Tiếm danh ‘xã hội dân sự’, chính quyền đang toan tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017


Một tổ chức xã hội dân sự độc lập.
Một tổ chức xã hội dân sự độc lập. Ảnh: VOA/ internet

Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS).

Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “XHDS quốc doanh”.

Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn về bản án của bà Trần Thị Nga

Trần Quang Thành

26-7-2017

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sau gần một ngày xét xử, lúc 16 giờ 30 chiều nay 25/7/2017 phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhà hoạt đông nhân quyền Trần Thị Nga, do tòa án tỉnh Hà Nam tiến hành, đã kết thúc.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về cái gọi là tôi “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Cchủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, điều 88 BLHS.

Cảm giác chiến tranh

Lê Minh Nguyên

26-7-2017

TT Trump nói chuyện ở Washington DC hôm 5/6/2017. Ảnh: REUTERS/Joshua Roberts

Các sự kiện xảy ra dồn dập trong tuần qua ở thủ đô Washington DC tựa như là một tấn tuồng bi hài kịch xã hội (soap opera) trình chiếu ở tốc độ nhanh chóng mặt.

Những diễn viên trên sân khấu từ TT Trump đến Trump Jr., con rể Kushner, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Manafort, bộ truởng tư pháp Sessions, thứ trưởng tư pháp Rosenstein, ngoại truởng Tillerson, bà counselor Conway, bà phụ tá văn phòng báo chí Sanders, ông tân giám đốc truyền thông Scaramucci, ông công tố viên đặc biệt Mueller… đang làm cho chính trường Hoa Kỳ ít nhất là trong 12 tháng sắp tới xáo trộn với những tình tiết ly kỳ.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát’

VOA

25-7-2017

Bản đồ Biển Đông. Ảnh: VOA

Các nhà bình luận và phân tích nhận định rằng nếu thực sự Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận lời đe dọa từ Bắc Kinh, thì điều này vô cùng bất lợi đối với Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã ‘lùi bước’ và tỏ thái độ ‘hèn nhát’ trong vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Trách nhiệm của học giả Việt Nam về thất bại ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

25-7-2017

Một hội thảo quốc tế về biển Đông. Ảnh: internet

Khoảng 10, 15 năm trước, tôi đã đưa lý thuyết rằng rằng muốn xóa đường chữ U chín đoạn của TQ, còn gọi là đường lưỡi bò, VN phải khẳng định chủ quyền của mình ở HS và TS. Bây giờ 10, 15 năm sau, những người tranh cãi với tôi ngày trước, bây giờ có thấy là tôi đúng hay chưa?

Đất nước còn gì?

FB Bạch Hoàn

25-7-2017

Người Việt bỏ nước ra đi không chỉ trong chiến tranh, mà cả khi đất nước hòa bình. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi.

Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Tường thuật trực tiếp phiên xử nhà hoạt động Trần Thị Nga

25-7-2017

21h45′: Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa hôm nay:

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

16h50′: Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, tòa tuyên xử Thúy Nga 9 năm tù và 5 năm quản chế.

Gia đình Thúy Nga trong một lần đi biểu tình chống TQ. Ảnh: internet

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

The Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc

Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.

Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.

Về sự kiện GS Ngô Bảo Châu: Chớ tin tâm mình

Hạ Đình Nguyên

24-7-2017

GS Ngô Bảo Châu

Dư luận đang sôi nổi trên diện rộng về vụ GS Ngô Bảo Châu. Trên truyền thông lề phải, báo chí nhà nước và một số youtube đã lên án GS Châu, rầm rộ như vào “chiến dịch”, là kẻ phản quốc, đã chống lại “đảng và nhà nước ta’. Dù không nhân danh chính thức là cơ quan tuyên huấn hay đơn vị nào, nhưng cách lên án, đồng thời là phỉ báng, rất gay gắt với khí lực hứa hẹn đầy quyền cước, hẳn là phái chính thống.

Rùm beng trên dư luận, vì GS Châu là nhà khoa học có uy tín lớn trong giới học thuật quốc tế, được sự ngưỡng mộ rộng rãi của người dân trong nước, đặc biệt là giới trí thức, sinh viên học sinh. Một thời, ông được nhà nước trải thảm khi đón về, với sự vinh danh hoành tráng ít có, và cả sự ưu đãi nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất cho ông hoạt động.

Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?

VOA

24-7-2017

Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.

Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.

Chiến dịch bắt người trước phiên xử bà Trần Thị Nga

Tâm Ngọc

24-7-2017

Ông Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebook

Nghệ An – Khoảng 16h ngày 24.07.2017, công an huyện Hoàng Mai đã bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội là ông Lê Đình Lượng có Facebook Lỗ Ngọc và ông Thái Văn Hòa – anh trai của cựu TNLT Thái Văn Dung.

Theo Facebook Thanh niên Công giáo cập nhật cho biết “sáng nay các ông này đi thăm và động viên gia đình TNLT Nguyễn Văn Oai bị nhà cầm quyền Nghệ An bắt giữ, sắp đưa ra xét xử tại tòa án Hoàng Mai trong tháng 8 này”.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

LTS: Bài viết “Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét” đăng trên báo Pháp Luật TP của tác giả Phương Nam đã cung cấp những thông tin để mọi người thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường qua việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bài viết cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa từng được người nào trong 22 thành viên hội đồng thẩm định chấp nhận.

Ngay từ đầu, sự việc này đã được tiến hành bí mật, báo cáo ĐTM đã không được công bố, người dân và xã hội dân sự không được tham vấn. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN và Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bất chấp khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, đã đề nghị và Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép cho Vĩnh Tân 1. Qua đó có thể nói, Hội đồng thẩm định đã bị Bộ TN-MT lợi dụng danh nghĩa để cấp phép cho Vĩnh Tân 1.

Đã đến lúc chính quyền ở cấp cao nhất vào cuộc, thu hồi giấy phép đổ chất thải của Vĩnh Tân 1, cũng như tiến hành khởi tố vụ án, đưa các nghi phạm và đồng phạm ra xét xử một cách nghiêm minh.

Sự chần chừ của chính quyền trong lúc này, là dấu hiệu cho thấy, lãnh đạo đất nước đã không còn quyền kiểm soát, để cho nhà đầu tư Trung Quốc làm mưa làm gió, tàn phá môi trường sống của người dân.

***

PLTP

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

Phương Nam

24-7-2017

Các thợ lặn đang lặn xuống đáy biển. Nguồn: PLTP

Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển gần Hòn Cau không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ở vị trí nhận chìm.

Ngày 23-7, tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến hai dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.

Theo đó, văn bản này đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.

Việt Nam thừa nhận Xã hội Dân sự độc lập?

RFA

Hòa Ái

24-7-2017

Tổng thống Barack Obama gặp gỡ đại diện của các Xã hội dân sự trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Ảnh: AFP

Tờ Quân đội nhân dân, một cơ quan ngôn luận của Đảng Việt Nam, hồi trung tuần tháng Bảy, đăng tải một bài xã luận về vai trò và mặt trái của xã hội dân sự cùng các biện pháp để ngăn chặn hoạt động lợi dụng Xã hội dân sự chống phá Đảng và Nhà nướcViệt Nam. Các tổ chức Xã hội dân sự độc lập phản biện như thế nào đối với bài xã luận vừa nêu?

Vai trò của Xã hội dân sự

“Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tuần trước tôi có viết status ngắn, nói rằng CSVN đã thất bại trong sách lược “quốc tế hóa Biển Đông”, nhân việc nhà báo Greg Rushford đăng trên trang web của ông một bài tường trình có nội dung đưa ra ánh sáng các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” dư luận quốc tế, nhứt là ở Mỹ. Mục đích để tạo dư luận “tốt” cho sự hiện diện hải quân Mỹ trong khu vực, trước sự hung hăng của TQ.

Từ lâu tôi đã cảnh báo rằng việc “quốc tế hóa” theo “cái cách của CSVN” sẽ chỉ đem lại thất bại.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Việt Nam: Những mối đe dọa mới đối với cộng đồng mạng đang gia tăng

Human Rights Watch

24-7-2017

Trần Thị Nga phản đối vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm hồi tháng Mười năm 2016. © 2016 Private

Cần hủy bỏ vụ án chống lại người bảo vệ nhân quyền Trần Thị Nga

(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần lập tức phóng thích nhà hoạt động vì nhân quyền Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc về bà. Trần Thị Nga, còn được gọi là Thúy Nga, sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam vào ngày 25 tháng Bảy. Nhà cầm quyền bắt giữ bà vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của bộ luật hình sự.

Lạm bàn về tấm gương đạo đức

Monique vẽ chân dung ai? Hay là sự lạm bàn về tấm gương đạo đức

Nguyễn Hoa Lư

23-7-2017

Monique Brinson Demery. Ảnh: internet

Muốn phác họa chân dung một ai đó, người họa sĩ cần đến cọ và “toan”, các nhạc sĩ thì dùng những nốt nhạc và lời ca, các nhà văn, nhà thơ, nhà sử học vẽ chân dung bằng những trang viết. Có một nhân vật này rất nổi tiếng, tôi mang chân dung đi hỏi 100 người, tất cả đều trả lời sai, và oái ăm thay, tất cả đều mắc chung một lỗi.

Nhưng trước hết phải giới thiệu tác giả “bức họa” là Monique Brinson Demery, một phụ nữ Mỹ. Năm 1997, bà nhận được học bổng của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đến Việt Nam học tiếng Việt, sau nhận bằng thạc sĩ về Đông Á học của Harvard. Năm 2013, bà xuất bản một cuốn sách dày hơn 350 trang khổ lớn viết về lịch sử đương đại VN.

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Tủ sách Nghiên cứu

Tấn Đức

Nguồn: internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp”, “mật thám cho phát-xít Nhật”…

Xã hội Việt Nam, niềm tin giữa người dân với chế độ bị mất trắng

Kông Kông

23-7-2017

Bà Phúc, một trong 2 người phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc trẻ em. Ảnh: Soha

Xem mấy phút đoạn clip được phát tán rộng trên mạng xã hội, ngày 22/7/2017, xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thấy 2 người đàn bà nhà quê bị đánh bầm dập thật nao lòng. Lý do 2 bà bị đánh vì nghi ngờ “bắt cóc trẻ em”. Không cần phải suy nghĩ lâu, người làng chỉ cần vài chục giây bình tĩnh thôi, chắc chắn kết quả sẽ khác. Khác hẳn! Vì, nếu 2 bà thực sự bắt cóc trẻ em họ sẽ đem em bé đi bằng cách nào? 2 bà đang đi bộ, mang dép lẹp xẹp, không có ô tô hoặc xe máy. Mà nếu có, thì xe phải đang nổ máy để chộp được thì nhanh chân tẩu thoát. Đó là chưa kể việc 2 bà vô làng xóm chứ không phải giữa đám đông. Vì bắt cóc thường chỉ giữa đám đông xô bồ để dễ lẩn trốn.

Phóng sự: Nhà Cầm Quyền Xử Tù Trần Thị Nga Là Vô Nhân Đạo

Paulus Lê Sơn

24-7-2017

Vào ngày 25, 26.7.2017 tại Tòa án tỉnh Hà Nam, nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nam đưa ra xét xử theo cái điều gọi là “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” quy định tại khoản 1 Điều 88 BLHS 1999.

Bà Trần Thị Nga đã cống hiến những gì cho xã hội Việt Nam, việc bà bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam và xét xử có phù hợp với các nguyên tắc quyền con người hay là ràng buộc sự tự do của con người, xâm phạm các giá trị căn bản về quyền tự nhiên của con người?

Người dân nói gì về bà Nga và những việc làm của bà, và họ nhận định như thế nào về việc nhà cầm quyền bắt giam, xét xử một người mẹ có hai con nhỏ.

Tượng đài cộng sản, một gia tài không ai muốn nhận

FB Trần Trung Đạo

23-7-2017

Tổng Bí Thư CS Nguyễn Văn Linh và quốc tổ Hùng Vương, ai đáng kính trọng hơn? “Đó là câu hỏi ngu!” Những người có chút ít nhận thức chính trị và lịch sử, chẳng những không trả lời mà còn mắng ngược kẻ đặt ra câu hỏi.

Làm thế nào Nguyễn Văn Linh, một trong những người đã ký mật ước Thành Đô quy thuộc Trung Cộng lại có thể đem so với vị vua đã sáng lập nên nước Văn Lang của dòng giống Lạc Việt?

Nhóm lợi ích ‘đạo diễn’ ĐTM

LTS: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là yếu tố quan trọng để chính quyền thẩm định, giúp giảm thiểu những tác động của một dự án xảy ra đối với môi trường, bảo vệ dân cư và xã hội. ĐTM phải duyệt xét toàn bộ quy trình xây dựng, hoạt động và bảo trì, xét các phương án đối phó, nhằm giảm thiểu và kiểm soát những tác động gây ra.

Nếu để chính các nhà đầu tư hay bất kỳ cố vấn nào của họ biên soạn ĐTM, không thể tránh khỏi mâu thuẫn lợi ích, khi đó ĐTM sẽ không có độ trung thực và tính chính xác. Ở Mỹ, để ĐTM có giá trị và độc lập, các nhà đầu tư thường phải trình cho chính quyền duyệt xét, chấp thuận trình độ, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách độc lập (arm length, no conflict) của các cố vấn tham gia. Các cố vấn sẽ chịu trách nhiệm và phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đủ số tiền bồi thường, nếu phạm sai lầm. 

Khi đạo đức thối rữa

FB Trần Trung Đạo

23-7-2017

Hơn mười năm trước trên talawas tôi viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:

“Cách quê tôi không xa, có một bà mẹ, cụ Nguyễn Thị Thứ, được phong danh hiệu “Bà Mẹ anh hùng” vì có đến 9 người con trai là liệt sĩ. Ngôn ngữ Việt Nam dù phong phú bao nhiêu cũng chẳng thể nào tả được nỗi đau trong lòng cụ khi nửa đêm thức dậy nhìn lên bàn thờ dựng 9 tấm ảnh của những đứa con trai mà cụ đã từng mang nặng đẻ đau. Tại ai? Tây? Mỹ? Quân đội miền Nam? Đảng Cộng sản? Hay tại những đứa con (chắc chắn trong đó có một số người bất hiếu) của cụ? Nhưng dù tại ai thì họ cũng đã ra đi và chỉ có nỗi đau là ở lại. Mỗi khi đọc tin về cụ tôi lại nghĩ đến nỗi đau, không phải chỉ vì cụ có 9 người con chết, mà đau hơn khi mỗi ngày, mỗi tháng trong phần đời còn lại, như một “bà mẹ anh hùng” cụ phải hãnh diện, phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.”

Văn hóa ứng xử của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

FB Bạch Hoàn

23-7-2017

Trời ơi là trời. Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.

TRỜI ƠI LÀ TRỜI.Tôi có cảm giác nghẹn lại khi xem clip post trên báo Thanh Niên, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao chứng nhận Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng.Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.Không còn lời nào để bình luận nữa. Tôi chỉ tự hỏi là, người ra ghi công các Mẹ, những người đã mất cả chồng, cả con, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, như thế sao? Người ta ghi công các Mẹ bằng cách đối xử với các Mẹ như vậy mà được sao? Tấm giấy chứng nhận kia có ý nghĩa gì khi thân Mẹ già phải đứng nhận dưới mưa, mà một cái ô cho Mẹ cũng không có?Không một thứ gì, không một điều gì có thể bù đắp được những mất mát mà Mẹ đã trải qua. Ghi công ơn như một que diêm giúp lòng Mẹ ấm lại phần nào. Nhưng, không phải cơn mưa, mà bởi cách ứng xử của Ban Tổ chức chương trình, mà bởi hành động của kẻ áo đen đi cùng Thủ tướng, có lẽ lại làm lòng Mẹ lạnh hơn.Tôi đã khóc khi xem clip ghi lại những khoảnh khắc này.Tôi hi vọng, hành động cầm ô che cho một mình Thủ tướng, mặc cho thân Mẹ già mỏng manh trong mưa gió kia, không phải chủ ý của Thủ tướng, mà bởi trợ lý cho Thủ tướng chỉ quen thói nịnh nọt, bợ đỡ, thiếu cái tâm của một con người và cái tầm của người làm chính trị. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng đứng trong mưa đâu có nề hà gì khi ông mới nhậm chức. Chính ông, trong buổi lễ này cũng ướt áo đó thôi… Nhưng, sự ngu dốt của đội giúp việc của Thủ tướng, thêm một lần nữa phá nát hình ảnh của ông trong mắt nhân dân. Tôi muốn nhấn mạnh là thêm một lần nữa, bởi qua rất nhiều bài phát biểu, tôi thật sự thất vọng về ekip cố vấn cho Thủ tướng.Báo Thanh Niên, mà cụ thể là thông qua Công ty cổ phần truyền thông Thanh niên là đơn vị tổ chức chương trình Khát vọng tuổi trẻ – Một thời hoa đỏ. Tôi nghĩ, họ nên dẹp ngay cái chương trình này là vừa. Bởi họ tổ chức không phải vì cái tâm, mà chỉ là sự kiện mang tính hình thức, chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài còn bên trong mục rỗng. Cách tổ chức cẩu thả, thiếu cả tâm và tầm của báo Thanh Niên cũng góp phần làm hỏng hình ảnh của Thủ tướng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nếu muốn lấy lại được hình ảnh là một chính khách đích thực, dù không chủ đích, ông cũng cần có một lời xin lỗi.Bài viết: Bạch HoànVideo: Thanh Niên & VTV8Lời: Khóc mẹ dân oan – Như Quỳnh.

Publié par Con Đường Việt Nam sur dimanche 23 juillet 2017

Dưới trời mưa tầm tã, ống kính camera ghi lại hình ảnh các mẹ còm cõi, rúm ró trong chiếc áo mưa mỏng tang, giá chắc là 5.000 đồng/chiếc.

Trong khi đó, một kẻ áo đen, lại cầm ô che mưa cho riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Chuyện gì đang xảy ra ở làng quê chúng ta?

Song Hà

22-7-2017

Ngôi nhà của hai nạn nhân xấu số. Ảnh: Song Hà

Đây không phải ngôi nhà của chị Dậu, mà là nhà của một trong hai người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ hành nghề bán tăm dạo. Ngày ngày họ bắt xe bus lang thang đến các vùng quê để bán tăm. Một ngày đẹp trời, hai người bất ngờ biến thành các đối tượng bắt cóc trẻ em.

Sự việc vừa xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. Sau khi đứng trước cổng hỏi một đứa bé 6 tuổi, để xem bố mẹ nó có nhà không, hai chị Dậu đen đủi thay, đã lọt vào tầm ngắm của một em gái bán hàng online đang đến kỳ đói like. Á à, bắt cóc trẻ em hả? Cái mặt này là quen trên mạng lắm rồi đây! Đánh. Đạp. Cùi chỏ thúc vào mặt. Song phi. Lên gối vào bụng.

Dân trí thời nay thấp hay cao?

FB Đỗ Minh Tuấn

22-7-2017

“Quan trí” thế này thì trách chi “dân trí”. Ảnh: internet

Nếu bây giờ có ai bảo dân trí Việt Nam thấp hơn ngày xưa thì chắc chắn trong một trăm người sẽ có chín mươi chín người phản đối cho người đó là điên.

Này nhé, ngày xưa có đến 90% dân Việt Nam mù chữ, dân bây giờ biết chữ nhiều hơn, không chỉ biết chữ Việt mà biết cả chữ Anh, chữ Pháp, chữ Tàu, chữ Nhật, chữ Triều Tiên và nhiều thứ chữ khác.

Dân ngày xưa quẩn quanh sau luỹ tre làng chỉ biết con trâu cái cày với kinh Phật, đạo lý Khổng Mạnh, dân bây giờ đi khắp thế giới, thuộc hết logo của các Công ty lớn, thuộc hết tên các võ sĩ, ca sĩ, người mẫu, minh tinh, công nương, tỷ phú v.v… trên thế giới.

Bàn về giáo dục nhân bản

BS Nguyễn Đan Quế

23-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tôi muốn nói ‘chút xíu thôi’ về thế nào là một nền Giáo Dục Nhân bản. Tôi thật sự không muốn vì thấy chưa phải lúc. Khổ nỗi đây lại là cơ bản nhất.

Bàn về Giáo Dục Nhân Bản, chỉ nghe không thôi đã đủ thấy khó. Cho nên, theo tôi, người nghe phải là những người, không những trong nghành giáo dục, mà còn có những quan tâm, ưu tư đặc biệt về giáo dục và đang tìm tòi một hướng đi mới cho nền giáo dục Việt nam. Hướng này là xu thế tất yếu của thời đại, chứ không phải sản phẩm tưởng tượng của trí tuệ.

Nghịch lý vai trò “quốc khách” của tổng bí thư

Trương Nhân Tuấn

23-7-2017

Ảnh ông Trọng được đặt như một quốc vương. Nguồn: Vũ Quang Minh/ MOFA/ VN Diplomacy

Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt-Kampuchia được phía “bạn” tổ chức khá trọng thể. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là khách mời ở cấp độ “nhà nước” của Quốc vương Sihamoni. Tức ông Trọng thăm Campuchia với tư cách là ”quốc khách”. Ở đây ông được vị chủ tể vương quốc Campuchia, cùng các đại diện nhà nước Campuchia, tiếp đón với đầy đủ nghi lễ dành cho người “nguyên thủ” đại diện quốc gia.

Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân “đại diện nhà nước” để được đối đãi ở hàng “quốc khách”.