Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)

Lưu Trọng Văn

2-6-2017

GS Tương Lai trước mộ ông Võ Văn Kiệt. Ảnh: Lưu Trọng Văn

Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.

Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.

Trên xe lại rôm rả chuyện.

Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.

DONALD TRUMP COI ĐỒNG XU TO HƠN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

Phạm Trần

31-5-2017

TT Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng. Nguồn: Reuters.

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đã quay lưng với quyền con người ở Việt Nam khi ông ta nhặt được nhiều đồng xu trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017.

Bằng chứng như tin Chính phủ Việt Nam phổ biến: “Chúng tôi đã ký hợp đồng gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với gần 300 doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin: “Tối 30/5, giờ Washington (sáng 31/5, giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ và tiệc chào mừng do Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) đồng chủ trì với sự tham dự của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN Alexander C. Feldman, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thomas J. Donohue và gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ.

Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Bùi Quang Vơm

31-5-2017

Ông Phúc cùng phái đoàn VN và những người Mỹ ở New York. Nguồn: Anh Nguyễn/ Zing.

Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Đà Nẵng Có Đáng Sống?

Lê Trọng Vũ

30-5-2017

Sơn Trà lúc Sun Group chưa đến. Ảnh: Lê Trọng Vũ

Về mặt hành chính, Đà Nẵng gần như đang tê liệt, không quyết sách hệ trọng nào được thông qua, thậm chí nhiều công văn cũng không được trình ký, giới công chức chỉ xì xầm về chuyện hậu trường còn lãnh đạo thì không ai còn lớn tiếng hô hào nữa.

Nhưng cũng chẳng cần đến khi vụ “biển xanh” nổ ra, lúc 2 phe bắt đầu “tuốt gươm”, Đà Nẵng mới bộc lộ là một thành phố chán sống đến như vậy. Khi năm 2015 được chọn là năm Văn hoá, Văn minh Đô thị, Đà Nẵng mới bắt đầu quan tâm đến các “thiết chế văn hoá”. 160 tỷ đồng được quyết dự chi cho văn hoá trong 05 năm tới. Nhiều phong trào đã được phát động, nhiều bộ tiêu chí được đề ra và nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp lên.

Nhưng văn hoá không phải là lớp sơn bên ngoài viện bảo tàng, mà là hệ thống các giá trị bên trong. Càng không phải là số lượng các gia đình đạt chuẩn này kia, văn hoá là đời sống tinh thần của mỗi công dân. Quản lý văn hoá, vì vậy khác “chia lô, bán nền” rất nhiều.

Vai trò của luật sư trong một vụ kiện qua bộ phim “Người Đàm Phán” (Bridge of Spies)

Thạch Đạt Lang

30-5-2017

Các nhân vật trong phim (trái) và nhân vật trong đời thật (phải). Nguồn: History Hollywood.

Bài viết này hình thành sau khi tin tức ở Việt Nam cho biết trong một buổi họp quốc hội vào ngày 27.05.2017 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một vấn đề gây xôn xao trong giới luật sư, đó là dự thảo sửa đổi, bổ sung đưa thêm vào bộ luật hình sự (BLHS) những điều khoản nhằm gia tăng sức ép, gây khó khăn, thậm chí ngăn chận vai trò bào chữa của luật sư trong các vụ kiện dưới chế độ CSVN.

Bên cạnh sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân còn có sự hiện diện của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đại diện cơ quan thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện cơ quan soạn thảo. Buổi họp có khoảng 40 người tham dự.

Mục đích chính của buổi họp này là đưa thêm vào BLHS một số điều khoản nhằm gia tăng quyền lực của chế độ, đồng thời trói buộc, gây trở ngại cho những người hành nghề luật sư tại Việt Nam. Đó là những điều dự thảo bắt buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết được người này đã hoặc đang có ý định phạm vào những tội mà chế độ CS đánh giá là vi phạm an ninh quốc gia.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác (phần 1)

LỜI GIỚI THIỆU

tác giả: Adam Michnik – ảnh nguồn: alchetron.com

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ hai mươi sáu [1]* của tủ sách SOS2, cuốn Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác của Adam Michnik, một nhân vật quen biết trong cuốn thứ 24 và 25. Tuy vậy đây là một cuốn sách độc lập, có thể đọc mà không nhất thiết phải đọc 2 cuốn kia (nhưng tôi khuyên bạn đọc nên đọc cả hai cuốn đó nữa sau khi đã đọc cuốn này).

Adam Michnik sinh ngày 17-10-1946 và là Tổng biên tập của nhật báo lớn nhất Ba Lan, tờ Gazeta Wyborcza, tờ báo hợp pháp tư nhân đầu tiên của phong trào Công đoàn Đoàn kết, cho đến mùa thu 2004. Ông là một nhân vật quan trọng, nhà tư tưởng chính của phong trào này. Hai bài, Lời nói đầu của nhà thơ Czeslaw Milosz và  Dẫn nhập của Jonathan Schell giới thiệu kỹ về Michnik và nội dung cuốn sách nên ở đây tôi chỉ muốn lưu ý bạn đọc Việt Nam đến những bài học mà chúng ta có thể học được từ những bài viết của ông cho Việt Nam.

Adam Michnik – Những lá thư từ nhà tù và các tiểu luận khác

Nguyên tác: Letters from Prison and Other Essays
Tác giả: 
Adam Michnik
Người dịch: Nguyễn Quang A

– – – – –

Phần 1: Lời giới thiệu – Lời nói đầu – Dẫn nhập

Phần 2: THƯ TỪ NHÀ TÙ

Dân chủ hóa: vài bài học quốc tế và kịch bản khả dĩ cho Việt Nam

Nguyễn Quang A

tác giả: TS Nguyễn Quang A – ảnh: từ internet

Để có thể hòa giải chính trị và đạo đức tất cả cái người ta cần, theo Vaclav Havel, là “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp, và thị hiếu tốt… ở đây thị hiếu tốt là có ích hơn một bằng cấp về khoa học chính trị.”  [1] Có thể nói tương tự về dân chủ hóa. Tuy nhiên tri thức là cần và hữu ích vì nó có thể giúp cho “tài xử trí, các năng khiếu thích hợp và thị hiếu tốt” của con người. Con người là sinh vật có tư duy, mọi tiến triển xã hội đều do con người có tư duy tạo ra và như thế kiến thức, sự hiểu biết là quan trọng. Luôn lưu ý đến sự sáng suốt mà Havel mang lại cho chúng ta để có sự dè dặt cần thiết đối với các lý thuyết hay mô hình, tiểu luận này sơ bộ điểm lại quá trình dân chủ hóa trên thế giới, rút ra vài bài học có thể bổ ích cho Việt Nam để học hay để tránh và nêu ra bốn khả năng cho Việt Nam (giữ nguyên trạng; và ba kịch bản (scenario) chuyển đổi là: chuyển đổi do ĐCSVN dẫn dắt, do sự sụp đổ và do những người đương chức thương lượng với đối lập) như một gợi ý cho các cuộc thảo luận, tranh luận trong thời gian tới mà tác giả cho là quan trọng với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam.

Phan Châu Trinh và Thuyết hiện đại hóa mới

Nguyễn Quang A  [1]

Tác giả Nguyễn Quang A. Nguồn: vietnamvanhien.net

Bài này giới thiệu tóm tắt Thuyết Hiện đại hóa Mới và đối chiếu nó với vài tư tưởng Phan Châu Trinh. Một mặt, chúng ta hết sức ngạc nhiên thấy phần cốt lõi của lý thuyết hiện đại hóa mới (do Christian Wetzel đúc kết, 2013) phản ánh khá trung thực tư tưởng Phan Châu Trinh (và các đồng chí của cụ) hơn 100 năm trước được kết tinh trong ba khẩu hiệu của phong trào Duy Tân (1906) là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Mặt khác, sự trùng hợp này cũng chẳng hề đáng ngạc nhiên bởi vì gốc rễ chung của chúng: khát vọng giải phóng phổ quát của con người. Sự đối sánh này có thể góp phần lý giải vì sao tư tưởng Phan Châu Trinh vẫn giữ nguyên tính thời sự mới mẻ của nó đối với chúng ta và tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường phát triển đất nước mà một phần thiết yếu là việc tiến hành dân chủ hóa ở Việt Nam.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (phụ chương b)

INDEX

(Ghi chú của Tiếng Dân: Trong bảng tra từ mục này, các con số kèm theo là số của trang sách in. Chúng tôi sẽ sớm bổ sung vị trí của mỗi mục từ trên trang online này để độc giả tiện tìm kiếm)

(Số trang với ‘b’ cho thấy thông tin được tìm thấy trong một box).

A

Ackerman, Bruce 180

Adecco 33, 49

agency, năng lực hành động 167–70

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (phụ chương a)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aguiar, M. and Hurst, E. (2009), The Increase in Leisure Inequality, 1965–2005,  Washington, DC: AEI Press.

Amoore, L. (2000), ‘International Political Economy and the Contested Firm’, New Political Economy, 5(2): 183–204.

Arendt, H. (1958), The Human Condition, Chicago, IL: University of Chicago Press.

Arendt, H. ([1951] 1986), The Origins of Totalitarianism, London: André Deutsch.

Asthana, A. and Slater, C. (2009), ‘Most Parents Can’t Find Enough Time to Play with Their Children’, Observer, 2 August, p. 17.

Atkins, R. (2009), ‘Europe Reaps the Rewards of State-Sponsored Short-Time Jobs’, Financial Times, 29 October, p. 6.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 7)

MỘT NỀN CHÍNH TRỊ THIÊN ĐƯỜNG

Đã đến lúc để xem xét lại bộ ba vĩ đại – tự do, bình đẳng và tình anh em – trong việc trình bày một chương trình nghị sự tiến bộ từ viễn cảnh của precariat. Một sự xuất phát tốt sẽ là một sự phực hưng của tự do cộng hòa (republican freedom), khả năng để hành động trong sự phối hợp. Tự do là cái gì đó mà được bộc lộ trong hoạt động tập thể.

Precariat muốn tự do và sự an toàn cơ bản. Như nhà thần học Kierkegaard diễn đạt, sự lo âu là một phần của tự do. Nó là cái giá chúng ta trả cho tự do và có thể là một dấu hiệu rằng chúng ta có nó. Tuy vậy, trừ phi sự lo âu được tiết chế, được neo trong sự an toàn, sự ổn định và sự kiểm soát, nó có cơ phải chịu tủi ro đổi chiều vào sự sợ hãi phi lý và sự bất lực để hoạt động một cách duy lý hay để trình bày một câu chuyện nhất quán cho việc sống và làm việc.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 6)

MỘT NỀN CHÍNH TRỊ ĐỊA NGỤC

Nhà nước tân-tự do là tân-Darwin chủ nghĩa, bởi vì nó tôn sùng tính cạnh tranh và ca tụng trách nhiệm cá nhân không bị kiềm chế, với một sự ác cảm đối với bất cứ thứ gì tập thể mà đã có thể cản trở các lực lượng thị trường. Vai trò của nhà nước được xem chủ yếu như lập và củng cố luật trị (rule of law). Nhưng luật trị đã chẳng bao giờ là tối thiểu chủ nghĩa, như vài nhà tân-tự do mô tả nó. Nó là xâm phạm và được định hướng để kiềm chế sự không tuân thủ và hoạt động tập thể. Việc này mở rộng ra cái Wacquant (2008: 14) đã gọi là ‘sự rút phép thông công công khai của các loại người xử sự sai lệch’, nhất là ‘các tên côn đồ đường phố’, ‘những người thất nghiệp’, ‘những kẻ hay xoáy trộm’, những người thất bại, những người thua cuộc với những sai lầm tính cách và những thiếu sót ứng xử.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 5)

LA0 ĐỘNG, CÔNG VIỆC VÀ SỰ SIẾT THỜI GIAN

Chúng ta không thể hiểu thấu khủng hoảng Biến đổi Toàn cầu, và áp lực tích tụ lên precariat, mà không đánh giá đúng xã hội thị trường toàn cầu đang làm gì cho cảm nhận của chúng ta về thời gian.

Về lịch sử, mỗi hệ thống sản xuất đã hoạt động với một quan niệm cá biệt về thời gian như cấu trúc chỉ dẫn của nó. Trong xã hội nông nghiệp, lao động và công việc đã được thích nghi theo nhịp điệu của các mùa và các điều kiện thời tiết. Bất kể ý tưởng nào về một ngày làm việc đều đặn 10 hay 8-giờ đã là phi lý. Đã chẳng có ích gì trong việc cố đi cày hay thu hoạch trong mưa tầm tã. Thời gian có thể đã không đợi ai cả, nhưng con người đã tôn trọng các nhịp điệu và những biến đổi đột biến của nó. Điều đó vẫn thế trong nhiều phần của thế giới.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 4)

DÂN DI CƯ: NẠN NHÂN, CÔN ĐỒ HAY ANH HÙNG?

Những người di cư tạo thành một phần lớn của precariat thế giới. Họ là một nguyên nhân của sự tăng trưởng của nó và trong mối nguy về trở thành các nạn nhân đầu tiên của nó, bị biến thành ma quỷ và biến thành dê tế thần của các vấn đề không do họ gây ra. Tuy nhiên, với ít ngoại lệ, tất cả cái họ đang làm là thử cải thiện cuộc sống của họ.

Thuật ngữ ‘người di cư’ đến với hành lý lịch sử và phủ vô số loại kinh nghiệm và ứng xử. Một số giống dân du cư, di chuyển quanh không có nhà cửa cố định, bị xua đến hay đã thích nghi với sự lang thang, luôn luôn chờ đợi để định cư ‘một ngày nào đó’. Dân du cư đích thực đã biết mình đi đâu và vì sao.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 3)

AI GIA NHẬP PRECARIAT?

Một câu trả lời là ‘tất cả mọi người, quả thực’. Việc rơi vào precariat có thể xảy ra với hầu hết chúng ta, nếu tai nạn xảy ra hay một cú sốc quét sạch đồ lề an sinh mà nhiều người phải dựa vào. Nói thế, chúng ta phải nhớ rằng precariat không chỉ bao gồm các nạn nhân; một số gia nhập precariat bởi vì họ không muốn các thay thế sẵn có, một số bởi vì nó hợp với hoàn cảnh cá biệt của họ vào lúc đó. Tóm lại, có nhiều thứ precariat.

Một số gia nhập precariat do không may hay thất bại, một số bị dồn vào, một số gia nhập hy vọng nó sẽ là một bàn đạp cho cái gì đó khác, cho dù nó không chào mời một con đường trực tiếp, một số chọn nó làm phương tiện – kể cả những người cao tuổi và các sinh viên đơn giản muốn có được một chút tiền hay kinh nghiệm – và một số kết hợp một hoạt động precariat với cái gì đó khác, như ngày càng thông thường ở Nhật Bản. Những người khác thấy rằng cái họ đã làm hàng năm, hay cái họ được đào tạo để làm, trở thành một phần của một cuộc sống precariat bấp bênh.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 2)

VÌ SAO PRECARIAT TĂNG LÊN?

Để hiểu vì sao precariat đang tăng lên ta phải đánh giá đúng bản chất của Biến đổi Toàn cầu. Thời đại toàn cầu hóa (1975–2008) đã là một thời kỳ khi nền kinh tế đã ‘bị nhổ ra – disemeded’ khỏi xã hội như các nhà tài chính và các kinh tế gia tân-tự do đã tìm cách tạo ra một nền kinh tế thị trường toàn cầu dựa trên tính cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân.

Precariat đã tăng bởi vì các chính sách và các thay đổi thể chế trong thời kỳ đó. Ngay từ đầu, sự cam kết cho một nền kinh tế thị trường mở đã dẫn đến các áp lực cạnh tranh lên các nước đã công nghiệp hóa từ các nước đang công nghiệp hóa mới (NIC) và ‘Chindia – Trung Quốc Ấn Độ’ với một cung lao động giá rẻ không hạn chế. Sự cam kết với các nguyên tắc thị trường đã dẫn một cách không lay chuyển tới một hệ thống sản xuất toàn cầu của các mạng doanh nghiệp và các thực tiễn lao động linh hoạt.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 1)

PRECARIAT

Trong các năm 1970, một nhóm các kinh tế gia được hứng khởi về ý thức hệ đã thu hút được tai và óc của các chính trị gia. Mục trung tâm của mô hình ‘tân-tự do’ của họ đã là, sự tăng trưởng và phát triển phụ thuộc vào tính cạnh tranh thị trường; mọi thứ phải được làm để tối đa hóa sự cạnh tranh và tính cạnh tranh, và để cho các nguyên tắc thị trường thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống.

Một chủ đề đã là, các nước phải tăng tính linh hoạt của thị trường lao động, mà có nghĩa là một chương trình nghị sự cho sự chuyển các rủi ro và sự bất an toàn lên những người lao động và gia đình của họ.

Precariat – Giai cấp mới nguy hiểm (chương 0)

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi tư * của tủ sách SOS2, cuốn Precariat – giai cấp mới nguy hiểm (The Precariat – the new dangerous class) của Guy Standing (Blumsbery Academic, 2011).

Giáo sư Guy Standing là chuyên gia về lao động, ông đã từng nhiều năm làm tại Tổ chức Lao động Quốc tế, ILO, ông tự nhận là người cánh tả. Precariat là một khái niệm được ông phát triển trong cuốn sách này. Từ precariat có thể gợi nhớ đến từ precarious (không chắc chắn, bấp bênh) và proletariat (giai cấp vô sản), tuy nhiên đây là một khái niệm mà cả cuốn sách này muốn làm rõ. Nó là một giai cấp xã hội mới. Cuốn sách bàn về sự hình thành, các nguồn gốc, các đặc điểm của giai cấp mới này.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Cái chết của một dân tộc

FB Giao Thanh Pham

26-5-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

ĐỐI THOẠI VỚI AI VÀ ĐỐI THOẠI CÁI GÌ?

Phạm Trần

26-5-2017

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đòi “đối thoại”. Ảnh: internet.

Một cuộc bàn luận mới vừa bung ra giữa người Việt trong và ngoài nước quanh đề xướng đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang nghiên cứu mở ra đối thoại “với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Tác giả của tuyên bố này là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Người cầm đầu ngành tuyên truyền đã tiết lộ tin mới tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18-5-2017 tại Hà Nội.

Hai câu nói gây ấn tượng của ông Thưởng chung quanh vấn đề này là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Đối Thoại

Phạm Đình Trọng

24-5-2017

Võ Văn Thưởng: Không sợ đối thoại, tranh luận. Nguồn: internet

Kể từ khi nhậm chức, 2.2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản: “Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân” và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Dân chủ Suy thoái (phần 9)

 VỀ CÁC TÁC GIẢ

– – –

THOMAS CAROTHERS là phó chủ tịch về nghiên cứu tại Carnegie Endowment for International Peace và là tác giả, gần đây nhất, của Development Aid Confronts Politics: The Almost Revolution (với Diane de Gramont, 2013) và Closing Space: Democracy and Human Rights Support under Fire (với Saskia Brechenmacher, 2014).

LARRY DIAMOND là đồng biên tập sáng lập của Journal of Democracy, senior fellow tại Hoover Institution và Freeman Spogli Institute for International Studies tại Stanford University, và giám đốc của Center on Democracy, Development, and the Rule of Law của Stanford.

Dân chủ Suy thoái? (phần 8)

ĐỐI DIỆN VỚI SUY THOÁI DÂN CHỦ

LARRY DIAMOND

Năm 2014 đánh dấu kỷ niệm lần thứ bốn mươi của Cách mạng hoa Cẩm chướng của Bồ Đào Nha, mà đã mở đầu cho cái Samuel P. Huntington đã đặt cho cái tên “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa toàn cầu. Bất kể sự đánh giá nào về trạng thái của dân chủ toàn cầu ngày nay phải bắt đầu bằng sự nhận ra – thậm chí kinh ngạc trước – tính bền của sự biến đổi lịch sử này. Khi làn sóng bắt đầu năm 1974, chỉ khoảng 30 phần trăm của các nhà nước độc lập của thế giới đã thỏa mãn các tiêu chuẩn của dân chủ bầu cử – một hệ thống trong đó các công dân, thông qua quyền bỏ phiếu phổ quát, có thể chọn và thay các nhà lãnh đạo của họ trong các cuộc bầu cử định kỳ, tự do, công bằng, và có ý nghĩa. [1] Khi đó, đã chỉ có khoảng 46 nền dân chủ trên thế giới. Hầu hết đã là các nền dân chủ khai phóng của phương Tây giàu có, cùng với một số đảo quốc nhỏ mà đã là các thuộc địa Anh. Chỉ một số ít nền dân chủ đang phát triển khác đã tồn tại–chủ yếu, Ấn Độ, Sri Lanka, Costa Rica, Colombia, Venezuela, Israel, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dân chủ Suy thoái? (phần 7)

VIỆN TRỢ DÂN CHỦ 25 TUỔI: LÚC LỰA CHỌN

THOMAS CAROTHERS

Với lễ kỷ niệm năm thứ hai mươi lăm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin mới gần đây, các nỗ lực để đánh giá tình trạng toàn cầu của dân chủ đã tăng nhanh. Các nỗ lực để đánh giá trợ giúp dân chủ, ngược lại, đã hiếm hơn rất nhiều. Mặc dù loại trợ giúp quốc tế này có một mục đích cụ thể – để cổ vũ và thúc đẩy dân chủ hóa – các tiêu chuẩn để đánh giá nó là khó nắm. Bản thân “trợ giúp dân chủ” là một thuật ngữ thâu tóm tất cả cho một sự cố gắng mà có đủ các phần chuyển động để làm cho việc vạch ra các ranh giới xung quanh nó khó khăn. Việc đạt các kết luận về các phương pháp hay các kết quả áp dụng được rộng rãi trong một lĩnh vực luôn đa dạng gây nản lòng.

Dân chủ Suy thoái? (phần 6)

HUYỀN THOẠI VỀ SUY THOÁI DÂN CHỦ

STEVEN LEVITSKY & LUCAN WAY

Một sự gần đồng thuận đã nổi lên rằng thế giới đã rơi vào một “suy thoái dân chủ.” Các nhà quan sát hàng đầu và các nhà chủ trương dân chủ mô tả đặc trưng thập kỷ qua như một giai đoạn dân chủ “giảm sút,” “xói mòn,” hay “suy thoái”, [1] mà trong đó các nền dân chủ mới đã trở thành nạn nhân của một “làn sóng độc đoán mạnh dội lại”. [2] Trong một bài báo có tựa “Sự Tan chảy Dân chủ To lớn,” thí dụ, Joshua Kurlantzick cho rằng tự do toàn cầu đã “rơi thẳng xuống”. [3] Một nhà quan sát khác gợi ý rằng “chúng ta có thể thực ra đang thấy sự bắt đầu của sự kết thúc của dân chủ”. [4]

Dân chủ Suy thoái? (phần 5)

KHỦNG HOẢNG VÀ CHUYỂN ĐỔI, NHƯNG KHÔNG SUY THOÁI 

PHILIPPE C. SCHMITTER

Có vẻ có một sự đồng thuận át hẳn giữa các học giả và các chính trị gia rằng dân chủ như một sự thực hành đang trong suy thoái. Một sự tìm kiếm qua Google ngày 18 tháng Tám 2014 cho cụm từ decline of democracy (sự suy thoái dân chủ) đã mang lại hơn 55,5 triệu kết quả;  Google Scholar, mà chỉ tìm kiếm tài liệu học thuật, vẫn đã tạo ra một số lớn 434.000. Đồng thời, tuy vậy, được chấp nhận một cách rộng rãi rằng sự mong muốn dân chủ như một lý tưởng – tức là, sự tự cai trị bởi các công dân có các quyền ngang nhau và có ảnh hưởng ngang nhau về việc chọn các lãnh đạo và quản lý công việc công – đã chưa bao giờ lớn hơn hay được phân bổ rộng hơn. Lỗ hổng này giữa cái được hứa hẹn và cái được cung cấp đã là một nét đặc biệt có mặt khắp nơi của các chế độ được thiết lập lâu mà tôi đã gọi là “các nền dân chủ hiện tồn thực tế,” và nó đã được tái tạo trong các nền dân chủ mới được thiết lập nữa. Nó là nguồn của hầu hết các cuộc đấu tranh lịch sử mà một cách tuần hoàn đã dẫn đến việc cải cách các định chế dân chủ.

Dân Chủ Suy thoái? (phần 4)

TRỌNG LƯỢNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ  

ROBERT KAGAN 

Chính trị đi theo địa chính trị, đại loại thường có vẻ thế suốt lịch sử. Khi đế chế của nền dân chủ Athen nổi lên trong thế kỷ thứ năm trước công nguyên, số các thành bang Hy Lạp được những người dân chủ cai trị đã tăng nhanh; sức mạnh của Sparta được phản ánh trong sự phổ biến của các tập đoàn đầu sỏ chính trị kiểu Sparta. Khi sức mạnh của Liên Xô tăng lên trong đầu các năm Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa cộng sản lan ra. Trong những năm cuối Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ và Tây Âu có được ưu thế và cuối cùng đã chiến thắng, các nền dân chủ đã tăng nhanh và chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Đấy có phải chỉ là kết cục của trận đấu của các ý tưởng, như Francis Fukuyama và những người khác lý lẽ, với ý tưởng tốt hơn của chủ nghĩa tư bản khai phóng chiến thắng các ý tưởng tồi hơn của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít? Hay các ý tưởng khai phóng chiến thắng, một phần bởi vì các cuộc đấu tranh và sự thay đổi thực mà đã xảy ra ít trong thế giới tư duy hơn là trong lĩnh vực quyền lực?