Bỏ lý tưởng sai lầm sẽ thoát khỏi tắc nghẽn và vươn tầm thế giới!

Hà Sĩ Phu

31-10-2024

Đảng viên cũ (khoảng trước 1975), đa số vì quá say lý tưởng nên sẵn sàng hy sinh, giữ đạo đức, quên mình cho lý tưởng. Đa số họ đáng quý, tiếc rắng chủ nghĩa mà họ trót thờ phụng là ảo tưởng, phi lý, cực đoan, nên sự hy sinh đó là uổng công.

Việt Nam: Hãy hủy bỏ bản án đối với nhà vận động dân chủ

Human Rights Watch

30-10-2024

Đường Văn Thái, người bị bắt cóc ở Thái Lan, nhận bản án 12 năm tù giam

Đường Văn Thái, một nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập. © Duong Van Thai/Youtube

(Băng Cốc) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ bản án mang động cơ chính trị đối với nhà hoạt động dân chủ Đường Văn Thái và phóng thích ông ngay lập tức. Vào ngày 30 tháng Mười năm 2024, một tòa án ở Hà Nội đã xử ông có tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự, và kết án ông 12 năm tù giam.

Đường Văn Thái, 42 tuổi, chạy trốn khỏi Việt Nam vào năm 2019 và đã đăng ký trở thành người tị nạn với Cơ quan về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc. Trong khi đang chờ đi tái định cư ở một nước thứ ba, ông bị một nhóm người không rõ danh tính bắt cóc vào tháng Tư năm 2023 và bị đưa về Việt Nam bằng vũ lực.

“Đường Văn Thái chạy trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị chính quyền đàn áp,” bà Patricia Gossman, phó giám đốc ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền các nước trên thế giới nên thừa nhận vụ bắt cóc và xét xử ngụy tạo nhà hoạt động dân chủ này là ví dụ mới nhất về hành vi côn đồ coi thường luật pháp quốc tế và quyền của công dân của chính phủ Việt Nam.”

Đường Văn Thái bị xét xử kín trong một phiên tòa chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ cùng một vài bị cáo khác, được cho là các viên chức nhà nước đã cung cấp tin tức cho Đường Văn Thái. Tòa án kết luận Đường Văn Thái có tội, và xử ông 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Những người còn lại nhận mức án từ 30 tháng đến 5 năm 6 tháng tù giam.

Đường Văn Thái vận động cho dân chủ và nhân quyền trong nhiều năm ở Việt Nam, và từng tham gia biểu tình về môi trường. Báo chí do chính quyền Việt Nam kiểm soát đã đưa tin cáo buộc ông có liên hệ với các nhóm “phản động” ngoài vòng pháp luật như Hội Anh em Dân chủ và Hội Nhà báo Độc lập. Từ tháng Hai năm 2019 đến khi bị bắt cóc vào tháng Tư năm 2023, Đường Văn Thái đăng thông tin trên Facebook và YouTube về tình hình chính trị ở Việt Nam.

Vụ bắt cóc Đường Văn Thái xảy ra trong thời điểm có một làn sóng đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu bộ công an lúc bấy giờ là Tô Lâm, người, vào năm 2024, đã trở thành lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Nhân viên an ninh dưới thời Tô Lâm đã dính líu vào các vụ đàn áp ngoài biên giới Việt Nam khác, bao gồm vụ bắt cóc cựu quan chức của đảng là Trịnh Xuân Thanh ở Berlin vào tháng Bảy năm 2017, và vụ bắt blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok vào tháng Giêng năm 2019. Cả hai người này đều bị xử án tù nhiều năm.

Tô Lâm và bước thoái lui khỏi quyền lực tối cao ở Việt Nam

Vũ Đức Khanh

31-10-2024

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, Tô Lâm chính thức trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, sau một biến động lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trương Thị Mai đều từ chức vì liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng, tạo cơ hội cho Tô Lâm tiến lên đỉnh cao quyền lực.

Bàn với ChatGPT về ảnh hưởng chung của Tuyên Ngôn Cộng Sản đối với Quốc Tế thứ hai (QT2)

Nghiêm Huấn Từ

29-10-2024

Thủy tổ của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản là hai cụ Marx và Engels. Tác phẩm “để đời”, giá trị ngang với kinh thánh, của hai cụ là cuốn sách nhỏ Tuyên Ngôn Cộng Sản (TNCS) dù chỉ dài vài chục trang, nhưng chứa rất nhiều câu nay trở thành danh ngôn. Danh ngôn mở đầu là câu tóm tắt toàn bộ học thuyết: Xóa bỏ tư hữu.

ChatGPT giúp chứng minh: Tuyên Ngôn Cộng Sản chưa từng ảnh hưởng tới Quốc Tế 1

Nghiêm Huấn Từ

26-10-2024

Người đối thoại: Lịch sử phong trào Công Nhân (phong trào Cộng Sản) nói, có 3 tổ chức Quốc Tế: Thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba (viết tắt QT1, QT2 và QT3). Xin hỏi ChatGPT: Quốc Tế 1 (QT1) là gì?

Từ văn hóa sợ hãi đến văn hóa không sợ hãi: Con đường cho dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21

Vũ Đức Khanh

26-10-2024

Sau hơn nửa thế kỷ chịu sự kìm kẹp của chế độ Cộng sản, Việt Nam đã tồn tại một “văn hóa sợ hãi” lan rộng và sâu đậm. Đa số người dân không dám lên tiếng trước bất công, không dám tập hợp nhau lại để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng, cho tự do và công lý.

Việt Nam, đã đến thời điểm không cần đầu tư cho biểu diễn dân chủ!

Blog VOA

Trân Văn

26-10-2024

Ông Lương Cường tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, ngày 21 tháng 10, tại Hà Nội. Ông Tô Lâm thôi làm Chủ tịch nước, ông Lương Cường kế nhiệm, không có bất kỳ thông báo nào từ BCH TƯ. Nguồn: AFP

Một bức ảnh khá ấn tượng

Nguyễn Khắc Mai

25-10-2024

Từ trái qua phải: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước hôm 22/10-2024. Nguồn: TTXVN

Việt Nam giữa lằn ranh lịch sử: Cải cách hay làm nô lệ cho Bắc Kinh?

Vũ Đức Khanh

24-10-2024

Phân tích chính trường Việt Nam từ Đại hội Đảng XIII đến nay

Xây dựng CNXH cho ai và đảng thật sự vì ai?

Blog VOA

Trân Văn

22-10-2024

Cờ Đảng và cờ Việt Nam. Hình minh hoạ, chụp tháng Giêng 2016 chuẩn bị cho một kỳ họp Quốc hội Việt Nam.

Bàn với ChatGPT về khái niệm “Con Người” và “quyền tư hữu” của con người

Nghiêm Huấn Từ

22-10-2024

Người đối thoại: Xin hỏi ChatGPT, câu nói “Tư hữu là một quyền cơ bản của Con Người”. Có nghĩa là, đứng trước “Con Người”, “con vật” không còn quyền tư hữu nữa?

Tháng Mười nhớ mẹ

Tưởng Năng Tiến

22-10-2024

Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ!

VietNamNet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024)”.

Ôi! Tưởng chuyện gì lạ, chớ cờ quạt, bích chương, pa nô, áp phích, băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu (tuyên truyền) thì Hà Nội lúc nào mà không sẵn và … dư! Hơn nữa, con số hàng chục ngàn người dân Hà Nội túa ra đường hoan hô vẫy chào đoàn quân chiến thắng (hồi bẩy mươi năm trước) là sự kiện hoàn toàn có thật – theo lời của những nhân chứng thế giá:

– Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đúng 10 giờ sáng, lực lượng Kháng Chiến trọng thể tiến vào Thủ Đô. Dẫn đầu là đoàn quân với những lá cờ tung bay với tiếng trống liên hồi. Những cán bộ đứng trên những chiếc xe tải vẫy tay chào đồng bào đứng đầy hai bên đường đang hô to những tiếng vui mừng, phất phất những lá cờ nhỏ. (Nguyễn Mạnh Tường. Un Excommunié – Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectual – Kẻ Bị Mất Phép Thông Công, Hà Nội 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức, bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ).

– Lại nói về ngày 10/10 lịch sử, cho đến 10h sáng hôm đó thì cả Hà Nội là một ngày hội lớn. Năm cửa ô Hà Nội tưng bừng đón những đoàn quân chiến thắng trở về. Các nghệ sỹ đem cả đàn ra kéo, các chị mặc áo dài, các bà nhà giàu tung hoa tươi lên các đoàn xe trở các đoàn quân tiến vào thành phố… (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu. NXB Người Việt: 2016).

Thiệt là vui hết biết luôn, và vui còn hơn Tết nữa. Niềm vui, tiếc thay, rất ngắn – theo lời của tác giả (và tác phẩm) vừa dẫn:

Ngày vui ngắn chẳng tày gang, không khí hồ hởi vui tươi sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sau hòa bình lập lại 1954 ở Hà Nội cũng như toàn miền Bắc mau chóng nhường chỗ cho những ngày ảm đạm, u ám của những cuộc “đấu tranh giai cấp”, của cải cách ruộng đất, của cải tạo tư sản, đấu tố bọn “Nhân văn Giai phẩm.”

Nguyễn Khải thêm:

Một nửa nước được độc lập nhưng lòng người tan nát tài sản một đời chắt chiu của họ bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chẳng có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn.

Từ nay họ chỉ được nghĩ, được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân của nhóm “Nhân văn Giai phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận.

Thảm vậy sao?

Ông nhà văn (e) có hơi quá lời chăng?

Cũng không quá (lắm) đâu!

Tác giả Nguyễn Văn Luận cũng đã từng tâm sự với nỗi buồn phiền tương tự:

Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là “sau hòa bình lập lại”, Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về tiếp quản chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”.

Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động” thì con nít cởi truồng…

Cha tôi làm chủ một hãng thầu tại Hải phòng trong khi gia đình vẫn ở Hà Nội. Khi người lính quốc gia cuối cùng rút sang bên kia bờ Bến Hải, cha tôi và gia đình kẹt lại do không hiểu gì về cộng sản và tài sản, cơ ngơi còn đó.

Đỗ Mười về tiếp thu Hải phòng nói rằng các nhà tư sản vẫn được làm ăn bình thường. Một tháng sau, cha tôi bị tịch thu tài sản.  Trở về Hànội, trắng tay, cả nhà sống trong túp lều ở ngoại ô, cha tôi đi đánh giậm, vớt tôm tép trong các ao hồ, rau cháo nuôi vợ con. Đấu tố, cải tạo, chửi rủa, cha tôi ngày một tiều tụy hơn những người tiều tụy bị qui là tư sản còn lại trong thành phố.  Lời trăn trối khi cha tôi khi nằm xuống là “Cha đã bị lừa, con hãy tìm đường vào miền Nam tự do”.

Câu hỏi đặt ra là sao có quá nhiều người “bị lừa” đến thế trong khi đã có hằng triệu người đã vội vã, hối hả, hốt hoảng và ùn ùn bỏ của chạy lấy người ngay trước mặt mình:

– Những cuộc tháo chạy trong những hoàn cảnh thật cảm động và đau lòng, bởi vì Việt Minh đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Geneva trong cố gắng chống lại Hiệp định ấy. Mới đầu họ còn thuyết phục khuyến dụ, sau đó dùng sức mạnh và nhiều người đã bị thương vì mảnh đạn của cộng sản. Người ta đã thấy hàng ngàn dân cả làng ùn ùn kéo nhau ra biển, đi tắt qua cánh đồng ruộng, tránh đi trên đường lộ bị kiểm soát bởi Việt Minh, rồi kết những bè mảng sơ sài đi ra biển với rất nhiều hiểm nghèo và chẳng có gì chắc chắn là sẽ được cứu vớt.

– Hàng trăm người di cư đã chết trên biển. Người ta làm sao có bao giờ có thể tưởng tượng ra cảnh tượng gây ấn tượng như thế vào ngày 6/11 vừa qua, khi một đám đông gồm 2000 người tị nạn trên một cồn cát ở cửa Trà Lý chờ được các tầu các nước bạn đến vớt đi. (Tran Nam Bac. “Le drame des réfugiés catholiques vietnamiens”, Agenzia. Internzionale Fides, n°12, 22 Janvier 1955. Bản dịch của Nguyễn Văn Lục).

– Việc di cư ấy nói cho cùng chỉ là sự kéo dài tình trạng trốn chạy cộng sản mà không phải đợi đến Hiệp định Geneva, 1954. Ngay từ đầu thập niên 1950, phong trào tỵ nạn cộng sản đã thành hình dưới hình thức “phong trào nhập thành”, hay nói nôm na là phong trào “dinh tê”. Đã có bao nhiêu người tìm mọi cách dời bỏ khu “an toàn Phát Diệm”, thoát đi bằng đường biển, từ cửa Cồn Thoi, ra Hải Phòng vào những năm sau 1950?

Và đã có bao nhiêu người có tiền bạc của cải đã chạy trốn vào Nam khi mà Hiệp định Geneva chưa thành hình? Không phải theo Tây, cũng chẳng theo Mỹ, không theo Nhật, không theo Tầu cũng chẳng vì theo Thiên Chúa giáo mà người ta chọn đứng về phía này, phía nọ. Tất cả đều là những chọn lựa bất đắc dĩ chỉ vì không thể sống chung với người cộng sản được. Cộng sản trước đây và cộng sản bây giờ cũng vậy. (Nguyễn Văn Lục. “Nhìn Lại Cuộc Di Cư 1954 – 1955 II”. Đàn Chim Việt Online – 09/12/2023).

Lời khẳng định của G.S Nguyễn Văn Lục, không dưng, khiến tôi nhớ đến mẫu thân – một người VN quê mùa và thất học. Nói nào ngay thì bà cũng biết đọc biết viết (sơ sơ) nhưng tôi chưa thấy mẹ cầm cây bút lần nào và có lẽ cũng không bao giờ đọc sách báo gì ráo trọi, ngoài vài ba cuốn kinh (Phật) đã rách bìa long gáy từ lâu.

Vậy chớ khi mà tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, thạc sĩ Trần Đức Thảo, kỹ sư Võ Quí Hân, giáo sư Trần Đại Nghĩa … lật đật vội vàng rời nước Pháp để về VN phục vụ cho cuộc Cách Mạng Vô Sản VN (theo lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh) thì bà cuống cuồng bồng bế mấy đứa con thơ bỏ chạy một mạch vô Nam. May mắn là gia đình chúng tôi chạy thoát. Tuy không thoát luôn nhưng cũng được khá lâu: 1954 – 1975.

Hơn hai chục năm trời. Khoảng thời gian đủ dài để tôi được sống hết cả tuổi thơ và tuổi trẻ trong một vùng đất tương đối an bình, phú túc. Mẹ tôi hoàn toàn không có khái niệm chi về học vấn, học đường, hay giáo dục. Vốn chữ nghĩa lại vô cùng giới hạn nên bà rất kiệm lời.

Suốt đời bà chỉ biết “giáo huấn” các con bằng đôi câu ngăn ngắn, giản dị và vô cùng dễ hiểu:

– Đừng bao giờ tin bọn cộng sản, và chớ khi nào dây dưa gì với chúng nó nghe chưa.

– Dạ mẹ!

Tôi luôn “dạ” ngọt như đường cát (mát như đường phèn) nên chắc hẳn là mẹ hiền phải hết sức hài lòng, và an tâm, ngay cả khi đã bước qua bên kia thế giới.

Khi âm dương chưa cách trở – có lần – từ bên này bờ đại dương xa thẳm, tôi đã đọc cho bà nghe đôi câu thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện:

Thế lực đỏ phải đồng tâm đập nát

Ðể nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh

Đó là lần duy nhất trong đời mà tôi nghe mẹ cười, qua điện thoại. Sao tự nhiên mà nhớ cái tiếng cười (khanh khách) của má quá, má ơi!

Thư ngỏ gửi lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam: Cơ hội cho sự thay đổi và phát triển

Hải ngoại, ngày 21 tháng 10 năm 2024

Kính gửi toàn thể lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam,

Trong suốt chiều dài lịch sử hiện đại, lực lượng Công an Nhân dân đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững sự ổn định chính trị, và bảo vệ Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, khi đất nước bước vào một giai đoạn mới với những cơ hội và thách thức lớn lao, lực lượng Công an không thể chỉ duy trì vai trò truyền thống mà cần có một vị thế mới: Trở thành lực lượng tiên phong, góp phần quyết định vào sự thành bại của công cuộc cải cách chính trị và phát triển đất nước.

Chúng tôi viết thư này với sự chân thành, mong muốn các bạn hiểu rằng, lực lượng Công an Nhân dân không chỉ có vai trò bảo vệ ổn định xã hội mà còn là một nhân tố quyết định trong quá trình chuyển hóa đất nước. Sự ủng hộ của các bạn là thiết yếu để quá trình dân chủ hóa Việt Nam diễn ra trong hòa bình và mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.

Tiến trình dân chủ hóa: Không phải là mối đe dọa mà là cơ hội

Tiến trình dân chủ hóa đất nước không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định mà lực lượng Công an đã bảo vệ trong nhiều thập niên. Trái lại, đây chính là cơ hội để đất nước vươn lên, để xã hội phát triển một cách bền vững trên nền tảng pháp quyền và sự tham gia của toàn dân. Trong một xã hội dân chủ, lực lượng Công an sẽ được chuyên nghiệp hóa, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật minh bạch và chuẩn mực quốc tế, trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và an ninh quốc gia.

Các bạn đã và đang đối diện với những thách thức phức tạp của thế kỷ 21, từ an ninh mạng, tội phạm quốc tế đến khủng bố và tội phạm có tổ chức. Chính vì thế, lực lượng Công an cần được hiện đại hóa để phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, không chỉ để đối phó với các nguy cơ an ninh mới mà còn để xây dựng lòng tin từ người dân và cộng đồng quốc tế.

Cam kết về hiện đại hóa và bảo vệ lực lượng Công an

Chúng tôi xin khẳng định rằng, trong chế độ mới, lực lượng Công an không chỉ được bảo vệ về sự an toàn mà còn được nâng cấp toàn diện, trở thành một lực lượng an ninh chuyên nghiệp, hiện đại với tầm vóc quốc tế. Chúng tôi cam kết sẽ trang bị cho các bạn công nghệ tiên tiến cùng những kỹ năng chuyên môn tối ưu, giúp lực lượng Công an đủ khả năng đối phó với những thách thức an ninh mới, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Các bạn sẽ tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhân dân, và duy trì an ninh quốc gia. Chúng ta sẽ cùng xây dựng một lực lượng không chỉ vững mạnh về thể chất mà còn kiên cường về tinh thần, luôn trong sạch, chính trực và hết lòng phụng sự Tổ quốc với danh dự.

Vai trò quyết định của ông Tô Lâm và lực lượng Công an

Ông Tô Lâm, cựu Bộ trưởng Bộ Công an và hiện nay là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước, nắm giữ quyền lực to lớn với lực lượng Công an. Dưới sự lãnh đạo của ông, lực lượng này đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp này, vai trò của ông và của lực lượng Công an lại càng trở nên quan trọng hơn.

Chúng tôi tin rằng ông Tô Lâm, với tầm nhìn và sự hiểu biết sâu sắc, sẽ thấy rõ rằng việc ủng hộ cải cách chính trị là cần thiết để đảm bảo an ninh lâu dài và ổn định cho đất nước. Cả lực lượng Công an và ông Tô Lâm đều có cơ hội không chỉ bảo vệ mà còn trở thành những người tiên phong dẫn dắt Việt Nam tiến vào một tương lai tự do, dân chủ, và thịnh vượng.

Cam kết cá nhân về sự bảo vệ

Chúng tôi xin cam kết rằng, trong quá trình cải cách chính trị và dân chủ hóa, lực lượng Công an cùng gia đình các bạn sẽ luôn được bảo vệ tuyệt đối. Sẽ không có hành động trả thù hay hồi tố nào, ngoại trừ những trường hợp của những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chúng tôi hiểu rằng trong quá khứ, các bạn đã phải gánh vác những trách nhiệm nặng nề trong việc giữ gìn trật tự xã hội, và chúng tôi muốn khẳng định sẽ làm tất cả trong khả năng để đảm bảo các bạn không bị đặt vào tình huống nguy hiểm khi tham gia ủng hộ tiến trình cải cách.

Lời kết

Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, các bạn không chỉ là người bảo vệ chế độ, mà còn có thể trở thành những người bảo vệ tương lai của cả dân tộc. Chúng tôi kêu gọi các bạn hãy đồng hành cùng với nhân dân, cùng với đất nước trên con đường dân chủ hóa, để chúng ta có thể xây dựng một xã hội pháp quyền, tự do và hạnh phúc.

Cải cách chính trị không chỉ là bước ngoặt quan trọng cho tương lai của đất nước, mà còn là cơ hội để lực lượng Công an trở thành một lực lượng an ninh hiện đại, chuyên nghiệp và được người dân tin tưởng. Hãy để chúng ta cùng nhau xây dựng một Việt Nam mà ở đó, lực lượng Công an không chỉ bảo vệ pháp luật mà còn là biểu tượng của sự liêm chính và lòng trung thành với nhân dân.

Hãy cùng nhau viết nên một trang sử mới cho dân tộc – trang sử của tự do, dân chủ và thịnh vượng.

Trân trọng,

Vũ Đức Khanh

Tổng Thư ký
Liên minh Dân tộc Việt Nam

Hội chứng kinh niên quan hệ Việt – Trung: Đồng sàng dị mộng

Blog VOA

Hoàng Trường

20-10-2024

Trung Quốc đối với Việt Nam, vừa là đối tượng, vừa là đối tác. Hình minh hoạ. Nguồn: AP

Thư ngỏ gửi Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng minh tự nhiên của sự cải cách chính trị

Hải ngoại, ngày 20 tháng 10 năm 2024

Kính gửi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam,

Hỏi ChatGPT về sự ra đời “chưa đúng lúc” và tương lai mờ mịt của Tuyên Ngôn Cộng Sản

Nghiêm Huấn Từ

19-10-2024

Người đối thoại: Xin hỏi ChatGPT, năm 1848 Marx công bố Tuyên Ngôn Cộng Sản (TNCS). Cũng năm ấy, các cuộc cách mạng 1848 ở châu Âu có mục tiêu chủ yếu là chống phong kiến hay chống tư bản?

Lê Hữu Minh Tuấn

Tưởng Năng Tiến

19-10-2024

Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người

Vũ Đức Khanh

19-10-2024

Sau Đệ nhị Thế chiến, ba quốc gia trên thế giới bị chia cắt bởi những lý do chính trị và tư tưởng: Việt Nam, Hàn Quốc, và Đức. Trong đó, Việt Nam và Đức đã được thống nhất, nhưng số phận của từng quốc gia lại khác biệt. Đông Đức tan rã và sáp nhập với Tây Đức giàu có, trong khi Bắc Hàn vẫn mắc kẹt trong nghèo đói, thua xa Nam Hàn về mọi mặt.

ChatGPT trình bày về nguồn gốc Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam từ 1930 đến nay

Nghiêm Huấn Từ

17-10-2024

Người đối thoại: Xin chào chatGPT, tôi được các cháu giới thiệu, nên đã được đọc rất kỹ bài Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Wikipedia.

Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị

Nguyễn Đình Cống

16-10-2024

1. Giới thiệu: Về đối nội và đối ngoại

Tô Lâm và Phạm Minh Chính giảm nhẹ vụ ngư dân Quảng Ngãi bị hành hung?

RFA

Trần Hiếu Chân

14-10-2024

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự cuộc họp với Tổng bí thư – Chủ tịch Tô Lâm tại Hà Nội hôm 12/10/2024. Nguồn: LUONG THAI LINH / EPA POOL / AFP

Tán dóc với ChatGPT về mục tiêu viển vông và bất khả thi của Chủ nghĩa Cộng sản

Nghiêm Huấn Từ

14-10-2024

Cụ Karl Marx phát hiện những chân lý… khủng, khiến tín đồ khắp nơi phục lăn, phục lóc, sẵn sàng hy sinh vì chủ nghĩa cao cả do cụ sáng lập. Đó là chuyện cách nay trên/ dưới một thế kỷ. Ví dụ, cụ dạy: Nhà Nước là công cụ của giai cấp thống trị, dùng để trấn áp giai cấp bị trị, do vậy khi nhân loại tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản (CNCS) thì Nhà Nước sẽ “tự tiêu vong”.

Liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thay đổi? Tại sao không?

Vũ Đức Khanh

12-10-2024

Quyền lực chỉ có thể được duy trì khi có sự linh hoạt và thích ứng với những yêu cầu mới của xã hội.

Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã trải qua nhiều biến động lịch sử, thể hiện một khả năng thích nghi nhất định trong những thời điểm then chốt. Điều đó cho thấy, không có gì là không thể thay đổi.

Bàn với ChatGP về danh ngôn của cụ Lenin: “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”

Nghiêm Huấn Từ

12-10-2024

Xin hỏi: Một thế kỷ trước, cụ Lenin đã phán (như thánh, viết thành sách), rằng: Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (CNTB). Đương nhiên, ai cũng hiểu ý cụ, là sau giai đoạn “tột cùng” thì CNTB phải thoái trào và tàn lụi. Nhưng thực tế diễn ra trái ngược với danh ngôn của cụ Lenin. Đề nghị chat GPT minh họa vài nét để mọi người đều có thể hiểu.

Nhóm nhân quyền: Nếu Thái Lan dẫn độ Y Quynh Bdap, sẽ bị ‘hoen ố thanh danh’ tại LHQ

VOA

10-10-2024

Bà Nadthasiri Bergman, luật sư của Y Quynh Bdap, thứ ba từ trái, và các nhà hoạt động nhân quyền tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, ngày 9/10/2024. Ảnh: Facebook ALTSEAN-Burma.

Hôm 9/10, trước khi Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2025-2027, giới hoạt động nhân quyền kêu gọi chính quyền nước này không dẫn độ ông Y Quynh Bdap về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội, còn ngược lại sẽ đánh mất lòng tin tại diễn đàn thế giới.

Vài giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, các nhà hoạt động nhân quyền và luật sư bào chữa cho ông Y Quynh Bdap tổ chức họp báo để thảo luận về phán quyết hồi cuối tháng 9 của Tòa án Hình sự Bangkok về việc dẫn độ người tị nạn Việt Nam Y Quynh Bdap đã được Cao ủy LHQ về Người tịn nạn (UNHCR) công nhận.

Ngoài ra, buổi họp báo cũng phân tích ý nghĩa của phán quyết nói trên đối với cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc duy trì nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn và nhân quyền khi nước này tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Tại cuộc họp báo sáng 9/10 được trang Facebook ALTSEAN-Burma tường thuật trực tiếp, bà Nadthasiri Bergman, luật sư bào chữa cho ông Bdap, nhắc lại rằng ông bị cảnh sát Thái Lan bắt hồi tháng 6 dựa trên tội danh “khủng bố” mà chính quyền Việt Nam xác định trước đó.

“Lập luận của chúng tôi trong vụ dẫn độ là ông ấy không thể bị dẫn độ vì ông ấy là người tị nạn được công nhận và ông đang trải qua quá trình tái định cư”, luật sư Bergman nêu rõ.

“Một ngày trước khi ông bị bắt, UNHCR đã đề nghị ông đến phỏng vấn [để xem] liệu ông có liên quan gì đến vụ việc ở Đắk Lắk hay không. Họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ông có liên quan và quy chế tị nạn của ông chưa bao giờ bị thu hồi nên ông vẫn được công nhận là người tị nạn”, vẫn lời nữ luật sư Thái Lan.

Ông Bdap đang bị giam tại trại tạm giam ở Bangkok để chờ kháng cáo việc bị dẫn độ về Việt Nam, nơi ông phải đối mặt với bản án 10 năm tù về tội “khủng bố”.

Hôm 30/9, Toà án Hình sự Bangkok ra phán quyết rằng nhà hoạt động người dân tộc Ê Đê và cũng là người sáng lập nhóm Người Thượng vì Công lý có thể bị trục xuất về Việt Nam, theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.

Ông bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hồi tháng 6/2024 để xem xét dẫn độ ông cũng như cáo buộc ông lưu trú quá hạn.

Kêu gọi Thái Lan không dẫn độ

Ngoài luật sư Bergman, các diễn giả khác tại cuộc họp báo gồm các đại diện của Qũy Xuyên Văn hóa Thái Lan (CrCF Thailand), tổ chức Quyền Hòa bình (PRF), và tổ chức tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA).

Ông Phil Robertson, giám đốc nhóm tư vấn Nhân quyền và Lao động Châu Á (AHRLA) có trụ sở tại Bangkok, cho VOA biết qua tin nhắn: “Chính phủ Việt Nam đang gây áp lực tối đa lên Thái Lan để dẫn độ ông Y Quynh Bdap về nước, nhưng Thái Lan cần phải kiên phản đối yêu cầu đó và duy trì các nguyên tắc bảo vệ người tị nạn”.

Ông Robertson kêu gọi Thái Lan nhận thức rằng nếu họ gửi trả lại một người tị nạn UNHCR được công nhận về Việt Nam, điều đó sẽ làm hoen ố nghiêm trọng danh tiếng nhân quyền của họ và gây ra phản ứng dữ dội của quốc tế chỉ trích Bangkok, cho dù Thái Lan được bầu vào Hội đồng Nhân quyền.

Trao đổi với VOA sau cuộc họp báo, ông Robertson đưa ra khuyến nghị: “Hoa Kỳ cũng như EU và các nước thành viên cần khẩn trương gây sức ép để Thái Lan từ chối trả Y Quynh Bdap về nước mà thay vào đó cho phép ông này đến và tái định cư ở một nước thứ ba, nơi ông có thể được bảo vệ khỏi các bàn tay bao vây, đàn áp xuyên quốc gia của Việt Nam”.

Nhiều nước quan ngại

Nhiều chính phủ, thông qua đại sứ quán của họ ở Bangkok, đã bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của Y Quynh Bdap, đồng thời kêu gọi chính phủ Thái Lan cho phép ông tái định cư ở nước thứ ba, nhưng Việt Nam đã cử quan chức từ Hà Nội qua Bangkok để “gây áp lực buộc Thái Lan phải trả ông về cho họ”, tổ chức ALTSEAN-Burma, tổ chức nhân quyền ở Bangkok, viết trong bài đăng hôm 9/10.

Tổ chức này cho rằng hành động của Việt Nam gây ra “một cuộc kéo co ngoại giao và những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Việt Nam và sự đàn áp xuyên quốc gia”.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Bangkok rằng liệu tòa án ở Việt Nam có đưa ra bằng chứng chứng minh rằng ông Bdap có “tham gia” vụ tấn công “khủng bố” hay không, luật sư Bergman trình bày rằng phía Việt Nam không trưng ra bằng chứng nào khác, ngoài việc có ba người làm chứng tại tòa cáo buộc rằng ông Bdap “tham gia chỉ đạo” từ xa cuộc khủng bố và hai tấm hình, một của chính ông và của nạn nhân.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ đưa ra bình luận về các phát biểu và lời kêu gọi trên, nhưng chưa được phản hồi.

Truyền thông Việt Nam nói gì?

Báo chí nhà nước gần đây lên tiếng phản bác các lời kêu gọi của quốc tế về việc ngưng dẫn độ ông Bdap, nói rằng những lời kêu gọi đó là hành động “cổ xúy, tán dương đối tượng khủng bố của các thế lực thù địch, phản động”.

Báo Công an Nhân dân (CAND) của Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 viết: “Trong bối cảnh an ninh toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, việc ra sức tô vẽ và đánh bóng cho các đối tượng khủng bố như Y Quynh Bdap không chỉ đi ngược lại lợi ích của Việt Nam mà còn đe dọa an ninh toàn cầu”.

Trang này nói rằng vào năm 2018, ông Y Quynh Bdap vượt biên trái phép sang Thái Lan, rồi cùng với một số đối tượng có tư tưởng “chống phá” Việt Nam thành lập “Nhóm người Thượng vì Công lý”.

Với lời lẽ chỉ trích như thường lệ, trang báo nhà nước của chính quyền cộng sản cho rằng nhóm này là tổ chức “phản động” nhằm tập hợp nhóm người dân tộc thiểu số tại Thái Lan có tư tưởng chống phá nhà nước Việt Nam.

Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào chính quyền ở Đắk Lắk hồi tháng 6/2023, trang CAND dẫn lời khai của một bị cáo tên là Y Ba Bya cho rằng “Y Quynh Bdap chỉ đạo việc chọn những trụ sở cơ quan Nhà nước có ít người để dễ thực hiện việc tấn công, đồng thời bắt phải quay video diễn biến cuộc tấn công khủng bố, phá hoại, giết cán bộ gửi cho Y Quynh Bdap để tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn VOA sau phiên tòa xử vắng mặt hồi tháng 1/2024, ông Bdap bác bỏ các cáo cuộc của chính quyền Việt Nam, cho rằng ông và nhóm nhân quyền của ông chỉ đấu tranh ôn hòa cho quyền của người Thượng ở Tây Nguyên.

Hành trình Việt – Mỹ: Từ xung đột đến đối tác và tương lai dân chủ hóa Việt Nam

Vũ Đức Khanh

10-10-2024

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những câu chuyện đầy biến động nhất trong lịch sử ngoại giao thế kỷ 20 và 21. Từ cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài gần hai thập niên, đến việc bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, và cuối cùng là nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào ngày 10 tháng 9 năm 2023.

Bàn với ChatGPT về tầm nhìn của cụ Marx

Nghiêm Huấn Từ

10-10-2024

Người đối thoại: Xã hội nông nghiệp tiến lên xã hội công nghiệp là nhờ phát minh máy móc. Đầu tiên là máy hơi nước. Đúng không?

Chuyện “cơm thừa canh cặn” và “bơ thừa sữa cặn”

Nguyễn Thông

8-10-2024

Giáo dục xứ này lúc nào cũng có “chuyện”, kể cả khi nó yên bình nhất. Không bị ồn ào, sao có thể là nền giáo dục An Nam.

Tôi đã về nhà

Nguyễn Thúy Hạnh

7-10-2024

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ các tù nhân lương tâm, đã bị bắt giam và phóng thích hôm 7-10-2024, sau 3 năm rưỡi mất tự do. Nguồn ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh

Bạn bè thân yêu của tôi!

Nguyễn Thúy Hạnh

Blog RFA

Tưởng Năng Tiến

7-10-2024

Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn: