Dân chủ Suy thoái? (phần 6)

HUYỀN THOẠI VỀ SUY THOÁI DÂN CHỦ

STEVEN LEVITSKY & LUCAN WAY

Một sự gần đồng thuận đã nổi lên rằng thế giới đã rơi vào một “suy thoái dân chủ.” Các nhà quan sát hàng đầu và các nhà chủ trương dân chủ mô tả đặc trưng thập kỷ qua như một giai đoạn dân chủ “giảm sút,” “xói mòn,” hay “suy thoái”, [1] mà trong đó các nền dân chủ mới đã trở thành nạn nhân của một “làn sóng độc đoán mạnh dội lại”. [2] Trong một bài báo có tựa “Sự Tan chảy Dân chủ To lớn,” thí dụ, Joshua Kurlantzick cho rằng tự do toàn cầu đã “rơi thẳng xuống”. [3] Một nhà quan sát khác gợi ý rằng “chúng ta có thể thực ra đang thấy sự bắt đầu của sự kết thúc của dân chủ”. [4]

Dân chủ Suy thoái? (phần 5)

KHỦNG HOẢNG VÀ CHUYỂN ĐỔI, NHƯNG KHÔNG SUY THOÁI 

PHILIPPE C. SCHMITTER

Có vẻ có một sự đồng thuận át hẳn giữa các học giả và các chính trị gia rằng dân chủ như một sự thực hành đang trong suy thoái. Một sự tìm kiếm qua Google ngày 18 tháng Tám 2014 cho cụm từ decline of democracy (sự suy thoái dân chủ) đã mang lại hơn 55,5 triệu kết quả;  Google Scholar, mà chỉ tìm kiếm tài liệu học thuật, vẫn đã tạo ra một số lớn 434.000. Đồng thời, tuy vậy, được chấp nhận một cách rộng rãi rằng sự mong muốn dân chủ như một lý tưởng – tức là, sự tự cai trị bởi các công dân có các quyền ngang nhau và có ảnh hưởng ngang nhau về việc chọn các lãnh đạo và quản lý công việc công – đã chưa bao giờ lớn hơn hay được phân bổ rộng hơn. Lỗ hổng này giữa cái được hứa hẹn và cái được cung cấp đã là một nét đặc biệt có mặt khắp nơi của các chế độ được thiết lập lâu mà tôi đã gọi là “các nền dân chủ hiện tồn thực tế,” và nó đã được tái tạo trong các nền dân chủ mới được thiết lập nữa. Nó là nguồn của hầu hết các cuộc đấu tranh lịch sử mà một cách tuần hoàn đã dẫn đến việc cải cách các định chế dân chủ.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 4)

TRỌNG LƯỢNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ  

ROBERT KAGAN 

Chính trị đi theo địa chính trị, đại loại thường có vẻ thế suốt lịch sử. Khi đế chế của nền dân chủ Athen nổi lên trong thế kỷ thứ năm trước công nguyên, số các thành bang Hy Lạp được những người dân chủ cai trị đã tăng nhanh; sức mạnh của Sparta được phản ánh trong sự phổ biến của các tập đoàn đầu sỏ chính trị kiểu Sparta. Khi sức mạnh của Liên Xô tăng lên trong đầu các năm Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa cộng sản lan ra. Trong những năm cuối Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ và Tây Âu có được ưu thế và cuối cùng đã chiến thắng, các nền dân chủ đã tăng nhanh và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Đấy có phải chỉ là kết cục của trận đấu của các ý tưởng, như Francis Fukuyama và những người khác lý lẽ, với ý tưởng tốt hơn của chủ nghĩa tư bản khai phóng chiến thắng các ý tưởng tồi hơn của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít? Hay các ý tưởng khai phóng chiến thắng, một phần bởi vì các cuộc đấu tranh và sự thay đổi thực mà đã xảy ra ít trong thế giới tư duy hơn là trong lĩnh vực quyền lực?

Dân Chủ Suy thoái? (phần 3)

VÌ SAO DÂN CHỦ LÀM TỒI ĐẾN VẬY? 

FRANCIS FUKUYAMA

Tạp chí Journal of Democracy đã xuất bản số mở đầu của nó một chút sau điểm giữa của cái Samuel P. Huntington đã dán nhãn là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, ngay sau khi bức Tường Berlin sụp đổ và trước sự tan rã của Liên Xô. [1] Các cuộc chuyển đổi ở Nam Âu và hầu hết chuyển đổi ở Mỹ Latin đã xảy ra rồi, và Đông Âu đã chuyển động với nhịp độ chóng mặt khỏi chủ nghĩa cộng sản, trong khi các cuộc chuyển đổi dân chủ ở châu Phi hạ-Sahara và Liên Xô trước đây đã chỉ vừa bắt đầu. Nhìn tổng thể, đã có sự tiến bộ đáng chú ý khắp thế giới về dân chủ hóa trong một giai đoạn gần 45 năm, làm tăng số các nền dân chủ bầu cử từ khoảng 35 trong 1970 lên hơn 110 trong năm 2014.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 2)

DẪN NHẬP

MARC F. PLATTNER

Dân chủ có suy thái không? Chắc chắn, cảm nhận rằng nó suy thoái đã trở nên phổ biến hơn bất kỳ thời nào trong một phần tư thế kỷ qua. Đây không phải là một nhận xét nhân quả về phần tôi. Đã phục vụ với tư cách đồng biên tập của Journal of Democracy từ khi nó xuất bản số mở đầu vào tháng Giêng 1990, tôi đã thường xuyên dành sự chú ý của mình để theo dõi những tiến bộ và thụt lùi của dân chủ khắp thế giới. Trong hơn 25 năm, đồng biên tập của tôi Larry Diamond và tôi đã “đo nhiệt độ” của dân chủ. Từ 1998, chúng tôi đã công bố hàng năm một bài tóm tắt khảo sát Tự do trên Thế giới – Freedom in the World của Freedom House, và chúng tôi đã viết nhiều tiểu luận khác phân tích quỹ đạo toàn cầu của dân chủ, bắt đầu với bài báo kinh điển 1991 của Samuel P. Huntington đưa ra khái niệm về “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 1)

hình bìa sách – nguồn: internet

LỜI GIỚI THIỆU của dịch giả

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi hai * của tủ sách SOS2, cuốn Dân chủ có Suy thoái? do Larry Diamond và Marc Plattner biên tập (Johns Hopkin University Press-2015). Đây là tuyển tập các bài viết mang tính toàn cầu trong số kỷ niệm 25 năm của Tạp chí Journal of Democracy vào tháng Giêng 2015 và được Johns Hopkin University Press biên tập và in dưới dạng một tập sách mỏng.

Bạn đọc có thể thấy những tranh cãi hiện thời về dân chủ. Dân chủ không tự sinh ra và cũng không tự tồn tại, nó phải được củng cố, làm mới từ ngày này qua ngày khác. Ngay cả ở các nền dân chủ lâu đời, cuộc đấu tranh cho dân chủ phải được tiếp tục không ngưng nghỉ nhằm củng cố, cải thiện, nâng cao dân chủ.

Quan hệ giữa cán bộ và người dân theo nguyên lý nào?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-5-2017

Các quan điểm chính trị học ngày nay đều dựa trên 2 phạm trù cơ bản “Nhà nước“ và “Nhân dân“ theo nguyên lý “nhà nước của dân, do dân, vì dân“ vốn quyết định nguyên tắc vận hành của bộ máy chính quyền và mang ý nghĩa thiết thực hàng ngày đối với cuộc sống từng người dân; nhất là mỗi khi cán bộ công chức hành xử có vấn đề nguyên lý đó lại được đưa ra như một thước đo để kiểm định. Chính vì tầm quan trọng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi mới giành được chính quyền, cách đây tới  72 năm, đã cụ thể hoá thành nguyên tắc về mối quan hệ giữa cán bộ công chức với người dân: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa“. Nghĩa là, người dân được  lấy làm thước đo (gốc, mục đích), quyết định bộ máy nhà nước (đuổi chính phủ), thải hồi cán bộ công chức sai phạm.

Xin đừng trở thành cái loa tuyên truyền cho chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

15-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi có một anh bạn quen trên mạng. Trước năm 1975, anh là một bác sĩ ở miền Bắc XHCN, bác sĩ thật sự, tức có đào tạo từ trường y khoa chính thống ở miền Bắc hệ 4-5 năm trong thời gian chiến tranh Quốc-Cộng, không phải là loại bác sĩ tốt nghiệp ở đường Trường Sơn trên đường đi B. Cho dù khả năng chuyên môn về y khoa của anh không thể sánh bằng bác sĩ cùng thời được đào tạo từ miến Nam, anh vẫn xứng đáng được đánh giá là trí thức xã hội chủ nghĩa.

Năm 1979, vì ông nội là người Hoa, anh và gia đình bị chế độ CSVN theo lệnh Lê Duẩn trục xuất về Tầu, cho dù anh hoàn toàn không nói được tiếng Tầu, do ngay từ thời bố mẹ anh, gia đình cũng không còn sử dụng tiếng Tầu trong giáo dục con cái.

Theo như lời kể của anh qua email, gia đình anh sống ở Hải Phòng, vợ anh người Việt, là giáo viên, năm 1979, khi chiến tranh giữa Môi hở-Răng lạnh xẩy ra, vợ anh bị đảng ủy của trường kêu lên “làm việc”, yêu cầu vợ anh phải li dị với chồng nếu không muốn “mất dậy”. Hai vợ chồng hãi quá, đành phải tính kế ra đi, tìm đường cứu lấy hạnh phúc gia đình. Chuyến đi may mắn, được tầu hàng của Anh vớt, sau đó định cư ở London đến nay.