Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 4)

DÂN DI CƯ: NẠN NHÂN, CÔN ĐỒ HAY ANH HÙNG?

Những người di cư tạo thành một phần lớn của precariat thế giới. Họ là một nguyên nhân của sự tăng trưởng của nó và trong mối nguy về trở thành các nạn nhân đầu tiên của nó, bị biến thành ma quỷ và biến thành dê tế thần của các vấn đề không do họ gây ra. Tuy nhiên, với ít ngoại lệ, tất cả cái họ đang làm là thử cải thiện cuộc sống của họ.

Thuật ngữ ‘người di cư’ đến với hành lý lịch sử và phủ vô số loại kinh nghiệm và ứng xử. Một số giống dân du cư, di chuyển quanh không có nhà cửa cố định, bị xua đến hay đã thích nghi với sự lang thang, luôn luôn chờ đợi để định cư ‘một ngày nào đó’. Dân du cư đích thực đã biết mình đi đâu và vì sao. Dân du cư hiện đại cơ hội chủ nghĩa hơn. Rồi có ‘những kẻ luân hoàn-circulant’, bỏ nhà ra đi để kiếm thu nhập hay kinh nghiệm nhưng có kế hoạch trở về sớm hơn, hơn là muộn hơn. Và có dân di cư định cư, những người đó di chuyển với ý định ở lại nếu có thể, cũng như những người tị nạn và xin tị nạn chính trị.

Sau khi đã xuống thấp trong giữa thế kỷ thứ hai mươi, khi các nền kinh tế đã đóng hơn, tính di động của người dân quanh thế giới đã vút lên với toàn cầu hóa. Một tỷ người vượt biên giới quốc gia mỗi năm, và con số đang tăng. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), đã có 214 triệu người di cư quốc tế trên thế giới trong 2010, ba phần trăm của dân cư toàn cầu. Con số đó có lẽ là một ước lượng thấp, vì những người di cư không có giấy tờ hiển nhiên là khó để đếm. Ngoài ra, có lẽ 740 triệu là những người di cư ‘nội bộ’, kể cả 200 triệu người nông thôn di cư tới các thành phố công nghiệp của Trung Quốc những người chia sẻ nhiều đặc trưng của những người di cư quốc tế (House, 2009).

Mặc dù việc di cư vào các nước đã công nghiệp hóa đã chậm lại sau khủng hoảng tài chính 2008, cho đến lúc đó nó đã tăng 11 phần trăm một năm (OECD, 2010a). Một trong bốn người lao động Úc là người nhập cư, như một trong năm công nhân Irish. Ở châu Âu, 12 triệu công dân Âu châu sống trong một nước EU khác với nước của chính họ.

Hoa Kỳ vẫn là nước nhận người nhập cư chủ yếu. Trong thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt, hơn một triệu người nhập cư ‘hợp pháp’ và có lẽ thêm một nửa triệu người nhập cư ‘bất hợp pháp’ đã vào mỗi năm. Ngày nay, một trong tám người là một người nhập cư, và gần một trong sáu người lao động là người sinh ở nước ngoài, tỷ lệ cao nhất kể từ các năm 1920. Các hàng rào được dựng lên cẩn trọng đã thấy phần người nhập cư của lực lượng lao động Hoa Kỳ sụt từ một mức cao 21 phần trăm trong 1910 xuống 5 phần trăm trong 1970. Nhưng, vào 2010, nó đã quay lại 16 phần trăm. Tại California, người nhập cư chiếm hơn một trong ba người lao động, và ở New York, New Jersey và Nevada, hơn một trong bốn. Mặc dù các người nhập cư chủ yếu trong nông nghiệp, xây dựng, cung ứng lương thực thực phẩm, giao thông và chăm sóc sức khỏe, một phần tư những người lao động có giáo dục cao với bằng tiến sĩ đã sinh ở nước ngoài.

Các nước khác cũng đã trở thành các nước tiếp nhận lớn. Vào 2000, người nhập cư đã chiếm hơn 10 phần trăm dân cư trong 70 nước, so với chỉ 48 nước trong 1970. Ở Đức, 16 triệu trong dân số 82 triệu của nước này có gốc nhập cư. Trong một số thành phố, hơn một phần ba người thường trú là người nhập cư và hơn một nửa số đó là trẻ con. Trong các nước Âu châu khác nữa, người nhập cư cũng tạo thành một phần tăng lên của dân cư, một phần bởi vì tỷ lệ sinh thấp của dân không nhập cư. Ở Vương Quốc Anh, một trong mỗi mười người là một người nhập cư và thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi mốt đã thấy sự nhập cư lớn nhất đã từng trải qua. Theo xu hướng hiện thời, người Anh ‘da trắng’ có thể là thiểu số trong nửa thứ hai của thế kỷ này (Coleman, 2010).

Sự di cư hiện đại không chỉ là về chuyển từ nước nghèo sang nước giàu. Khoảng một phần ba của những người di cư của thế giới đã chuyển từ một nước nghèo sang một nước giàu, một phần ba đã chuyển từ một nước giàu sang nước giàu khác và một phần ba đã chuyển từ một nước nghèo sang nước nghèo khác. Nhiều nước, như Nam Phi, đồng thời trải qua các dòng lớn của sự di cư ra và di cư vào. Hơn nữa, trong khi hình ảnh về sự di cư vẫn là hình ảnh về định cư, sự di cư ngày nay có bảy đặc điểm mà vạch ranh giới sự Biến đổi Toàn cầu và sự kích động tăng trưởng của precariat.

Thứ nhất, một phần cao về mặt lịch sử là không có giấy tờ. Nhiều chính phủ đã lờ việc này đi, cho là đang hạn chế nhập cư trong khi lại tạo thuận lợi cho sự tăng lên của một cung lao động lương thấp có thể dùng được. Hoa Kỳ có nhiều người nhập cư không có giấy tờ nhất, với một ước lượng 12 triệu trong 2008, tăng 42 phần trăm kể từ 2000; hơn một nửa đến từ Mexico. Sự đáp lại chính trị đã không nhất quán. Trong 2006, Hạ Viện đã thông qua một dự luật biến ‘sự nhập cư bất hợp pháp’ thành một tội ác, nhưng đã không được thông qua ở Thượng Viện, mà đã thử không thành công để thông qua một dự luật tương tự trong 2007. Trong 2009, hai nghiệp đoàn đã lập ra một kế hoạch để chính quy hóa tình hình và đã khởi động một cuộc vận động hợp pháp hóa. Việc này cũng đã thất bại. Những người chủ trương cải cách cho rằng việc đưa nền kinh tế ngầm của những người nhập cư thành nền kinh tế mở sẽ làm tăng thu nhập thuế, chấm dứt sự lạm dụng những người nhập cư bất hợp pháp, tăng lương toàn diện và nâng tăng trưởng lên. Nhưng ý chí chính trị để hợp pháp hóa đã vẫn yếu. Quá nhiều nhóm lợi ích hưởng lợi từ một đội quân của những người nhập cư bất hợp pháp, và quá nhiều nhà dân túy miêu tả các nỗ lực hợp pháp hóa như sự làm xói mòn an ninh của toàn thể công dân.

Sự di cư không có giấy tờ đã tăng lên cả ở những nơi khác nữa, với tình thế tương tự và các xung đột lợi ích. Những người lao động không có giấy tờ cung cấp lao động rẻ và có thể bị sa thải và trục xuất nếu cần hay nếu họ tỏ ra ngoan cố. Họn không xuất hiện trên sổ lương của các hãng và các hộ gia đình, và biến dần vào các xó xỉnh và góc tối tăm của xã hội khi suy thoái giáng xuống. Năng suất có vẻ tăng thần kỳ trong một đợt phất, khi nhiều người hơn được tuyển dụng mà không xuất hiện trong thống kê, và công ăn việc làm giảm một cách bí ẩn ít hơn sự giảm sản lượng và cầu trong các suy thoái. Họ đúng là một đội quân dự bị ngầm.

Thứ hai, một phần tăng lên của sự di cư gồm ‘sự luân hoàn’, ngược với đỉnh điểm di cư lần cuối trong thế kỷ thứ hai mươi khi hầu hết người nhập cư đã là những người định cư. Người huân hoàn hiện đại xem mình như người lưu động, di chuyển để nhận việc làm tạm thời, thường với hy vọng chuyển tiền về cho người thân.

Một đặc điểm khu biệt thứ ba là sự nữ hóa di cư (OECD, 2010b). Phụ nữ, thường đi một mình, tạo thành một phần lớn hơn của những người di cư quốc tế so với bất cứ thời nào trong lịch sử. Họ đã tạo thành một phần lớn, trong một số nước một đa số, của những người di cư nội bộ. Có các xu hướng độc ác được tư liệu hóa tốt, với sự buôn người và mãi dâm là dễ thấy nhất, và có sự buồn bã về ‘các chuỗi chăm sóc hộ gia đình’, nơi phụ nữ đi từ nông thôn ra thành phố ra nước ngoài, để các con cho người khác chăm sóc. Thường trong các hợp đồng trói buộc, trong nợ nần, họ dễ bị tổn thương, bị lạm dụng, không được sự bảo vệ nào và thường sống một cuộc sống lờ mờ. Cũng đã có một dòng chảy bỉ ổi của các sự chuyển giao hôn nhân đáng ngờ, với các phụ nữ trẻ không được trao sự lựa chọn nào bởi gia đình hay văn hóa của họ. Tuy vậy, nhiều sự di cư đã giống sự di cư của đàn ông, để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một đặc điểm thứ tư của sự di cư do toàn cầu hóa gây ra là sự di động sinh viên. Trong khi không mới, dân cư sinh viên di động đã tăng đầy kịch tính và, một phần do các biện pháp chống khủng bố, một phần lớn hơn bây giờ đi sang các nước khác Hoa Kỳ. Giữa 2001 và 2008, phần Hoa Kỳ của các sinh viên nước ngoài đã giảm từ 28 xuống 21 phần trăm, trong khi số sinh viên di động toàn cầu đã tăng 50 phần trăm.

Một đặc điểm thứ năm là sự di chuyển bên trong các công ty đa quốc gia. Việc này đã được thực hành suốt các thời đại; nó đã là một đặc điểm của các ngân hàng thương mại lớn của Thời Trung Cổ, chẳng hạn. Nhưng ngày nay nó có tính hệ thống. Nó dính đến hầu hết các mức, từ các nhà điều hành đến nhân viên ít tuổi hơn. Nó tạo ra các sự nghiệp bị phân mảnh và một hỗn hợp kinh nghiệm sôi nổi.

Đặc điểm thứ sáu là điềm xấu hơn. Đã chưa bao giờ có bất cứ thứ gì giống nhiều người tị nạn và người xin tị nạn chính trị như ngày nay. Sự xử lý pháp lý hiện đại xuất phát sự phản ứng lại với sự dời chỗ hàng loạt trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, mà đã dẫn đến Công ước Liên quan đến Địa vị của Những người Tị nạn năm 1951 của Liên Hiệp quốc. Vấn đề đã được xem như một vấn đề điều chỉnh ngắn hạn khi người dân được giúp đỡ quay lại nước họ hoặc tái định cư ở nơi khác. Bây giờ, số ngày càng đông người tìm cách thoát khỏi sự xuống cấp, sự đàn áp và xung đột đang đối mặt với các hàng rào nhập cư tăng lên. Nhiều người rơi vào sự bấp bênh xã hội và kinh tế kinh niên.

Theo cơ quan người tị nạn Liên Hiệp Quốc, trong 2009 đã có hơn 15 triệu người tị nạn, một đa số ở châu Á và châu Phi, với một triệu người xin tị nạn chính trị nữa đang chờ quyết định. Và khoảng 27 triệu người đã dời chỗ bên trong nước họ như kết quả của xung đột (Internal Displacement Monitoring Centre, 2010). Về mặt toàn cầu, một tấn thảm kịch đã lộ ra. Hàng triệu người đang tốn hàng năm trời trong các nhà tập thể dơ dáy, các trung tâm giam giữ, các trại hay các miếng đất hoang đang đánh mất nhân phẩm, kỹ năng và nhân tính của họ.

Nguyên tắc cao thượng về non-refoulement (không gửi trả) – rằng không nước nào có thể đưa một người quay lại tổ quốc họ nếu họ đối mặt với nguy hiểm – ngày càng bị lạm dụng. Ở vài nước, thời gian trung bình để xử lý các đơn xin đã tăng lên trên 15 năm. Cảnh tuyệt vọng của những người bị kẹt trong các nước quá cảnh, hi vọng để tới nơi nào đó khác với nơi các cánh cửa bị đóng, đã tồi đi. Trong nhiều nước, nơi một đa số công dân ủng hộ các hạn chế chặt chẽ hơn với sự nhập cư, sự thù địch với những người tị nạn và những người xin tị nạn là lớn hơn đối với những người nhập cư kinh tế được xếp hạng thuận lợi hơn.

Cuối cùng, có một nhóm di cư mới – ‘những người tị nạn môi trường’. Sự xuống cấp môi trường, kể cả mực nước biển dâng lên và các biểu lộ khác của sự thay đổi thí hậu, có thể lùa 200 triệu người khỏi nhà của họ vào 2050 (Environmental Justice Foundation, 2009). Trận bão Katrina trong 2005 đã gây ra sự di chuyển lớn nhất của người dân trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong hai tuần, 1,5 triệu người đã bỏ chạy khỏi vùng Gulf coast, nhiều gấp ba lần đã chuyển trong đợt di cư Dust Bowl của các năm 1930. Nửa dân số của New Orleans đã không quay về sau năm năm. Nó có thể là một sự báo trước của nhiều sự cố như vậy.

Tóm lại, di cư là đặc trưng tăng lên và thay đổi theo những cách mà tăng cường các sự bấp bênh và đặt nhiều người hơn vào hoàn cảnh bấp bênh. Cứ như điều đó còn chưa đủ, cũng có một ‘sự giải-lãnh thổ hóa (de-territorialisation)’ của sự di cư. Đây là một từ vụng về cho một xu hướng vô duyên. Ngày càng nhiều người, mà ‘trông giống người di cư’, là đối tượng của sự soi xét xâm phạm bên trong các đường biên giới quốc gia, bị cảnh sát và các nhóm dân phòng bắt dừng lại yêu cầu chứng minh căn cước và tính hợp pháp của họ.

Luật SB1070 năm 2010 của bang Arizona, Hoa Kỳ, đã ủy thác ‘sự giải-lãnh thổ hóa’; những người bị bắt dừng lại vì nghi làm cái gì đó bất hợp pháp được yêu cầu phải chứng minh tính hợp pháp của địa vị di cư của họ. Những người bảo vệ SB1070 cho rằng đây không phải là ‘racial profiling-sự nghi ngờ dựa trên sắc tộc’, mà nó chắc chắn cho phép cảnh sát ngắm những người trông giống người nhập cư. Cái xảy ra ở Arizona đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Các denizen mới

Xem xét sự đa dạng của người di cư – du cư, hoàn lưu, bất hợp pháp, tị nạn, định cư và vân vân – dẫn đến một khái niệm bị quên lãng với gốc rễ lịch sử sâu. Đấy là denizen (dân ngụ cư), như sự phân biệt với citizen (công dân). Trong Thời Trung Cổ, ở Anh và các nước Âu châu khác, một denizen đã là một người xa lạ được quân vương hay nhà cai trị tự ý ban cho một số – nhưng không phải tất cả – quyền mà được ban một cách tự động cho những người địa phương hay các công dân. Như thế, để đáp lại sự trả tiền, một người lạ có thể được trao ‘giấy chứng nhận đặc quyền’, cho phép người đó mua đất hay hành nghề nào đó.

Theo thông luật, một denizen đã không là một công dân đầy đủ nhưng đã có một địa vị giống như địa vị của một ‘người lạ thường trú’ ngày nay; luật đã theo ý tưởng La Mã cổ về trao cho ai đó một quyền để sống ở một chỗ nhưng không được tham gia vào đời sống chính trị của nó. Muộn hơn, từ đã lấy ý nghĩa khác, như cho biết ai đó hay lui tới một loại chỗ, như với ‘các denizen hộp đêm’; nó cũng đã được dùng để nhắc tới người da đen không-nô lệ ở Mỹ trước khi bãi bỏ chế độ nô lệ.

Tất cả các di dân quốc tế là các denizen, với các nhóm khác nhau có một số quyền – dân sự, xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa – nhưng không có các quyền khác. Việc xây dựng đang diễn ra của một cấu trúc các quyền quốc tế có nghĩa là có các loại denizen khác nhau. Bắt đầu với những người ít an toàn nhất, những người xin tị nạn và người nhập cư không có giấy tờ có các quyền dân sự (như sự bảo vệ chống lại sự tấn công) – thường dựa trên nguyên tắc lãnh thổ, phủ tất cả mọi người khi họ ở trong lãnh thổ của một nước – nhưng không có các quyền kinh tế hay chính trị. An toàn hơn một chút là dân thường trú tạm thời được hợp pháp hóa, nhưng cả họ nữa cũng không có các quyền kinh tế hay chính trị đầy đủ. An toàn nhất là những người đã kiếm được các quyền công dân đầy đủ theo pháp trình chính đáng. Hệ thống phân tầng này đã nổi lên theo một cách ad hoc (tùy ứng) và thay đổi ngay cả bên trong một khối vùng như Liên minh Âu châu.

Tư cách denizen bị phức tạp hóa bởi tư cách công dân kép và nhiều địa vị. Những người nhập cư có thể lưỡng lự để chọn tư cách công dân của nước nơi họ cư trú hay làm việc vì sợ mất tư cách công dân của nước xuất xứ. Một người có thể có quyền để sống trong một nước nhưng không để nhận một việc làm ở đó, trong khi có một quyền để làm việc vì tiền công trong một nước khác mà không có một quyền để có nhà ở nếu không được thuê làm việc. Một số luật gia nhắc đến điều này như ‘tư cách denizen thế giới chủ nghĩa’ (Zolberg, 1995).

Tuy vậy, khái niệm denizen là hữu ích trong vạch ra cái gì người dân có thể và không thể làm trong xã hội. Phổ bắt đầu với những người xin tị nạn, mà thực tế không có quyền gì cả. Khi số họ tăng lên, các chính phủ làm cho cuộc sống của họ khó hơn. Thường, họ bị làm nhục và bị đối xử cứ như họ là các tội phạm. Những người mà có khả năng có thể thử để sống sót bằng sống một cuộc sống precariat. Nhiều người đơn giản tiều tụy, thấy đời họ tàn héo đi.

Tiếp theo là người nhập cư không có giấy tờ, có các quyền dân sự như những con người nhưng thiếu các quyền kinh tế, xã hội hay chính trị. Họ thường không có lựa chọn khác để thêm vào cuộc sống precariat, với nhiều người trong nền kinh tế ngầm. Tại Hoa Kỳ, hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ không có quyền để làm việc có lương nhưng được thuê dù sao đi nữa. Họ sống với sự đe dọa trục xuất và không có các quyền đối với an sinh xã hội, như trợ cấp thất nghiệp. Ở Tây Ban Nha, hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ được cho là giải thích cho nền kinh tế ngầm khổng lồ của nước này. Câu chuyện có lẽ là giống nhau trong hầu hết các nước.

Rồi có những người được ban sự cư trú tạm thời nhưng bị hạn chế bởi trạng thái visa của họ về những gì họ có thể làm một cách hợp pháp. Họ có thể có một số quyền xã hội, như quyền hưởng trợ cấp doanh nghiệp và nhà nước, và có lẽ quyền được thuộc về các tổ chức kinh tế như các nghiệp đoàn hay các hiệp hội kinh doanh. Nhưng họ có quyền hạn chế hay không có quyền nào đối với tính di động xã hội-kinh tế và không quyền chính trị nào, cho họ ít cơ hội để hội nhập vào xã hội địa phương. Họ là các denizen cổ điển.

Xa hơn nữa dọc theo phổ là các denizen được ban sự cư trú dài hạn và về hình thức được phép theo đuổi các việc làm do họ chọn.  Họ có thể là tương đối an toàn nhưng đối mặt các hạn chế cấu trúc về các quyền kinh tế và xã hội, chẳng hạn, nếu họ có các bằng cấp không được công nhận ở nước này. Như thế, một kỹ sư, một kiến trúc sư hay một nha sĩ người có đủ trình độ trong một nước có thể không được phép hành nghề ở nước khác, đơn giản bởi vì không có sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn. Bằng cách như vậy, hàng triệu người nhập cư có đủ trình độ bị chặn khỏi nghề của họ và buộc phải tranh giành các việc làm ‘lãng phí-trí não’ mức thấp hơn trong precariat.

Điều này chủ yếu là do cách cấp phép nghề nghiệp đã phát triển (Standing, 2009). Riêng ở Đức hơn nửa triệu người nhập cư không có khả năng làm các việc làm mà họ có đủ trình độ bởi vì nhà nước không công nhận bằng cấp của họ. Nhưng hiện tượng là toàn cầu. Việc cấp giấy phép nghề đã là một cách hạn chế và định hình sự di cư. Bất kể ai đi New York sẽ thấy các luật sư và các tiến sĩ nhập cư lái taxi. Trong các nước liên bang, như Hoa Kỳ, Australia và Canada, ngay cả những người chuyển từ một bang hay tỉnh sang bang hay tỉnh khác có thể thấy mình như các denizen, bị từ chối quyền để hành nghề của họ. Nhưng sự từ chối ngang các biên giới quốc gia là có tính hệ thống hơn nhiều. Việc cấp giấy phép đã là một phần của quá trình lao động toàn cầu, và cho đến bây giờ nó đã là cách mạnh mẽ để từ chối các quyền kinh tế cho một số gia tăng của những người quanh thế giới.

Thường thường, cùng các denizen này cũng bị loại theo đúng luật khỏi ngành dân chính và chức vụ chính trị, và có khả năng hơn để có sự tiếp cận pháp lý đến tự-kinh doanh hơn đến các việc làm. Họ dễ bị trục xuất vì các lý do an ninh công cộng, nếu họ không cư xử như ‘các công dân tốt’. Việc này hạn chế sự hội nhập, củng cố vị thế của họ như ‘người ở bên ngoài’. Ở Pháp và Đức, có một hệ thống ba tầng, với các quyền chính trị đầy đủ cho các công dân, các quyền chính trị một phần cho các công dân của các nước EU khác và không quyền chính trị nào cho các kiều dân của các nước thứ ba (non-EU). Tại Vương Quốc Anh, một số kiều dân nước thứ ba – từ Khối Thịnh vượng Chung và Ireland – được gồm trong nhóm đầu hay nhóm thứ hai.

Các chính phủ đã tăng số điều kiện cần để là một người nhập cư hợp pháp, trong quá trình đưa nhiều người vào các địa vị denizen bấp bênh hơn. Và các denizen có thể có các quyền de jure (về pháp lý) nhưng bị loại khỏi các quyền de facto (thực tế). Một số trường hợp quá xá nhất xảy ra ở các nước đang phát triển.

Tại Ấn Độ, mặc dù mọi người Ấn Độ được cho là có các quyền ngang nhau, điều này không đúng trong luật, chính sách hay thực tiễn. Thí dụ, các dân cư khu ổ chuột thành phố sau nhiều năm có thể nhận được một thẻ căn cước cử tri và tem phiếu phân phối (hàng) nhưng có thể không nhận được quyền để gắn vào hệ thống nước và nước thải của thành phố. Cũng không có quy tắc nào về ai đó phải đợi lâu bao nhiêu để nhận được các quyền gắn với nơi lưu trú địa phương. Những người di cư trong nước có quyền để lao động và sống ở nơi khác tại Ấn Độ nhưng có thể không có khả năng gửi các con họ đến trường học hay nhận được tem phiếu, vì các bang có các quy tắc khác nhau về tính đủ tư cách. Tư cách denizen cũng được sắp xếp với những người lao động phi chính thức. Thí dụ, một người lao động tại gia trong một khu ổ chuột đô thị không có quyền tiếp cận đến điện. Một người bán hàng rong được coi như một tội phạm. Và ‘các phi-công dân’, như những người giúp việc nhà người Bangladeshi hay Nepali, không hề có quyền gì.

Tư cách denizen đã tăng nhiều nhất ở Trung Quốc, nơi 200 triệu người nông thôn di cư đã mất các quyền khi chuyển vào các thành phố và các xưởng công nghiệp phục vụ thế giới. Họ bị từ chối hộ khẩu, sổ cư trú mà cho họ các quyền cư trú và quyền để nhận trợ cấp và để được thuê một cách hợp pháp trong chính nước họ.

Không giống trong đầu thế kỷ thứ hai mươi, phần lớn sự di cư hôm nay không phải là sự đồng hóa đến tư cách công dân mới mà nhiều hơn là về một quá trình giải-tư cách công dân (de-citizenship). Thay cho việc trở thành những người định cư, nhiều người di cư đã từ chối nhiều hình thức của tư cách công dân – các quyền được nắm giữ bởi những người địa phương, các quyền của tư cách công dân từ nơi họ đến và các quyền mà đến với địa vị pháp lý. Nhiều người cũng thiếu tư cách công dân nghề nghiệp, với quyền hành nghề của họ bị từ chối. Họ cũng không trên một quỹ đạo để có được các quyền ban đầu bị từ chối đối với họ làm cho họ có thể bị bóc lột cùng cực (super-exploitable). Và họ không trở thành một phần của một giai cấp vô sản, một giai cấp lao động của các lao công được ổn định hóa. Họ là có thể bỏ đi, với không sự tiếp cận nào đến trợ cấp nhà nước hay doanh nghiệp, và có thể bị vứt bỏ với sự miễn trừng phạt, vì nếu họ phản đối cảnh sát sẽ được huy động để trừng trị, hình sự hóa và trục xuất họ.

Việc này làm nổi bật quá trình lao động bị phân mảnh mà trong đó các loại khác nhau của precariat có các quyền hưởng khác nhau và một cấu trúc khác của thu nhập xã hội. Nó góp phần vào vấn đề bản sắc. Những người địa phương có thể biểu lộ nhiều bản sắc, những người di cư hợp pháp có thể chú tâm vào bản sắc mà cho họ sự an toàn nhất và những người bất hợp pháp không được bày tỏ bất cứ bản sắc nào, vì sợ bị vạch trần.

Ghi nhớ ý tưởng về các denizen, chúng ta xét các nhóm người di cư khác biệt bị đối xử thế nào và họ hình dung ra sao về sự tăng lên của precariat toàn cầu.

Những người tị nạn và những người xin tị nạn

Chúng ta hãy bắt đầu với những người tị nạn và những người xin tị nạn. Một thí dụ có thể làm rõ sự khốn cùng của họ. Theo một báo cáo của Parliamentary and Health Service Ombudsman (2010), Cơ quan Biên phòng Anh Quốc (UKBA), chịu trách nhiệm về những người tị nạn, đã có một sự tồn đọng hai trăn năm mươi ngàn trường hợp xin tị nạn. Các trường hợp vẫn chưa được giải quyết hàng năm trời liên tục; một người Somali được nghỉ phép vô thời hạn để ở lại trong 2000 đã không nhận được giấy tờ của mình cho đến 2008. Những người như vậy sống trong bóng tối kinh tế, cuộc sống của họ bị ngưng. Trong lúc tiều tụy trong địa vị denizen này, họ được cấp cho một khoản bủn xỉn £42 một tuần và không được phép nhận việc làm, thiếp theo các biện pháp của chính phủ Công đảng để hạn chế sự giúp đỡ những người xin tị nạn. Nó là một đơn thuốc cho một nền kinh tế ngầm precariat.

Những người di cư không có giấy tờ và bất hợp pháp

Biến ‘những người di cư bất hợp pháp’ thành quỷ đã trở thành một phần của sự phản ứng dân túy với các sự bất an toàn giáng xuống precariat nói chung. Họ, hơn là các chính sách lao động linh hoạt và sự trợ giúp xã hội đang teo đi, bị đổ lỗi cho nỗi đau khổ của những người lao động địa phương. Khi được bầu lại làm thủ tướng Ý trong 2008, tuyên bố đầu tiên của Silvio Berlusconi đã là một lời hứa đánh bại ‘đội quân tội lỗi’, từ của ông cho người nhập cư không có giấy tờ. Ông đã ban hành ngay một sắc lệnh cho phép các nhóm dân phòng tư nhân, mà đã không giả bộ gì về các mục tiêu đã được nhắm tới của họ. Và ông đã đuổi những người Roma (gypsy) khỏi các trại của họ khắp nước Ý.

Sau những người di cư châu Phi ở Calabria, tại mũi chân nước Ý, cơn giận dữ đã tiếp tục trong tháng Giêng 2010 để phản đối việc chưa trả tiền công, các trại được dựng tạm của họ đã bị xe ủi ủi tan và nhiều người đã bị trục xuất. Họ đã được tuyển mộ như lao động rẻ trên các khu đất nông nghiệp, được kiểm soát bởi mafia địa phương, mà đã đơn giản ngừng trả tiền công sau khủng hoảng tài chính. Khi những người Phi châu phản đối, có lẽ bị xúi bẩy bởi chính mafia trong sự dự tính về cái gì sẽ tiếp theo, họ đã bị các dân phòng bắn và đánh, với sự vỗ tay của cư dân địa phương. Các cuộc náo loạn đã xảy ra sau việc thanh niên địa phương đã quấy rối và tấn công nhiều năm trời. Thế nhưng Roberto Maroni, bộ trưởng nội vụ Ý, đã nói trong một phỏng vấn rằng chúng là kết quả của ‘quá nhiều khoan dung’. Các cuộc tấn công tương tự lên những người nhập cư đã xảy ra khắp nước Ý.

Tại Pháp, Tổng thống Nicolas Sarkozy, thật mỉa mai bản thân có gốc dân nhập cư, đã đưa lên câu thần chú dân túy, ra lệnh phá hủy các trại ‘bất hợp pháp’ của người Roma và đuổi cư dân của chúng. Họ đã bị tống đúng lúc về Bulgaria và Rumania, nhiều người thề sẽ quay trở lại vì họ đã có một quyền hợp pháp để đi quanh EU. Một bản ghi nhớ được lọt ra từ bộ nội vụ đã làm rõ rằng người Roma là một mục tiêu ưu tiên, trong sự vi phạm có thể của hiến pháp Pháp (Willsher, 2010). Bộ trưởng nhập cư, Eric Bosson, đã nói tại một buổi họp báo, ‘Sự đi lại tự do trong vùng Âu châu không có nghĩa là sự định cư tự do’. Rõ ràng, những người di cư phải bị giữ trong quá trình di chuyển. Đấy là loại xã hội gì vậy?

Trong lúc đó, ở bên kia Đại tây Dương, các nhóm hăng hái với các hình xăm tôn giáo và T-shirt đã tự vũ trang và bảo vệ biên giới Arizona-Mexico, chăm chú nhìn qua ống nhòm để nhận diện các desperado (kẻ tuyệt vọng) ăn mặc sơ sài chạy lon ton, hầu hết chỉ tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số người di cư có mang ma túy, thường bị bọn buôn người buộc làm vậy. Một số là ‘các tội phạm’; mọi nhóm dân cư có phần của nó. Nhưng sự biến (họ) thành quỷ là tràn lan. Sự tăng lên của precariat nhập cư ở Hoa Kỳ được đối chọi với các cuộc bố ráp chính thức kiểu biệt kích vào các nhà máy bị nghi sử dụng ‘người bất hợp pháp.’ Mặc dù Tổng thống Obama đã ra lệnh chấm dứt các cuộc bố ráp như vậy, chúng có thể dễ dàng quay lại.

Luật Arizona năm 2010, mà đã biến sự nhập cư bất hợp pháp thành một tội nhẹ cấp bang cũng như một vi phạm dân sự cấp liên bang, đã làm tăng sự căng thẳng giữa những người nhập cư và ‘các công dân bản địa’ sợ việc gia nhập precariat. Nó yêu cầu cảnh sát địa phương, sau khi tiến hành ‘tiếp xúc hợp pháp’, để kiểm tra trạng thái nhập cư của những người gây ra ‘sự nghi ngờ hợp lý’ và để bắt họ nếu họ thiếu giấy tờ, mở cửa cho việc dừng ngẫu nhiên các lái xe có dáng Hispanic với các cớ nhỏ. Luật đã dẫn đến các cuộc phản đối toàn quốc của những người Hispanic và các cảm tình viên. Nhưng nó đã lợi dụng trạng thái thần kinh kích động dân túy, gắn với cái một số người đã gọi là một ‘lỗ hổng thế hệ văn hóa’, mà là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được che đậy mỏng. Ở Arizona, 83 phần trăm người già là người da trắng, nhưng chỉ 43 phần trăm trẻ em là da trắng. Những người già da trắng tin họ đang đóng thuế cho trẻ con mà họ không công nhận là của họ. Điều này đã nuôi chủ nghĩa dân túy chống-thuế của Tea Party, mà trong đó đàn ông trong nhóm sinh ồ ạt có vai vế nổi bật. Cái gì đó tương tự đang xảy ra ở Đức, nơi trong nhiều thành phố trẻ em của những người nhập cư chiếm đa số trẻ em rồi.

Hầu hết người Mỹ có vẻ ủng hộ luật Arizona. Một điều tra dư luận toàn quốc đã đưa ra các kết quả sau đây, cho thấy phần trăm ủng hộ mỗi đề xuất:

tăng tiền phạt các chủ sử dụng người nhập cư bất hợp pháp 80%
hình sự hóa việc làm của người nhập cư bất hợp pháp 75%
đòi cảnh sát báo người bất hợp pháp lên chính phủ liên bang 70%
Cảnh vệ Quốc gia tuần tra biên giới Mexico 68%
xây dựng nhiều hàng rào biên giới hơn 60%
cho phép cảnh sát đòi bằng chứng về trạng thái di cư 50%
loại trẻ con nhập cư bất hợp pháp khỏi trường học 42%
đòi các nhà thờ tố giác những người nhập cư bất hợp pháp 37%

 

Ở Nam Phi, một diễn tiến còn xấu hơn là điển hình của cái xảy ra ở nhiều phần của thế giới. Hàng triệu người nhập cư lẻn qua biên giới và đến các khu da đen, đặc biệt quanh Johannesburg. Họ đến từ Zimbabwe, Mozambique, Malawi, và những nơi khác trên lục địa Phi châu, cũng như từ Pakistan và các phần khác của châu Á. Có thể có hơn 4 triệu người như thế. Hầu hết không có visa làm việc nhưng phải làm việc. Chính phủ làm khó cho họ để nhận được visa, và hàng ngàn người đi các quãng đường dài hàng ngày để xếp hàng với hy vọng có được một visa.

Nhiều người Nam Phi trẻ không thể có được việc làm hợp pháp trả tiền công hợp pháp bởi vì những người nhập cư tuyệt vọng buộc phải nhận việc làm bất hợp pháp trả tiền công bất hợp pháp mà không có trợ cấp. Sự hiện diện của họ hạ thấp vị thế mặc cả của người lao động nói chung, làm phồng precariat, và cho phép các chính trị gia và các kinh tế gia cho rằng có thất nghiệp hàng loạt và rằng tiền công thực tế và sự bảo vệ lao động phải được hạ xuống. Trong thực tế, phần lớn việc làm đơn giản không được đo. Các khẳng định rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi lên đến 40 phần trăm là vô nghĩa. Tuy vậy, trong tháng Năm 2008, căng thẳng đã trở nên bùng nổ và những người nhập cư trong các khu da đen đã bị tấn công man rợ. Nhiều người bị giết và hàng ngàn người đã chạy trốn. Họ là nạn nhân trong một xã hội mà đã trở nên thậm chí bất bình đẳng hơn kể từ khi chấm dứt apartheid.

Những người di cư tạm thời và thời vụ

Nhiều người di cư khác, bất chấp là hợp pháp, bị bỏ mặc dễ bị tổn thương đến mức bất cứ nhà quan sát vô tư nào đều phải tự hỏi liệu có là cố ý không, để làm vừa lòng các nhóm lợi ích địa phương nào đó, để xoa dịu những người lao động địa phương hay bởi vì họ không có quyền chính trị nào và không thể bỏ phiếu. Vài thí dụ gần đây mang tính gợi ý.

Sau một số sự cố, nhất là cái chết của 23 người Trung Quốc lượm sò bị triều cuốn tại Vịnh Morecambe tháng Hai 2004, chính phủ Anh đã lập ra một Cơ quan Cấp phép Đội trưởng (Gangmasters Licensing Authority) để điều tiết lao động đại lý (agency labour). Nhưng một điều tra của Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền (EHRC, 2010) về các nhà máy chế biến thịt và gia cầm, mà sử dụng 90.000 người, thấy rằng cơ quan được cấp tài chính quá ít để làm việc của nó.

Trong cái mà theo mức độ nào đó là khu vực chế tác lớn nhất còn lại ở Vương Quốc Anh, điều tra đã thấy các điều kiện làm việc kinh khủng, với các công nhân buộc phải đứng hàng giờ trên dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh, không có khả năng đi vệ sinh và bị lạm dụng. Các phụ nữ mang thai đã bị tác động cực kỳ; một số người đã bị sẩy thai và nhiều người đã đối mặt với sự phân biệt đối xử công khai. Các công nhân đã bị xếp vào các ca 16 đến 17 giờ, với chỉ vài giờ ngủ giữa chừng. Trong một số trường hợp, các đại lý đã vào nhà họ để đánh thức họ dậy sớm vào buổi sáng bởi vì các siêu thị vận hành sự thực hành đặt hàng just-in-time (đúng lúc) đã để các đặt hàng đến phút chót, gây áp lực lên các nhà máy để có các nhân viên dự phòng trực sẵn.

Một phần ba lực lượng lao động đã gồm các nhân viên đại lý; 70 phần trăm đã là dân nhập cư từ Đông Âu, với một ít người từ Bồ Đào Nha. Hầu hết đã nói các chủ đối xử với các công nhân đại lý tồi hơn, còn công nhân Anh đã miễn cưỡng để làm việc trong khu vực, bị ngăn cản bởi lương thấp và điều kiện làm việc tồi. Một số công nhân Anh đã nói với EHRC rằng các đại lý chỉ thuê những người nhập cư, một thực hành trái pháp luật chiểu theo Bộ luật các Quan hệ Chủng tộc. Sự lạm dụng các công nhân đại lý đã liên đới với sự thanh tra lỏng lẻo môt cách cố ý.

Thật chán ngán, EHRC đã khuyến nghị rằng ngành nên cải thiện các Thực hành của mình một cách tự nguyện, một chút tư duy tự ru ngủ; nó đã không có ý định kiện. Nói cách khác, precariat đã bị bỏ mặc cho sự lạm dụng. Và Bộ luật (Cấp phép) Đội trưởng 2004 không phủ các khu vực chăm sóc và dịch vụ nhà hàng khách sạn, nơi những người nhập cư được tập trung với số lượng lớn nhất.

Ngoài ra ở Vương Quốc Anh, trong mùa đông khắc nghiệt 2009–10, khi nhiều người nhập cư Đông Âu đã không có việc làm và bị biến thành vô gia cư bởi nợ nần, các nhà chức trách địa phương đã bắt đầu tống họ về nước. Tại Boston ở Lincolnshire, các lao công nông nghiệp nhập cư tạo thành một phần tư dân cư trong 2008. Khi các việc làm trang trại cạn kiệt, nhiều người đã trở về nước họ nhưng những người khác đã ở lại, hy vọng tìm được việc làm mới. Họ đã không đủ tiêu chuẩn cho trợ cấp nhà nước, nhất là Trợ cấp Tìm việc (trợ cấp thất nghiệp), mà đòi hỏi một người phải được thuê liên tục ít nhất một năm. Vào giữa mùa đông, một số người vô gia cư và không tiền đã phải sống trong các lều dụng tạm. Xem họ như một nỗi đau xã hội, với tình trạng bệnh tạt gia tăng và tội vặt, chính phủ đã chọn để giải thoát cộng đồng địa phương khỏi lực lượng lao động du cư. Các nhà chức trách Boston đã thuê một Pied Piper , dưới dạng của các Sáng kiến Giảm Tội phạm (Crime Reduction Initiatives, CRI), một tổ chức được tài trợ bởi chính phủ  và  các hội đồng địa phương để giải quyết các nguyên nhân mất trật tự trong các cộng đồng.

Mô tả công việc cho hợp đồng CRI đã đủ tốt – để xác định nếu người vô gia cư đủ tư cách hưởng trợ cấp và, nếu không, cho họ một vé một chiều về nước. Ta có thể hỏi vì sao chính phủ lại dùng một hãng với một tên chiến đấu với tội phạm để làm một việc như vậy. Nó trông giống một bước đến hoạt động cảnh sát được tư nhân hóa. John Rossington của CRI đã nói với báo chí, ‘Boston có một vấn đề với những người ngủ hung dữ, hầu hết họ là từ Đông Âu. Hầu như tất cả những người này không có khả năng nhận trợ cấp hoặc bởi vì họ không có quyền hưởng hoặc họ đã mất giấy tờ của họ và không thể xác minh việc này. Chúng tôi khuyến khích họ trình diện như thế chúng tôi có thể xác minh tình hình của họ’ (Barber, 2010). CRI đưa ra mục tiêu thương mại rõ ràng, nói việc hồi hương sẽ tiết kiệm tiền. ‘Những người này không có tiền và dễ bị tổn thương cực kỳ, đặc biệt nếu họ sống ở ngoài trong thời tiết lạnh. Nếu rút cục họ phạm tội hay bị ốm, họ có nhiều khả năng tốn nhiều chi phí của người đóng thuế hơn một vé máy bay một chiều về Đông Âu’.

Những người di cư dài hạn

Ở nhiều nước, những người nhập cư hợp pháp đã bị biến thành quỷ vì các lý do văn hóa. Việc này dễ dẫn đến chính sách phân biệt đối xử và bạo lực bài ngoại. Chúng ta sẽ thỏa mãn mình với hai thí dụ chua xót, dù biểu thị các xu hướng rộng hơn.

Trong các năm 1950 và 1960, Đức đã hoan nghênh hàng trăm ngàn công nhân khách từ Thổ Nhĩ Kỳ và các phần khác của Châu Âu, cần thiết để cung cấp lao động rẻ trong việc xây dựng sự thần kỳ Đức, như sự cải tạo đất nước đã được gán cho cái tên ấy. Đã được cho là họ sẽ về nước khi các hợp đồng của họ hết hạn. Như thế nhà nước đã đảm bảo rằng họ không hội nhập về mặt xã hội, chính trị hay kinh tế. Họ đã được trao một địa vị đặc biệt bên ngoài xã hội. Nhưng họ đã ở lại. Việc này đã tạo ra một cơ sở cho sự thù địch; vì dân số Đức đã bắt đầu co lại do tỷ lệ sinh thấp của nó, các nhà dân túy đã có khả năng vẽ ra một tương lai về ưu thế của dân cư nước ngoài, với các hình ảnh về một tầng lớp dưới cùng Islamic từ chối hội nhập vào xã hội Đức. Đầu tiên, nhà nước đã ngăn cản những người nhập cư hội nhập; rồi nó đổ lỗi cho họ đã không hội nhập.

Trong 2000, con cái họ đã được trao lựa chọn lấy quốc tịch Đức, chừng nào chúng làm vậy trước khi chúng đến tuổi 23. Việc này đã phản ánh tình hình tư cách công dân-denizen, vì luật quốc tịch Đức về truyền thống đã dựa trên huyết thống của một người, chứ không phải nơi sinh. Nhưng hệ thống công nhân-khách đã gieo các hạt giống cho sự căng thẳng.

Tình trạng khó khăn sẽ là tình trạng đối mặt với các quốc gia Âu châu khác. Dân số Đức bản địa đang co lại, tổng số đang co lại, người ta sợ một sự thiếu hụt lao động. Nhưng chỉ một thiểu số cử tri Đức muốn xem ‘sự nhập cư được quản lý’ như một giải pháp một phần cho vấn đề (Peel, 2010). Một nỗ lực của các nhà Dân chủ Tự do thân-doanh nghiệp để đưa ra một hệ thống điểm cho việc đưa vào dân di cư có kỹ năng đã bị chặn đứng bởi các nhà Dân chủ Thiên chúa giáo, những người cho rằng nó đã là một mưu toan đưa lao động rẻ vào hơn là đào tạo các công nhân địa phương. Tuy nhiên, trong 2011, biên giới Đức lần đầu tiên được mở tự do cho các công nhân từ Đông Âu. Đức đã có rồi 2,5 triệu người di cư EU, hơn bất cứ nước EU nào khác.

Một ‘kế hoạch hội nhập quốc gia’ đã mở rộng việc đào tạo ngôn ngữ và việc dạy Islam bây giờ là có thể trong các trường nhà nước. Nhưng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là tràn lan. Trong 2010, Thilo Sarrazin, một chính trị gia Dân chủ Xã hội xuất chúng, đã nói rằng những người Thổ và Arab ở Berlin đã ‘chẳng muốn hội nhập cũng không có khả năng hội nhập’. Các điều tra dư luận đã thấy rằng một đa số những người Đức đã đồng ý. Bị cách chức như một thành viên của hội đồng Ngân hàng quốc gia (Bundesbank), Sarrazin đã xuất bản một cuốn sách ngay lập tức trở thành sách bán chạy nhất (bestseller) cho là ông không muốn các cháu mình sống trong một xã hội bị tàn phá bởi một văn hóa xa lạ. Để nói về các bóng tối của quá khứ không là một sự thổi phồng.

Bây giờ hãy xét cái gì đã xảy ra ở Pháp. Trong hàng thập niên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, sự nhập cư lao động đã được phó mặc cho các hãng tư nhân, mà đã tuyển công nhân từ nước ngoài để bịt sự thiếu hụt trong nước. Thời kỳ đã trùng với sự phi thực dân hóa các thuộc địa Bắc Phi của Pháp, và những người vùng Maghreb từ Morocco, Tunisia và Algeria đã chiếm một phần gia tăng của những người di cư, đạt 30 phần trăm vào năm 2005 (Tavan, 2005). Trong hàng thập niên, những căng thẳng giữa các công dân Pháp và những người nhập cư Bắc Phi đã bị chặn tiếng. Vì hầu hết những người nhập cư đã trẻ và có việc làm, họ đã là những người đóng góp thuần cho hệ thống an sinh xã hội, còn các công dân Pháp đã là những người hưởng lợi thuần. Nhưng nhà nước đã lập nên một precariat. Tiền công của những người nhập cư đã thấp hơn tiền công của các công nhân Pháp và họ dễ bị tổn thương hơn với thất nghiệp, một phần bởi vì họ ở trong các việc làm kỹ năng thấp, như xây dựng, và bị tác động nhiều hơn bởi các thăng giáng kinh tế, một phần bởi vì sự phân biệt đối xử. Những người Maghreb thất nghiệp thường không có hồ sơ đóng góp cần để đòi trợ cấp thất nghiệp và đã buộc phải dựa vào RMI (Revenu minimum d’insertion-thu nhập tối thiểu) dựa trên đánh giá gia cảnh. Tuy vậy, để đủ tư cách cho RMI, trợ cấp chỗ ở và bảo vệ sức khỏe, các kiều dân phải có giấy phép cư trú và phải sống ở Pháp trong năm năm. Nhiều người Maghreb đơn giản đã bị khóa không cho vào.

Nhà nước đã cho phép sự di cư không có giấy tờ tích tụ lại nhưng sau 1996 đã đặt nhiều người nhập cư từ vùng Maghreb và châu Phi hạ-Sahara vào địa vị rắc rối mà họ gọi mình là, sans-papiers (không có giấy tờ). Cho dù họ đã làm việc hàng năm ở Pháp, đột nhiên địa vị của họ bị biến thành bấp bênh nếu không bất hợp pháp. Những người sans-papier đã tổ chức lại để tranh cãi địa vị người ngoài của họ, đòi để đổi hợp đồng lao động tạm thời của họ thành hợp đồng chính quy. Nhưng vào lúc này nhà nước đã thù nghịch. Trong lúc một số người đã ‘chính quy hóa được’ tình hình của mình, hàng ngàn người đã bị tống về nước – 29.000 trong 2009. Trong tháng Tư 2010, bộ trưởng nhập cư đã tuyên bố rằng những người sans-papier mà đã yêu cầu chính quy hóa vẫn bị đuổi.

Ngay cả khi họ là các công dân Pháp, những người Maghreb là các denizen, có các quyền ngang nhau trong luật nhưng không trong thực tiễn. Thí dụ, Bộ Luật Lao động khẳng định nguyên tắc đối xử bình đẳng trong việc làm nhưng không bảo vệ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng. Một nghiên cứu cho Ủy ban các Cơ hội Bình đẳng và Chống-Phân biệt đối xử đã báo cáo rằng ở Paris những người với các tên Maghreb năm lần ít có khả năng hơn để được gọi cho một cuộc phỏng vấn việc làm, và các sinh viên Maghreb tốt nghiệp đại học ba lần ít có khả năng hơn để được phỏng vấn so với những người Pháp cùng trình độ (Fauroux, 2005). Đã không ngạc nhiên rằng các cuộc náo loạn trong banlieues (các khu nhà ở cao tầng vùng ngoại ô) trong cuối 2005 đã được dẫn đầu bởi những người Maghreb thế hệ thứ hai bị bỏ rơi bởi một hệ thống mà tuyên bố sự bình đẳng của họ nhưng đã gây ra sự bấp bênh của họ.

Các thí dụ này – cả hai dính đến những người Muslim, ở tâm của Châu Âu – cho thấy những người nhập cư một thời được hoan nghênh có thể trở thành những người kẻ đứng ngoài bị coi như quỷ ngay cả sau khi họ đã bén rễ sâu. Họ lại bị vất sang bên lề.

Precariat như một đội quân dự bị trôi nổi

Đại Suy thoái tiếp sau cú sốc 2008 đã có thể được kỳ vọng để làm thay đổi các dòng di cư, nhưng trong một nền kinh tế toàn cầu điều gì xảy ra là không dễ tiên đoán. Thí dụ, sự di cư quay về từ Vương Quốc Anh đã là đáng kể trong 2009; số các công nhân có đăng ký từ các quốc gia thành viên mới của EU ở Đông Âu đã giảm hơn 50 phần trăm. Đã có dự đoán rằng 200.000 người lao động có kỹ năng từ các nước đã công nghiệp hóa sẽ quay về Ấn Độ và Trung Quốc trong năm năm tới. Nhưng đồng thời một sự luân phiên rõ rệt đã đang xảy ra.

Khi suy thoái sâu thêm, phần của tổng việc làm do những người di cư nhận đã tăng đột ngột. Các doanh nghiệp đã tiếp tục tuyển những người nước ngoài cho dù thất nghiệp tăng. Số người trong việc làm sinh tại Vương Quốc Anh đã giảm 654.000 giữa cuối 2008 và cuối 2010 trong khi số những người di cư trong việc làm đã tăng 139.000. Việc này có thể một phần đã phản ánh bản chất khu vực của sự cắt việc làm, vì các ngành cũ nơi giai cấp lao động địa phương và salariat địa phương tập trung đã bị đòn nặng nề. Nó cũng đã phản ánh một xu hướng cho các hãng để tận dụng suy thoái để giải thoát mình khỏi các nhân viên dài hạn già hơn và tốn phí hơn. Và nó đã phản ánh một sự tăng lên về sự cuộn xoáy lao động và sự dễ dàng lớn hơn về chuyển sang những người lao động tạm thời giá thấp hơn và những người được trả ‘ngoài sổ sách’. Với một quá trình lao động linh hoạt toàn cầu, các cơ chế xếp hàng cũ và hệ thống LIFO (‘vào sau, ra trước’) đã sụp đổ. Các suy thoái bây giờ làm tăng tốc xu hướng tới lao động precariat, chiếu cố việc làm của những người cam chịu nhất để chấp nhận lương thấp và trợ cấp ít hơn.

Sự thay thế của những người di cư đã xảy ra mặc dù nhiều người đã bị đuổi hay bị chở về nước, thường với chi phí do các chính phủ chịu. Tây Ban Nha và Nhật Bản đã đưa ra các khuyến khích tiền mặt cho những người nhập cư ra về. Vương Quốc Anh đã trả tiền vé một chiều về nước. Nhưng các chính phủ đang thử hạn chế sự di cư đã vấp phải sự kháng cự từ các nhóm lợi ích kinh doanh.

Trong lúc các chính trị gia có thể làm ra vẻ như ủng hộ các hạn chế lên sự di cư và gửi những người nhập cư ‘trở về’, giới kinh doanh muốn họ vì lao động rẻ của họ. Tại Australia, một điều tra đã thấy rằng các công ty đã từ chối giảm những người nhập cư có kỹ năng có visa hơn là những người lao động địa phương. Họ đã trả những người nhập cư ít hơn một nửa số họ trả, hay sẽ phải trả, cho những người lao động địa phương. Cuối cùng, chính phủ Công đảng đã ủng hộ giới kinh doanh trong việc chấp nhận rằng các hãng không còn phải ưu tiên cho những người lao động Australia nữa (Knox, 2010).

Tại các nước Âu châu như Pháp và Ý, với tỷ lệ sinh thấp và dân cư lão hóa của chúng, các tổ chức kinh doanh đã cũng phản đối các hạn chế nhập cư, đặc biệt lao động có kỹ năng. Tại Vương Quốc Anh, các công ty đa quốc gia đã vận động hành lang chính phủ Liên hiệp để rút lại kế hoạch của nó để đặt giới hạn số người nhập cư có kỹ năng từ bên ngoài EU đến nước này. Các ý tưởng bỉ ổi về đấu giá các giấy phép lao động hạn chế đã được nêu ra để bàn.

Tại Nhật Bản, trong lúc một số chính trị gia đã trở nên chống-người di cư và dân tộc chủ nghĩa một cách lanh lảnh, các doanh nghiệp đã hoan nghênh những người Nam Hàn, Brazil có gốc Nhật Bản và các lao công Trung Quốc bị trói buộc. Ở Hoa Kỳ, nơi, trong 2005, người nhập cư không có giấy tờ đã được ước lượng chiếm nửa của tất cả các lao công trang trại, một phần tư công nhân trong ngành thịt và gia cầm và một phần tư của những người rửa bát đĩa, giới kinh doanh đã ủng hộ việc hợp pháp hóa và đã phản đối sự trục xuất (Bloomberg Businessweek, 2005).

Tư bản hoan nghênh sự di cư bởi vì nó mang lại lao động rẻ dễ bảo. Các nhóm phản đối dữ dội nhất sự nhập cư là giai cấp lao động (da trắng) cũ và tầng lớp trung lưu thấp hơn, bị ép bởi toàn cầu hóa và đang rơi vào precariat.

Từ xếp hàng đến các chướng ngại?

Về truyền thống, những người di cư được xem như bước vào một hàng đợi các việc làm bỏ trống. Đó đã là một hình ảnh chính xác vừa phải trước thời đại toàn cầu hóa. Nhưng việc xếp hàng không còn hoạt động nữa, chủ yếu do các cải cách thị trường lao động và an sinh xã hội.

Trong các thị trường lao động linh hoạt với các đường biên giới rỗ, tiền công bị đẩy xuống các mức chỉ những người di cư sẽ sẵn sàng chấp nhận, dưới mức mà dân cư quen với một tiêu chuẩn sống cao hơn có thể chịu đựng. Ở Vương Quốc Anh, tiền lương sụt giảm và các điều kiện tồi đi trong các khu vực chăm sóc, dịch vụ ăn uống khách sạn và nông nghiệp nơi những người nhập cư tập trung đã làm tăng áp lực kéo lương xuống trong các khu vực khác. Lối nói khoa trương sô vanh hiếu chiến của Thủ tướng Gordon Brown trong 2007 – ‘các việc làm Anh cho những người lao động Anh’ – đã chẳng thay đổi được gì; quả thực, sự nhập cư đã tăng. Một xã hội bất bình quân chủ nghĩa hơn, kết hợp với một chế độ lao động nhập cư rẻ, đã cho phép người giàu có được lợi từ các vú em, người quét dọn và thợ ống nước giá rẻ. Và sự tiếp cận đến những người nhập cư có kỹ năng làm giảm áp lực lên các hãng để đào tạo những người thất nghiệp trong các kỹ năng tay chân, để dân địa phương vào một thế bất lợi thêm.

Một lý do khác cho sự đổ vỡ của sự xếp hàng đã là sự tháo dỡ hệ thống an sinh xã hội công đoàn chủ nghĩa. Khi các chính phủ lao vào thay thế bảo hiểm xã hội bằng trợ giúp xã hội, các công dân dài hạn thấy mình bất lợi trong việc tiếp cận đến trợ cấp và các dịch vụ xã hội. Việc này có lẽ đã làm nhiều hơn bất cứ thứ gì khác để xúi giục sự phẫn uất của những người nhập cư và các thiểu số sắc tộc, đặc biệt trong các vùng đô thị đang suy tàn mà đã là dinh lũy của giai cấp lao động. Trong lúc một vài thành viên của chính nó đã đổ lỗi sự thua của Công Đảng trong Tổng Tuyển cử 2010 ở Vương Quốc Anh cho sự thất bại của nó để với tới giai cấp lao động da trắng hơn sự nhập cư, họ đã không thấy, hay đã không muốn thừa nhận, rằng hệ thống đánh giá gia cảnh mà bản thân họ dựng lên đã là vấn đề chính.

Sự đánh giá gia cảnh đã phá hủy một trụ cột của nhà nước phúc lợi. Một hệ thống kiểu bảo hiểm xã hội dựa trên các quyền hưởng nhận được qua các đóng góp dựa vào lao động thưởng cho những người đã ở trong hệ thống trong thời gian dài. Nếu trợ cấp và sự tiếp cận đến các dịch vụ xã hội được xác định bởi chứng cớ về sự cần thiết tài chính, thì người đã đóng góp sẽ thua những người, như dân nhập cư, mà rõ ràng là tồi hơn. Đối với ‘giai cấp lao động’ đang teo đi, việc này được cảm nhận như bất công. Như thế là mỉa mai rằng ở Vương Quốc Anh và nơi khác các chính phủ dân chủ xã hội đã là các chính phủ đẩy chính sách theo hướng đó.

Tại Vương Quốc Anh, sự chuyển sang đánh giá gia cảnh đã giúp làm tăng tốc sự phá vỡ các gia đình mở rộng thuộc giai cấp lao động, như nghiên cứu tiên phong của Dench, Gavron and Young (2006) về East End (khu phía đông) của London đã chứng tỏ. Dân di cư Bangladesh vừa đến, do là nghèo nhất, đã lên đầu hàng chờ xin nhà ở hội đồng, trong khi các gia đình giai cấp lao động bị đẩy xuống trong danh sách và đã buộc phải dọn đi xa để tìm thấy nhà ở rẻ hơn.

Người di cư cũng vô tình góp phần vào các vấn đề xã hội khác. Họ bị ghi thiếu trong các cuộc điều tra dân số, mà dẫn đến một số dân đáng kể bị tính thiếu trong các vùng mà họ tập trung, dẫn đến cấp tài chính thiếu từ chính phủ trung ương cho trường học, nhà ở và vân vân. Trong 2010, theo một số ước lượng, có thể đã có hơn 1 triệu người sống ‘bất hợp pháp’ ở Vương Quốc Anh.

Vì các cơ chế xếp hàng đã ngừng hoạt động, các nước đang tìm kiếm cách khác để quản lý di cư. Một số nước vận hành các sơ đồ phức tạp để chọn các nghề được cho là thiếu hụt. Cho đến 2010, Australia đã có 106 ‘nghề có nhu cầu’. Việc này đã thay đổi sang một danh sách ‘được định mục tiêu hơn’, được thiết kế để chú tâm vào chăm sóc sức khỏe, kỹ nghệ và khai mỏ. Các biện pháp như vậy không hoạt động tốt. Tại Vương Quốc Anh, visa Tier 1 được ban cho những người di cư được cho là có ‘các kỹ năng cao’ bị thiếu. Thế nhưng, trong 2010, chí ít 29 phần trăm của những người có visa Tier 1 đã được nhận diện như đang làm các việc làm không có kỹ năng (UKBA, 2010), một phần của quá trình ‘lãng phí-chất xám’.

Cũng đã khó hơn để có được tư cách công dân Anh. Trong 2009, làm theo một sơ đồ Australia, Vương Quốc Anh đã vạch ra các kế hoạch để làm cho những người di cư ‘có được’ một hộ chiếu bằng tích tụ các điểm, qua công việc tình nguyện, nói tiếng Anh, đóng thuế, có các kỹ năng hữu ích và sẵn sàng để sống ở các phần của đất nước nơi có một sự thiếu hụt được cảm nhận về các kỹ năng. Chuyển sang một hệ thống dựa trên các điểm, hơn là trao một quyền tự động về tư cách công dân cho bất cứ ai đã sống trong nước năm năm mà không có hồ sơ tội phạm, đã có nghĩa chính phủ có thể thay đổi các chướng ngại tùy ý. Một nguồn Bộ Nội Vụ (Home Office) đã nói, ‘Chúng tôi sẽ cứng rắn hơn về người nhập cư trở thành công dân. Sẽ không còn quyền tự động nữa, và mối liên kết giữa công việc và tư cách công dân thực sự đã bị vỡ’ (Hinsliff, 2009).

Việc này đang biến những người nhập cư thành các denizen vĩnh viễn, chuẩn bị sẵn sàng hơn cho precariat. Chính phủ Công đảng Anh cũng đang vạch ra một hệ thống dựa vào điểm cho những người di cư tạm thời, hạn chế các giấy phép lao động cho những người ngoài EU và làm một số nghề từ danh sách của các nghề được cho là có sự thiếu hụt. Trong 2010, chính phủ Liên hiệp mới đã thắt chặt quá trình thậm chí hơn nữa.

Tóm lại, bởi vì hệ thống xếp hàng cũ đã bị hủy bỏ, và bởi vì các chính phủ không thể hay không muốn đảo ngược các cải cách thị trường lao động họ đã lập ra, họ ngày càng tìm cách nâng các rào cản tiếp nhận, làm cho địa vị denizen của những người nhập cư bấp bênh hơn và cổ vũ hay bắt buộc họ rời đi khi không còn cần nữa. Việc này mở ra một số khả năng đáng sợ.

Người di cư như lao động rẻ trong các nước đang phát triển

“Lao động của bạn là vinh quang và đáng được coi trọng từ mọi xã hội.”
(Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, tháng Sáu 2010)

“Chết là cách duy nhất để xác nhận rằng chúng tôi đã từng sống. Có lẽ đối với các nhân viên Foxconn và các nhân viên như chúng tôi – chúng tôi những người được gọi là nongmingong (nông dân công), công nhân di cư nông thôn, ở Trung Quốc – việc dùng cái chết đơn giản là để chứng tỏ rằng chúng tôi đã từng sống chút nào, và rằng trong lúc chúng tôi đã sống, chúng tôi đã chỉ có nỗi thất vọng.”
(Blog công nhân Trung Quốc, sau vụ nhảy tự tử thứ mười hai ở Foxconn)

Chủ nghĩa tư bản dân tộc đã được xây dựng trên sự di cư nông thôn-đô thị, dẫn đầu bởi sự rời đi hàng loạt từ nông thôn Anh vào các xưởng và các nhà máy nhưng đã được lặp lại khắp thế giới theo các hình thức hơi khác. Trong các nền kinh tế đang công nghiệp hóa ngày nay, các chính phủ đã tạo thuận lợi cho sự di chuyển bằng việc dựng lên các khu chế xuất mà trong đó các quy định lao động được nới lỏng, sự mặc cả công đoàn bị hạn chế, các hợp đồng tạm thời là chuẩn và các khoản bao cấp được quăng cho các hãng. Câu chuyện đó được nhiều người biết. Cái ít được đánh giá đúng là sự di cư lớn nhất trong lịch sử được tổ chức thế nào để tăng tốc và tái cấu trúc chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã được xây dựng trên lao động di cư, đầu tiên ở cái được gọi là NIC (các nước đang công nghiệp hóa mới). Trong các năm 1980, tôi nhớ lại nhiều cuộc viếng thăm tới các khu chế xuất của Malaysia đến các nhà máy được vận hành bởi vài tên tuổi lớn của tư bản toàn cầu, như Motorola, Honda và Hewlett Packard. Đã không phải là một giai cấp vô sản được hình thành mà là một lực lượng lao động bấp bênh tạm thời. Hàng ngàn phụ nữ trẻ từ kampongs (các làng) đã được cho trọ trong các chung cư tiều tụy, làm việc trong các tuần dài lạ thường và rồi được kỳ vọng để rời đi sau vài năm, một khi sức khỏe và năng lực của họ đã giảm đi. Nhiều người đã rời đi với sức nhìn kém và đau lưng kinh niên. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã được xây dựng trên lưng họ.

Hệ thống đó vẫn hoạt động trong đợt gần đây nhất của các nền kinh tế thị trường mới nổi, như Bangladesh, Cambodia và Thái Lan. Nó bao gồm cả những người di cư quốc tế nữa. Như thế, ở Thái Lan, trong 2010, đã có 3 triệu người di cư, hầu hết không có giấy tờ, nhiều từ Myanmar (Burma). Tiếp sau những căng thẳng, chính phủ đã khởi động một sơ đồ đăng ký, lệnh cho những người di cư xin nước gốc của họ cấp cho họ hộ chiếu đặc biệt sao cho họ có thể lao động một cách hợp pháp và, về nguyên tắc, có sự tiếp cận đến trợ cấp và các dịch vụ nhà nước. Những người từ Myanmar đã không muốn quay lại đó, sợ rằng họ có thể không có khả năng rời đi lần nữa. Như thế hầu hết những người đã đăng ký đã từ Lào và Cambodia. Không đăng ký vào hạn chót đã có nghĩa là bắt giữ và trục xuất. Trong thực tiễn, việc này không mang tính hệ thống vì các công ty Thái đã phụ thuộc vào lao động di cư để làm các việc làm lương thấp và đã không muốn hàng triệu bị tống cổ đi. Nhưng, theo Human Rights Watch (2010), ngay cả các dân di cư hợp pháp chịu đựng những sự lạm dụng khủng khiếp, bị phó mặc cho các chủ, không được phép lập hay tham gia công đoàn, không được phép đi lại tự do, thường không được trả lương, dễ bị sa thái ngay và bị lạm dụng bởi các quan chức được cho là bảo vệ họ.

Đấy là những thực tế thị trường lao động trong các nền kinh tế thị trường mới nổi. Mặc dù các cuộc vận động và các cơ quan quốc tế đã có thể làm nhiều hơn để sửa lại chúng cho đúng, chúng sẽ tiếp tục. Tuy vậy, xác đáng nhất cho việc hiểu sự thành hình của precariat toàn cầu là các diễn tiến trong nền kinh tế mà nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhà nước Trung Quốc đã tạo hình một lực lượng lao động denizen không giống bất cứ gì đã từng được tạo ra. Nó có một dân cư ở tuổi lao động là 977 triệu, mà sẽ tăng lên 993 triệu vào 2015. Khoảng 200 triệu là những người di cư nông thôn được nhử vào các xưởng công nghiệp mới nơi các nhà thầu Trung Quốc và nước ngoài hoạt động như các trung gian của các công ty đa quốc gia từ khắp thế giới. Những người di cư này là động cơ của precariat toàn cầu, là các denizen trong chính nước họ. Bởi vì họ không có khả năng nhận được hộ khẩu giấy phép lưu trú, họ buộc phải sống và làm việc một cách bấp bênh, bị từ chối các quyền của dân đô thị bẩm sinh. Nhà nước cưỡi trên lưng cọp. Trong hai thập niên nó đã tạo thành lực lượng lao động linh hoạt này của những người di cư trẻ, đối xử với họ như có thể bỏ đi, được trợ cấp bởi các gia đình nông thôn của họ và được kỳ vọng để lượn về sau khi các năm hiệu quả nhất của họ đã qua đi. Đã có những sự tương tự lịch sử, nhưng chúng là nhỏ so với tính bao la của cái đã được làm ở Trung Quốc.

Sau cú sốc 2008, mà đã giáng xuống hàng xuất khẩu Trung Quốc, 25 triệu người di cư đã bị cắt bớt, tuy họ đã không xuất hiện trong thống kê thất nghiệp bởi vì, là ‘bất hợp pháp’ trong chính nước họ, họ đã không có sự tiếp cận nào đến trợ cấp thất nghiệp. Nhiều người đã trở về hàng của họ. Những người khác đã chấp nhận giảm lương và mất các trợ cấp nhà máy. Sự oán giận đã tích tụ; hàng ngàn cuộc biểu tình và đình công trong nước – hơn 120.000 trong một năm – được giữ không cho công chúng biết; sự căng thẳng đã sâu thêm.

Khi nền kinh tế đã phục hồi, nhà nước đã thử để cho một chút áp lực xì ra. Nó được ủng hộ trong khi một số cuộc đình công công khai đã xảy ra trong các nhà máy sở hữu nước ngoài, một sự thay đổi lập trường được nhiều nhà quan sát nước ngoài diễn giải như một điểm bước ngoặt. Đấy có thể là tư duy tự ru ngủ. Các vùng nông thôn vẫn chiếm 40 phần trăm lực lượng lao động Trung Quốc – 400 triệu người tiều tụy trong các điều kiện ảm đạm, nhiều người đợi để bị kéo vào precariat. Cho dù đã không có sự tăng nhanh nào về năng suất trong các xưởng công nghiệp đó, mà là không chắc có nhất, một cung lao động sẽ vẫn có đó trong nhiều năm. Vào thời gian sự dư thừa cạn đi và tiền lương tăng lên ở Trung Quốc và ở các nền kinh tế thị trường mới nổi khác ở châu Á, các tác động kéo xuống đối với tiền lương và các điều kiện lao động ở các xã hội tertiary (dịch vụ) giàu của ngày hôm nay, chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ, sẽ phải hoàn tất.

Một số nhà bình luận tin rằng cái chúng ta có thể gọi là ‘pha precariat’ của sự phát triển Trung Quốc đang đến một sự kết thúc bởi vì số người lao động trẻ, nhóm chính của các denizen tạm thời, đang giảm. Để đặt những sự khẳng định như vậy vào viễn cảnh, sẽ vẫn có hơn 200 triệu người Trung Quốc có tuổi từ 15 đến 29 trong 2020, và năm trong mỗi sáu người lao động nông thôn dưới tuổi 40 vẫn nói họ sẵn sàng để di cư vì các việc làm tạm thời đó.

Các điều kiện lao động di cư của Trung Quốc không phải là tình cờ. Các thương hiệu quốc tế đã chọn các sự thực hành mua hàng trái luân thường đạo lý, dẫn đến các điều kiện dưới chuẩn trong chuỗi cung của chúng. Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, nhận US$30 tỷ hàng hóa rẻ từ các chuỗi cung này hàng năm, mà đã giúp những người Mỹ sống vượt quá khả năng của họ. Các công ty khác đã có khả năng làm tràn ngập thị trường thế giới với các đồ dùng rẻ một cách nhân tạo của chúng. Các nhà thầu địa phương đã sử dụng các phương pháp lạm dụng bất hợp pháp để làm tăng sự hiệu quả ngắn hạn, gây ra những mối bất bình và phản kháng nơi làm việc. Các quan chức địa phương Trung Quốc, trong sự đồng lõa với ban quản lý doanh nghiệp, đã bỏ qua một cách có hệ thống các quyền của người lao động, dẫn đến cảnh khổ cực và những sự bất bình đẳng sâu hơn.

Bất chấp những căng thẳng tăng lên, hệ thống đăng ký hộ khẩu vẫn được duy trì. Hàng triệu cư dân đô thị vẫn là các denizen, thiếu quyền hưởng đối với trường học, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và trợ cấp nhà nước. Mặc dù chín năm đầu của việc học ở trường được cho là miễn phí cho tất cả, những người di cư bị buộc gửi con của họ vào các trường tư hay gửi chúng về quê. Bởi vì các khoản chi trả trường học hàng năm có thể tương đương với tiền công nhiều tuần, hàng triệu trẻ con của những người di cư ở lại nông thôn, hiếm khi thấy cha mẹ chúng.

Cải cách các quy tắc hộ khẩu đến chậm chạp. Trong 2009, thành phố Thượng hải đã tuyên bố rằng từ nay trở đi bảy năm làm việc trong thành phố sẽ trao quyền cho ai đó có một hộ khẩu, chừng nào họ đã đóng thuế và các khoản đóng góp an sinh xã hội. Tuy vậy, những người di cư thiếu hộ khẩu hầu hết có các hợp đồng không thỏa đáng và không đóng thuế hay đóng cho quỹ phúc lợi. Chỉ 3.000 trong số hàng triệu người nhập cư của Thượng hải đã kỳ vọng đủ tiêu chuẩn cho một hộ khẩu theo quy tắc mới.

Trong lúc đó, những người di cư duy trì một liên kết với miền quê bởi vì nó cung cấp sự an toàn nào đó, kể cả các quyền cho một nhà cửa vườn tược và để canh tác một mảnh đất nhỏ. Đấy là vì sao hàng triệu người lũ lượt ra khỏi các thành phố quanh Tết nguyên đán, quay về làng của họ để quây quần với người thân, để làm mới lại các mối quan hệ và để giữ gìn đất. Sự căng thẳng do là một công nhân trôi nổi đã được tóm tắt bởi một điều tra của Đại học Nhân dân (Trung Quốc) trong 2009, mà đã cho thấy rằng một phần ba của những người di cư trẻ đã mong muốn để xây dựng một căn nhà trong làng mình hơn là mua một căn trong một thành phố. Chỉ 7 phần trăm đã nhận diện mình như dân thành phố.

Địa vị denizen của những người di cư được củng cố bởi sự thực rằng họ không thể bán đất hay nhà của họ. Nơi nương tựa nông thôn của họ gây trở ngại cho họ để bén rễ trong các vùng đô thị và ngăn cản sự tăng năng suất và thu nhập nông thôn thông qua tập trung đất đai. Những người vùng nông thôn cung cấp một sự bao cấp cho lao động công nghiệp, làm cho có thể để giữ tiền công thấp dưới mức tồn tại, như thế làm cho các mặt hàng lạ lùng đó còn rẻ hơn cho những người tiêu dùng của thế giới. Cải cách đất đai đã dưới sự xem xét. Nhưng Đảng Cộng sản đã sợ các hậu quả. Rốt cuộc, khi khủng hoảng toàn cầu giáng xuống, hệ thống nông thôn đã hoạt động như một van an toàn, với hàng triệu người trở về quê.

Precariat Trung Quốc dễ là nhóm lớn nhất như vậy trên thế giới. Các thế hệ trước của các nhà khoa học xã hội đã có thể gọi họ là nửa-vô sản. Nhưng không có lý do nào để nghĩ họ đang trở thành những người vô sản. Thứ nhất, các việc làm ổn định phải đến và ở lại. Điều đó không chắc xảy ra và chắc chắn sẽ không đến trước khi những căng thẳng xã hội trở nên đáng sợ.

Trong khi các nhà chức trách đang tổ chức sự di cư hàng loạt, lực lượng lao động trôi nổi đã gây ra một mối đe dọa cho dân địa phương, tạo ra những căng thẳng sắc tộc rồi. Một thí dụ đã là việc chính phủ tổ chức chuyên chở những người Uighur Muslim, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ qua 3.000 dặm để lao động trong nhà máy đồ chơi Xuri ở Quảng Đông. Những người Uighur, đã trọ ở gần đa số người Hán, được trả thấp hơn những người Hán bị họ thay thế rất nhiều. Trong tháng Sáu 2009, trong các vụ náo loạn về sự được cho là hãm hiếp một phụ nữ địa phương, một đám đông người Hán đã giết hai người Uighur. Khi tin được chuyển đến tỉnh Tân Cương ở Tây-Bắc, quê hương của những người Uighur, các cuộc biểu tình đường phố đã nổ ra ở Urumqi, thủ phủ của tỉnh, dẫn đến nhiều người chết.

Sự cố nhà máy đồ chơi đã là một tia lửa. Hàng năm trời, chính phủ đã chuyển người từ các vùng thu nhập thấp đến các tỉnh phía đông giàu có được thả phao bởi sự tăng trưởng do xuất khẩu dẫn dắt. Hơn 200.000 người từ Tân Cương đã di chuyển trong chỉ một năm, ký các hợp đồng một đến ba năm trước khi du hành để sống trong các khu chung cư ẩm ướt tù túng của nhà máy. Họ đã đang tham gia vào một quá trình nhanh khác thường. Các bất động sản công nghiệp đã mọc lên hầu như một sớm một chiều. Nhà máy đồ chơi đó đã là một vườn cây ăn quả mới chỉ ba năm trước. Những người di cư đã là một cộng đồng lập tức. Một cách tượng trưng, một màn hình TV khổng lồ do Pepsi tài trợ được đặt trên nền của một cột tháp điện cao thế bên ngoài cổng nhà máy, nơi hàng trăm người đã tụ tập mỗi đêm để xem các phim kung fu sau ca của họ.

Xoa dịu một lực lượng lao động lưu động là khá khó. Nhưng quy mô của sự di chuyển đã nhất định gây nên căng thẳng. Như một công nhân người Hán đã nói với một nhà báo, ‘Họ càng nhiều, thì các mối quan hệ càng trở nên xấu’. Trong các cuộc náo loạn đó, những người Uighur đã cho rằng số người chết của họ đã bị ước lượng thấp và rằng cảnh sát đã không bảo vệ họ. Dẫu sự thật là gì, bạo lực đã là một kết cục hầu như không thể tránh được của sự di cư hàng loạt của những người lao động tạm thời ngang qua các nền văn hóa xa lạ.

Di cư nội bộ ở Trung Quốc là quá trình di cư lớn nhất mà thế giới đã từng biết. Nó là một phần của sự phát triển của một hệ thống thị trường lao động. Những người di cư đó đang có một tác động lên việc lao động được tổ chức và được đền bù thế nào trong mọi phần của thế giới.

Các chế độ xuất khẩu lao động đang nổi lên

Một nét đặc điểm ban đầu của toàn cầu hóa đã là vài nền kinh tế thị trường mới nổi, nhất là ở Trung Đông, đã trở thành các nam châm cho sự di cư từ các phần khác của thế giới. Trong 2010, 90 phần trăm của lực lượng lao động của các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã là người nước ngoài; ở Qatar và Kuwait, hơn 80 phần trăm; và ở Saudi Arabia, 50 phần trăm. Trong suy thoái, các nhà chức trách chỉ thị các hãng sa thải những người nước ngoài đầu tiên. Tại Bahrain, nơi những người nước ngoài giữ 80 phần trăm của các việc làm khu vực tư nhân, chính phủ đòi trả 200 dinar Bahraini (US$530) cho mỗi visa làm việc và 10 dinar một tháng cho mỗi nhân viên nước ngoài. Kể từ 2009, nó đã cho phép người nước ngoài bỏ chủ bảo trợ của họ, cho họ bốn tuần để tìm việc làm mới trước khi họ phải rời Bahrain.

Hình thức này của di cư đã lan rộng, như thế các nhóm từ các nước nghèo nhất có thể được tìm thấy đang lao động trong sự bất tiện và áp bức ở các nước trên cao hơn của phổ thu nhập. Trong quá trình, hàng triệu người di cư lao động như bất cứ gì, từ các vú nuôi và những người rửa bát đĩa đến công nhân bốc vác ở cảng, đang gửi tiền về các nước thu nhập thấp nhiều hơn viện trợ chính thức. Ngân hàng Thế giới đã ước lượng rằng các công nhân nước ngoài đã gửi US$328 tỷ từ các nước giàu hơn về các nước nghèo hơn trong 2008, gấp ba lần toàn bộ viện trợ của các nước OECD. Riêng Ấn Độ đã nhận US$52 tỷ từ kiều dân của nó.

Tuy vậy, một hiện tượng mới đã nổi lên, dưới hình thức của sự chuyển được tổ chức hàng loạt người lao động từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế thị trường Á châu khác. Về mặt lịch sử, loại thực hành này đã là một sự chảy nhỏ giọt, với các chính phủ và các công ty gửi vài người đi làm việc ở nước ngoài trong một thời gian ngắn. Trong đầu thời đại toàn cầu hóa, phần lớn đã là xuất khẩu có tổ chức của các hầu gái Filipina và những người lao động liên quan, thường với trói buộc cá nhân để đảm bảo sự trở về của họ. Ngày nay, 9 triệu Filipino làm việc ở nước ngoài, khoảng một phần mười dân số Philippines; kiều hối của họ chiếm 10 phần trăm của tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Các nước khác đã ghi chép.

Dẫn đầu bởi Trung Quốc, các chính phủ và các doanh nghiệp lớn của chúng đang tổ chức xuất khẩu một cách có hệ thống hàng trăm ngàn người lao động tạm thời của chúng. ‘Chế độ xuất khẩu lao động’ này đang giúp làm biến đổi thị trường lao động toàn cầu. Ấn Độ làm việc đó theo những cách khác. Kết quả là các đoàn quân lao công được huy động và chuyển quanh thế giới.

Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của sự kết hợp của các công ty nhà nước lớn của nó với sự tiếp cận đến vốn tài chính và một cung lao động khổng lồ cam chịu làm việc vì một thù lao rẻ mạt. Tại châu Phi, Trung Quốc đang vận hành một biến thể của Kế hoạch Marshall, được Hoa Kỳ chấp nhận để giúp Tây Âu phục hồi từ sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Bắc Kinh cung cấp các khoản vay chi phí thấp cho các chính phủ Phi châu để xây dựng cơ sở hạ tầng cần cho các nhà máy Trung Quốc. Rồi nó nhập khẩu các công nhân Trung Quốc để làm phần lớn công việc.

Trung Quốc đang thắng các hợp đồng ở nơi khác nữa, sử dụng công nhân riêng của nó để tiến hành các công việc xây dựng các nhà máy điện, các nhà máy, đường sắt, đường bộ, các tuyến metro, các trung tâm hội nghị và các sân vận động. Vào cuối 2008, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, 740.000 người Trung Quốc đã được thuê làm việc ở nước ngoài một cách chính thức, trong các nước đa dạng như Angola, Indonesia, Iran và Uzbekistan. Con số đang tăng. Các nhà quản lý dự án Trung Quốc báo cáo họ thích các công nhân Trung Quốc bởi vì quản lý họ dễ hơn, theo Diao Chunhe, giám đốc Hội Nhà thầu Quốc tế Trung Quốc. Có lẽ làm hoảng sợ là một từ hay hơn từ quản lý.

Các nhà môi giới lao động Trung Quốc cũng đang phát đạt. Tiếp theo một thỏa thuận năm 2007 giữa chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản, số đông các lao động trẻ Trung Quốc đã bị xui khiến để trả cho các nhà môi giới các khoản phí lớn và, một khi đã được chở sang Nhật Bản, buộc phải bảo đảm các khoản trả thêm khi họ bắt đầu có thu nhập. Bị nhử bởi lời hứa về ‘học’ các kỹ năng về một sơ đồ đã được chính phủ họ thông qua, những người di cư bị trói buộc đang lao công trong tình trạng nô lệ thực sự trong chế biến thực phẩm, xây dựng, và các hãng sản xuất quần áo và điện mà trong đó họ được tập trung (Tabuchi, 2010). Họ buộc phải làm việc tuần làm việc dài vì đồng lương dưới tối thiểu trong một nước nơi sự hiện diện của họ bị oán giận và nơi họ không thể mong chờ sự ủng hộ chế định nào khi đối mặt với sự coi thường các quy định.

Nhiều người bị cô lập, ở các vùng xa xôi, sống trong các chung cư công ty, bị cấm đi xa nơi làm việc của họ, không có khả năng nói tiếng Nhật. Cái bẫy lao động trói buộc có nghĩa là họ sợ bị tống về nước trước khi họ kiếm đủ tiền để trả nợ của họ cho các nhà môi giới, tương đương với hơn một năm lương. Trừ phi họ có thể trả, họ bị rủi ro mất một sở hữu của họ, nhà của họ ở Trung Quốc, thường được thế chấp trước khi họ cắn mồi. Mặc dù một số người có thể có được các kỹ năng, hầu hết là trong precariat toàn cầu, một nguồn lao động bấp bênh mà hoạt động như một cái đòn bẩy để hạ các tiêu chuẩn cho những người khác.

Nhật Bản không phải là trường hợp cô độc. Trong tất cả các nơi, do địa vị mẫu mực của nó cho các nhà dân chủ xã hội, Thụy Điển đã thấy mình là trung tâm của sự chú ý phê phán vào giữa-2010 khi được tiết lộ rằng hàng ngàn người nhập cư Trung Quốc, Việt Nam và Bangladesh đã được đưa vào, nhiều người với visa du lịch, để lao động trong các rừng miền bắc Thụy Điển hái các quả dại như dâu mâm xôi, việt quất và dâu lingon cho việc sử dụng trong mỹ phẩm, các loại syrup dược và các thực phẩm bổ sung. Tiền công và các điều kiện làm việc cho những người hái là khét tiếng xấu, và các hãng đã sử dụng các nhà thầu để đưa en masse (hàng loạt) những người Á châu vào. Đã lộ ra rằng họ đã bị nhồi nhét vào các chỗ ở bẩn thỉu thiếu vệ sinh cơ bản, không có quần áo ấm hay chăn cho các điều kiện đêm giá lạnh. Khi một số thậm chí đã không được trả tiền công, họ đã phải viện đến việc khóa các sếp lại, kéo sự chú ý đến cảnh ngộ của họ.

Bộ Di trú Thụy Điển đã thú nhận rằng nó đã cấp giấy phép lao động cho 4.000 người Á châu nhưng đã nói nó không thể theo dõi sự lạm dụng bởi vì nó không có thẩm quyền làm vậy. Nghiệp đoàn Công nhân Thành phố, Kommunal, đã được trao quyền để tổ chức những người hái nhưng đã thú nhận rằng nó đã không thể đạt thỏa thuận với các công ty bởi vì các đại lý tuyển nhân viên đã ở châu Á. Chính phủ đã có quan điểm tương tự (Saltmarsh, 2010). Một người phát ngôn cho bộ di trú đã xác nhận, ‘Là khó cho chính phủ để hành động đối với các hợp đồng được ký ở nước ngoài’. Hay đã có phải là trường hợp về những người Thụy Điển trung lưu muốn các quả dâu của họ?

Đấy là các cuộc cãi cọ nhỏ trong một bức tranh lớn hơn. Chế độ xuất khẩu lao động đã có thể là một sự báo hiệu về hệ thống lao động toàn cầu sẽ đến. Nó dẫn đến các cuộc biểu tình và bạo lực chống lại các công nhân Trung Quốc và các nỗ lực của các nước như Việt nam và Ấn Độ nhằm cải cách các luật lao động để hạn chế số công nhân Trung Quốc và là khó để phủ nhận rằng những người Trung Quốc đang lấy các việc làm từ những người địa phương, ở lại sau thời kỳ hợp đồng và cô lập mình trong các khu biệt lập, giống như các cộng đồng lính Mỹ quanh thế giới.

Mặc dù Việt nam cấm nhập khẩu các công nhân không có kỹ năng và đòi hỏi các nhà thầu nước ngoài thuê người Việt Nam cho các dự án xây lắp công trình, 35.000 công nhân Trung Quốc đang ở trong nước. Nhiều người đã bị nhồi vào các khu chung cư bẩn thỉu giống như tu viện nơi các hãng Trung Quốc trúng các hợp đồng chính phủ (Wong, 2009), bỏ qua các quy định bằng đưa hối lộ. Có toàn bộ các làng được chiếm bởi những người nhập cư Trung Quốc. Trong một công trường ở cảng Hải Phòng, một phố Tàu đã mọc lên, với các khu nhà ở, các tiệm ăn, các hiệu xoa bóp và vân vân. Một nhà quản lý lắp đặt đã tổng kết, ‘tôi đã được cử đến đây, và tôi đang thực hiện nghĩa vụ yêu nước của mình’. Các công nhân Trung Quốc bị tách riêng theo các nhóm nghề nghiệp, như các thợ hàn, các thợ điện và những người điều khiển cần cẩu. Một câu thơ trên cửa của một khu cung cư ghi, ‘Chúng ta tất cả là những người trôi nổi quanh thế giới. Chúng ta gặp nhau, nhưng chẳng bao giờ thực sự biết nhau’. Người ta chắc chắn không thể hình dung nổi một thông điệp chua cay hơn từ precariat toàn cầu.

Sự giận dữ đã trào lên trong 2009 khi chính phủ Việt Nam trao một hợp đồng cho Công ty Nhôm Trung Quốc để khai mỏ bauxite, sử dụng công nhân Trung Quốc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thần tượng của Chiến tranh Việt Nam ở tuổi 98, đã gửi ba thư ngỏ cho các lãnh đạo đảng để phản đối sự hiện diện tăng lên của người Trung Quốc. Đáp lại tình trạng náo động, chính phủ đã bắt giam các nhà bất đồng chính kiến, đóng cửa các blog phê phán và đã lệnh cho các báo ngừng tường thuật về việc sử dụng lao động Trung Quốc. Nó cũng đã làm một trò diễn về thiết chặt visa và các đòi hỏi giấy phép làm việc và một cử chỉ dân túy, trục xuất 182 công nhân khỏi một nhà máy xi măng. Tuy vậy, nó đã không thể quá to tiếng, vì nó cũng đã xây dựng một chế độ xuất khẩu lao động. Với 86 triệu dân, khả năng của nó để làm vậy là lớn. Có rồi một nửa triệu người Việt nam đang làm việc ở nước ngoài trong mười bốn nước, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Khi Lào thắng thầu để làm chủ nhà SEA Games, Trung Quốc đã đề nghị xây dựng một ‘khu nhà bể bơi’ bên ngoài thủ đô Vientiane để đổi lấy việc thuê 50 năm trên 1.600 hectar đất loại một, nơi Công ty Đầu tư Hải ngoại Khu Công nghiệp Suzhou của Trung Quốc đã muốn xây dựng các nhà máy. Các cuộc biểu tình đã nổ ra khi được biết rằng công ty mang vào 3.000 lao công Trung Quốc để làm công việc xây dựng. Đất thuê sau đó đã bị cắt xuống còn 200 hectar. Nhưng cái nêm đã được chêm vào.

Có một yếu tố nham hiểm hơn trong chế độ xuất khẩu lao động này. Trung Quốc có số tù nhân lớn nhất thế giới, được ước lượng quanh 1,6 triệu trong 2009. Chính phủ cho phép các hãng sử dụng tù nhân như lao động trên các dự án hạ tầng cơ sở khắp châu Phi và châu Á, như được minh họa bằng thí dụ bởi việc sử dụng hàng ngàn người bị kết án tù ở Sri Lanka (Chellaney, 2010). Trung Quốc đã tự xác lập mình như nhà xây dựng đập hàng đầu thế giới, và lực lượng lao động precariat đặc biệt của nó đã là một phần của nỗ lực đó. Những người bị kết án tù được thả vì đã hứa cho các dự án như vậy và được dùng như các lao công ngắn hạn, mà không có bất cứ triển vọng ‘sự nghiệp’ nào. Trong lúc họ làm giảm các cơ hội việc làm của dân địa phương, không nghi ngờ gì họ ‘dễ quản lý hơn’.

Trung Quốc đang chuyển chế độ xuất khẩu lao động của nó vào Châu Âu. Do hậu quả của khủng hoảng tài chính, nó đã tận dụng các khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ của nó để mua các tài sản có giá bị ấn xuống ở ven rìa Châu Âu, tập trung vào các cảng ở Hy Lạp, Ý và nơi khác, và cung cấp hàng tỷ dollar cho các dự án hạ tầng cơ sở công cộng sử dụng các hãng và các công nhân Trung Quốc. Trong 2009, Trung Quốc đã đánh bại các hãng Âu châu khi thắng thầu để xây dựng một đường cao tốc ở Ba Lan sử dụng công nhân Trung Quốc và trợ cấp Âu châu.

Ấn Độ cũng đang di chuyển vào hội. Hơn 5 triệu người Ấn Độn đang làm việc ở nước ngoài, 90 phần trăm số họ ở vùng Vịnh Persia. Năm 2010, chính phủ Ấn Độ đã công bố các kế hoạch cho một ‘quỹ trở về và tái định cư’ dựa trên đóng góp cho những người lao động ở nước ngoài mà sẽ cung cấp trợ cấp khi họ về nước. Nó cũng đã lập một Quỹ Phúc Lợi Cộng đồng Ấn Độ để cung cấp sự trợ giúp khẩn cấp cho những người lao động ‘bị đau khổ’ trong mười bảy nước. Đây là một hệ thống an sinh xã hội song song, một tiền lệ nguy hiểm. Quỹ hỗ trợ các đối sách phúc lợi, kể cả thực phẩm, chỗ ở, sự trợ giúp hồi hương và sự trợ cấp. Các công nhân này không phải giữa những người nhèo nhất của Ấn Độ, cho dù họ bị bóc lột và áp bức. Sơ đồ là một sự bao cấp cho những người lao động dám mạo hiểm và cho các nước thuê họ. Nó làm giảm các áp lực lên các chính phủ để cung cấp cho những người di cư an sinh xã hội trong khi làm cho rẻ hơn cho các hãng để sử dụng lao động Ấn Độ. Các hậu quá sẽ là gì nếu nhiều nước noi gương Ấn Độ?

Ấn Độ đã đàm phán các thỏa thuận an sinh xã hội với Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà lan, và trong các cuộc thương thuyết với các quốc gia khác có lực lượng lao động Ấn Độ nhập cư lớn. Các thỏa thuận phủ các thực hành tuyển dụng, các điều kiện về việc làm và phúc lợi đã đạt được với Malaysia, Bahrain và Qatar. Đây là một phần của quá trình lao động toàn cầu. Nó có vẻ đầy rủi ro đạo đức và trái đạo đức.

Hàng triệu người di cư bị kéo vào các chế độ xuất khẩu lao động là một phần của chính sách đối ngoại và thương mại. Họ hạ thấp các chi phí sản xuất và tạo thuận lợi cho dòng vốn vào các nước gửi, dưới dạng kiều hối. Họ là một nguồn lao động cực kỳ rẻ, mà hoạt động giống một precariat khổng lồ và dồn các thị trường lao động của nước chủ nhà theo các hướng tương tự. Nếu nó đã thấy ở Việt Nam, Uganda, Lào, Thụy Điển và nơi khác, chúng ta phải nhận ra chúng ta đang thấy một hiện tượng toàn cầu mà quả thực tăng rất nhanh. Các chế độ xuất khẩu lao động đang tận dụng tối đa các điều kiện lao động ở các nước tiếp nhận. Những người di cư được dùng để nêu bật sự tăng trưởng của precariat toàn cầu.

Các suy ngẫm kết luận

Những người di cư là bộ binh nhẹ của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Số lượng to lớn ganh đua với nhau vì việc làm. Hầu hết phải chịu đựng các hợp đồng ngắn hạn, với tiền công thấp và ít trợ cấp. Quá trình có hệ thống, chứ không phải tình cờ. Thế giới đang trở nên đầy denizen.

Sự phổ biến của nhà nước quốc gia đã làm cho ‘sự thuộc về một cộng đồng mà trong đó người ta sinh ra không còn là một việc tất nhiên và sự không thuộc về không còn là một vấn đề lựa chọn’ (Arendt, [1951] 1986: 286). Những người di cư hôm nay hiếm khi là vô quốc gia theo một nghĩa de jure (về pháp lý); họ không bị đuổi khỏi nhân loại. Nhưng họ thiếu an ninh và cơ hội cho tư cách thành viên của các nước nơi họ chuyển tới. Họ ‘bị tước tư cách công dân (de-citizenised)’, là các denizen de facto (về thực tế), ngay cả trong chính nước họ, như ở Trung Quốc.

Nhiều người di cư là ‘các vị khách hầu như không được tha thứ’ (Gibney, 2009: 3). Một số nhà quan sát (như Soysal, 1994) tin rằng các khác biệt của các công dân và không-công dân đã tàn đi, do các chuẩn quyền con người hậu-quốc gia. Nhưng nhiều người hơn thấy một lỗ hổng tăng lên giữa các quyền hưởng hợp pháp hình thức và các thực hành xã hội (thí dụ, Zolberg, 1995). Cái chúng ta có thể nói là, trong một hệ thống mở linh hoạt, cần đến hai meta-an-ninh cho việc thực hiện các quyền – an ninh thu nhập cơ bản và an ninh Lên tiếng. Các denizen thiếu sự Lên tiếng. Trừ khi tuyệt vọng, họ cúi đầu, hy vọng không bị để ý khi họ tiếp cục công việc mưu sinh hàng ngày của họ. Các công dân có sự an ninh vô giá về không bị trục xuất hay lưu đày, mặc dù đã có những sơ xuất đáng lo thậm chí ở đó. Họ có thể vào và ra khỏi nước họ; các denizen chẳng bao giờ chắc chắn.

Sự kết hợp của một precariat gồm những người di cư, một hệ thống trợ giúp xã hội dựa trên thuế và một hệ thống thuế, thu chủ yếu từ những người quanh thu nhập trung vị, làm nổi bật sự thù địch đối với những người di cư và ‘những người nước ngoài’. Cấu trúc mà để những người đóng thuế cảm thấy họ đang chi trả các hóa đơn cho những người di cư nghèo có nghĩa  các sự căng thẳng không thể bị gạt bỏ như định kiến chủng tộc. Chúng phản ánh sự từ bỏ chủ nghĩa phổ quát và sự đoàn kết xã hội.

Những căng thẳng đang tăng. Theo một thăm dò dư luận 2009 ở sáu nước Âu châu và Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh đã thù địch nhất đối với những người di cư, với gần 60 phần trăm tin họ đã lấy việc làm khỏi dân bẩm sinh. Con số này được so sánh với 42 phần trăm những người Mỹ, 38 phần trăm những người Tây ban nha, 23 phần trăm những Ý và 18 phần trăm những người Pháp. Tại Hà Lan một đa số tin những người di cư đã làm tăng tội phạm. Vương Quốc Anh đã có phần cao nhất (44 phần trăm) của người dân nói rằng dân di cư hợp pháp phải không có một quyền ngang nhau đến trợ cấp, tiếp theo là Đức, Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan và Pháp. Các thăm dò trong 2010 đã cho thấy một tập tồi đi của các thái độ ở mọi nơi.

Trong các nước OECD giàu có, sự di cư dính đến một bẫy precarity đặc biệt. Tiền lương thực tế và các việc làm với tiềm năng sự nghiệp đang giảm sút, gây ra một hiệu ứng thất vọng địa vị. Những người trở thành thất nghiệp đối mặt triển vọng về các việc làm tiền lương thấp hơn và ít nội dung nghề nghiệp hơn. Là không công bằng để phê phán họ vì sự oán giận điều này hay miễn cưỡng để mất hy vọng vào các kỹ năng kiếm được lâu và các mong đợi. Trong lúc đó, những người di cư đến từ các nơi họ đã có thu nhập và mong đợi thấp hơn, khiến họ sẵn sàng hơn để chấp nhận các việc làm một phần thời gian, ngắn hạn và hạn chế về nghề nghiệp. Các chính trị gia chơi lá bài dân túy, đổ lỗi kết cục cho sự lười biếng của những người địa phương, bằng cách ấy biện minh cả cho sự kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn và cho sự cắt trợ cấp lớn hơn đối với những người thất nghiệp. Việc này biến hai nhóm thành quỷ, đó là việc sẽ làm vừa lòng giai cấp trung lưu, phô bày các nhà vị lợi hiện đại vào lúc cơ hội chủ nghĩa nhất của họ. Không phải ‘sự lười biếng’ hay sự di cư là sai lầm; nó là bản chất của thị trường lao động linh hoạt.

Thay vào đó, trong đàm luận công khai những người di cư ngày càng được phô bày như ‘bẩn thỉu, nguy hiểm và ghê tởm’. Họ ‘mang vào’ bệnh tật và các thói quen xa lạ, là một mối đe dọa đối với ‘việc làm và cách sống của chúng ta’, là ‘các nạn nhân bị suy đồi’, các gái điếm hay các cảnh tượng buồn của nhân loại được buôn lậu vào. Kết cục của những thái độ thô lỗ này là nhiều cảnh binh bảo vệ biên giới hơn và các điều kiện khó khăn hơn cho sự đi vào. Chúng ta thấy cái sau trong các hệ thống điểm và các bài kiểm tra tư cách công dân có tính trẻ con được chấp nhận trong một số nước. Các nét dị thường của vài người được phô bày như các xu hướng bình thường mà để chống lại chúng nhà nước phải hết sức phòng ngừa. Những người di cư ngày càng bị cho là có tội cho đến khi họ có thể chứng minh mình là vô tội.

Ở phía sau, cái đã xảy ra là một sự làm trầm trọng thêm của tính thù nghịch được thổi bùng lên bởi các chính trị gia dân túy và các nỗi sợ rằng Đại Suy thoái đang trở thành sự suy sụt dài hạn. Chúng ta sẽ quay lại điều đó một khi chúng ta xem xét một khía cạnh khác của precariat, việc nó mất sự kiểm soát thời gian.

– – – – –

MỤC LỤC 

Chương mở đầu:  Lời giới thiệu – Lời nói đầu  Danh mục chữ viết tắt 

Chương 1.  Precariat 

Chương 2.  Vì sao Precariat đang Tăng?

Chương 3.  Ai gia nhập Precariat?

Chương 4.  Những người Di cư: Các nạn nhân, kẻ xấu hay người hùng?

Chương 5.  Lao động, Công việc và sự Thúc ép Thời gian

Chương 6.  Một nền Chính trị Địa ngục

Chương 7.  Một nền Chính trị Thiên đường

Phụ chương a:  Tài liệu tham khảo

Phụ chương b:  Index

Bình Luận từ Facebook