ở tuổi 20–50 có việc làm đã có hình thức nào đó của việc làm-phụ, và một điều tra khác đã thấy rằng gần nửa những người có việc làm đã nói họ quan tâm đến việc có một việc làm-phụ. Các lý do chính đã là một mong muốn để giải quyết thu nhập và để làm giảm nhẹ các rủi ro – giữ việc làm cho quản lý rủi ro hơn là cho xây dựng sự nghiệp, khi thiếu trợ cấp nhà nước. Người ta lao động nhiều hơn bởi vì tiền thu về của bất cứ một việc làm nào là thấp và đầy rủi ro.
Lao động quá mức là xấu cho sức khỏe. Một nghiên cứu dài hạn về 10.000 công chức Anh đã ước lượng rằng những người đã làm việc thêm ba giờ hay nhiều hơn một ngày đã có khả năng bị rắc rối tim mạch 60 phần trăm nhiều hơn những người đã làm việc bảy giờ một ngày (Virtanen et al., 2010). Giờ làm việc dài cũng làm tăng rủi ro về stress, trầm cảm và tiểu đường; stress dẫn đến sự cô lập xã hội, các vấn đề hôn nhân và tình dục, và một chu kỳ thất vọng.
Một nghiên cứu khác đã nhắc đến ‘say làm việc-binge working’ (Working Families, 2005). Hướng dẫn Thời gian Làm việc Âu châu quy định một tuần làm việc tối đa 48 giờ. Nhưng ở Vương Quốc Anh, ngoài những người thi thoảng làm vậy ra, hơn một triệu người thường xuyên làm việc trong việc làm của họ hơn 48 giờ, với 600.000 làm thế trong hơn 60 giờ, theo Cơ quan Thống kê Quốc gia. Một 15 phần trăm khác làm việc với số giờ ‘phản xã hội’.
Sự tăng cường lao động qua tình trạng bấp bênh có thể đã không được các chủ sử dụng lao động yêu cầu, chỉ được họ cổ vũ. Chắc có khả năng hơn, nó là do những sự không an toàn và áp lực vốn có trong một xã hội tertiary linh hoạt. Phải hỏi các nhà hoạch định chính sách liệu sự tăng cường lao động này có lành mạnh về mặt xã hội, có cần thiết hay không thể tránh được. Đó không phải là một lời kêu gọi cho các quy định; nó là để xem xét các khuyến khích để có được sự kiểm soát lớn hơn đối với thời gian.
Công-việc-cho-lao-động
Không phải cứ như lao động (labour) là tất cả công việc (work) mà người dân làm. Để hoạt động tốt trong một xã hội tertiary lao động-linh hoạt, nhiều thời gian phải được sử dụng trong ‘công-việc-cho-lao-động’, công việc mà không có giá trị trao đổi nhưng là cần thiết hay nên làm.
Một dạng công-việc-cho-lao-động được làm bởi precariat ở một mức độ lớn hơn những người khác là trong thị trường lao động. Ai đó tồn tại qua việc làm tạm thời phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm việc làm và đương đầu với bộ máy nhà nước quan liêu hoặc ngày càng với các tổ chức thương mại tư nhân thay thế nó. Vì các hệ thống phúc lợi được tái cơ cấu theo những cách mà buộc những người đòi phải đi qua các thủ tục ngày càng phức tạp để có được và giữ được quyền hưởng các trợ cấp khiêm tốn, những đòi hỏi về thời gian của precariat là lớn và đầy căng thẳng. Xếp hàng, di chuyển đến hàng đợi, điền form, trả lời các câu hỏi, trả lời nhiều câu hỏi hơn, nhận các chứng chỉ để chứng minh cái gì đó hay cái khác, tất cả các việc này là rất tốn thời gian thế nhưng thường bị bỏ qua. Một thị trường lao động linh hoạt mà biến sự di động lao động thành cách chính của cuộc sống, và việc đó tạo ra một mạng lưới của các rủi ro đạo đức và trái đạo đức trong sự bối rối của các quy tắc để xác định quyền hưởng trợ cấp, buộc precariat vào việc dùng thời gian theo những cách nhất thiết để người dân bị suy yếu và ít có khả năng để tiến hành các hoạt động khác.
Vài công-việc-cho-lao-động khác là sự bổ sung cho lao động một người làm trong một việc làm, như việc móc nối bên ngoài giờ làm việc, đi lại hay đọc các báo cáo công ty hay tổ chức ‘ở nhà’, ‘vào buổi tối’ hay ‘vào cuối tuần’. Việc này là hết sức quen thuộc; thế nhưng chúng ta không có ý tưởng nào về quy mô của nó qua các số thống kê quốc gia hay các chỉ số về ‘công việc’ hay ‘lao động’ được nôn ra trong báo chí. Nhưng nhiều hơn là liên quan đến việc thử hoạt động trong một xã hội thị trường. Thí dụ, một số công-việc-cho-lao-động là ‘công-việc-cho-bảo-hiểm’, mà sẽ tăng lên với sự phổ biến của sự bất an toàn (bấp bênh) xã hội, kinh tế và nghề nghiệp. Một số được bao gồm bởi ý tưởng về ‘cứ để ngỏ các lựa chọn’. Một số có tính chiến lược, nôi dưỡng thiện chí và thử chặn trước ý định xấu.
Một số là cái có thể gọi là ‘đào-tạo-cho-lao-động’. Một nhà tư vấn quản lý đã nói với Financial Times (Rigby, 2010) rằng, bởi vì các kỹ năng có một tuổi thọ ngắn hơn và ngắn hơn, mỗi năm người dân phải dành 15 phần trăm thời gian của họ cho đào tạo. Có thể số lượng sẽ phụ thuộc vào tuổi, kinh nghiệm và vị thế thị trường lao động của một người. Ai đó trong precariat, đặc biệt nếu trẻ, sẽ được khuyên dùng nhiều thời gian hơn trong sự đào tạo như vậy, nếu chỉ để mở rộng hay giữ các sự chọn lựa.
Kỹ năng tertiary
Trong các xã hội nơi hầu hết hoạt động kinh tế gồm sự thao tác các ý tưởng, các ký hiệu và các dịch vụ được làm cho người dân, các quy trình và các nhiệm vụ máy móc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Việc này làm xáo trộn các quan niệm về ‘kỹ năng’. Trong một xã hội tertiary, kỹ năng là nhiều về ‘ngôn ngữ thân thể’ và ‘lao động cảm xúc’ như về các kỹ năng hình thức được học qua các năm ở trường, các bằng cấp hình thức hay các sơ đồ học nghề.
Điển hình, precariat có một lợi tức kỳ vọng thấp hơn của đầu tư trong bất cứ lĩnh vực đào tạo cụ thể nào, còn chi phí để có được nó là một phần cao hơn của thu nhập hay tiết kiệm thực hay tiềm năng. Ai đó trong salariat hay một profician sẽ có một quỹ đạo rõ hơn về một sự nghiệp – và như thế có thể kỳ vọng một lợi tức kinh tế của sự đào tạo như vậy – và một sự đánh giá cao hơn về cái gì không làm phiền. Một kết cục tai ác của lao động trở thành linh hoạt và bấp bênh hơn là để hạ thấp lợi tức trung bình của sự đào tạo được tự-quyết định.
Một dạng gia tăng của đào-tạo-cho-lao-động là đào tạo đạo đức. Các bác sĩ, các kiến trúc sư, các kế toán viên và vài nghề khác phải dành thời gian để học cái được coi như ứng xử đạo đức đúng đắn trong giới nghề nghiệp của họ. Việc này sẽ lan sang các nghề khác và có thể thậm chí trở thành bắt buộc, hay một phần của một hệ thống công nhận toàn cầu, mà là một sự phát triển đáng mong muốn.
Thích hợp hơn cho precariat là nhu cầu tăng lên cho các hình thức đào-tạo-cho-lao-động (hơn là đào-tạo-trong-lao-động), như sự tế nhị cá nhân, tính có thể được sử dụng, móc nối và kỹ năng thu thập thông tin để duy trì sự quen thuộc với tư duy hiện thời về một dải các chủ đề. Nhà tư vấn quản lý mà đã khuyên, ‘Dùng đến 15 phần trăm thời gian của bạn để học về các lĩnh vực gần lĩnh vực của bạn’, cũng đã nói thêm, ‘Viết lại CV (tiểu sử) của bạn mỗi năm’. Việc sửa các CV được chế tạo đó, trong nỗ lực làm nản lòng để gây ấn tượng, để bán mình và để bao gồm càng nhiều cơ sở càng tốt, tốn lượng thời gian khổng lồ. Nó là sự làm mất tính người, thử chứng tỏ tính cá nhân trong khi tuân theo một thử tục (routine) và cách ứng xử được tiêu chuẩn hóa. Khi nào precariat sẽ phản kháng?
Sự xói mòn của nơi làm việc thời đại công nghiệp như địa điểm của ‘mối quan hệ công ăn việc làm tiêu chuẩn’ mở ra các câu hỏi nhạy cảm về kỷ luật, sự kiểm soát, tính riêng tư, bảo hiểm sức khỏe và an toàn, và sự thích đáng của các định chế mặc cả. Nhưng một điểm then chốt về sự hủy bỏ mô hình công nghiệp là tính mờ đã tăng lên của quan niệm về ‘kỹ năng’. Nhiều nhà bình luận sử dụng thuật ngữ với sự buông thả, thường nói có một ‘sự thiếu hụt kỹ năng’. Trong một xã hội tertiary các tuyên bố như vậy là vô ích. Luôn luôn có một sự thiếu hụt, trong chừng mực mà ta không thể thấy một giới hạn cho các năng lực con người tiềm tàng. Tuy vậy, không nước nào trên thế giới có một số đo về khối năng lực của dân cư của nó, và các chỉ số tiêu chuẩn như số năm học ở trường phải được coi như không thỏa đáng ghê gớm. Một người làm vườn hay thợ ống nước có thiếu kỹ năng bởi vì người đó không học bậc hai hay bậc ba ở trường? Các kỹ năng cần đến để sống sót trong một thế giới precariat không được thâu tóm bởi số năm của việc học ở trường chính thức.
Đúng hơn ta có thể xác nhận điều ngược lại – rằng xã hội thị trường hiện đại có một ‘sự dư thừa kỹ năng’, bởi vì hàng triệu người có hàng mớ kỹ năng mà họ không có cơ hội nào để sử dụng hay trau chuốt. Một điều tra Anh đã thấy rằng gần 2 triệu người lao động đã ‘không tương ứng’, có các kỹ năng mà không khớp với việc làm của họ. Nhưng đó phải là chóp đỉnh của núi băng trôi; các con số khổng lồ của những người có trình độ chuyên môn và bằng cấp mà họ không sử dụng và bị hoen gỉ trong các tủ trí tuệ của họ.
Trong nhiều năm đã có một tranh luận trong kinh tế học và các tạp chí phát triển về ‘thất nghiệp tự nguyện’. Nhiều sự thất nghiệp đã được nói là tự nguyện bởi vì nhiều người trong số những người thất nghiệp đã có nhiều sự học ở trường hơn những người trong việc làm. Việc học ở trường đã được cho là để tạo ra vốn con người, mà được cho là để làm cho người dân có thể được sử dụng hơn. Nếu những người có vốn con người bị thất nghiệp, nó hẳn đã thế bởi vì họ đã chọn để là thất nghiệp, đợi một việc làm mức cao. Mặc dù vài người có thể đã phù hợp với mẫu sẵn (stereotype) này, sự đơn giản hóa đã sai lầm. Quả thực, sự học ở trường có thể hành động để ngăn sự phát triển các kỹ năng cần đến để sống sót trong một hệ thống kinh tế bấp bênh. Một kỹ năng để là ‘streetwise-khôn ngoan đường phố’, như năng lực để móc nối, khả năng để kiếm được sự tin cậy và tích lại những sự chiếu cố, và vân vân. Đấy là các kỹ năng precariat.
Các kỹ năng cần đến trong một xã hội tertiary cũng bao gồm khả năng để hạn chế sự tự-bóc-lột đến một mức tối ưu và giữ vững được. Thí dụ, việc thu nhặt online và phân tích thông tin (dù cho mục đích nào), như việc tìm kiếm, tải xuống, so sánh và chuyển thư điện tử, có thể tốn thời gian vô cùng. Quá trình là gây nghiện nhưng gây ra sự mệt mỏi và kiệt sức. Kỹ năng nảy sinh trong tự-kỷ-luật, khả năng để giới hạn sự cần cù đối với sự can dự bền vững. Tập trung vào màn hình hàng giờ liền là một công thức cho sự thiếu chú ý, một sự bất lực để tập trung và vật lộn với các vấn đề và nhiệm vụ phức tạp.
Một dải khác của các kỹ năng trong một xã hội tertiary là các kỹ năng cư xử cá nhân, được bao gồm bởi cái mà một số nhà xã hội học gọi là ‘lao động xúc cảm’. Khả năng trông dễ coi, tạo ra một nụ cười quyến rũ, một lời nói dí dỏm thật đúng lúc, một lời chào ‘ngày tốt’ vui vẻ, tất cả trở thành các kỹ năng trong một hệ thống của các dịch vụ cá nhân. Có thể có tương quan giữa chúng, sự học ở trường và thu nhập, bởi vì những người từ các gia đình giàu có thường có khuynh hướng để phát triển các kỹ năng dễ coi tinh tế hơn và cũng nhận được nhiều sự học ở trường hơn. Nhưng không phải là việc học ở trường cung cấp các kỹ năng. Trong nhiều nước, tiền kiếm được tương đối của phụ nữ đã tăng lên, mà thường được quy cho sự học ở trường được cải thiện của họ, các biện pháp chống-phân biệt đối xử và những thay đổi về loại việc làm họ làm. Nhưng thành kiến giới ngược chắc chắn đã đóng góp một phần. Các khách hàng thích các bộ mặt xinh đẹp; các sếp yêu họ. Ta có thể thương hại nó, nhưng là khó để phủ nhận. Và những người trẻ dễ nhìn sẽ có một lợi thế đối với những người tuổi trung niên ít hấp dẫn hơn.
Không ngạc nhiên rằng điều trị ‘làm đẹp’ đang phất. Những người trong precariat, hay sợ ở trong đó, được biết rằng ‘chỉnh hình mũi’, nâng và nở ngực, Botox hay hút mỡ là một khoản đầu tư kiếm được thu nhập tiềm tàng cũng như nâng cao lối sống. Đường ranh giới giữa ‘tiêu dùng’ cá nhân và ‘đầu tư’ bị mờ đi. Tính trẻ và sắc đẹp là kiếm được hay kiếm lại được một phần. Ta không được gạt bỏ việc này như chứng ái kỷ thuần khiết hay sự phù phiếm. Nếu các lợi ích hàng hóa hóa thiên vị một bầu không khí ‘cạnh tranh’, thì sự thích nghi ứng xử và thẩm mĩ là có lý. Thế nhưng ‘kỹ năng’ như vậy là không an toàn. Vẻ đẹp phai dần và là khó hơn để tạo lại. Phong cách riêng hấp dẫn có thể trở nên chán và nhạt nhẽo.
Nếu một người trẻ đã học một nghề trong thời đại công nghiệp, người đó đã có thể tự tin phải chăng rằng các kỹ năng mang lại một lợi tức trong hàng thập kỷ, có lẽ cho toàn bộ một cuộc sống kiếm được thu nhập. Khi thiếu sự ổn định như vậy, đưa ra các quyết định về việc sử dụng thời gian bên ngoài một việc làm kéo theo một tập rủi ro hơn nhiều của các quyết định. Đối với precariat, nó giống một xổ số hơn mà tạo ra những người thua và vài kẻ thắng. Ai đó tham gia một cua huấn luyện hay một học vị đại học không biết khi nào nó sẽ mang lại bất cứ thứ gì, không giống ai đó trong salariat rồi người tham gia một khóa như một phần của một sự nghiệp được vạch ra rõ. Vấn đề bị trầm trọng bởi sự tăng có thể về tác động thất vọng địa vị, do có nhiều kỹ năng mà không có cơ hội để sử dụng chúng.
Tôi có nên phân bổ thời gian để học về việc này? Nó có hữu ích? Vì tôi đã dùng nhiều thời gian và tiền về làm việc đó năm ngoái, và chẳng có kết quả gì, tôi có nên làm lại lần nữa? Vì những gì tôi học năm ngoái bây giờ đã lạc hậu, có đáng lặp lại cùng chi phí và kinh nghiệm đầy căng thẳng về học một khóa khác? Những câu hỏi như vậy là phần của xã hội tertiary giữ việc làm.
Sự bất an toàn, sự bấp bênh là lớn hơn với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Ta có thể tốn hàng năm để có được các bằng cấp và rồi thấy chúng trở nên lỗi thời hay không đủ. Một sự tăng tốc của sự trở nên lỗi thời nghề nghiệp tác động đến nhiều người trong precariat. Có một nghịch lý. Công việc càng lành nghề, sự nâng cao càng có khả năng sẽ xảy ra, cần đến ‘sự đào tạo lại’. Một cách diễn đạt khác là như sau: bạn càng được đào tạo, bạn càng có thể trở nên không thạo trong phạm vi năng lực của bạn. Có lẽ kỹ năng bị làm cho lỗi thời (deskilled) là một cách để mô tả cái xảy ra. Việc này trao một chiều thời gian kỳ lạ cho ý tưởng về kỹ năng. Không chỉ là giỏi như bạn đã là hôm qua mà bạn cũng phải giỏi thế ngày mai. Sự phản ứng cách cư xử đối với sự bất an toàn kỹ năng có thể là một sự điên cuồng về đầu tư dùng thời gian vào sự nâng cấp hay nó có thể là một tình trạng tê liệt ý chí, trạng thái không hoạt động do một sự tin tưởng rằng bất cứ khóa học nào sẽ có lợi tức rất không chắc chắn. Các nhà bình luận mà không ngừng kêu gọi đào tạo nhiều hơn và than phiền về một sự thiếu kỹ năng chỉ góp phần vào một cuộc khủng hoảng sinh tồn. Đấy không phải là một bầu không khí có lợi cho sự phát triển năng lực; nó là bầu không khí liên tục bất mãn và căng thẳng.
Công-việc-cho-tái-sản-xuất
Có nhiều hình thức khác của công-việc-cho-lao-động, một số bổ sung cho lao động được ký hợp đồng, một số là bắt buộc như phần của quan hệ lao động. Cũng có sự tăng trưởng về ‘công-việc-cho-tái-sản-xuất’. Ý tưởng có một ý nghĩa kép. Ý nghĩa chính là một dải được xác định lỏng lẻo của các hoạt động mà người dân phải tiến hành, hay cảm thấy họ nên, nhằm duy trì các năng lực của họ để hoạt động và sống tốt nhất như họ có thể, dựa vào hoàn cảnh của họ. Những việc này phải được tách ra khỏi ‘công-việc-cho-lao-động’. Trong số thách thức hơn là công việc quản lý tài chính. Những người hưởng lương (salariat) và các profician có thể có đủ sức (để có) các kế toán viên và dựa vào các dịch vụ ngân hàng cho lời khuyên và sự giúp đỡ. Nếu có một chi phí, nó sẽ là khiêm tốn so với tiền lương của họ và lợi ích có được từ sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
Thu nhập giao động của precariat có thể tạo ra những khó khăn nghiêm trọng hơn; còn tính sẵn có của lời khuyên tài chính là hạn chế hơn và tốn nhiều hơn của tiền lương của họ. Nhiều người sẽ tự xoay xở, không có khả năng hay không sẵn lòng mua các dịch vụ họ cần. Một số sẽ buộc phải dùng nhiều thời gian hơn lo về và đối phó với sự quản lý thu nhập và các công việc tài chính của họ. Những người khác sẽ đáp lại bằng tránh hoàn toàn công việc. Một điều tra Anh đã gợi ý rằng 9 triệu người lớn đã ‘sợ tài chính’, bị làm sợ bởi sự phức tạp được cảm nhận của việc đưa ra các quyết định duy lý về quản lý tiền. Trong một xã hội tertiary, chứng sợ tài chính có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sung túc vừa phải và sự khổ sở, đặc biệt trong các lúc căng thẳng tài chính. Chi phí không phải chịu một cách ngẫu nhiên bởi tất cả các mảng dân cư. Nó là một dạng bị che giấu của bất bình đẳng, dạng được precariat cảm thấy có hại.
Precariat cũng bị thiệt thòi trong lĩnh vực ngày càng quan trọng của hiểu biết pháp lý. Một xã hội của những người xa lạ dựa vào các hợp đồng; các quy định bắt buộc lén vào mọi kẽ hở của đời sống. Để hoạt động như một công dân trong một xã hội bị chi phối bởi các luật và các quy định phức tạp, chúng ta cần biết các luật và có thể tiếp cận các nguồn tin cậy của tri thức và lời khuyên. Trong khi những ngày này ít người có thể biết mọi khía cạnh của luật mà có thể áp dụng với họ, precariat là đặc biệt thiệt thòi về khía cạnh này. Salariat và các profician có các lợi thế vị trí mà chuyển thành các lợi thế kinh tế. Precariat không chỉ chắc là không biết hơn mà cũng chắc là bị bối rối hơn bởi sự không biết, thí dụ, lập một doanh nghiệp nhỏ.
Một dạng khác của công-việc-cho-tái-sản-xuất gắn với tiêu thụ. Tự-phục vụ đang phất lên. Các việc làm được thuê ngoài cho các khách hàng, với người dân bị thúc để dùng các website hơn là các đường dây nóng và quầy thanh toán tự động hơn là quầy có người thu. Các hãng bán lẻ, nhà hàng khách sạn và chăm sóc sức khỏe đã tiêu hàng tỷ dollar về công nghệ tự-phục vụ và đầu tư đang tăng 15 phần trăm một năm. Các hãng cho rằng việc này là về ‘niềm vui về sự trao quyền cho khách hàng’. Trong thực tế, nó là một sự chuyển lao động thành công việc. Pigou đã có thể thấy sự mỉa mai: Thu nhập quốc gia và và việc làm giảm sút, công việc tăng lên!
Thời gian cho công-việc-cho-tái-sản-xuất, hay sự chăm sóc, là khó để đo bởi vì nó gồm rất nhiều hoạt động và có khuynh hướng mở rộng để lấp đầy thời gian sẵn có. Nó là một lĩnh vực sử dụng thời gian phải chịu các áp lực mâu thuẫn. Trong nhiều xã hội, chăm sóc trẻ đã trở thành tốn thời gian hơn và được thương mại hóa hơn qua sự chăm sóc có trả tiền. Theo một điều tra năm 2009 của National Children’s Bureau của Anh, hơn một nửa tất cả cha mẹ đã thấy nhịp cuộc sống quá cuồng nhiệt để dành đủ thời gian chơi với các con họ (Asthana and Slater, 2010). Giờ làm việc dài, đi về tốn thời gian dài và ‘các cam kết không thể tránh được’, cùng với công việc ở nhà quá mức, đã để hàng triệu người thất vọng. Một điều tra Mỹ đã tiết lộ rằng ba phần tư cha mẹ Mỹ đã cảm thấy họ không có đủ thời gian để dùng với con cái họ. Điều này có thể phản ánh áp lực xã hội lên người dân để cảm thấy họ luôn luôn phải làm nhiều hơn. Nhưng nếu con cái bị tước mất sự chăm sóc do các đòi hỏi của lao động và công việc khác, thì các chi phí dài hạn có thể bao gồm việc con cái lớn lên bị tước mất các giá trị hòa nhập xã hội mà đến từ sự chuyển giữa thế hệ về tri thức, kinh nghiệm và sự gần gũi đơn giản.
Tại đầu kia của phổ tuổi tác, với nhiều người hơn sống trong các lứa tuổi 70, 80 và 90 của họ, chăm sóc người già đã trở thành một việc sử dụng thời gian chính. Trong mức độ nào đó nó bị hàng hóa hóa thông qua các dịch vụ được thương mại hóa, các nhà chăm sóc (dưỡng lão) và vân vân, cùng một sự yếu đi của sự có đi có lại và trách nhiệm giữa thế hệ. Tuy nhiên, nhiều người phải dành thời gian đáng kể để chăm sóc những người khác trong đời của họ. Nhiều người muốn làm nhiều hơn họ có thể có đủ sức bởi vì những đòi hỏi khác tốn thời gian của họ.
Trong khi phụ nữ tiếp tục chịu hầu hết gánh nặng, thường bị áp lực để là sẵn sàng với sự báo trước ngắn, đàn ông cũng bị kéo vào làm nhiều việc chăm sóc hơn. Mặc dù một số nhà bình luận sẽ phủ nhận việc này là công việc, đối với hầu hết người dân nó là một nghĩa vụ với giá trị kinh tế xét về mặt chi phí cơ hội, về mặt tái sản xuất các năng lực của người nhận và về mặt hạ thấp chi phí cho nền kinh tế mà sẽ tăng nếu trách nhiệm rơi hoàn toàn lên nhà nước hay nếu sự sao nhãng dẫn tới các chi phí chăm sóc sức khỏe dài hạn.
Các thành viên của precariat có thể bị áp lực để làm nhiều công việc chăm sóc hơn họ muốn, bởi vì một sự nhận thức rằng họ có nhiều ‘thời gian hơn trong tay’ và bởi vì họ có thể cần giữ thiện ý của những người xung quanh họ trong trường hợp họ cần sự giúp đỡ tài chính hay sự giúp đỡ khác. Một lần nữa, họ không có sự kiểm soát thời gian của họ. Họ phải thích nghi trong một bầu không khí của sự bất an toàn bị cá nhân hóa.
Có một lĩnh vực khác của công-việc-cho-tái-sản-xuất, mà đã mở rộng cuối thế kỷ thứ mười chín vào thời gian của cuộc khủng hoảng biến đổi và lần nữa trong thời đại toàn cầu hóa. Người dân được cổ vũ tìm lời khuyên để chiến đấu với các mối lo âu và phiền não của họ, và để nhờ đến trị liệu, đặc biệt trị liệu nhận thức cư xử, để giải quyết stress và sự căng thẳng của cuộc sống bấp bênh của họ.
Những người trong precariat đối mặt với một thế khó xử. Nếu họ không chắc chắn về cái họ nên làm, họ mau chóng thấy mình dưới áp lực để nhận lời khuyên, kể cả ‘huấn luyện tính có thể được sử dụng’. Họ có thể được mô tả như không bình thường trong việc không biết làm gì hay không có khả năng để ‘định cư’ trong một việc làm vững chắc, hoặc họ có thể bị dán nhãn ‘thực sự không thể sử dụng được’. Các tính ngữ này là quá quen thuộc, được sản xuất hàng loạt bởi báo chí, các vở kịch nhiều kỳ sướt mướt trên TV và bởi các chính trị gia. Chúng là nhất quán với một mô hình mà trong đó sự nhấn mạnh được đặt lên việc làm thay đổi nhân cách và ứng xử của người dân hơn là tạo thuận lợi cho sự đa dạng về phong cách sống.
Tất cả những đòi hỏi này về thời gian – lao động, công-việc-cho-lao-động, công-việc-cho-tái-sản-xuất – là đầy căng thẳng trong bản thân chúng. Chúng đòi hỏi sự siêng năng và sự cố gắng mà không có một mục đích cá biệt trong tầm ngắm. Phần lớn của lao động và công việc này được làm trong hoàn cảnh bấp bênh, với một lợi tức kinh tế không chắc chắn và một chi phí cơ hội được cảm nhận cao, đơn giản bởi vì nhu cầu về tiền là lớn.
Trong số các phản ứng có thể là một sự điên rồ của các hoạt động mà chiếm hết các giờ sẵn có hầu như mỗi ngày, có thể dẫn đến kiệt sức và sự lo âu cũng như tính nông cạn. Hoặc các sự không chắc chắn có thể tỏ ra là tràn ngập, gây ra sự tê liệt thần kinh và sự sững sờ tự-hủy diệt. Có lẽ, kết cục điển hình nhất là một cảm giác về ở dưới áp lực và sự dành nhiều thời gian hơn cho công việc dưới nhiều hình thức của nó hơn là dạng ta muốn.
Một kết quả là sự chèn lấn các hoạt động mà có giá trị xã hội hay cá nhân, như dùng thời gian với gia đình. Chẳng có gì mới trong nhiều sự sử dụng thời gian này. Cái mới là nó đã trở thành chuẩn. Nó là một sự phản ánh về sự phát triển công nghệ, sự sung túc, sự thương mại hóa cuộc sống và sự sụp đổ của một cuộc sống trong các không gian cố định cho các chức năng đặc thù.
Người ta nói nhiều về ‘đa nhiệm-multitasking’, khả năng để làm nhiều hoạt động trong cùng thời kỳ. Theo sự khôn ngoan dân gian, phụ nữ là giỏi hơn đàn ông trong đa nhiệm, mặc dù điều này được nói đùa nhiều hơn, bởi vì phụ nữ buộc phải làm nhiều hoạt động công việc và lao động cùng lúc và như thế có thể đã biết được giỏi hơn làm sao để ‘loay hoay’ hoặc đưa ra các quyết định ‘hài lòng’ (khá tốt) dễ dàng hơn. Từ mới gần đây nhất là ‘đa-đa nhiệm’. Thành ngữ dự phòng là như sau:
Làm thế nào để làm nhiều hơn với ít hơn! Nghiên cứu cho thấy rằng những người đa nhiệm nặng có khó khăn hơn trong sự tập trung và sự loại bỏ thông tin gây rối trí. Hơn nữa, khi người dân bị buộc phải nghĩ thật kỹ về cái gì đó, họ nhớ nó tốt hơn. Với đa nhiệm là không thể để suy nghĩ rất kỹ về bất cứ thứ gì. Precariat có một vấn đề nữa: Họ không kiểm soát được thời gian của mình và họ biết điều đó.
Tuổi trẻ và ‘tính kết nối’
Đối với một số nhà hoạt động, ‘tính kết nối’ của internet và truyền thông xã hội là một đặc điểm định nghĩa của precariat. Tuổi trẻ ngày nay được nối dây (wired) theo những cách mà các thế hệ trước đã không thể tưởng tượng được và nó có một phong cách sống để làm cho hợp. Được nối lên (wired up), được nối vào (wired in), luôn luôn được kết nối, đặc biệt thanh niên, nhưng cả phần còn lại của chúng ta nữa, đang tận dụng nhiều và nhiều thời gian hơn trong kết nối và duy trì nhiều mối kết nối hơn. Sự yên tĩnh và sự yên lặng bị nguy hiểm. Tính kết nối lấp đầy mọi khoảng thời gian.
Ngay trong 2010, đã có một tỷ rưỡi người dùng Facebook. Hơn một nửa đã đăng nhập mỗi ngày; 700 tỷ phút một tháng đã được dùng trên Facebook xét toàn cầu. Twitter đã có 175 triệu người dùng có đăng ký, với 95 triệu tweet mỗi ngày. Đã có hơn 5 tỷ thuê bao điện thoại di động trên toàn cầu, trong một số nước vượt quá 100 phần trăm dân số. Ở Hoa Kỳ, khoảng một phần ba những người tuổi teen gửi hơn 100 tin nhắn mỗi ngày.
Cuộc tranh luận về sự cân bằng của các hệ quả tốt và xấu sẽ diễn ra ác liệt trong nhiều năm, có lẽ, không mang lại kết quả cuối cùng. Tuy vậy, đáng lưu ý nhiều sự lo ngại. Được thảo luận nhiều nhất là một ‘hội chứng thiếu chú ý tập thể’. Sự kết nối liên tục củng cố các liên kết yếu và làm yếu các liên kết mạnh. Một tín hiệu từ một cuộc gọi tới hay tin nhắn làm gián đoạn các cuộc trò chuyện cá nhân hay các hoạt động khác. Kiểm tra và trả lời các email cắt ngang các giai đoạn tập trung. Facebook và truyền thông xã hội khác kết nối người dân với ‘các bạn’ mà họ đã chưa bao giờ gặp là một sự đột nhập vào cuộc sống thực. Sự bồn chồn được nuôi dưỡng, còn các nét kiên nhẫn và quyết tâm bị xói mòn.
Tiêu tốn lượng thời gian khổng lồ online đã trở thành một phần của cuộc sống precariat, và nghiên cứu cho thấy nó có thể có một tác động gây phiền muộn, vì sự kết nối mạng xã hội đang thay thế sự tương tác thực với người dân. Số người ở Vương Quốc Anh bị nghiện internet là gấp đôi số nghiện các hình thức cờ bạc quy ước. Thanh niên là dễ bị tổn thương nhất, tuổi trung bình của sự nghiện là 21, theo một điều tra của Catriona Morrison (2010). Như bà đã kết luận, ‘Internet giống một ma túy đối với một số người: nó xoa dịu họ, nó làm họ bình tĩnh. Nếu người dân bị nghiện nó có thể tác động đến khả năng của một người để làm việc hay họ có thể thất bại để làm các việc vặt, như thế họ có thể lên mạng’.
Sự kết nối liên tục có thể không chỉ tạo ra tâm trí bị precariat hóa mà, bởi vì precariat không có sự kiểm soát nào về thời gian hay một biểu thời gian quy củ, nó dễ bị tổn thương hơn với những sự gây sao lãng và nghiện của thế giới online. Chẳng có gì sai với sự kết nối; chính khung cảnh là cái quan trọng.
Sự siết thì giờ rỗi
Sự tăng lên của lao động, công-việc-cho-lao-động và công-việc-cho-tái-sản-xuất cũng ăn vào ‘thì giờ rỗi’. Việc mất sự tôn trọng cho thì giờ rỗi, và cho ‘sự biếng nhác’ tái sản xuất và sản xuất, là một trong những kết cục xấu nhất của sự hàng hóa hóa xã hội thị trường. Những người mà trải nghiệm công việc và lao động cao độ thấy trí óc và tân thể họ ‘đã bị dùng’ và có ít năng lượng hay thiên hướng để làm bất cứ thứ gì khác hơn là để say mê trong ‘vui chơi’ thụ động. Những người mà đã bị dùng muốn nghỉ ngơi trong ‘vui chơi’, thường bằng xem một màn hình hay tiến hành một đối thoại với một loạt màn hình. Tất nhiên, tất cả chúng ta cần ‘vui chơi’ theo hình thức nào đó. Nhưng nếu lao động và công việc có cường độ cao như vậy, chúng ta có thể không có năng lượng hay thiên hướng nào để tham gia các hoạt động nhàn rỗi tích cực hơn.
Mark Aguiar and Erik Hurst (2009) đã ước lượng rằng, bất chấp sự tăng lên của việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, người Mỹ có bốn giờ rỗi một tuần nhiều hơn trong 1965, đàn ông có sáu giờ nhiều hơn. Nhưng thời gian rỗi không hệt như thời gian không tham gia lao động được trả công. Mặc dù các nhóm xã hội khác đối diện áp lực, precariat phải làm nhiều công-việc-cho-lao-động và công việc khác để sống sót hay hoạt động trong các bậc thấp hơn của thị trường.
Thời gian rỗi thực tế đối diện một sự siết gấp ba. Một dạng rảnh rỗi là sự tham gia vào hoạt động văn hóa và nghệ thuật có đòi hỏi khắt khe. Để đánh giá đúng nhạc hay, nhà hát, nghệ thuật và văn học tuyệt hay, và để biết về lịch sử của chúng ta và lịch sử của cộng đồng mà trong đó chúng ta đang sống, tất cả cần cái trong cách nói bình dân gọi là ‘thời gian chất lượng’, tức là, thời gian mà trong đó chúng ta không bị quẫn trí, bực dọc vì sự bất an toàn hay thời gian được dùng bởi lao động và công việc, hoặc bởi sự khó ngủ do nó gây ra. Một kết quả là sự thiếu hụt thì giờ rảnh rỗi. Thời gian được cảm nhận như không sẵn có. Hoặc những người trong precariat cảm thấy có lỗi về dành thời gian cho các hoạt động như vậy, nghĩ họ phải dùng thời gian của mình trong kết nối mạng hay trong việc nâng cấp liên tục ‘vốn con người’ của họ, như tất cả các nhà bình luận đó đang thúc.
Các khuyến khích để phân bổ thời gian cho sự rảnh rỗi ở đâu? Thông điệp thậm chí đi sâu vào các đại học. Khi các chính phủ làm cho các đại học và các cao đẳng ‘giống-doanh nghiệp’ hơn và đòi chúng làm ra lợi nhuận, một cách điển hình chúng xem xét các vùng văn hóa nơi không có triển vọng nào cho lợi nhuận. Trong 2010, Đại học Middlesex của Vương Quốc Anh đã tuyên bố nó sẽ đóng cửa bộ môn triết học của nó. Một đại học mà không có một bộ môn triết học sẽ làm cho tất cả các nhà giáo dục học lớn phải chú ý như một sự mâu thuẫn về lời lẽ.
Thậm chí còn làm mất nhuệ khí hơn là sự chèn ép cái mà những người Hy Lạp cổ đã coi là thời gian rỗi thật, schole, sự tham gia vào đời sống công, lĩnh vực của công dân. Những người trong precariat – và họ không lẻ loi – bị tách ra khỏi đời sống chính trị. Họ có thể đôi khi hóa ra có gia nhập một cuộc trình diễn hay bỏ phiếu cho một ứng viên có sức lôi cuốn đặc biệt, nhưng đó là khác với sự tham gia theo một cách giữ vững được. Hình thức sống còn này của thời gian rỗi bị siết bởi sự thực dân hóa lao-động-công-việc-vui-chơi của thời gian. Quá nhiều người cảm thấy họ không có đủ thời gian chất lượng để đương đầu với cái họ được bảo là các chủ đề phức tạp ‘tốt nhất để cho các chuyên gia’. Việc này dễ được biến đổi thành một sự duy lý hóa cho sự tách ra và có thể dẫn đến giáo dục dựa vào cảm xúc và định kiến. Cứ cho là như thế. Precariat bị xui khiến để dành ít thời gian cho các hoạt động con người nhất đó, nhàn hạ chính trị. Đâu là các khuyến khích để làm khác đi?
Một khía cạnh khác của sự siết thời gian là một bất bình đẳng sâu sắc trong kiểm soát thời gian. Nó là một phần của bất bình đẳng tổng thể trong một xã hội thị trường tertiary, một phần bởi vì thời gian là một tài sản có ích. Precariat phải ngoan ngoãn phục tùng những người sử dụng tiềm tàng của lao động của họ. Những người trôi nổi quanh các quán internet café hay phiêu bạt quanh nhà, trong các quán hay ở góc đường có thể có vẻ có ‘thời gian trong tay họ’. Tuy vậy, họ thường không có khả năng để phát triển hay để duy trì một chiến lược về làm thế nào để phân bổ thời gian một cách khác đi. Họ không có một câu chuyện rõ ràng để kể, và như một kết quả, thời gian của họ bị tiêu tán khi họ không trong việc làm. Việc sử dụng thời gian trong sự lười nhác bề ngoài là một sự phản ánh của thị trường việc làm linh hoạt. Nó muốn precariat ở tư thế sẵn sàng. Sự xếp đặt thời gian bị lấy ra khỏi họ.
Sự hạ giá của thời gian rỗi, đặc biệt thời gian rỗi giai cấp lao động, là giữa các di sản xấu nhất của chủ nghĩa lao động. Sự xói mòn của nền giáo dục tạo ra giá trị dẫn đến sự xa rời của tuổi trẻ khỏi nền văn hóa của họ và một sự mất ký ức xã hội của các cộng đồng của họ. Quan niệm về ‘xã hội góc đường phố’ đã trở thành một trong những hình ảnh đô thị lớn. ‘Đi lang thang’ trở thành một hình thức chi phối của sử dụng thời gian; sự lấp đầy thời gian trở thành một thách thức. Ai đó gọi điều này là ‘sự nghèo nhàn rỗi’. Sự nghèo vật chất hạn chế đời sống nhàn rỗi của precariat trẻ, chẳng có tiền không có cộng đồng nghề nghiệp cũng chẳng có ý thức về sự ổn định để tạo ra sự kiểm soát thời gian cần đến. Việc này góp phần vào một thái độ anomic đối với mọi hoạt động, kể cả công việc và lao động. Đây là một bẫy precarity. Chỉ để sống sót cần phải có một tập thỏa đáng của các không gian công cộng, và ngay cả những không gian bị xói mòn bởi các biện pháp khắc khổ. Rốt cuộc, tâm tính tân-tự do xem chúng như một ‘sự xa xỉ’, bởi vì chúng không đóng góp trực tiếp cho đầu ra hay tăng trưởng kinh tế. Chỉ khi precariat trở thành một mối đe dọa cho tính ổn định thì sự tính đó được đánh giá lại.
Khi các không gian công cộng có chất lượng co lại đối với precariat, cách ứng xử gây gổ sẽ được cổ vũ. Sự toàn cầu hóa và công nghệ điện tử có thể thay đổi bản sắc khỏi các hình thức địa phương thuần túy (Forrest and Kearns, 2001). Nhưng điều này không thể thay thế nhu cầu đối với không gian vật lý mà trong đó để di chuyển và tương tác. Một ý thức về lãnh thổ là một nét con người mà là một phần của các gene của chúng ta. Cản trở nó và đổ ý nghĩa phát triển của nó đi, và kết quả sẽ là đáng sợ.
‘Sự nghiệp nhàn hạ’ giai cấp lao động đã bị mất (MacDonald and Shildrick, 2007), không đơn thuần do thiếu tiền mà do một sự xói mòn của các định chế xã hội. Tại Vương Quốc Anh, các định chế này đã gồm các câu lạc bộ đàn ông làm việc và các không gian công cộng, mà trở thành nạn nhân của thuyết cấp tiến tân-tự do của chủ nghĩa Thatcher. Ở Pháp, các bistro (quán rượu nhỏ), mà Honoré de Balzac đã mô tả như ‘quốc hội của nhân dân’, đang biến mất.
Giáo dục và sự nghiệp nhàn hạ của giai cấp-lao động bị suy kiệt tạo ra một môi trường cho tội phạm và sử dụng ma túy, để lấp đầy thời gian và đạt được địa vị theo dạng nào đó. Tội vặt có thể cung cấp một sự hồi hộp mà cảm thấy hay hơn sự lang thang đơn thuần. Câu thần chú tân-tự do rằng thành công được đo bằng sự tiêu thụ dẫn đến sự ăn cắp đồ ở cửa hàng và sự trộm cắp, một sự dấy lên bé tý của thành tựu trong một đợt dài của sự tước đoạt, của sự thất bại. Đây là một phần của bẫy precarity rộng hơn cho các đàn ông trẻ. Đối mặt với những sự bấp bênh của việc-là-đàn-ông, họ có thể kiếm được ‘sự tôn trọng’ mức thấp chốc lát theo cách đó (Collison, 1996). Nhưng, tất nhiên, có các hậu quả dài hạn.
Một phần của giai cấp là ‘thói quen’ của một người, vùng và cách sống mà xác định ‘những thứ để làm và không làm’ (Bourdieu, 1990: 53), những gì người ta khao khát để làm và những gì để không làm. Phong cách sống precariat khớp với phong cách làm việc của nó trong sự là phù du và linh hoạt, cơ hội chủ nghĩa hơn là được xây dựng tăng dần từng bước. Người dân có thể co vào một không gian chật hơn vì sợ và sự lo âu sinh ra từ sự không an toàn, nhưng nó sẽ chắc chắn là một sự co lại anomic. Trong một xã hội dựa trên tính linh hoạt và sự không an toàn, người dân tiêu tán thời gian nhiều hơn việc sử dụng nó để xây dựng một mô hình phát triển ứng xử.
Việc này dẫn chúng ta quay lại sự sụp đổ của khái niệm chỗ làm việc, mà phá vỡ các cơ hội cuộc sống của precariat. Tiêu chuẩn cho precariat gồm một chỗ làm việc trong mọi chỗ, vào bất cứ lúc nào, hầu như luôn luôn. Làm việc và lao động bên ngoài một chỗ làm việc là không biểu lộ về tính tự trị hay về sự tự kiểm soát được mình. Và số liệu thống kê nói dối. ‘Số giờ đang làm việc-hours at work’ là không hệt như ‘số giờ làm việc-hours of work’. Là sai lầm để nghĩ rằng, bởi vì sự mờ của chỗ và thời gian, nên có lao động tự do. Hệt như các chủ có thể xui khiến những người lao động để làm công-việc-cho-lao-động không được trả công, cũng vậy họ có thể xui khiến nhiều người hơn để lao động và làm việc ngoài chỗ làm việc chính thức.
Có một mối quan hệ quyền lực. Nó là lao động tự do bởi vì nó không được trả công; nó là không tự do bởi vì nó không được làm một cách tự trị. Một phân tích có ảnh hưởng của Hardt and Negri (2000) cho rằng lao động dịch vụ là tự do, ‘phi vật chất’ và ‘bên ngoài sự đo lường’. Tuy vậy, lượng thời gian có thể đo được và ranh giới của lao động được đo có thể bị tác động bởi các khả năng mặc cả của những người dính líu đến việc thương lượng các mối quan hệ lao động. Precariat hiện nay đang yếu, do sự bất an toàn của nó và văn hóa lao động linh hoạt. Hầu hết lợi ích của công-việc-cho-lao-động thuộc về chủ thuê lao động. Chúng ta ở trong lãnh thổ chưa được vẽ bản đồ. Nhưng có một sự khác biệt giữa nói rằng công việc dịch vụ là ‘bên ngoài sự đo lường’ và nói rằng công-việc-cho-lao-động là khó đo.
Các điểm kết luận
Precariat ở dưới sự căng thẳng thời gian. Nó phải dành một lượng thời gian tăng lên cho công-việc-cho-lao-động, mà nó không đưa ra một con đường đáng tin cậy tới sự an toàn kinh tế hay một sự nghiệp nghề nghiệp xứng đáng tên gọi. Sự tăng cường lao động và các đòi hỏi gia tăng lên thời gian đặt precariat vào rủi ro liên miên về được dùng hay, như một phụ nữ diễn đạt, trong một trạng thái tâm thần bị mơ hồ và mờ.
Phong cách sống tertiary gồm đa nhiệm mà không có sự kiểm soát đối với một câu chuyện về sử dụng thời gian, về sự trông thấy tương lai và sự xây dựng trên quá khứ. Để bị precariat hóa là bị nối dây (wired) vào các phong cách sống thực hiện-việc làm mà không có một ý thức về phát triển nghề nghiệp. Chúng ta phản ứng lại các tín hiệu, mà định hướng lại sự chú ý hướng này và hướng kia. Sự đa nhiệm làm giảm năng suất trong mỗi và mọi hoạt động. Tư duy đứt đoạn trở thành thường lệ. Nó làm cho khó hơn để làm công việc sáng tạo hay để Theo đuổi thời gian rỗi đòi hỏi sự tập trung, sự thận trọng và nỗ lực được giữ vững. Nó chèn ép thời gian nhàn rỗi, để người dân được an ủi chỉ để vui chơi, một cách thụ động theo nghĩa tinh thần. Sự tương tác không ngừng là thuốc phiện của precariat, hệt như việc uống bia và rượu gin đã là cho thế hệ thứ nhất của giai cấp vô sản công nghiệp.
Chỗ làm việc là mọi nơi, tản mạn, xa lạ, một vùng bất an toàn. Và nếu precariat có các kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng đó có thể biến mất hay không còn là một tấm vé đáng tin cậy cho một bản sắc an toàn hay cuộc sống bền vững dài hạn có phẩm giá. Đấy là một sự kết hợp không lành mạnh mà dẫn đến chủ nghĩa cơ hội và sự vô liêm sỉ. Nó tạo ra một xã hội vé xổ số, với các rủi ro bất lợi mà precariat phải chịu một cách không cân xứng.
Trong lúc đó, sự siết thời gian biến thời giờ nhàn rỗi thành một phần bị gây nguy hiểm của cuộc sống và dẫn đến ‘nền dân chủ mỏng’, mà trong đó người dân bị làm rời ra khỏi hoạt động chính trị trừ khi được thúc đẩy trong một lát, bị mê mẩn bởi một khuôn mặt mới có sức lôi cuốn đặc biệt hay được tiếp sinh lực bởi một sự kiện gây sốc. Đấy là chủ đề mà bây giờ chúng ta sẽ quay sang.
– – – – –
MỤC LỤC
Chương mở đầu: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Danh mục chữ viết tắt
Chương 2. Vì sao Precariat đang Tăng?
Chương 3. Ai gia nhập Precariat?
Chương 4. Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?
Chương 5. Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian
Chương 6. Một nền Chính trị Địa ngục
Chương 7. Một nền Chính trị Thiên đường
Phụ chương a: Tài liệu tham khảo