Bản tin ngày 19/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt: Ngư dân bị tàu lạ phá lưới, đổ dầu ở Hoàng Sa. Như vậy là không chỉ con tàu “ôn dịch” số hiệu 46106 tấn công ngư dân, mà còn có thêm con tàu “ôn hoàng” của Trung Quốc, số hiệu 46102, cũng đã tham gia tấn công ngư dân Việt Nam trước đó.

Bài báo cho biết: Ngày 2/7, tàu cá QNg 91727 TS của ông Võ Đắc đã bị tàu Trung Quốc 46102 cướp: có 5 người Trung Quốc trang bị vũ khí, dùi cui điện, máy quay phim, máy ảnh, nhảy lên tàu cá của ông Đắc “khống chế, dồn toàn bộ ngư dân về phía mũi tàu rồi tiến hành lục soát, chụp ảnh ngư dân, lấy 70 tấm lưới rê“.

Bản tin ngày 18/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về con tàu ôn dịch có số hiệu 46106 đã tấn công 7 tàu cá của ngư dân Việt Nam mà Tiếng Dân đã đưa tin liên tục trong ba ngày qua, nó chính là con tàu quá quen, đã từng phun nước đâm vào tàu CSB 2016 của Việt Nam hôm 1/6/2014, làm cho tàu này bị thủng 4 lỗ, cũng như tham gia tấn công tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam ngày 23/6/2014, sự kiện TQ đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông.

Gần 4 tháng sau, ngày 14/10/2014, vẫn con tàu 46106 đã tấn công tàu cá QNg 96017-TS của ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh ở Quảng Ngãi. Ông Khánh cho biết: “Thấy chúng tiến đến bất thường, tôi linh tính đều chẳng lành, rồi cho tàu nổ máy chạy ra khỏi đó. Sau đó, bọn chúng dùng ca nô cùng 6 người rượt đuổi theo, áp sát mạn tàu và nhảy lên tàu dùng hung khí uy hiếp. Trước khi bỏ đi, bọn chúng chặt phá dụng cụ hành nghề và trút toàn bộ rau chân vịt xuống biển”.

Bản tin ngày 17/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông – Ngư dân

Không thấy những tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, đưa tin này, chỉ có trang Việt Nam Mới và báo Đại Đoàn Kết đưa tin: Thêm nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển. Vẫn là con tàu ôn dịch 46106 của Trung Quốc chứ có “tàu lạ” nào đâu?

Năm tàu cá của ngư dân VN bị tàu TQ đập phá, hủy hoại tài sản là tàu của các ngư dân: 1- Lê Mười, số hiệu QNg 91584 TS, bị tàu TQ uy hiếp ngày 7/8; 2- Lê Thanh Kim, số hiệu QNg 91642 TS, bị tàu TQ đập phá cùng ngày 7/8; 3- Nguyễn Hữu Lâm, số hiệu QNg 91261TS; 4- Lê Văn Được, số hiệu QNg 91747 TS; 5- Trần Cu Tân, số hiệu QNg 91626 TS. Tất cả các ngư dân này đều ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi.

Bản tin ngày 16/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Biên Phòng đưa tin: Ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài uy hiếp trên vùng biển Hoàng Sa. Vẫn là con tàu ôn dịch của bọn hải giám Trung Quốc, số hiệu 46106, đã đâm chìm tàu cá QNg- 90289 TS, ngày 7/8, đến ngày 12-8, nó tiếp tục “sử dụng 2 ca nô, cùng 6 nhân viên mặc sắc phục có trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ tấn công khống chế” tàu cá QNg 90513 của ngư dân Phan Minh, cùng 11 ngư dân trên tàu.

Con tàu ôn dịch của Trung Quốc, số hiệu 46106, chuyên tấn công tàu đánh cá của ngư dân VN. Ảnh: báo DV.

Bài báo cho biết: “Sau khi khống chế ngư dân về phía mũi tàu, số nhân viên trên ca nô chặt toàn bộ dây hơi, phá hỏng 1 thuyền thúng, dụng cụ dự trữ nước ngọt, nhiên liệu, 6 hầm bảo quản cá; một số nhân viên trên tàu nước ngoài sử dụng hóa chất đổ vào thực phẩm dự trữ và hải sản của ngư dân Việt Nam.

Bản tin ngày 15/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Dân Việt có clip: Phút giây sinh tử của tàu cá bị đâm chìm tại Hoàng Sa, chiếu hình ảnh tàu cá QNg 90289 Ts của ông Bùi Ngọc Lành, ở Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc, số hiệu 46106 truy đuổi và đâm chìm chiều 7/8, khi đang khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa:

Reuters đưa tin, tàu thăm dò dầu khí cho Repsol đã rời khỏi Việt Nam sau khi bị Trung Quốc gây sức ép. Tàu Deepsea Metro I, làm việc cho công ty Repsol của Tây Ban Nha, thăm dò lô 136-3 ở bãi Tư Chính, đã phải ngưng hồi tháng trước, do áp lực từ phía Trung Quốc. Hiện tàu Deep Sea Metro đã có mặt tại vùng biển thuộc cảng Labuan, Malaysia.

Bản tin ngày 14/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo trong nước đưa tin: Tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm ở Hoàng Sa. Bài báo cho biết, ngày 7/8, tàu cá tàu cá QNg- 90289 TS “có 6 thuyền viên đang hoạt động nghề lặn tại khu vực đảo Đá Lồi (thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam) thì bị một tàu có số hiệu 46106 tông chìm“.

Chiếc tàu cá của ngư dân bị “tàu lạ” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Báo CATP

Bài báo không nói chiếc tàu có số hiệu 46106 là tàu nước nào, tàu quen hay tàu “lạ”, nhưng theo Facebook Con Đường Việt Nam, thì tàu cá Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm. Báo Pháp Luật Net hé lộ thêm chút thông tin, “vào khoảng 16h ngày 7/8, khi đang hoạt động khai thác hải sản bằng hình thức lặn tại vùng biển Hoàng Sa, bất ngờ tàu cá này bị một chiếc tàu sơn màu trắng, có số hiệu 46106 chạy đến truy đuổi rồi đâm chìm“.

Bản tin ngày 13/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông – Ngư dân VN

Bài trên báo Người Việt: USS John S. McCain dạo Vành Khăn sáu tiếng, dù Trung Quốc nhắc 10 lần. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói, khi Hải Quân TQ phát hiện tàu USS John S. McCain tiến vào khu vực 12 hải lý của đá Vành Khăn, “Hải Quân Trung Quốc đã lập tức điều động các chiến hạm nhỏ nhận diện, cảnh báo và áp giải USS John S. McCain ra khỏi ‘vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc’!

Nhưng dường như không có chuyện các chiến hạm Trung Quốc “áp giải” tàu Mỹ khi phát hiện, vì tàu Mỹ dạo quanh khu vực này tới… 6 tiếng!

Bản tin ngày 12/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài trên RFA: Vụ Repsol: Có thể sẽ như ExxonMobil khai thác ở Đà Nẵng năm 2011. Tiến sĩ Tạ Văn Tài, cựu giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard ở Mỹ cho biết, điều này là “hoàn toàn trái luật”.

Ông Tài nói: “Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác”.

Bản tin ngày 11/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Người Việt có bài: Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, ‘ba không’ và có gì hơn không? Tác giả cho rằng, nếu Việt Nam vẫn giữ chính sách “ba không”, thì chuyện hàng không mẫu hạm của Mỹ đến VN năm tới sẽ chẳng có ý nghĩa gì, mà chỉ có tác dụng trấn an dân chúng, không giải quyết vấn đề tận gốc như giúp Việt Nam có một đối trọng đủ để kiểm chế Trung Quốc.

Về chính sách “ba không”, tác giả nhận định, “khó có khả năng Việt Nam vứt bỏ chính sách này. Hoa Kỳ cần Việt Nam và không ngần ngại bày tỏ thiện chí hợp tác nhưng hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ thì… không có lợi. Chủ quyền, quốc gia, vận mệnh dân tộc làm sao quan trọng bằng duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN“.

Bản tin ngày 10/8/2017

Tin trong nước

Chủ quyền đất nước – Biển Đông

Một số nhận định của nhà báo của Bill Hayton về vụ Repsol trên Twitter, đã được Facebooker Ann Đỗ dịch. “1. Việt Nam đã cố gắng khẳng định quyền của mình theo UNCLOS để phát triển 1 mỏ khí trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. 2. Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ quốc phòng của VN trừ khi VN ngừng khoan dầu khí. 3. VN đã đồng ý KHÔNG BAO GIỜ khoan 1 lô lớn ở biển nữa“. Mời đọc thêm các tweet của ông Hayton về Biển Đông.

Còn đây là nội dung cuộc gặp giữa Bộ trưởng QP Mỹ, ông James Mattis và Bộ trưởng QP Việt Nam, ông Ngô Xuân Lịch, đăng trên website Bộ Quốc phòng Mỹ:

“Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis đã gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng gia tăng và thách thức an ninh khu vực.

Bản tin ngày 9/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Việt Nam có thể ngả về Mỹ chống TQ ở Biển Đông? Để trả lời câu hỏi này, cần hiểu thêm sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước, liệu Mỹ có chấp nhận giúp một nước cộng sản chống lại một nước cộng sản khác hay không? Cũng như câu hỏi, quyền lợi giữa Mỹ với TQ so với quyền lợi giữa Mỹ với Việt Nam, bên nào lớn hơn?

RFA có bài: Tàu chiến USS San Diego cập cảng Cam Ranh. “Chặng dừng chân của tàu Hải quân Hoa Kỳ USS San Diego tại cảng Cam Ranh lần đầu tiên được cho là đánh dấu thêm bằng chứng thể hiện chiều sâu của mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thông qua tăng cường quan hệ dân sự và quân sự“.

Bản tin ngày 8/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Bloomberg đưa tin: Trung Quốc hủy cuộc gặp với Việt Nam vì bất đồng về Biển Đông. Bài báo nói rằng, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng TQ đã hủy bỏ cuộc gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vào phút chót, theo lịch hẹn gặp hôm thứ Hai, nhưng sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói là hai ông ngoại trưởng đã gặp nhau. Bộ Ngoại giao VN không trả lời một số câu hỏi về cuộc gặp gỡ này của Bloomberg gửi tới.

BBC đưa tin: Trung Quốc ‘bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean’. Báo Tuổi Trẻ có bài: Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines. Ảnh: TTXVN

Bản tin ngày 7/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Truyền thông trong nước cho biết, sáng hôm qua, một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị “tàu lạ” đâm chìm, tại vị trí cách Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, khoảng 48 hải lý về phía tây nam, cách mũi Vũng Tàu khoảng 150 hải lý về phía nam tây nam. Tám người trên con tàu bị rớt xuống biển, 7 người được cứu sống, riêng chủ tàu kiêm thuyền trưởng Trương Công Ơn thì mất tích.

Ảnh minh họa: Minh Hoàng/ Zing

Mời đọc thêm: Thông tin mới vụ tàu cá của ngư dân Bình Định bị tàu lạ đâm chìm (ĐV). Bị tàu lạ đâm chìm, 1 ngư dân trên tàu cá BĐ 40482 TS mất tích trên biển (Bộ GTVT). Trích: “Thuyền trưởng Trương Công Ơn sinh năm 1970, hiện đang thường trú ở thôn 9, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bỉnh Định làm chủ kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 40482 TS hành nghề câu tay“.

Bản tin ngày 6/8/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Báo New York Times có bài: Việt Nam nhượng bộ Bắc Kinh, rút lui khỏi dự án khoan dầu ở Biển Đông. Bài báo cho biết, Việt nam đã phải cho công ty Repsol rút lui khỏi một dự án khoan dầu ở Biển Đông, dự án mà họ đã chấp thuận, vì việc khoan dầu này đã làm cho Bắc Kinh nổi giận.

Bài viết dẫn lời Tiến sĩ Vuving, nói rằng, Việt Nam có thể đã ra lệnh cho công ty Repsol dừng khoan dầu trên Biển Đông bởi vì họ sợ rằng Cảnh Sát biển của Việt Nam có thể bị áp đảo bởi một sự trừng phạt có khả năng xảy ra từ Hải quân Trung Quốc. Báo Cali Today có bài tóm lược: New York Times: “Chiến thắng mới của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 5/8/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Theo tin từ báo Người Lao Động, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sẽ đi thăm Mỹ lần đầu tiên, bắt đầu từ ngày 7/8-10/8. Chuyến đi của ông Lịch được nhiều người chú ý vì nó diễn ra chỉ hơn 10 ngày sau cuộc gặp giữa ông Ngô Xuân Lịch và Đại sứ Ted Osius tại Hà Nội, trong bối cảnh có thông tin Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa, phải ngưng khoan dầu và rút giàn khoan Repsol.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, gặp Đại sứ Mỹ Ted Osius hôm 26/7. Ảnh: TTXVN

Bản tin ngày 4/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Đang xác minh 2 tàu cá bị tấn công ở Biển Đông. Báo này cho biết, tàu cá Bình Định mang số hiệu 96101TS bị đâm vào mạn phải, lúc 10h30 ngày 30/7, gần đảo Cù Lao Xanh (Bình Định). Ba tiếng sau đó, tàu cá KH 95858TS của Khánh Hòa bị bắn vỡ cabin, hư máy chính, gần Nam Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Không rõ thủ phạm là tàu nước nào.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Hiện nay các cơ quan chức năng đang làm rõ những thông tin liên quan. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại rằng Việt Nam phản đối mạnh mẽ các hành vi vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân của Việt Nam”.

Bản tin ngày 3/8/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Báo Người Việt đưa tin: Thỏa hiệp khung ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông’ sắp được ký. Ông Robespierre Bolivar, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Philipines, cho biết: “Chúng tôi dự trù các ngoại trưởng của ASEAN và Trung Quốc chấp thuận thỏa hiệp khung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử [trên Biển Ðông] (COC) tại cuộc họp sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật, 6 tháng Tám 2017“.

Bài báo của RFI: Biển Đông: Khung COC sẽ không nhắc đến phán quyết quốc tế La Haye (RFI). Ông Robespierre Bolivar, cũng tiết lộ rằng,phán quyết vào năm ngoái 2016 của Tòa Trọng Tài La Haye phủ nhận các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể sẽ không được nhắc đến trong thỏa thuận khung về Bộ Quy Tắc Ứng Xử“.

Bản tin ngày 2/8/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Hôm nay, các tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin: Việt Nam phản đối Trung Quốc xây rạp chiếu phim ở Hoàng Sa. Như vậy là sau khi Trung Quốc tuyên bố mở rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm hôm 23/7, thì 9 ngày sau, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc.

Bà Hằng tuyên bố: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hành động tương tự”.

Bản tin ngày 1/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC có bài: ‘Phản biện’ về tin Biển Đông của Bill Hayton. Trong bài, TS Hà Hoàng Hợp phản bác thông tin của ông Bill Hayton, khi vài ngày trước, ông Hayton nói rằng Bộ Chính trị họp bàn về vụ khoan dầu, có hai ủy viên không muốn tiếp tục cho khoan dầu ở Biển Đông nữa, đó là TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Ông Hợp nói: “Chi tiết ấy hơi buồn cười, bảo là có cuộc họp như thế, tôi có hỏi lại ở Hà Nội, người ta bảo rằng không có cuộc họp như thế hết… Mà đã không có cuộc họp như thế thì không có chuyện biểu quyết ở đấy”.

Bản tin ngày 31/7/2017

Tin trong nước

Tin biển Đông

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài: Cơ hội cho Việt Nam kiện Trung Quốc. Tác giả vẫn giữ quan điểm, ngoài phương pháp kiện TQ, VN không còn phương án hòa bình nào khác để giữ được chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền ở các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của mình.

Ông Tuấn cho rằng, hành vi rút giàn khoan của VN là hành động có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm: “Thứ nhứt phủ nhận nội dung Phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa CPA. Thứ hai, nhìn nhận TQ có tranh chấp vùng biển với VN ở một nơi mà TQ không có lý do gì để biện hộ (ngoài lý do đường 9 đoạn đã bị Tòa bác bỏ)“.

Bản tin ngày 30/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC có bài: Bill Hayton: Việt Nam đang ‘thân cô, thế cô’. Bill Hayton cho biết, “Việt Nam đã hứa sẽ không bao giờ khoan dầu, khí ở vùng biển này nữa. Và đó là vấn đề nghiêm trọng hơn vì ở đây gọi là những giếng khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều“.

Báo Nghệ An: Tướng Cương: ‘Đang có những ‘sóng ngầm’ dưới Biển Đông’. Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định: “Việt Nam không hề cô độc. Chúng ta có đầy đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích trên Biển Đông, và điều này được cộng đồng quốc tế hoàn toàn ủng hộ“.

Bản tin ngày 29/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về chuyện khai thác dầu ở Biển Đông, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng mà cũng như không! Họp báo kiểu gì mà người phát ngôn chỉ trả lời đúng 44 từ: “Việt Nam đề nghị các bên liên quan tôn trọng các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam và cùng nỗ lực đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Biển Đông“.

Mục đích họp báo là để giải đáp các thắc mắc của dư luận, nhưng họp báo xong, dư luận lại càng thắc mắc nhiều hơn. Hoặc là các nhà báo không biết đặt câu hỏi để làm rõ những thắc mắc của công chúng suốt tuần qua, về việc có hay không chuyện Trung Quốc đe dọa tấn công VN, hoặc là các phóng viên có đặt câu hỏi, nhưng bà Hằng không trả lời.

Bản tin ngày 28/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Newsweek có bài: Tàu chiến mới của Anh hướng về biển Đông để gửi thông điệp cho Bắc Kinh. Bài báo cho biết, hai hàng không mẫu hạm mới nhất của Anh là Queen ElizabethPrince of Wales sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở châu Á – Thái Bình Dương, nhằm gửi thông điệp chính trị tới Trung Quốc.

Bài trên báo Guardian: Các tàu sân bay mới của Anh kiểm tra Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Boris Johnson, Ngoại trưởng Anh, nói: “Một trong những nhiệm vụ đầu tiên chúng tôi sẽ thực hiện đối với hai hàng không mẫu hạm mà chúng tôi vừa hoàn tất, là sẽ gửi chúng tới để thực thi hoạt động tự do hàng hải trong khu vực này, nhằm khẳng định niềm tin của chúng tôi đối với hệ thống luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại ở những vùng biển vô cùng quan trọng đối với thương mại thế giới“.

Bản tin ngày 27/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về thông tin Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công quần đảo Trường Sa nếu VN không rút khỏi bãi Tư Chính, báo Sputnik tiếng Anh đưa tin, Bắc Kinh xác nhận đã gây áp lực lên Hà Nội để dừng khoan dầu ở Biển Đông.

Bài viết không nói phía Trung Quốc đã xác nhận như thế nào, chỉ đưa tin ông Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, đã không trả lời trực tiếp câu hỏi, có đe dọa VN hay không, của các phóng viên nước ngoài, mà trả lời rằng: “Trung Quốc thúc giục bên liên quan dừng các hoạt động vi phạm đơn phương và có hành động thiết thực bảo vệ cho tình hình tích cực phải khó khăn mới có được ở Biển Đông”. Né tránh trả lời trực tiếp câu hỏi đó, Sputnik cho rằng Bắc Kinh đã xác nhận chuyện đe dọa.

Bản tin ngày 26/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bản đồ các lô dầu ngoài khơi VN. Ảnh: PetroVN

VOA có bài: Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát. Bà Ann Đỗ, từ Úc, nói: “Nếu Việt Nam lùi hay rút lui dự án này do sợ sự đe dọa vũ lực của Trung Quốc thì có nghĩa là Việt Nam đã thua hoàn toàn về mặt xác lập chủ quyền của mình.”

TS Nguyễn Quang A bình luận: “Nếu đúng như thế thì đây là một hành động hèn nhát. Nhưng vì thiếu thông tin, nên chúng ta không nên đánh giá một cách vội vã như vậy. Cũng có những tin nói rằng việc thăm dò đã kết thúc, đã thu thập được đầy đủ dữ liệu, xong việc rồi thì rút. Nếu đúng như vậy thì chúng ta lại đánh giá khác đi”.

Bản tin ngày 25/7/2017

Tin trong nước

Căng thẳng trên Biển Đông

Tin từ BBC: Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông. “Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận. Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò“.

Bài trên VOA: Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan? Thạc sĩ Hoàng Việt cho biết: “Việt Nam mà hủy hợp đồng với Repsol, Việt Nam chắc là phải bồi thường số tiền rất là lớn, bởi vì hợp đồng dầu khí thường là vài trăm triệu đô. Thứ hai, ảnh hưởng đến các các quốc gia, các công ty khác như thế nào, thì đây cũng là tác động lớn về tâm lý. Họ phải xem xét vấn đề rủi ro rất là cao. Ngoài cái việc có dầu hay không, sức ép chính trị sẽ ảnh hưởng đến tương lai của hợp đồng đó. Cái độ rủi ro này nó cao. Họ sẽ ngại ngần khi tham gia”.

Bản tin ngày 24/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Căng thẳng trên biển Vũng Tàu: Tàu cá bị tấn công trên biển, 4 thuyền viên bị thương nặng. “Ngày 23/7, thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, 1 tàu cá của nước ta bị tàu nước ngoài bắn, 4 thuyền viên bị thương nặng do mất máu, tình trạng rất nguy kịch“.

Mặc dù bài báo Dân Trí không nói tên tàu nước ngoài nào bắn ngư dân VN, cũng như cách đưa tin chỉ nhắc tới Indonesia, nên người đọc có thể nghĩ rằng Indonesia bắn. Nhưng nếu độc giả theo dõi tin tức, sẽ nhận ra rằng, căng thẳng giữa VN với Trung Quốc đang diễn ra mấy ngày qua ở bãi Tư Chính, ngoài khơi Vũng Tàu, khi VN cho công ty Repsol khai thác dầu ở lô 136/3.

Bản tin ngày 23/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông: Hai tàu cá Bình Định bị tàu Trung Quốc lấy ngư cụ. Ông Trần Như Hoàng Dương, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho báo Đất Việt biết, “lúc 9h sáng 21/7, sau đó đã được thả nhưng bị phía Trung Quốc lấy ngư cụ và hải sản, thời gian bị bắt giữ bao lâu thì chưa xác định được. Hiện nay, cả hai chiếc tàu của ngư dân đang trên đường trở về đất liền“.

Tàu cá Trung Quốc cướp tài sản, đâm hư tàu cá Việt Nam trước đây. Ảnh: internet.

Bài viết có nhắc lại vụ tàu BĐ 93241 TS của ông Ngô Trương Trung, bị tàu hàng nước ngoài mang tên Mariana (không rõ quốc tịch) mang số hiệu IMO 86176177 đâm chìm hồi đầu tháng 5, giết chết ngư dân Võ Văn Cảnh và làm bị thương ngư dân Nguyễn Hùng Sang.

Bản tin ngày 22/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sau phán quyết của tòa PCA, có vẻ như TQ bớt hung hăng hơn. Báo NNVN đặt câu hỏi: Trung Quốc âm thầm đổi chiến lược về biển Đông? Bài báo kết luận: “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ chủ trương bành trướng, nhất là khi đang nắm trong tay những con bài chủ, sau khi quân sự hóa các đảo trên biển Đông. Và sự yên lặng hiện nay trên vùng biển chiến lược này chỉ là một sự yên tĩnh ngoài mặt, mà bên dưới là những cơn sóng ngầm“.

Báo Diplomat có bài: Coi chừng bị mắc lừa khi thấy Biển Đông yên tĩnh. Tác giả cho rằng, mặc dù không còn hung hăng như trước đây, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh ngưng việc xây dựng các cơ sở quân sự ở quần đảo Trường Sa, vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).

Bản tin ngày 21/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài trên báo Đất Việt: Ông Huỳnh Đức Thơ: Tình hình Biển Đông còn phức tạp. Bài báo viết, “lực lượng biên phòng cho biết, đơn vị phát hiện 183 lượt tàu cá Trung Quốc hoạt động khai thác trái phép tại khu vực cách Đà Nẵng khoảng 40 – 45 hải lý về hướng Đông Bắc. Trong đó, có 5 vụ tàu cá, tàu chấp pháp Trung Quốc tông va, phá lưới của ngư dân Việt Nam“.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá Đà Nẵng, nói rằng: “Có những lần Trung Quốc điều hàng ngàn tàu cá tràn xuống Biển Đông càn quét, đánh bắt cá với các loại lưới mắt nhỏ nhằm tận diệt nguồn thủy sản, triệt tiêu động lực ra khơi của ngư dân. Bên cạnh đó, họ còn tổ chức nhiều vụ đâm va, đánh cướp không chỉ gây thương vong cho ngư dân mà còn có những hành xử vô nhân đạo, không tôn trọng luật pháp và an ninh hàng hải trên Biển Đông“.