Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Quân đội Việt Nam cần phải cải tổ

Shephard Media

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Vũ Thạch

2-8-2017

Hải quân Việt Nam. Ảnh: Shephard Media

[Quân đội] Việt Nam phải bắt đầu nghiêm chỉnh tiến trình hiện đại hóa và cải tổ cơ cấu nếu muốn cầm cự được trước sự kiểm soát Biển Hoa Nam (Biển Đông) ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về việc này, báo Shephard đã tham khảo một loạt chuyên gia quốc tế xem họ có những đề nghị gì.

Nói cho công bằng thì nhiều nguồn dữ kiện cho thấy quân đội Việt Nam có liên tục hiện đại hóa từ năm 1975, tuy có những giai đoạn xao lãng.

Trung Cộng đối đầu trước ba trận tuyến ở Á châu

Vũ Ngọc Yên

9-8-2017

Đối đầu giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc ở Doklam. Ảnh: internet

Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lương chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hãn và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước hồi giaó (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea-Ukrainian vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukrainian (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.

Cuộc trò chuyện với chủ cho thuê xe chở Trịnh Xuân Thanh từ Berline sang Praha

Nguyễn Thi

9-8-2017

Hiếu Bùi, chủ cơ sở Hiếu Bùi Travel. Nguồn: Bùi Quang Hiếu

Trong bữa ăn sáng, đang tào lao chuyện trên trời dưới biển, đột nhiên người bạn ghé tai nói nhỏ: Xe chở Trịnh Xuân Thanh (TXT) từ Đức về đây là xe của Hiếu Bùi. An ninh Đức đã cẩu xe về bên họ rồi!

Trong mấy ngày gần đây, vụ TXT đang là một chủ đề nóng bỏng, đi đâu cũng nghe nhiều người bàn tán, từ thế giới mênh mông trên mạng, các cuộc gặp gỡ bạn bè, cho đến bữa cơm gia đình. Người ta hóng từng chi tiết mới. Tin “xe của Hiếu Bùi” có tính kích thích khá mạnh đổi với dân làm báo cộng đồng tại CH Séc.

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Cấm xe máy ở các thành phố lớn: Loay hoay tìm giải pháp thay thế

Kiều Phong

9-8-2017

Kẹt xe ở Sài Gòn. Ảnh: internet

Để cai ma túy cho một con nghiện ma túy, ngày nay người ta áp dụng phương pháp cho con nghiện hút hoặc uống một thứ thuốc khác có mùi vị tương đối giống nhưng không gây hiệu quả gì đáng kể. Đây là biện pháp thay thế, để xóa đi một tật xấu nào đó thì người ta sử dụng biện pháp thay thế cho đối tượng, sau đó từ từ cai hẳn. Để giảm thiểu rồi tiến tới xóa bỏ xe máy ở Hà Nội và TP.HCM, cũng cần phải có một biện pháp thay thế khả dĩ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Một nghi vấn cần làm rõ

Bùi Tín

9-8-2017

Tác giả đặt câu hỏi: Liệu có phải ông Trịnh Xuân Thanh bị đầu độc?

Về vấn đề Trịnh Xuân Thanh tôi đã có mấy bài nhận xét và bình luận. Đêm qua ngẫm nghĩ lại, bỗng có thêm một hoài nghi mà tôi thấy có cơ sở, xin mạnh dạn trình làng, mong mọi việc sẽ sáng tỏ, minh bạch, sẽ có lợi cho bản thân Trịnh Xuân Thanh, cho gia đình anh ta, cho toàn xã hội đang cần sống trong an bình, đang muốn biết đâu là sự thật, sự thật đúng là thật, không bị che giấu, méo mó.

So sánh tất cả các bức ảnh Trịnh Xuân Thanh từ khi ở trong nước đến khi ở nước ngoài với bức ảnh do chế độ đạo diễn để trình diện trong cuộc họp báo ở Hà Nội đầu tháng 8 vừa qua, tôi thấy có nhiều điều khác thường. Vẻ mặt Thanh có vẻ rầu rĩ, lo sợ, thất thần. Tất cả các ảnh trước đều thấy Thanh thảnh thơi, tươi tỉnh, thông minh, sáng sủa, tự tin, vui vẻ. Một Trịnh Xuân Thanh khác hẳn.

Quân đội làm kinh tế: lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn

Phạm Đình Trọng

9-8-2017

Quân đội cố giành chức năng làm kinh tế cho thấy thống lĩnh quân đội hiện nay chỉ là mấy ông tướng nông dân, những người chỉ có tầm nhìn quá hạn hẹp, không vượt ra khỏi mảnh ruộng manh mún, riêng tư của gia đình mình. Những ông tướng nắm sức mạnh quân sự của đất nước, bảo đảm lợi ích của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích của nhân dân là được sinh sống trên đất nước bình yên, là thế đứng của dân tộc Việt Nam trước thế giới. Ở tầm quốc gia lớn lao như vậy nhưng những ông tướng nông dân cố níu giữ chức năng quân đội làm kinh tế là đã đặt lợi ích cục bộ của nhóm quyền lực nhà binh lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lơi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi. 

“Đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”

Tuấn Khanh

9-8-2017

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm Mỹ. Ảnh: ANTĐ

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.

Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Công an Hà Nội muốn khơi lại biến cố Đồng Tâm để làm gì?

Nguyễn Đăng Quang

9-8-2017

Anh Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình. Ảnh: internet

Tin từ Đồng Tâm cho biết: Lúc 11 giờ sáng hôm ngày 8/8/2017, có 3 nhân viên công lực của Tp. Hà Nội, gồm một Công an xã Đồng Tâm, một Công an huyện Mỹ Đức và mộ Công an Tp. Hà Nội, thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự số 7, phố Thiền Quang đến nhà riêng ông Lê Đình Công, trưởng thôn Hoành xã Đồng Tâm, đưa giấy triệu tập của CAHN cho ông Công, yêu cầu đương sự có mặt tại 7, phố Thiền Quang để làm việc về “hành vi gây rối trật tự công cộng” xảy ra trên xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội (nhưng không nói rõ vụ việc này xảy ra khi nào?).

Đối trị nhà cầm quyền Việt Nam, làm sao khỏi hại đến dân?

Thục Quyên

8-8-2017

Sau lời phát biểu của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng: “Tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 2/8 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức” thì ngày hôm sau, 04/08 chính ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã mạnh mẽ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không dung thứ, và không thể dung thứ.”

Trong cơn sốt “Trịnh xuân Thanh” hiện nay, một cái tựa bài mà không có tên nhân vật này có lẽ chẳng hấp dẫn được số đông. Nhưng sự lương thiện bắt buộc người viết không được gợi sự hiểu lầm làm mất thì giờ người đọc, vì tuy có dính líu tới vụ ông Trịnh xuân Thanh, bài này sẽ chẳng có tình tiết éo le gì về số phận ông ta, mà cũng chẳng đóng góp thêm cho cái mà nhiều tờ báo Đức gọi là Thriller (từ tiếng Anh), một câu chuyện giật gân, một vở kịch hồi hộp, ly kỳ.

Vụ xử 14 cựu cán bộ hôm nay, không liên quan gì đến vụ Đồng Tâm

8-8-2017

Hôm nay TAND huyện Mỹ Đức, Hà Nội xét xử 14 cựu cán bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức, sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức. Nhưng người dân xã Đồng Tâm cho rằng, vụ xét xử này không liên quan đến vụ tranh chấp đất của người dân Đồng Tâm, dẫn đến cuộc khủng hoảng giữa người dân với chính quyền, diễn ra hồi tháng Tư.

TS Nguyễn Quang A nói rằng, dù vụ xử này không liên quan tới vụ khủng hoảng ở Đồng Tâm, “nhưng sẽ được báo chí vống lên là một phần của vụ Đồng Tâm để lót đường cho vụ khủng bố bà con Đồng Tâm. Nếu là vụ liên quan đến Đồng Tâm thì phải đưa kẻ đã ký quyết định bắt cụ Kình và ba-bốn người ở Đồng Tâm, cũng như mấy kẻ đã ra tay hành hung cụ Kình ra tòa xét xử; đưa bọn nào lấp liếm nói đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn ra công khai bắt chúng đưa ra bằng chứng, nếu không đưa được bằng chứng thì đưa ra tòa“.

Vài suy ngẫm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Tiến Dân

8-8-2017

Cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và “con dê” Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

1- Đối với Nhân dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn, tội lỗi ngập đầu

– Thứ nhất, băng đảng của y, luôn dùng dùi cui – súng đạn và nhà tù, để cưỡng bức Nhân dân phải chịu sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Nguyên tắc ấy, không có ngoại lệ. Ngay cả đồng đảng, cũng không được miễn trừ. Bởi thế, mọi việc y làm, đều phải nhất nhất tuân theo “đúng quy trình” của băng đảng. Làm theo đúng những gì mà cái Đảng “quang vinh và sáng suốt” của y chỉ bảo: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã thua lỗ và mất trắng hàng tỷ USD của Ngân khố Quốc gia. Sự thật tồi tệ ấy, nếu được bạch hóa: Huyền thoại “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, sẽ tan như bong bóng xà phòng. Vì thế, Đảng phải chạy làng và Đảng cần một “con dê, để tế thần”. Đảng đã chấm y, để “chọn mặt – gửi vàng”. Đen cho Đảng, y không chịu và nhanh chân, chuồn mất. Y ra đi, để lại bao nỗi nhục nhã – ê chề, cho Đảng trưởng.

Kế sách thoát hiểm sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức

Nguyễn Đăng Hưng

8-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (TXT) tại Đức là một sai lầm lớn, làm tổn thương bang giao quốc tế của Việt Nam, đặc biệt mối bang giao với cường quốc Đức và Liên hiệp châu Âu, một thị trường lớn, một đại lục có tiềm năng kinh tế và quân sự hàng đầu trong thời điểm Việt Nam đang bị Trung Cộng uy hiếp, cướp mất quyền lợi chính đáng của mình ở Biển Đông. Trong tình thế chông chênh bị cô lập, hơn bao giờ hết Việt Nam cần có bạn bè có khả năng ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền lợi quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế.

Không có cách gì khác, phải nhanh chóng chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại, phục hồi nguyên trạng!

Các giải pháp công trình thủy lợi chống ngập úng TP HCM là bảo vệ khu vực giàu, đẩy ngập úng đến khu vực nghèo

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

1- Quyền lực và ý chí chinh phục thiên nhiên:

Tp. HCM không có LŨ, LỤT, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Thành phố chỉ có NGẬP ÚNG, gây phiền toái mà thôi. Nước cống rãnh, phân, rác các loại thực sự đã làm ướt bẩn chân người dân. Trước Đổi Mới (năm 1986) ngập úng ít xẩy ra, kể cả sau những cơn mưa lớn. Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây, theo đà với sự phát triển bùng nổ của Tp. HCM, ngập úng ngày càng gia tăng gây bức xúc thường xuyên cho dân.

“Dòng sông bên lở bên bồi” và “Nước chảy chỗ trũng” là hai qui luật khoa học được phát hiện không tốn 1 xu

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

Sạt lở bờ sông ở An Giang ngày 22/4, nhấn chìm 14 căn nhà. Ảnh: Thiên Nhiên.

Tuần vừa qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cho chúng ta ăn no đủ những thông tin về sạt lở đất bở sông, bờ biển. Cũng đúng là còn nhiều nhà khoa học thường “tô hồng” cho những hô hào hay cao hứng của các lãnh đạo.

Bao nhiêu năm nay rất nhiều quy hoạch tổng thể/ chiến lược này, nọ, kia; cho cả nước, cho vùng, cho khu vực, cho địa phương (cho giai đoạn 5, 10, 15 và 20 năm) đã sử dụng khá nhiều nguồn lực trong và ngoài nước (thuế của dân), làm xong rồi cất ngăn kéo.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Việc công bố kết luận thanh tra còn chậm đến bao giờ, thưa Tổng Bí thư và Thủ tướng (kỳ 22)

Nguyễn Văn Tung

7-8-2017

Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà. Nguồn: internet

Ngày 31/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì kỳ họp 12 của Ban Phòng chống tham nhũng Trung ương. Tại hội nghị này, Ban Phòng chống tham nhũng trung ương đã xác định danh sách 11 đại án cần tập trung xử lý trong năm 2017 (9 đại dự án thua lỗ lớn, dự án Mobifone mua AVG, cổ phần hóa cảng Quy Nhơn). Đặc biệt, Tổng Bí Thư đã chỉ đạo chỉ đạo khẩn trương kết luận thanh tra, làm rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

1- Giá trị thật của thương vụ Mobifone mua AVG:

Vào cuối tháng 12 năm 2015, Mobifone đã bỏ ra 8.900 tỷ đồng (gần 400 triệu USD) để mua lại 95% cổ phần của công ty AVG.

Thật đáng xấu hổ!

Tương Lai

7-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: Getty Images/ internet

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10

Xấu hổ vì cái gì, tại sao mà xấu hổ?

Xấu hổ vì “một sự bội ước lòng tin vô cùng lớn”. Đó là lời của Schaefer, người phát ngôn của Bộ Ngọại giao Cộng hòa Liên bang Đức trong thông cáo về “việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có”.

Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Những câu hỏi xoay quanh vụ Trịnh Xuân Thanh

Thập Toàn, CHLB Đức

7-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, thông tin trên báo chí Đức đã đề cập đến thông tin rằng Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân, mua nhà và cho thuê tại Đức từ trước đó. Nếu chỉ một vài căn hộ cho thuê thì báo chí Đức sẽ không thể gọi Trịnh Xuân Thanh là doanh nhân được. Vậy một công chức làm việc trong hệ thống chính quyền VN, mức lương thế nào để có tiền đầu tư bất động sản thành doanh nhân trên đất Đức?

Từ côn đồ đường phố đến lưu manh quốc gia

Phan Ngạc

7-8-2017

Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Tin hành lang từ Hà Nội cho biết, Tuyên Giáo Nhà nước CSVN đang phát động chiến dịch truyền thông để làm nhiễu loạn sự kiện Trịnh Xuân Thanh. Chủ trương của Hà Nội là, rêu rao việc nước Đức không tỉnh táo trong nhận thức và bao che cho một tội phạm tham nhũng bị truy nã quốc tế, để người dân không tập trung vào chuyện nội bộ đảng CSVN đang thanh toán lẫn nhau.

Từ ngày 7/8/2017, chiến dịch này đã được hướng dẫn tuyên truyền cho các nhóm dư luận viên. Không chỉ có những lời bình hay bài phân tích nặc danh, mà tham gia còn có cả những nhân vật “trí thức” quen thuộc trên các trang mạng xã hội cũng được vận động góp tiếng.

Ông Nguyễn Văn Tuyến, cựu đại tá quân đội, đề nghị xử lý ông Hoàng Trung Hải

7-8-2017

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: internet

Hà Nội ngày 2 tháng 7 năm 2017

Kính gửi: Đồng chí Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Tôi: Nguyễn Văn Tuyến, 92 tuổi đời, 71 tuổi Đảng, cán bộ Tiền Khởi nghĩa, đại tá quân đội nghỉ hưu.

Với tư cách là một đảng viên lâu năm, với lương tâm, trách nhiệm của người đảng viên đứng trước sự khủng hoảng lòng tin của Nhân dân, của đảng viên đối với Đảng, trước hết với Ban chấp hành TW, nhất là với Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW hiện nay (khóa IX) trên tất cả mọi mặt, đặc biêt là vấn đề cốt lõi: đường lối của Đảng do Đại hội XII đề ra.

Chiếc smart phone trên thảm cỏ

Phạm Đình Trọng

7-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV.

Bộ phim đang chiếu trên truyền hình kể lại một câu chuyện có thật: Một tên tội phạm chạy trốn và bị bắt. Nhưng để được hội đồng duyệt cho công chiếu rộng rãi, bộ phim đã phải sửa là kẻ tội phạm ra đầu thú. Tên phim Chiếc Smartphone Trên Thảm Cỏ phải đổi thành Đầu Thú và chuyện phim chỉ bắt đầu từ khi tên tội phạm xuất hiện trên truyền hình với bộ mặt trì độn, âm u của một trí não đang còn trong cõi mịt mù tăm tối chưa thoát hẳn ra khỏi giấc ngủ cưỡng bức kéo dài. Với bộ mặt ngây ngô, trì độn, tên tội phạm nói lời ân hận đã chạy trốn tội lỗi do mình gây ra nhưng lương tâm con người xã hội chủ nghĩa đã không buông tha nên đã trở về đầu thú, đối mặt với sự thật.

Ba kế sách về vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

6-8-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Đức, Sigmar Gabriel. Ảnh: internet

Vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh, tưởng là thắng lợi to, không ngờ mang lại nhiều tai họa lớn, vì đã va đầu vào lũy thép Nhân quyền và Pháp trị của nước Đức, làm cho mặt mày xây xát, gan ruột rối bời. Nguyên nhân sâu xa là thói kiêu ngạo CS. Nguyên nhân gần là sự nóng vội muốn lập công với thói quen coi thường và dẫm đạp lên luật pháp và nhầm lẫn tai hại giữa mưu mô xảo quyệt với trí thông minh. Bây giờ biết làm sao đây để thoát ra được mớ bòng bong làm rối trí nhiều người. Thấm nhuần câu “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” tôi cố suy nghĩ, tìm 3 kế sách, xin nêu ra để mọi người tham khảo.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel, ngoại trưởng Đức

Stuttgarter Nachrichte

Tác giả: Bärbel Krauß

Hùng Hà chuyển ngữ

Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: AP

Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel về vụ xung đột với Việt Nam: “Trong mọi trường hợp, chúng ta không khoan nhượng cho một vụ việc như vậy“.

Như thể truyện gián điệp, chiến tranh lạnh và Hollywood: Chỉ vài ngày trước, ngay giữa Berlin, một người Việt Nam xin tỵ nạn bị tình nghi đã bị bắt cóc và mang đi. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đe doạ Hà Nội về những hậu quả.

Berlin – Một người Việt Nam xin tỵ nạn đã bị mật vụ nước mình bắt đi và mang về Việt Nam. Nghe có mùi Hollywood truyện gián điệp nhưng lại là thực tế đã diễn ra ở Berlin vài ngày trước đây. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) choáng váng và nhận định việc này là một “gánh nặng to lớn” cho quan hệ song phương với Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh – Củi khô hay tươi?

Thạch Đạt Lang

6-8-2017

Ảnh minh họa.

Hôm 31/7/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng, nhân vật số 1 trong “Tứ trụ Triều đình”, trong buổi họp bàn về phòng chống tham nhũng, đã phát biểu một câu rất hợp với lô gích nhà bếp: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”. Lô gích này dường như ai cũng biết, thế nhưng được một ông tổng bí thư Đảng CSVN nói ra, khiến nhiều người ngơ ngác không hiểu ông Trọng muốn nói chuyện gì?

Ý của ông Trọng thật ra chẳng có gì khó hiểu, ông chỉ muốn nói đến việc phòng, chống tham nhũng dưới thời CS, đã trở thành phòng trào, xu thế của cả xã hội. Ông phát biểu như sau: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

Lịch sử Trung Quốc bảo chúng ta: Đừng bao giờ ngưng chiến đấu cho đến khi cuộc chiến ngã ngũ

Asian Review

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Song Phan

27-7-2017

Số phận của Tôn Chính Tài cho thấy, cuộc sống của giới chóp bu ĐCS Trung Quốc có thể trở nên tệ hại, tàn bạo và ngắn ngủi.

Lưu Thiếu Kỳ, đứng thứ hai từ bên phải, được đề cử vào chức chủ tịch ĐCSTQ, ngồi bên cạnh Mao Trạch Đông trong một cuộc họp Đoàn Thanh niên Cộng sản năm 1957. Họ Lưu kế vị Mao làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959, nhưng đã bị thất sủng và bị giam tại nhà 8 năm sau đó.© AP

Các nhà quan sát chính trị chủ chốt ở Trung Quốc không thể không thấy một nghịch lý tàn nhẫn: Những người gần tới tột đỉnh quyền lực nhất, có nguy cơ bị ngã ngựa nhất. Ví dụ mới nhất là ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là bí thư thành uỷ Trùng Khánh, một thành phố lớn phía Tây Nam Trung Quốc.

Formosa: Kẻ hủy diệt

Mekong Review

Tác giả: Calvin Godfrey

Dịch giả: Song PhanTrung Nguyễn

Hiệu đính: Nghĩa Bùi

1-8-2017

Ảnh minh hoạ của Oslo Davis

Mỗi sáng Chủ Nhật hồi tháng 5 năm 2016 một bầu không khí thiết quân luật bao trùm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty viễn thông của nhà nước đã chặn các từ “Formosa”, “cá chết” và “biểu tình”.

Công an có mặt khắp nơi. Một ít người gan lì lên tiếng phản đối đã bị hốt đi trước khi kịp đi bộ vài chục thước.

Cả trăm tấn cá chết dạt vào các bãi biển miền Trung nghèo khó, đẩy đất nước vào cơn sôi sục. Hàng triệu ngón tay nhanh chóng trỏ vào một nhà máy thép khổng lồ do Tập đoàn Formosa Plastics cung cấp vốn — một con bạch tuộc dầu khí và hoá chất có trụ sở tại Đài Bắc. Không mấy ai ở Việt Nam biết nhiều về lịch sử của Formosa, nhưng họ đều sợ và ghê tởm nó.

Một cuộc đối đầu không thể tránh khỏi giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

LS Nguyễn Văn Thân

5-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo bản lên tiếng chính thức từ Vương Quốc Bhutan, vào ngày 18 tháng 6, kỹ sư quân đội Trung Quốc tiến hành xây dựng con đường để cho xe sử dụng gần tiền đồn Bhutan tại Zompelri trong khu vực cao nguyên Doklam. Doklam là biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan và cũng là nơi mà Trung Quốc đang chiếm đóng nhưng Bhutan đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy nó là khu vực đang có tranh chấp.

Bhutan và Trung Quốc đang trong tiến trình thương lượng biên giới nhưng có những thỏa thuận bằng văn bản vào năm 1988 và 1998 là hai bên sẽ giữ nguyên nguyên trạng và duy trì tình trạng ổn định cho tới khi nào hai nước hoàn tất phân định biên giới. Bằng cách đơn phương tiến hành xây dựng cơ sở và cấu trúc, Bhutan cho rằng Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận giữa đôi bên liên quan tới các vấn đề về biên giới. Cũng như những gì đã xảy ra tại Biển Đông, Trung Quốc là vua phá vỡ nguyên trạng.

Từ vụ bắt cóc “doanh nhân” Trịnh Xuân Thanh, vén bức màn các quan chức CS làm ăn ở Đức

Thập Toàn, CHLB Đức

5-8-2017

“Doanh nhân” hay kẻ cắp Trịnh Xuân Thanh? Ảnh: internet

Hôm 3/8 trên mục Chính trị của trang báo Spiegel Zeitung online (báo Tấm Gương) của Đức, một tờ báo lớn được biết trên toàn thế giới, đã có một bài viết của nhà báo nữ Vanessa Steinmetz với tiêu đề “Bắt cóc một doanh nhân Việt Nam”.

Ngay đầu bài viết, nhà báo đã viết với một giọng văn đầy giễu cợt, đó là chỉ cách đây hai tuần, quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Đức còn nồng ấm. Để chứng minh cho sự nồng ấm này, nữ nhà báo còn cụ thể hóa rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm với nụ cười của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong dịp ông Phúc được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 với cương vị là nước tổ chức hội nghị APEC 2018, đã được đài truyền hình Việt Nam đưa lên trang nhất. Nhưng nữ nhà báo Đức lại chua một câu rằng, đằng sau hậu trường lại là một một bất đồng sâu sắc, đó chính là câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh (TXT).

Lợi và hại trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Đình Cống

5-8-2017

Lợi và hại trong việc bắt Trịnh Xuân Thanh.

Thường thường trong mỗi sự việc bao gồm 2 mặt đối lập: tốt và xấu, lợi và hại, họa và phúc v.v… Câu triết lý thường gặp là: “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Về lợi và hại có nhiều câu châm ngôn hay, tựu chung lại là: Định làm việc gì, ngoài cái lợi đã thấy rõ cần phải nghiêm túc suy nghĩ đến những điều hại nó có thể mang lại.

Liên quan đến việc xử lý lợi hại, có 2 loại người khác nhau, tạm gọi theo cách của người xưa là tiểu nhân và quân tử (có thể xem tiểu nhân là bọn đểu cáng, quân tử là người tử tế). Quân tử và tiểu nhân không phân biệt giàu nghèo, học vấn, chức vụ, địa vị xã hội v.v…, chỉ phân biệt bởi thái độ của họ trong đối nhân xử thế, trong đó có vấn đề đối với lợi lộc.