(PLO) – Đêm đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay đã bị san lấp phân lô, bán nền, chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng bố tinh thần” nên sợ hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không chốn dung thân, nhẫn nhục chịu đựng lầm than.
(PLO) – Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.
Tin cho hay quân đội kể từ hôm 26/3/2018 đã bắt đầu đào hào, phân định đất quốc phòng và đất nông nghiệp tại khu vực Đồng Sênh, tâm điểm của vụ tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.
Hôm nay, trong một diễn biến bất ngờ không báo trước, Quân đội đã triển khai lực lượng đào hào xây tường rào dọc theo mốc giới cũ phân chia đất quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và đất nông nghiệp của Đồng Tâm (đồng Sênh), theo đúng nguyện vọng lâu nay của bà con Đồng Tâm.
Động thái trên thực địa này của Quân đội chẳng khác nào xé vụn bản kết luận của Thanh tra Hà Nội vài tháng trước đây. Bởi lẽ, trong khi Thanh tra Hà Nội cho tới gần đây vẫn kiên trì quan điểm “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp” thì nay chính Quân đội lại vạch ranh giới, gián tiếp thừa nhận rằng họ chỉ quản lý một phần, chứ không phải toàn bộ.
Dẫn chúng tôi đi trong vườn bưởi đang mùa hoa nở rộ, chị cứ nhắc đi nhắc lại: “Em đừng nói gì về chị nhé! Nếu có nói thì chỉ nói rằng chị biết ơn mọi người đã ủng hộ, chia sẻ với gia đình chị và bà con Dương Nội suốt thời gian qua, đặc biệt lúc chị đi tù”.
Tôi: “Vâng”. Nhưng, khó có thể ko viết ít dòng chỉ đáng phần nhỏ những gì thực sự diễn ra với chị trong 20 tháng ở tù lần thứ hai này, chỉ giữ lời hứa không kể cụ thể.
Ngày 17/01/2018, đến dự Hội nghị tổng kết năm 2017 của Thanh tra Hà Nội, đề cập việc thanh tra đất tại cánh đồng Sênh (Đồng Tâm, Mỹ Đức), Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo “Kết luận thanh tra (đưa ra) phải được tâm phục, khẩu phục.”, rồi khen Thanh tra HN “đã ban hành kết luận kịp thời”, và đánh giá “lập luận, căn cứ và kết luận thanh tra là xác đáng, đúng quy định”.? Nhưng rồi ông Chung phải cay đắng thừa nhận: “Một bộ phận người dân chưa tâm phục, khẩu phục”.
Ra tù, bà Cấn Thị Thêu, người từng bị giam giữ do đấu tranh giữ đất trong vụ ‘Dân oan Dương Nội’, nói mình từ một nông dân đã bước hẳn sang con đường đấu tranh dân chủ.
Trở về nhà vào những ngày giáp Tết Nguyên đán 2018, bà Cấn Thị Thêu kể lại với BBC qua điện thoại về thời gian ngồi tù.
Tôi biết có những trường hợp oan khuất phải vác đơn từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh ra Trung ương. Họ đại đa số mỏi mòn chờ công lý… Có rất nhiều trường hợp họ bị bỏ rơi, đúng nghĩa đen!
“Một số đoàn công dân khiếu kiện đông người lên Trung ương có sự tổ chức chặt chẽ, thái độ bức xúc, manh động, sẵn sàng có hành vi gây mất an ninh, trật tự nhằm gây sức ép đối với các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.”
Đây là một nhận định rất chính xác! Nhưng nhận định này chỉ nêu kết quả mà thiếu đi nguyên nhân!
Thông báo là tôi vừa mới hoàn thành xong bộ ảnh về làng Dương Nội. Tuy nó chưa đầy đủ và nắm bắt được hết tinh thần của người dân nơi đây, tinh thần quật cường, bảo vệ công lý của họ. Nhưng tôi nghĩ rằng, chụp cũng đã lâu, đã đến lúc cần phải dừng lại. Kể ra, mất toi mấy tháng, cũng mất khối tiền, nhưng không có tiếc, công việc xã hội của một cậu nghệ sĩ không chuyên, mất tiền là đúng.
Người dân xã Đồng Tâm lại một lần nữa gửi thư ngỏ cầu cứu đến Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Trong thư ngỏ mới nhất đề ngày 20/01/2018 vừa qua, họ khẩn cầu: “Mười nghìn người dân xã Đồng Tâm tha thiết thỉnh cầu đến các Ông bà Đảng và Nhà nước cử những người có tâm huyết, có chuẩn mực đạo đức, biết thương dân về xã chúng tôi để nghe tâm tư nguyện vọng, nghe tiếng kêu cứu, nức nở, ai oán, u sầu… của người dân! Đừng để người dân thấp cổ bé họng chúng tôi kêu không thấu tới trời thì oan ức quá!”.
Có một thông tin tôi nhận được hôm nay: Đặng Văn Hiến- người nông dân mất đất đã nổ súng làm chết 3 người, bị thương 13 người tại Đak Nông- đã được gia đình nạn nhân đã chết thứ 2 đồng ý làm đơn xin giảm án tử.
Phải cố tỏ ra bình thản nhưng cảm giác cứ nghẹn ở lồng ngực vì xúc động. Tình người vẫn còn mà!
Sinh mạng của ba nạn nhân kia hay sinh mạng Đặng Văn Hiến đều đáng quý.
Mạng người nào cũng quý cả!
Tất cả họ đều là đồng bào và đều nghèo xác xơ. Cái nghèo khiến họ chọn những cách khác nhau nhưng tựu trung có ai mong mình mất đi người thân đâu? Gia đình của các nạn nhân Điểu Vinh, Điểu Tào, Dương Văn Tiến hay gia đình hung thủ Đặng Văn Hiến nào ai muốn cảnh phân ly bằng sinh tử?
Tất cả họ, xét cho cùng chỉ là nạn nhân của đói nghèo, của những thân phận mất đi tư liệu sản xuất (đất đai) và đi theo những ngả rẽ khác nhau. Trước họ, tôi biết rất nhiều người mất đất! Sau họ, ai dám khẳng định sẽ không còn những phận người đau thương?
“Nhà Điểu Tào thì gia đình khó khăn, còn lại 4 đứa con và người vợ. 1 đứa thì ông nội nuôi. 3 đứa thì về bên ngoại. Con cũng rất thương họ. Họ mất người thân 4 đứa con thơ ko được cuộc sống đầy đủ .cũng ko được ăn học. Vợ thì gầy nhom. Ốm yếu sống trong ngồi nhà tình thương do nhà tài trợ làm.”- người dân đã miêu tả cho tôi về gia đình 1 trong ba nạn nhân như vậy. Và cả 3 gia đình nạn nhân hay gia đình hưng thủ đều chung một hoàn cảnh: rất rất nghèo!
Tình người là thứ hiếm hoi còn sót lại và có lẽ để cứu vớt nhau trong cùng cực tuyệt vọng. Sự thứ tha của những con người tận cùng đau khổ vì mất đi người thân với những con người cũng đau lòng vì sắp mất đi người thân nếu tòa tuyên án tử.
“Con cũng thương họ lắm chú ạ! Họ cũng là nạn nhân mà. Họ người thì mất con, người thì mất bố, người thì mất chồng…”- con gái đầu của Đặng Văn Hiến đã nói với tôi như vậy. Và ước mong lớn nhất của cháu là còn có cơ hội được gặp lại bố, dù là sau chân song nhà lao. Chứ không phải một kết cục xấu hơn…
Tôi sẽ không nhận định thêm bất cứ điều gì về việc gia đình nạn nhân thứ hai xin miễn án tử cho Đặng Văn Hiến ngoài góc độ tình người. Đó là sự tha thứ cho nhau sau nỗi đau mà ở đó không thứ pháp lý nào thay thế được hay bắt ép được!
Pháp luật nghiêm minh là pháp luật để con người thay đổi văn minh, nhân ái hơn. Không bao giờ “án bỏ túi hay “án chỉ đạo” nào có thể làm con người thôi hận thù.
Trước, trong và sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án số 18/2017/HC-ST ngày 27/9/2017, của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đơn phương giữ nguyên Quyết định trái pháp luật số 2043/QĐ-UBND ngày 7/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh này về việc từ chối giải quyết khiếu nại trong việc bồi thường GPMB Quốc lộ 1A dự án năm 2013 nên bị dư luận, công luận, mạng xã hội lên tiếng mạnh mẽ.
Tuyên bố về bản án tử hình tại Đắk Nông của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước
7-1-2018
Sự việc và Nhận định
Vào hai ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Long Sơn.
Được biết sự kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều năm trước đó.
Tôi nói đến hình ảnh này là bởi tôi muốn nhắc đến vụ án đầy ám ảnh và xót xa vừa xảy ra, mà trong sự tuyên phạt sau những nhát búa chát chúa của luật pháp, một người nông dân đã vừa phải nhận lấy một bản án có lẽ là khắc nghiệt nhất và trong sự thiếu đi sự đánh giá toàn diện sự thật khách quan của nó.
Sau khi Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình trong vụ tranh chấp đất với công ty Long Sơn tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, nhiều người dân tham dự phiên tòa đã lập tức phản đối bản án ngay tại chỗ.
Theo họ, kẻ đầu sỏ và phải gánh trách nhiệm trong vụ việc đã gây ra cái chết cho ba người và khiến 13 người khác bị thương không phải là ông Hiến, mà là Phó giám đốc Công ty Long Sơn, Nguyễn Xuân Thiên Sửu. Ông Sửu là người đã ra lệnh cho khoảng 30 người của đội cưỡng chế của công ty Long Sơn sử dụng máy móc và hung khí để tiến vào và tấn công mảnh đất nơi ông Hiến và gia đình cư trú.
Tôi đã xóa khá nhiều comment kiểu “Đầu thú mà vẫn bị xử tử. Đằng nào cũng chết thì bắn thêm nhiều người nữa” do đó là lối suy nghĩ tiêu cực và nguy hiểm. Nhưng vì sao có suy nghĩ đó thì có lẽ phải viết ra cho rõ trong trường hợp cụ thể vụ nổ súng Đak Nông.
Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng nổ súng vào đoàn cưỡng chế Nhà nước vì bảo vệ đất mà ông ấy và gia đình khai khẩn.
Ngày 3/1/2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã tuyên tử hình bị cáo Đặng Văn Hiến trong vụ án cưỡng chế đất liên quan đến công ty Long Sơn.
Ngay lập tức, đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quanh bản án. Có ý kiến cho rằng, bản án quá nặng nề vì hành vi của ông Đặng Văn Hiến – một người cư ngụ và canh tác trên mảnh đất đang có tranh chấp – chỉ là tự vệ vì phía nhân viên công ty Long Sơn đã tấn công vào đất của ông trước.
Rất khó tìm những ý kiến tán thành bản án mà Tòa án tỉnh Đắk Nông công bố hôm 3 tháng 1 đối với Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường bị cáo buộc “giết người”, Đoàn Văn Diện bị cáo buộc “che giấu tội phạm” và Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Phạm Công Thiện cùng bị cáo buộc “hủy hoại tài sản”.
Tòa sơ thẩm tuyên Đặng Văn Hiến án tử vì Hiến bắn chết 3 bảo vệ công ty Long Sơn. Trước khi 3 bảo vệ này chết, đã có người chết vì bị công ty Long Sơn cướp đất, đánh người. Có những người may mắn không chết nhưng thương tật suốt đời.
Trước khi thành tội phạm giết người, Hiến và các bị cáo cùng vụ án là nạn nhân của một hệ quả về tranh chấp đất đai, dẫn họ đến chỗ không kiềm chế nổi và đánh mất sự kiểm soát hành vi.
Hiến và những bị cáo khác đơn giản chỉ là bảo vệ miếng cơm manh áo của mình. Họ tranh chấp đất với Công ty Long Sơn, kẻ muốn sử dụng đất được chính quyền cho thuê nhưng lại không muốn sòng phẳng bồi thường đàng hoàng cho những người dân đã bỏ công khai hoang phục hóa đất rất lâu từ trước.
Cần bao nhiêu mạng người nữa? Các người cần thêm bao nhiêu mạng người nữa mới vừa lòng? Câu hỏi này tôi xin dành cho Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân tỉnh Đắk Nông.
Tháng 10-2016, một thảm án gây bàng hoàng dư luận cả nước xảy ra tại Đắk Nông. Công ty Long Sơn, một công ty đã nhiều lần đe doạ, đã từng có hành vi côn đồ với người dân có tranh chấp đất rừng, đã huy động công nhân, với máy ủi, với áo giáp, với đá cục… hùng hổ tiến vào khu đất trồng điều, cafe của dân, với dã tâm hòng cướp đất của dân. Hành vi ăn cướp giữa ban ngày này được họ gọi là tự cưỡng chế, tự giải toả.
“Nếu chính quyền vẫn bao che cho công ty Long Sơn, súng sẽ còn nổ tiếp!”- nguyên văn trích lời người dân là câu mở đầu trong báo cáo gửi đến một chính trị gia rất lớn sau vụ nổ súng Đak Nông. Tôi nghĩ người đó cần biết chuyện gì xảy ra thay vì chỉ đọc báo cáo.
9 tháng trước vụ nổ súng, tôi có viết bài về vụ bảo vệ Long Sơn tấn công 1 gia đình và chém “vạt đầu” ông Nguyễn Văn Thanh (xem ảnh, bài ở comment). Tôi có cảnh báo với 1 số nhà báo là sẽ có những điều kinh khủng hơn vì giữa rừng sâu ấy, làm 1 khẩu hoa cải từ ống nước chỉ 15 phút. Những tòa soạn tôi gõ cửa không đăng vì “chưa có gì xảy ra”…
Đặng Văn Hiến, người nổ súng khiến 3 người bên phía công ty Long Sơn tử vong, vụ án chấn động dư luận xảy ra tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông hồi tháng 10 -2016.
Đắk Nông là một tỉnh nghèo, người dân tứ xứ đổ về mưu sinh rất nhiều, đa phần nghèo khó, rách nát phải ly hương tìm một sinh lộ.
Vụ việc có thể khái quát như sau: mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.
Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.
Đấy là ý kiến của ông Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới trao đổi với chúng tôi xung quanh việc dân “tố” ông Nguyễn Chung Nguyên, ông Nguyễn Đức Cường – Phó chủ tịch UBND TP Đồng Hới chỉ đạo xâm phạm quyền con người, quyền công dân, cướp đất vì lợi ích nhóm. Vụ việc đã kéo dài hơn 3 năm chưa được cấp thẩm quyền xử lý, mặc dù đã có kết luận: “Dân tố cáo đúng”.
Chuyện xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội (ĐT, HN) trong năm 2017 là trường hợp điển hình cho sự đổ vỡ mối quan hệ “Ý ĐẢNG và LÒNG DÂN”. Câu chuyện về xã Đồng Tâm đã có hàng ngàn bài viết cặn kẽ, hàng ngàn hình ảnh sinh động, khiến nó là sự kiện nổi bật khắp trong và ngoài nước. Ở đây chỉ nói về khía cạnh NIỀM TIN.
Trong suốt quá trình từ năm 2014 đến tháng 12/2017 đấu tranh với các nhóm lợi ích để bảo vệ 59 ha ruộng đất canh tác, lúc nào dân Đồng Tâm cũng treo cờ đỏ, khẩu hiệu “NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM TUYỆT ĐỐI TIN TƯỞNG VÀO CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC”; “NHÂN DÂN ĐT KIÊN QUYẾT CHỐNG BỌN THAM NHŨNG”!… Bao nhiêu đơn thư tố cáo bọn tham nhũng, thư nào cũng “CHXHCNVN – ĐLTDHP”, cũng bầy tỏ lòng tuyệt đối tin tưởng vào sự công minh của các cơ quan Đảng và Nhà nước giải quyết đúng pháp luật, đúng thực tế khách quan, đúng với “ý Đảng, lòng Dân”… Nhưng Đảng đáp lại thế nào?
Sáng 13 tháng 12 vừa qua, HĐND xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã họp bất thường, để bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã đối với bà Nguyễn Thị Lan. Chính quyền Hà Nội và Mỹ Đức đã đưa khoảng 300 công an có sắc phục xuống để tổ chức buổi họp. Hai nữ công an kèm cặp bà Lan tại hội trường như một tội phạm. Buổi đấu tố đã diễn ra dữ dội. Bên ngoài hội trường là cả ngàn người dân kéo đến, vây quanh hội trường đòi vào bên trong để phản đối bãi nhiệm bà Nguyễn Thị Lan.