Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Người cộng sản trong Sở Liên bang

Tác giả: Marina Mai

Dịch giả: Phan Ba

11-8-2017

Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn, chủ lao động của T. Ảnh: Taz

Một người Việt sống ở Đức đưa ra những lời khuyên chính trị cho chế độ cộng sản. Ông ta làm việc cho Sở Nhập cư.

BERLIN taz | Bây giờ thì Công tố Liên bang tham gia vào vụ Trịnh Xuân Thanh: Vào chiều thứ năm, cơ quan ở Karlsruhe này thông báo đã tiếp nhận điều tra về vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam này và người phụ nữ đi cùng với ông.

Trầm Bê lần đầu nếm trái đắng: Con trai bị giang hồ bắt cóc (phần 1)

FB Nguyễn Hồng Lam

11-8-2017

Nguồn ảnh: Nguyễn Hồng Lam

Thông tin về vụ bắt giữ “Nhà thâu tóm ngân hàng” Trầm Bê đã khiến dư luận xôn xao, báo chí và mạng xã hội lên đồng tập thể. Ngay lập tức, giá cổ phiếu ngân hàng, chỉ số chứng khoán tuột dốc thê thảm. Cả tỉ USD bốc hơi.

Đây không phải lần đầu tiên cái tên và sự kiện liên quan đến Trầm Bê khiến nền kinh tế chao đảo. Chẵn một con giáp về trước, thị trường ngoại hối TP Hồ Chí Minh cũng đã từng cuộn sóng vì liên quan đến gia đình Trầm Bê, Khác chăng, lần này tên ông ta được nhắc đến như nghi phạm, còn lần trước là nạn nhân. Tháng 12/2005, Trầm Trọng Ngân, con trai Trầm Bê bị giang hồ bắt cóc đòi những 10 triệu USD tiền chuộc.

Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc

Thạch Đạt Lang

11-8-2017

Ông Hồ Ngọc Thắng. Ảnh: internet

Theo báo Der Spiegel, sau khi có những bằng chứng mới, cuộc điều tra vụ bắt cóc một thương gia Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, người đang nộp hồ sơ xin tị nạn ở Đức đã được chuyển giao cho Tổng Biện lý Bộ Tư pháp Đức – văn phòng nằm ở phía Nam thành phố Karlsruhe.

Văn phòng Tổng Biện lý Đức cho biết, họ phải đảm nhận trách nhiệm điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vì mức độ quan trọng của vụ án liên quan đến những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức, xâm phạm chủ quyền quốc gia, tước đoạt tự do người khác bằng vũ lực bất hợp pháp trên nước Đức.

Chủ nghĩa Marx sau Polányi

Tác giả: Michael Burawoy

Dịch giả: Nguyễn Quang A

(Marxism after Polanyi, trong Michelle Williams and Vishwas Satgar, Marxisms in the 21st. Century, Johannesburg, South Africa, Wits University Press, 2013, p. 34-52.)

Chúng ta phải làm gì với chủ nghĩa Marx? Đối với đa số câu trả lời là đơn giản. Chôn nó đi! Khoa học xã hội dòng chính từ lâu đã chia tay với chủ nghĩa Marx. Talcott Parsons (1967: 135) đã gạt bỏ chủ nghĩa Marx như một lý thuyết mà tầm quan trọng của nó đã hoàn toàn bị giới hạn ở thế kỷ thứ mười chín – một phiên bản thế kỷ thứ mười chín của thuyết vị lợi không thích hợp với thế kỷ thứ hai mươi. Khá mỉa mai, ông viết những suy ngẫm này trong 1968 vào giữa một sự phục hưng lớn của tư tưởng Marxist khắp thế giới – một sự phục hưng bác bỏ chủ nghĩa Marx Soviet với tư cách một hệ tư tưởng thống trị, một sự phục hồi đòi lại di sản dân chủ và tượng trưng của chủ nghĩa Marx. Sự phục hồi đã không kéo dài mà bị thụt lùi khi hy vọng cách mạng đã bị chế ngự bởi sự đàn áp và sự độc tài và rồi bởi chủ nghĩa thị trường cực đoan. Với sự sụp đổ dứt khoát của trật tự Soviet trong 1991, và sự chuyển đổi thị trường đồng thời ở Trung Quốc, những người đào mồ đã tuyên bố chủ nghĩa Marx dứt khoát đã chết và các hồi chuông đã góng lên khắp thế giới.

Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin

Thông cáo báo chí của Tổng Công tố viên Liên bang Đức: Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin

Dịch giả: Đặng Hà

10-8-2017

Đảm nhận cuộc điều tra về vụ bắt cóc người mang quốc tịch Việt Nam Trịnh Xuân Thanh

Hôm nay (ngày 10.08.2017) Công tố viện Liên bang Đức đã chính thức đảm nhận từ Công tố viện bang Berlin cuộc điều tra vụ bắt cóc người mang quốc tịch Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ đi cùng.

Ảnh chụp thông cáo báo chí của Tổng Công tố viên Liên bang Đức ngày 10/08/2017

Một ‘đồng chí’ nằm vùng đã bị lộ!

LTS: Nhờ bài báo Spiegel của Đức tiết lộ, ông Ho Ngoc T. là người làm việc cho Cục Di dân và Tị nạn Liên bang Đức từ năm 1991 đến nay, mà cư dân mạng tìm ra được nhân vật này, chính là ông Hồ Ngọc Thắng, một cây bút quá quen thuộc với giới tranh đấu, vì ông ta có nhiều bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, dù ông ta đang sống và làm việc ở Đức suốt 26 năm qua!

Độc giả có thể tìm đọc hàng chục bài viết của tác giả Hồ Ngọc Thắng, từ CHLB Đức, đăng trên báo Nhân Dân như: “Nền dân chủ phương Tây” và sự khủng hoảng niềm tin (Kỳ 1) (8-9-2015). – Sức sống và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Các Mác (15-10-2015). – Sự “biến mất” lòng tin với truyền thông phương Tây (7-12-2015). – Nhân quyền thể hiện cụ thể qua cuộc sống của người dân (25-2-2014). – Vì lợi ích, danh dự của nhân dân, đất nước (2-6-2014). Hiến pháp (sửa đổi) – một bước tiến lịch sử (5-12-2013).

Việt Nam ‘buộc lòng phải dùng đòn bẩy’ trước TQ

BBC

11-8-2017

Bộ trường Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2017. Ảnh: Getty Images.

Việt Nam đã buộc phải dùng đến một số ‘đòn bẩy’ để đối phó với các thách thức về an ninh và chủ quyền quốc gia, nhất là dưới các áp lực ‘ngày càng gia tăng’ trên Biển Đông của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).

Trong khi đó, có thể coi Hội nghị các Bộ trưởng Asean lần thứ 50 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) là một ‘thắng lợi’ về ngoại giao của Việt Nam, trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và muốn ‘giảm nhẹ’ hồ sơ Biển Đông, vẫn ý kiến này nói với BBC hôm 10/8/2017.

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, ‘ba không’ và có gì hơn không?

Người Việt

10-8-2017

Hạ Sĩ Andrew Pilieri phụ trách giám lộ ở mũi của USS San Diego khi quân vận hạm này đang trên đường vào Cam Ranh hôm 6 Tháng Tám. Ðây là chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Ðoàn 15 Viễn Chinh ghé vào Việt Nam. (Hình: DVIDS)

VIỆT NAM (NV) – Năm tới, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam. Trong bối cảnh như hiện nay, yếu tố này trở thành một sự kiện nhưng sự kiện đó sẽ vô nghĩa nếu còn “ba không.”

Hiểm họa tuy cũ nhưng hậu quả thì mới

Những thông tin liên quan đến cuộc hội đàm giữa ông James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 8 Tháng Tám, không có gì mới. Các thỏa thuận, cam kết mới nhất giữa hai bên đều là những điều đã được lập đi, lập lại suốt từ năm 2012 đến nay: Gia tăng hợp tác về quốc phòng-an ninh, gia tăng chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi luật pháp quốc tế thông qua việc Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Ðông,…

Cảnh sát EU thu giữ xe hơi chợ Sapa, Czech để ‘điều tra’

BBC

10-8-2017

Chiếc xe bị giới chức tạm thu để điều tra là một chiếc Multivan VW 7 chỗ ngồi (hình minh họa). Nguồn: JOHN MACDOUGALL/AFP/Getty Images

Trong vụ mà Đức nói là ông Trịnh Thanh Xuân ‘bị bắt cóc’ ở Berlin, giới chức nghi rằng chiếc xe dùng để bắt ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7/2017 tại Berlin và có thể được dùng để chở ông ra khỏi Đức sang một nước châu Âu khác là xe thuê.

BBC Tiếng Việt hỏi chuyện ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe tại Prague, về việc công ty ông hiện có một xe hơi bị giới chức giữ và điều tra.

Công ty Hieu Bui Travel có trụ sở tại Trung tâm thương mại Sapa, là khu chợ nổi tiếng của cộng đồng người Việt ở ngoại ô Prague, thủ đô Czech.

Vụ bắt cóc một người Việt: Viện Công tố Liên bang tiếp nhận nhiệm vụ điều tra

Spiegel

Martin Knobbe Wolf Wiedmann-Schmidt

Dịch giả: Phan Ba

11-8-2017

Viện Công tố Liên bang tham gia điều tra vụ bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam tại Berlin. Sở Liên bang về Người Tỵ nạn (Bamf) cho một nhân viên ngưng làm việc, người đã phát biểu mang tính xúc phạm về vụ việc này.

Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình VTV

Ông T. và người đàn ông Việt bị bắt cóc

Martin Knobbe Wolf Wiedmann-Schmidt

Phan Ba

10-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Đức. Ảnh: internet

Vụ tình nghi bắt cóc một cựu chính trị gia Việt Nam là một xì-căng-đan chính trị. Bây giờ thì một nhân viên của Sở Người Tỵ nạn Bamf bình luận về vụ việc này trên Facebook hoàn toàn theo ý của chính phủ Hà Nội.

Ông ấy được giới thiệu là “chuyên gia luật”, người hiện nay đang làm việc trong “bộ máy của chính phủ Đức”: Ho Ngoc T., một nhân viên của Sở Liên bang về Nhập cư và Người Tỵ nạn (Bamf), được phỏng vấn trên trang Facebook của sếp đài phát thanh nhà nước “Voice of Vietnam“ về vụ doanh nhân Trịnh Xuân Thanh rõ ràng là bị bắt cóc. Nhưng ông đánh giá vụ việc này một chiều và hoàn toàn theo hướng của chính phủ Việt Nam.

“Thức Followers” và chiến dịch kêu gọi bầu cử tự do

10-8-2017

“Thức Followers” là một tổ chức mới, ra mắt từ năm 2016, với các thành viên có mặt ở khắp nơi. Tổ chức này được thành lập dựa trên ý tưởng và tâm nguyện của nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức, nhằm vận động cho quyền tự quyết của dân tộc, phát động chiến dịch cùng mọi người kêu đảng CSVN trả lại quyền bầu cử tự do cho nhân dân.

Việt Nam ‘mua’ ảnh hưởng ở thủ đô Mỹ?

LTS: Nội dung bài viết sau đây của VOA có nói tới bài của ông Greg Rushford, mà chúng tôi đã giới thiệu với độc giả Tiếng Dân gần một tháng trước: Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Ngoài ra, bài của VOA còn tổng hợp từ các tin nguồn khác, cho thấy chính quyền Hà Nội đã chi trả cho các công ty vận động hành lang của Mỹ, chẳng hạn như các công ty Podesta Group, Parven Pomper Schuyler, Hill & Knowlton, để vận động giới hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ thực hiện nhiều điều có lợi cho chính quyền, trong đó có chuyện dẹp bỏ các dự luật nhân quyền.

Dân biểu Chris Smith cho biết, “những công ty này thường xuyên tìm cách tiêu diệt những đạo luật tốt mà khách hàng của họ cho là có vấn đề – và sau đó tiền họ bỏ túi còn các chính phủ như Việt Nam, Trung Quốc và một số các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới thì lại giam giữ những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền”.

______

VOA

10-8-2017

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama cuối tháng 5/2016, theo nhà báo điều tra Greg Rushford, có sự trợ giúp của nhóm vận động hành lang Podesda mà chính phủ Việt Nam trả 30.000USD hàng tháng.
Ảnh: Reuters

Hà Nội bị cáo buộc chi tiền lái dư luận Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông và nhân quyền, cũng như trả triệu đôla vận động các chính sách có lợi cho mình.

Một bài phân tích dài của nhà báo điều tra Greg Rushford, các tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ và ý kiến của chuyên gia dường như cho thấy điều này.

Nghĩ về tư vấn giáo dục

Nguyễn Đình Cống

10-8-2017

Ngày 7/8 trang Viet-studies đăng bài: Tổ Tư vấn về Văn hóa – Giáo dục, tại sao không của tác giả Nguyễn Trọng Bình. Tác giả viết : “Được biết, mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhằm giúp Chính phủ và bản thân ông đưa ra những quyết sách phù hợp và đúng đắn để vực dậy nền kinh tế nước nhà trong thời gian tới. Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa để thành công, thì theo tôi một Tổ tư vấn về văn hóa – giáo dục cho Thủ tướng trong lúc này tại sao không thể trở thành hiện thực”.

Tình nghĩa Việt – Trung đã rã rời?

Phạm Trần

10-8-2017

Lãnh đạo hai đảng thời còn “nồng ấm”. Ảnh chụp tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, ngày 5/11/2015. Nguồn: internet

Quan hệ Việt-Trung đã chuyển từ xám sang đen trong thời gian kỷ lục chưa đầy 60 ngày, sau khi Bộ trưởng Ngọai giao Trung Cộng Vương Nghị chủ động hủy bỏ cuộc họp đã sắp đặt trước với Bộ trưởng Ngọai giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 7/8/2017.

Chuyện này xẩy ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngọai giao lần thứ 50 của Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á (ASEAN, The Association of South East Asia Nations) tại Thủ đô Manila, Phi Luật Tân từ ngày 05 đến 08/08/2017.

Quân đội Việt Nam cần phải cải tổ

Shephard Media

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Vũ Thạch

2-8-2017

Hải quân Việt Nam. Ảnh: Shephard Media

[Quân đội] Việt Nam phải bắt đầu nghiêm chỉnh tiến trình hiện đại hóa và cải tổ cơ cấu nếu muốn cầm cự được trước sự kiểm soát Biển Hoa Nam (Biển Đông) ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về việc này, báo Shephard đã tham khảo một loạt chuyên gia quốc tế xem họ có những đề nghị gì.

Nói cho công bằng thì nhiều nguồn dữ kiện cho thấy quân đội Việt Nam có liên tục hiện đại hóa từ năm 1975, tuy có những giai đoạn xao lãng.

Tự thú tập thể: Tiếp nhận hay không?

VOA

Trân Văn

9-8-2017

Danh sách golfer. Ảnh: VOA

Cuối tuần vừa qua, những từ dùng để thóa mạ như “khốn nạn”, “súc vật”, đột nhiên tăng vọt trên các trang web, diễn đàn điện tử, facebook Việt ngữ. Sở dĩ chỉ chọn “khốn nạn” và “súc vật” để minh họa cho diễn biến này không phải vì chúng được dùng nhiều nhất mà chỉ vì dễ trích dẫn nhất. Những từ có tính chất thóa mạ khác, tuy mức độ có phần nhỉnh hơn nhưng vì quá… bình dân, không thể trưng dẫn do vẫn được xem là… không hợp cách đối với truyền thông.

Trung Cộng đối đầu trước ba trận tuyến ở Á châu

Vũ Ngọc Yên

9-8-2017

Đối đầu giữa lính Ấn Độ và Trung Quốc ở Doklam. Ảnh: internet

Cuộc diện thế giới đang thay đổi. Trận chiến tại Syria đi vào giai đoạn kết thúc. Mỹ ngưng cấp vũ khí cho các lực lương chống chính quyền Assad và đồng ý để Nga dàn xếp các phe tranh chấp đàm phán đình chiến. Mỹ rút dần quân ra khỏi các nước A Phú Hãn và Lybia vì không tạo được sự ổn định cho các quốc gia này. Cuộc chiến khủng bố của tổ chức Nhà nước hồi giaó (IS) đại bại khắp nơi và IS đang trên đường giải thể. Tranh chấp Mỹ-Nga về đảo Crimea-Ukrainian vẫn tiếp diễn, nhưng ở mức độ kiềm chế. Các lò lửa chiến tranh ở Trung Đông hay Ukrainian (Âu châu) đã chuyển về Á châu, nơi có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột quân sự có thể đe dọa hòa bình và sự phát triển kinh tế của thế giới.

Gân gà Trịnh Xuân Thanh, đặc sản của chế độ CSVN

Kông Kông

9-8-2017

Vụ đảng viên tham nhũng Trịnh Xuân Thanh chạy trốn qua Đức, bị an ninh mật vụ VN sang bắt cóc đem về, là một cú sốc không chỉ riêng cho người VN mà còn làm ngạc nhiên dư luận thế giới và chắc chắn từ nay thế giới sẽ chú mục hơn vào mọi hoạt động của chế độ cộng sản tại VN.

Nếu trước kia rất nhiều người yêu nước dù chống đối chế độ bằng phương pháp ôn hòa nhưng đã bị khủng bố, bị đánh đập dã man, bị bắt cóc, bị giam tù với những bản án vô nhân tính, truyền thông thế giới có thể chưa quan tâm đúng mức thì qua sự kiện nầy, chắc chắn sẽ được theo dõi kỹ hơn.

Qua vụ Trinh Xuân Thanh: Nghĩ về một thói quen hành xử

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

8-8-2017

Cho đến hôm nay, những phản ứng dữ dội của Cộng hòa Liên bang Đức về thông tin nhà cầm quyền Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ của họ đã chứng minh cho mọi người rằng sự việc là có thật và hết sức nghiêm trọng. Cái gọi là “lấy làm tiếc” của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vốn yếu ớt và trái ngược với thái độ cần có để khẳng định sự vô tội cũng như thiếu vắng sự hung hăng thường thấy của Việt Nam trong thái độ với “phe đế quốc, tư bản” đã gián tiếp chứng minh sự thật ở đâu.

Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

9-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết. Ảnh: Taz.de

Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Một nghi vấn cần làm rõ

Bùi Tín

9-8-2017

Tác giả đặt câu hỏi: Liệu có phải ông Trịnh Xuân Thanh bị đầu độc?

Về vấn đề Trịnh Xuân Thanh tôi đã có mấy bài nhận xét và bình luận. Đêm qua ngẫm nghĩ lại, bỗng có thêm một hoài nghi mà tôi thấy có cơ sở, xin mạnh dạn trình làng, mong mọi việc sẽ sáng tỏ, minh bạch, sẽ có lợi cho bản thân Trịnh Xuân Thanh, cho gia đình anh ta, cho toàn xã hội đang cần sống trong an bình, đang muốn biết đâu là sự thật, sự thật đúng là thật, không bị che giấu, méo mó.

So sánh tất cả các bức ảnh Trịnh Xuân Thanh từ khi ở trong nước đến khi ở nước ngoài với bức ảnh do chế độ đạo diễn để trình diện trong cuộc họp báo ở Hà Nội đầu tháng 8 vừa qua, tôi thấy có nhiều điều khác thường. Vẻ mặt Thanh có vẻ rầu rĩ, lo sợ, thất thần. Tất cả các ảnh trước đều thấy Thanh thảnh thơi, tươi tỉnh, thông minh, sáng sủa, tự tin, vui vẻ. Một Trịnh Xuân Thanh khác hẳn.

Quân đội làm kinh tế: lợi ít, hại nhiều, phúc nhỏ, họa lớn

Phạm Đình Trọng

9-8-2017

Quân đội cố giành chức năng làm kinh tế cho thấy thống lĩnh quân đội hiện nay chỉ là mấy ông tướng nông dân, những người chỉ có tầm nhìn quá hạn hẹp, không vượt ra khỏi mảnh ruộng manh mún, riêng tư của gia đình mình. Những ông tướng nắm sức mạnh quân sự của đất nước, bảo đảm lợi ích của đất nước là toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm lợi ích của nhân dân là được sinh sống trên đất nước bình yên, là thế đứng của dân tộc Việt Nam trước thế giới. Ở tầm quốc gia lớn lao như vậy nhưng những ông tướng nông dân cố níu giữ chức năng quân đội làm kinh tế là đã đặt lợi ích cục bộ của nhóm quyền lực nhà binh lên trên lợi ích của đất nước, của nhân dân. Quân đội làm kinh tế thực ra chỉ là nhóm quyền lực nhà binh khai thác năng lực quân đội vào hoạt động kinh tế mang lại lơi nhuận cho nhóm quyền lực nhà binh mà thôi. 

“Đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”

Tuấn Khanh

9-8-2017

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm Mỹ. Ảnh: ANTĐ

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.

Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Một chế độ bỗng im hơi, lặng tiếng

Blog VOA

Bùi Tín

8-8-2017

TV nhà nước đưa tin về vụ Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Reuters

Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh xuất hiện ở Hà Nội, «bị bắt cóc» hay «tự ra đầu thú» đang làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước.

Một đằng phía Nhà nước Liên bang Đức khẳng định ông ta bị mật vụ của Sứ quán Việt Nam ở Berlin bắt cóc sàng 23/7 tại vườn hoa trung tâm Berlin.

Phía Việt Nam khẳng định không có chuyện bắt cóc, mà ông Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú để «nhận tội, xin lỗi và để được khoan hồng».

Hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ ghé Việt Nam lần đầu tiên vào năm tới

Người Việt

8-8-2017

Bộ Trưởng Jim Mattis (trái) và Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch tại Ngũ Giác Ðài. (Hình: Bộ Quốc Phòng Mỹ)

ARLINGTON, Virginia (NV) – Việt Nam sẽ lần đầu tiên tiếp một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào năm tới, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Mỹ.

Ðây là một trong những chủ đề của cuộc thảo luận giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Việt tại Ngũ Giác Ðài, Arlington, Virginia, hôm Thứ Ba, 8 Tháng Tám.

Theo Ngũ Giác Ðài, Bộ Trưởng Jim Mattis gặp Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch để thảo luận gia tăng quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt và các thách thức về an ninh khu vực.

Hãy chọn đồng bào thay vì đồng chí!

Trung Nguyễn

9-8-2017

Người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trước đây. Ảnh: internet

Giữa lúc đất nước đang bị Trung Quốc uy hiếp nặng nề trên biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đang có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, dự kiến từ ngày 7 đến ngày 10/8/2017.

“Đồng chí” hay hổ với báo?

Cùng lúc đó, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hủy cuộc họp với ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh vào ngày thứ hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng ngoại giao Asean ở Manila, Philippines. Sự kiện này cùng với sự kiện tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm giao lưu quốc phòng tại Việt Nam cho thấy rõ ràng quan hệ “đồng chí”, “anh em” giữa hai đảng Cộng sản đang cầm quyền ở hai nước đang có vấn đề.

Công an Hà Nội muốn khơi lại biến cố Đồng Tâm để làm gì?

Nguyễn Đăng Quang

9-8-2017

Anh Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình. Ảnh: internet

Tin từ Đồng Tâm cho biết: Lúc 11 giờ sáng hôm ngày 8/8/2017, có 3 nhân viên công lực của Tp. Hà Nội, gồm một Công an xã Đồng Tâm, một Công an huyện Mỹ Đức và mộ Công an Tp. Hà Nội, thuộc Phòng Cảnh sát Hình sự số 7, phố Thiền Quang đến nhà riêng ông Lê Đình Công, trưởng thôn Hoành xã Đồng Tâm, đưa giấy triệu tập của CAHN cho ông Công, yêu cầu đương sự có mặt tại 7, phố Thiền Quang để làm việc về “hành vi gây rối trật tự công cộng” xảy ra trên xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội (nhưng không nói rõ vụ việc này xảy ra khi nào?).

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Tương lai nào cho Trần Đại Quang?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

8-8-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Reuters.

Vụ Trịnh Xuân Thanh, người từng đào thoát khỏi Việt Nam một cách bí ẩn hồi tháng Chín năm ngoái, đột nhiên biến khỏi Berlin (nơi anh ta tá túc lâu nay) vào ngày 23/7 trước khi ra “đầu thú” tại cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ngày 31/7 đang khiến dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

“Chiến công” của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN?

Đối trị nhà cầm quyền Việt Nam, làm sao khỏi hại đến dân?

Thục Quyên

8-8-2017

Sau lời phát biểu của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng: “Tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 2/8 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức” thì ngày hôm sau, 04/08 chính ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel đã mạnh mẽ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không dung thứ, và không thể dung thứ.”

Trong cơn sốt “Trịnh xuân Thanh” hiện nay, một cái tựa bài mà không có tên nhân vật này có lẽ chẳng hấp dẫn được số đông. Nhưng sự lương thiện bắt buộc người viết không được gợi sự hiểu lầm làm mất thì giờ người đọc, vì tuy có dính líu tới vụ ông Trịnh xuân Thanh, bài này sẽ chẳng có tình tiết éo le gì về số phận ông ta, mà cũng chẳng đóng góp thêm cho cái mà nhiều tờ báo Đức gọi là Thriller (từ tiếng Anh), một câu chuyện giật gân, một vở kịch hồi hộp, ly kỳ.