19 lần thăm con, 19 lần không được gặp

FB Nguyễn Tuyết Lan

18-7-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Hôm nay 18/07 là sinh nhật con. Hôm qua với tờ đơn trên tay, mẹ đến trại giam với mong muốn được nhìn con một lần.

Đây đã là lần thứ 4 tôi làm đơn về vấn đề thăm gặp con gái mình. Kể từ khi Quỳnh bị bắt hồi tháng 10/2016, tôi chỉ được gặp con duy nhất một lần trong 5 phút ngắn ngủi trước ngày con ra Toà.

Thường thì sau khi kết thúc điều tra, thân nhân có thể được gặp người thân của mình theo quy định. Nhưng trường hợp của gia đình chúng tôi lại không như vậy. Cho dù có đến sớm thứ 2 xếp hàng như ngày hôm qua thì họ vẫn kiếm lý do từ chối và lảng tránh những câu hỏi của tôi.

Họ thua rồi!

FB Sương Quỳnh

18-7-2017

Một số thành viên dự lễ tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba tại nhà GS Tương Lai hôm 16/7. Bà Sương Quỳnh đứng ngoài cùng bên phải. Ảnh: Hoàng Dũng

Hôm qua khi đi xe Uber đi khám bệnh cùng chị AH, trên đường về, cậu lái xe bắt đầu trò chuyện với tôi. Cậu ta nghe tôi và chị AH nói chuyện với nhau nên tò mò. Cậu ta hỏi lại toàn bộ vụ việc tôi bị đánh ra sao, tôi kể lại. Câu đầu tiên tôi hỏi cậu thanh niên này: Con có lên Facebook xem tình hình đất nước không? Cậu này trả lời: Con không.

Khi nghe xong toàn bộ câu chuyện hành hung này cậu ta nói: Con thấy cô có vẻ không có gì là sợ cả? Tôi cười: Chết cô còn không sợ nữa là ba cái chuyện hành hung đánh đập này con ạ. Con xem, một Đất Nước mà môi trường bị tàn phá, họ ngang nhiên để Tàu mang đồ ăn, thực phẩm độc, nhà máy thải chất độc xuống toàn Đất Nước như hiện nay thì ai mà chẳng sắp chết?

Lưu Hiểu Ba có chết vô ích?

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

18-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam cầm và cũng là người đoạt giải Nobel Hoà bình, là một tổn thất lớn. Nó cũng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ: Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng bất kỳ phương tiện nào và với bất cứ giá nào.

Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người bảo vệ nhân quyền và phản kháng bất bạo động, đã sống 8 năm cuối cùng của cuộc đời mình trong tù ngục vì những cáo buộc về “họat động lật đổ”. Tội thật sự của ông là kêu gọi thiết lập chế độ dân chủ ở Trung Quốc. Ngay cả trước khi bị giam cầm, ông đã thường xuyên bị cảnh sát giám sát và quấy rầy. Năm 2010, khi ông được trao giải Nobel, nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ cản trở, không cho gia đình ông đến Oslo nhận giải; mà còn giam lỏng vợ ông.

Khi mạng người bị xem rẻ

Blog RFA

VietTuSaiGon

17-7-2017

Để có một thứ gì đó ưng ý, người ta có thể bằng cách này hay cách khác bao biện rằng sự có mặt của nó là hợp lý, là cần thiết. Và khi không cần một thứ gì đó nữa, muốn tống khứ nó đi cho rảnh chuyện, người ta lại thiết lập cả một hệ thống suy nghĩ để bao biện cho sự tống khứ của mình là hợp lý, cần thiết. Với tính mạng của một con người cũng vậy, nhất là trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, mạng người đôi khi rẻ hơn lá mít mà cũng có lúc đánh đổi cả giang sơn.

CSVN dùng tiền bạc để giết chết học thuật, tiêu diệt tự do ngôn luận

Trương Nhân Tuấn

17-7-2017

TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao, là người chi tiền trực tiếp cho CSIS tổ chức các hội thảo Biển Đông hàng năm. Ảnh: internet

Chủ trương “quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông” của nhà nước CSVN cho thấy đã thất bại. Đồng thời với các chủ trương khác của “đảng và nhà nước”, trong phạm vi chủ quyền biển, đảo, như “ngoại giao quốc phòng”, “giữ nước từ xa”…

Bài tường trình của nhà báo Greg Rushford vừa mới đăng trên trang web của ông, đã làm “đổ bể” ra các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” tổ chức CSIS ở Mỹ, cũng như tìm cách “mua chuộc” các học giả quốc tế khác, để tổ chức những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, sao cho nội dung “có lợi” cho VN. Nhà báo này cho biết các hóa đơn chi phí ăn ở, đi lại cho các diễn giả tham dự đều được “gởi cho VN” để thanh toán.

‘Bị đánh’ sau khi dự tưởng niệm Lưu Hiểu Ba

BBC

16-7-2017

Nhà hoạt động Sương Quỳnh thuật lại việc bà bị hành hung ở Sài Gòn trong lúc về nhà sau khi dự buổi tưởng niệm Lưu Hiểu Ba hôm 16/7/2107. Ảnh: FB Hoa Kim Ngo

Một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam vừa đưa thông tin trên mạng xã hội cho hay bà đã bị một nhóm người ‘theo dõi’ và ‘hành hung’ trên đường về nhà sau khi dự một lễ tưởng niệm nhà hoạt động Trung Quốc Lưu Hiểu Ba tại Sài Gòn vào tối hôm Chủ Nhật.

Di sản yêu thương của Lưu Hiểu Ba

“Ai rồi cũng chết. Vậy thì cái còn lại chính là di sản cho đời. Di sản của Lưu Hiểu Ba thật vĩ đại đối với đất nước Trung Quốc. Vậy chúng ta sẽ để lại di sản gì cho đất nước Việt Nam này, cho con cháu đời sau? Có phải đó là bản hiến pháp chuẩn mực để làm nền tảng quốc gia cho muôn đời sau hay không?”

Trung Nguyễn

15-7-2017

Ông Lưu Hiểu Ba và vợ Lưu Hà tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh của Ye Du đăng trên twitter. Nguồn: EPA

Tôi chỉ dành sự lưu tâm đặc biệt tới Lưu Hiểu Ba vào những ngày gần đây, khi cái chết vì bệnh ung thư gan của ông thu hút sự chú ý của toàn thế giới, trừ đa số người dân Trung Quốc vẫn đang bị bức tường lửa bưng bít thông tin. Tôi đã đọc ngấu nghiến các tác phẩm của Lưu Hiểu Ba và thật sự rất xúc động trước một nhân cách, một tài năng phi thường nhưng tràn đầy tình cảm con người.

Sự kiện Lưu Hiểu Ba cũng khiến tôi nhớ lại trường hợp của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính. Tháng 8 năm 2005, GS Hoàng Minh Chính và vợ được nhà cầm quyền cho qua Mỹ chữa bệnh vì họ tin rằng GS Chính đã quá yếu và sẽ mất ngay khi tới Mỹ. Tuy nhiên, điều kỳ diệu là sức khỏe của GS Chính đã phục hồi. Thậm chí ông còn gặp gỡ các dân biểu Mỹ, phát biểu tại đại học Harvard, thành lập Phong trào Dân chủ Việt Nam, và phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam.

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

Vũ Ngọc Yên

15-7-2017

Ảnh ông Lưu Hiểu Ba. Nguồn: ABC.

Nhà phê bình chế độ Trung Cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13.07.2017, thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung, ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị, nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ.

‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam,’ bài hát bị CSVN kết tội

Người Việt

Vũ Đình Trọng

14-7-2017

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. (Hình: Facebook)

WESTMINSTER, California (NV) – “Bài ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ tôi viết từ năm 2011 sau nhiều năm tôi chứng kiến ngư dân Việt Nam ra biển bị bắt cóc, đòi tiền chuộc, bị đâm chém, bị giết, bị cướp, thậm chí bị bắn, rồi có những người thiệt mạng đem xác trở về, mà sau đó nỗi đau là cái mà người Việt Nam hoàn toàn gánh chịu.”

Đó là lời của nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về bài hát “Viết Về Ngư Dân Việt Nam,” hay còn được gọi một cái tên khác là “Biển Đông,” khi mới đây bài hát này bị nhà cầm quyền Việt Nam cho là “Bài hát ‘Viết Về Ngư Dân Việt Nam’ của tác giả Tuấn Khanh trong dĩa CD nhạc thu giữ khi khám xét tại chỗ ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ‘mang nội dung kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động.’”

Cuộc khổ nạn của Lưu Hiểu Ba

Nguyễn Huy Hoàng

15-7-2017

Liu Xiaobo in mid-2000s | Photo by Liu Xia

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên phê đấu thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân

14-7-2017

Người dân đặt hoa và nến tại một bức ảnh của ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: ABC

Ông Lưu Hiểu Ba người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc qua đời vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ”được công an hỏi thăm sức khoẻ” nếu có ý định đó. 

Cho những người không quen

Tuấn Khanh

14-7-2017

Hình ảnh ông Lưu Hiểu Ba trưng bày tại lễ phát giải Nobel Hòa Bình năm 2010. Ảnh: internet

Tháng 12 năm 2012, tôi nhận được một email rất lạ. Người gửi cũng từ một người không quen, ở mãi tận Nam Phi. Lá thư điện tử đó từ Tổng giám mục Desmond Tutu. Ông là nhà lãnh đạo tôn giáo lừng danh chống lại chủ nghĩa kỳ thị và đấu tranh cho giá trị con người, đã từng nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1984, giải Gandhi Hòa Bình năm 2007, và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Góc nhìn khác về Trung Quốc

FB Nguyễn Lân Thắng

13-7-2017

Một nhà hoạt động kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: internet

Như các bạn đã biết, ông Lưu Hiểu Ba, người từng được giải Nobel Hoà Bình lúc trong tù vừa mới qua đời bên Trung Quốc. Có một nghịch lý là tỷ lệ dân Trung Quốc biết đến, chứ chưa nói là tiếc thương Lưu Hiểu Ba rất ít so với dân Việt Nam.

Sự khác biệt này là do Trung Quốc cấm Google, Facebook… và tự làm ra các sản phẩm tương tự rất tốt để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như kiểm soát chặt chẽ các nội dung mà chế độ không mong muốn.

Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào?

Rushford Report

Tác giả: Greg Rushford

Dịch giả: Song Phan

11-7-2017

Trần Trường Thủy, một quan chức của Học viện Ngoại giao, phát biểu tại một hội thảo CSIS trước đây. Ảnh: internet

Thứ 3 tuần tới, ngày 18 tháng 7, sẽ là một ngày trọng đại của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vốn là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn (think tank) uy tín của Washington hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị hàng năm lần thứ 7 của CSIS về biển Đông, như có hoá thân trước của nó hồi năm 2011, sẽ lại một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng đối với sự quyết đoán của Trung Quốc ở biển Đông.

Trần Hoàng Phúc, sống vì tha nhân và quê hương Việt Nam

Paulus Lê Sơn

13-7-2017

Ngày 3 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội thông báo cho gia đình Trần Hoàng Phúc biết anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự. Phúc là ai? Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật, thuộc Trường đại học Luật TPHCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, không trao bằng tốt nghiệp.

Phương châm sống của chàng trai trẻ Trần Hoàng Phúc là “Kết Nối Hiện Tại, Định Hướng Tương Lai”.

Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời

BBC

13-7-2017

Ông bị chính phủ Trung Quốc coi là tội phạm nhưng lại được phong trào dân chủ coi là anh hùng. Ảnh: Reuters.

Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.

Ông gần đây được đưa từ nhà tới bệnh viện để điều trị bệnh ung thư.

Ông Lưu bị kết án 11 năm tù vì viết và phát tán trên mạng thư kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc.

Chính phủ các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi Bắc Kinh để ông được ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng Trung Quốc khước từ.

Việt Nam đẹp vì có những con người như thế!

FB Phạm Đoan Trang

13-7-2017

Nhà hoạt động cho quyền công nhân, Đoàn Huy Chương. Ảnh: internet

Kể từ khi mạng xã hội nở rộ ở Việt Nam, có một nghề bỗng nhiên được biết đến và một số người làm nghề đó trở thành người của cộng đồng. Đó là nghề hoạt động xã hội, hoạt động vì dân chủ và nhân quyền.

Bạn đã biết một gương mặt rất nổi tiếng gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức facebooker Mẹ Nấm. Quỳnh được biết đến như là một phụ nữ trẻ, mẹ của hai con nhỏ, và thực sự đã chỉ lên tiếng mạnh mẽ chống bá quyền Trung Quốc, phản đối Formosa và những nhóm lợi ích đen tối đứng sau các dự án tàn phá môi trường ở Việt Nam, nhưng lại bị quy tội “chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. (Hóa ra Trung Quốc, Formosa và CHXHCN Việt Nam là một).

Đan Viện Thiên An: Giáo Hội luôn đứng về phía anh em

Paulus Lê Sơn

12-7-2017

Trong thời gian dài, nhà cầm quyền cộng sản Huế đã sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm chiếm cứ phần đất đai thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An. Đỉnh điểm vào sáng ngày 28/6, một nhóm khoảng 150 người tự xưng là “nhân dân đi thực thi công lý”, cùng với một số lãnh đạo chính quyền mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.

Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc quốc gia khởi nghiệp thế kỷ XX

Nguyễn Khắc Mai

9-7-2017

Kỷ niệm 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2017)

Cụ Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, tại hội thảo 110 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: tác giả cung cấp

I. Đông Kinh Nghĩa Thục – Điều cần đến đã đến

Vào đầu thế kỷ XX, Khi phong trào Cần vương đã thất bại, Thực dân Pháp bắt đầu đặt nền đô hộ hoàn chỉnh lên Việt Nam, thì tấm gương duy tân của Nhật bản, với sự kiện bùng nổ chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Nhật đã đánh tan Hạm đội hùng hậu của Nga ở eo Đối mã, cùng lúc tiếng vọng về những tư tưởng mới Âu Mỹ từ những “tân thư” vào Việt Nam.

Chuyện của một thời

Kông Kông

9-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi chưa bao giờ về Việt Nam để du lịch, chỉ về thời gian rất ngắn vì không thể không về: Người thân qua đời. Sau đó tranh thủ thăm viếng người còn sống để nhỡ các cụ có về cõi thì cũng tự an ủi. Lần vừa rồi đến thăm người bạn cũ, người một thời nằm trong số lãnh đạo Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Tranh đấu trước kia. Ngày đó chúng tôi từng rất thân, rồi đường ai nấy đi vì khác chính kiến, nên khi gặp, tự nghĩ không nên nhắc đến quá khứ, chỉ thăm hỏi bạn bè một thuở, ai còn ai mất, sinh sống ra sao. Ngày đó và bây giờ!

Tin ở cụ Kình

Huy Đức

8-7-2017

Dự thảo kết luận thanh tra là tài liệu nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Nó phải được giao cho đối tượng bị thanh tra để họ chuẩn bị tài liệu giải trình trước khi kết luận và công bố. Tôi không hiểu vì lý do gì mà tướng Chung đã phải làm một việc trái luật, công bố “dự thảo thanh tra” trước khi người dân Đồng Tâm và các luật sư của họ có thể tiếp cận văn bản, trao đổi chứng cứ, đối chiếu ranh đất…

Các báo cáo thanh tra trước đây của HN đã từng chỉ ra rằng:

Võ Văn Thưởng và lời thách thức “không ngại đối thoại”

Lão mời các ông, đến với báo Tiếng Dân – một sân chơi hết sức Dân chủ. Nơi đó: Ai, cũng có thể đến dự – Ai, cũng có thể nói lên chính kiến của mình. Tiếng Dân, chấp nhận và tôn trọng mọi quan điểm khác biệt và không kiểm duyệt tư tưởng của bất kì một ai. Lão chắc chắn rằng họ không ngại và né tránh tranh luận. Họ cho rằng, có tranh luận, mới tìm được ra Chân lý“.

Nguyễn Tiến Dân

8-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1- Mẹ Việt nam, chưa hề thai nghén và đẻ ra cái gọi là Đảng CS Việt nam. Ai đó, đã cưỡng hiếp ai đó. Để rồi sau đó, chót sinh ra nó, ở trên đất Tàu. Tố Hữu – một Dư luận viên cao cấp, trong một đận trà dư – tửu hậu, đã hứng chí mà phọt ra mấy vần gọi là thơ, để mô tả về cái sự kiện này:

Như đứa trẻ, sinh nằm trên cỏ.

Không quê hương, sương gió tơi bời.

Đảng ta, con của giống giòi (à quên, giống nòi).

Một hòn máu đỏ, nên người hôm nay.

Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm

Paulus Lê Sơn

7-7-2017

Trần Hoàng Phúc. Ảnh: internet

Những cái tên được xiển dương với gương sống dấn thân vì tự do, dân chủ  và nhân quyền cho đất nước Việt Nam ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn trong những năm gần đây. Họ là những nam thanh nữ tú đang độ tuổi 20, lứa tuổi của những ước mơ, khao khát, hoài bão, lý tưởng và đầy đam mê. Họ tự nguyện ném tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trong chốn lao tù vì tình yêu quê hương. Họ hãnh diện và vui sướng vì điều đó.

Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam

RFA

Hòa Ái, phóng viên RFA

7-7-2017

Một tù nhân (giữa) nhận quyết định ra tù tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia giam cầm tù nhân chính trị nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Cuộc sống bế tắc

“Hai chân hồi đó thời gian ba mươi mấy năm, bị cùm tổng cộng hết 11 năm 8 tháng. Bây giờ về, hai chân bị nhức, đau khớp và gân gần như bị liệt. Mấy ông thầy giỏi lắm, châm cứu miễn phí. Có khi cả tuần mình bỏ vô thùng phước sương hai-ba chục ngàn. Ông thầy châm cứu cản, không cho.”

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người kêu gọi VN trả tự do cho HT Thích Quảng Độ

7-7-2017

RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.

Bức thư này được đưa ra khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hamburg, Đức quốc, dự hội nghị thượng đỉnh G-20.

Ngải Vị Vị ‘đưa’ tù nhân lương tâm Việt tới thủ đô Mỹ

VOA

Viễn Đông

7-7-2017

Ông Ngải Vị Vị, nghệ sĩ trực ngôn của Trung Quốc, mang chân dung của nhiều nhà hoạt động Việt Nam tới thủ đô Hoa Kỳ, trong cuộc triển lãm kéo dài nhiều tháng, dự kiến thu hút hàng trăm nghìn người tới xem.

“Trace” (Dấu vết) chiếm trọn tầng hai của bảo tàng đương đại Hirshhorn nằm cách Quốc hội Mỹ, nơi nhiều dân biểu từng lên tiếng kêu gọi tự do cho các công dân Việt có tên trong triển lãm, vài dãy phố.

Hơn 30 tổ chức kêu gọi điều tra cái chết của Nguyễn Hữu Tấn

VOA

7-7-2017


Chị Huỳnh Thị Muội bên cạnh quan tài của chồng, anh Nguyễn Hữu Tấn. Ảnh chụp từ Youtube 108TV Channel.

Ân xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.

Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.

Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Cấm luật sư nói bậy trên mạng

Võ An Đôn

6-7-2017

Ảnh minh họa: Nguồn: interent

Bộ Tư pháp đang soạn thảo và Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa ban hành văn bản cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội. Quy định này bị dư luận và giới luật sư phản đối, vì nó xâm phạm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mỗi luật sư.

Hiện nay ở Việt Nam có trên 13.000 luật sư, nhưng chỉ có vài luật sư dám lên mạng xã hội viết bài, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm, số đông luật sư còn lại chỉ biết ngậm miệng ăn tiền.

Thư của bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

“Họ muốn cháu tôi không thể ngẩng lên mà sống sau khi đã chia lìa tình mẫu tử. Tôi tin rằng những Facebook này là của an ninh tạo ra nhằm làm chúng tôi gục ngã trong lúc này”.

FB Nguyễn Tuyết Lan

6-7-2017

Bà Tuyết Lan cùng 2 cháu ngoại. Ảnh: Facebook.

Bạn bè thân,

Tôi nay tuổi đã cao, không biết có chờ được ngày con tôi ra khỏi lao tù để trao lại 2 cháu nhỏ. Những ngày qua là những ngày vô cùng khó khăn với chúng tôi để chấp nhận bản án phi nhân mà họ đã giáng lên cả gia đình chúng tôi. Tôi càng đau khổ hơn khi gần đây phải nghe những điều ác ý về Quỳnh. Là một người mẹ tôi thật sự không chịu đựng nổi.

Về khoản nợ gần 400 triệu của Quỳnh, gia đình chúng tôi đã tự giải quyết xong từ ngay sau khi Quỳnh bị bắt. Biết đó là việc riêng của gia đình, chúng tôi chưa bao giờ nhắc đến cho đến khi phía công an cố tình lôi ra để vu khống Quỳnh nhằm gây chia rẽ. Bạn của Quỳnh là Kim Tiến mới viết về việc này để mọi người hiểu rõ ngọn ngành, số tiền thưởng của CRD thuộc về quỹ của MLB và tiền nợ của Quỳnh là một vấn đề riêng của gia đình.

Donald Trump kích động bạo lực, tấn công truyền thông

Thạch Đạt Lang

6-7-2017

Donald Trump, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ, một con người thô lỗ, cọc cằn, nếu không muốn gọi là côn đồ như Tổng thống Philippines Duterte, là điều không ai có thể chối cãi, ngay cả những người ái mộ, yêu thích hay ủng hộ ông, những người luôn bào chữa cho rằng ông trực tính, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không màu mè, giả dối như những chính trị gia, tổng thống, thủ tướng khác.

Tuy nhiên, việc phổ biến trên mạng xã hội Twitter một video clip vào ngày 02.07.2017, chiếu lại cảnh ông tấn công một phóng viên trong cuộc thi đấu đô vật (wrestling) vào năm 2007 dường như đã vượt quá sức chịu đựng của những người bênh vực, luôn yểm trợ cho ông ta.